SKKN Một số biện pháp nâng cao khả năng cảm thụ các tác phẩm văn học cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Ở lứa tuỗi mầm non, trẻ “Học mà chơi, chơi mà học” thông qua các tác phẩm văn học trẻ tiếp nhận các kiến thức của tuổi mình một cách nhẹ nhàng, gần gũi hơn. Nó đem lại cho trẻ những hiểu biết đầu tiên về cuộc sống xung quanh. Văn học nuôi dưỡng và phát triển ở trẻ trí tưởng tượng, sáng tạo nghệ thuật. Vì vậy việc đem tác phẩm văn học đến cho trẻ là một việc rất quan trọng và cần thiết.
Đối với trẻ mẫu giáo, quá trình được tiếp xúc với tác phẩm văn học phải từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, để từ đó trẻ bộc lộ khả năng cảm thụ văn học của mình. Khả năng cảm thụ đó là sự phát triển trực tiếp của trẻ về các lĩnh vực: Nhận thức- ngôn ngữ- tình cảm xã hội. Tuy nhiên khi đưa tác phẩm đến cho trẻ đòi hỏi người giáo viên phải có những suy nghĩ sáng tạo và lựa chọn những tác phẩm hay phù hợp với lứa tuổi, có ý nghĩa giáo dục trẻ để từ đó đưa ra những phương pháp, biện pháp thích hợp nhằm giúp trẻ phát triển tốt khả năng cảm thụ tác phẩm văn học.
Đối với trẻ mẫu giáo, quá trình được tiếp xúc với tác phẩm văn học phải từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, để từ đó trẻ bộc lộ khả năng cảm thụ văn học của mình. Khả năng cảm thụ đó là sự phát triển trực tiếp của trẻ về các lĩnh vực: Nhận thức- ngôn ngữ- tình cảm xã hội. Tuy nhiên khi đưa tác phẩm đến cho trẻ đòi hỏi người giáo viên phải có những suy nghĩ sáng tạo và lựa chọn những tác phẩm hay phù hợp với lứa tuổi, có ý nghĩa giáo dục trẻ để từ đó đưa ra những phương pháp, biện pháp thích hợp nhằm giúp trẻ phát triển tốt khả năng cảm thụ tác phẩm văn học.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao khả năng cảm thụ các tác phẩm văn học cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao khả năng cảm thụ các tác phẩm văn học cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

2/15 phẩm văn học cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi” nhằm tìm hiểu nguyên nhân, thực trạng khả năng cảm thụ văn học của trẻ lớp mình nhằm đưa ra một số hình thức, biện pháp giúp trẻ cảm thụ được các tác phẩm văn học sẽ giúp trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi một cách tốt hơn, đặc biệt là giúp trẻ hứng thú với hoạt động văn học. III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu: - Đề tài áp dụng đối với trẻ 5-6 tuổi. 2. Phạm vi nghiên cứu: Tại lớp 5-6 tuổi A2 nơi tôi công tác. 3. Thời gian nghiên cứu: Đề tài tiến hành trong một năm học từ tháng 9/2022 đến tháng 4/2023. PHẦN B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ (NỘI DUNG SKKN) I.CƠ SỞ LÝ LUẬN Ở lứa tuỗi mầm non, trẻ “Học mà chơi, chơi mà học” thông qua các tác phẩm văn học trẻ tiếp nhận các kiến thức của tuổi mình một cách nhẹ nhàng, gần gũi hơn. Nó đem lại cho trẻ những hiểu biết đầu tiên về cuộc sống xung quanh. Văn học nuôi dưỡng và phát triển ở trẻ trí tưởng tượng, sáng tạo nghệ thuật. Vì vậy việc đem tác phẩm văn học đến cho trẻ là một việc rất quan trọng và cần thiết. Đối với trẻ mẫu giáo, quá trình được tiếp xúc với tác phẩm văn học phải từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, để từ đó trẻ bộc lộ khả năng cảm thụ văn học của mình. Khả năng cảm thụ đó là sự phát triển trực tiếp của trẻ về các lĩnh vực: Nhận thức- ngôn ngữ- tình cảm xã hội. Tuy nhiên khi đưa tác phẩm đến cho trẻ đòi hỏi người giáo viên phải có những suy nghĩ sáng tạo và lựa chọn những tác phẩm hay phù hợp với lứa tuổi, có ý nghĩa giáo dục trẻ để từ đó đưa ra những phương pháp, biện pháp thích hợp nhằm giúp trẻ phát triển tốt khả năng cảm thụ tác phẩm văn học. II.CƠ SỞ THỰC TIỄN Trong thực tế việc nâng cao khả năng cảm thụ của trẻ 5- 6 tuổi qua các tác phẩm văn học đã được giáo viên mầm non rất quan tâm, các giáo viên đã biết cách tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động nhằm phát huy tính tích cực, tư duy nhận thức cho trẻ và hiệu quả đạt được rất cao. Đó là trẻ đã có những kiến thức, những hiểu biết về các tác phẩm văn học: Biết tên các nhân vật trong truyện, trẻ hiểu nội dung câu chuyện, biết thể hiện tình cảm với nhân vật trẻ yêu quý, hình thành cho trẻ 1 số kỹ năng góp phần phát triển toàn diện cho trẻ. Tuy nhiên thì việc cho trẻ tiếp xúc, trải nghiệm, thể hiện nhập vai các nhân vật và sự khám phá, tìm tòi của trẻ còn hạn chế. Đa số trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn chia sẻ, nhập vai các nhân vật cùng cô giáo. 4/15 * Số liệu điều tra trước khi thực hiện Trẻ rất hiếu động nên khó khăn trong việc tổ chức cho trẻ tiếp xúc, trải nghiệm với các tác phẩm văn học Qua thời gian ngắn tiếp xúc với trẻ trong lớp tôi nắm được tình hình thực tế nên tôi tiến hành khảo sát thực tế của trẻ lớp 5 - 6 tuổi với 28 cháu do tôi phụ trách qua bảng số liệu cụ thể sau đây: * Kết quả đánh giá Đầu năm của trẻ. Tổng số trẻ: 28 trẻ TT Nội dung đánh giá PHÂN LOẠI Tốt % Kh % T % Yếu % á B 1 Trẻ biết cảm thụ tác 3 10,6% 10 36% 10 36% 5 17,4% phẩm 2 Trẻ hiểu nội dung tác phẩm 7 25% 11 39,3% 8 28,6% 2 7,1% 3 Trẻ thể hiện cảm 4 14,3% 9 32,2% 12 42,9% 3 10,6% xúc khi tham gia hoạt động làm quen văn học 4 Trẻ biết đọc, kể diễn 2 7,1% 8 28,6% 12 42,9% 6 21,4% cảm Từ những kết quả khảo sát trên. Tôi suy nghĩ mình là một giáo viên vậy phải làm thế nào để nâng cao chất lượng các hoạt động làm quen với văn học và giúp trẻ cảm thụ tốt nội dung các tác phẩm văn học. *Nguyên nhân dẫn đến thực trạng: - Do số trẻ hiểu nội dung tác phẩm văn học còn ít. - Do trẻ chưa được thường xuyên tiếp xúc với tác phẩm văn học nên trẻ cảm thụ văn học kém. - Khả năng phát huy khả năng sáng tạo của trẻ còn hạn chế. Trẻ biết đọc, kể diễn cảm còn chưa tốt. IV. MỘT SỐ BIỆN PHÁP 1. Biện pháp 1: Trau dồi kinh nghiệm nâng cao kiến thức truyền đạt tác phẩm thơ, truyện tới trẻ. Việc truyền đạt tác phẩm thơ, truyện của giáo viên giữ vai trò quan trọng trong 6/15 sâu rộng hơn về thế giới xung quanh trẻ, kích thích sự nhạy cảm thẩm mỹ ở trẻ, đồng thời còn phát triển thái độ và tạo ngôn ngữ cũng như hội họa cho trẻ. Ngoài ra tôi luôn không ngừng trau dồi kỹ năng nghiệp vụ sư phạm, kết hợp đổi mới hình thức tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen văn học .Vận dụng những gì mình có được từ bản thân để truyền cảm hứng đó cho trẻ để trẻ cảm thụ một cách dễ dàng nhất. Tôi thường xuyên rèn luyện kỹ năng đọc kể, phương pháp, hình thức tổ chức văn học cho trẻ bằng các cách như: Thông qua các chuyên đề do Phòng giáo dục, trường tổ chức và tôi vận dụng vào thực tế phù hợp với lớp mình để đưa ra hình thức tổ chức sao cho tiết học và các hoạt động văn học đạt kết quả cao nhất. Tham khảo các tài liệu trong và ngoài chương trình, sách báo, tạp chí, thông tin đại chúng để tích lũy kinh nghiệm, nắm chắc phương pháp dạy trẻ. Giành thời tham gia tự túc học các lớp về kĩ năng đọc, kể, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng truyền cảm hứng cho người nghe để bản thân hiểu, biết thêm về cách truyền cảm hứng cho trẻ mầm non. Ngoài ra, tôi thường xuyên đầu tư, nghiên cứu, sáng tạo trong phương pháp dạy học, sử dụng các thủ thuật gây hứng thú như: Vào đầu giờ học cô có thể trò chuyện về chủ đề, xem vật thật, tranh ảnh, hình ảnh qua máy vi tính... có chủ đề theo nội dung bài dạy để dẫn dắt trẻ tới tác phẩm, vào bài học một cách nhẹ nhàng, tự tin không gò bó trẻ. (Hình ảnh cô đang nghiên cứu tài liệu) Kết quả: Sau khi tự bồi dưỡng bản thân nâng cao nghệ thuật giảng dạy và nhận thức truyền tải tác phẩm văn học cho trẻ tôi thấy đã tạo được sự gần gũi, tin tưởng của trẻ với cô, trẻ coi cô như một tấm gương để học tập và cũng coi cô như người mẹ thứ hai của mình, luôn mạnh dạn chia sẻ, tích cực tham gia hoạt động cùng cô và các bạn và từ đó khuyến khích trẻ hình thành khả năng cảm thụ văn học. 2. Biện pháp 2: Tạo môi trường mở để cho trẻ cảm thụ tác phẩm văn học. Để giúp trẻ có hứng thú khi tham gia hoạt động làm quen văn học, việc cần thiết ở mỗi giáo viên là phải tạo môi trường văn học xung quanh trẻ, giúp trẻ được sống trong môi trường văn học. Để từ đó thường xuyên tiếp cận với các tác phẩm văn học, dần dần hình thành nhu cầu văn học ở trẻ. Ở lớp, tôi chọn góc phòng thoáng, đủ ánh sáng để làm góc văn học cho trẻ. Ngay từ đầu năm học tôi đã sử dụng những sách báo tranh thơ truyện được nhà trường cấp và tôi sưu tầm những quyển thơ truyện có hình ảnh sắp xếp theo từng tháng phù hợp với từng chủ đề sự kiện, những bài thơ câu chuyện tôi sưu tầm được có nội dung giàu trí tưởng tượng, có cốt chuyện hay để cho trẻ được xem và cảm thụ. Ví dụ: Tôi sưu tầm một số truyện tranh có hình ảnh đẹp và nội dung về văn học như (Sự tích hoa hồng, Mèo con và quyển sách, Cô bé quàng khăn đỏ,...), và một số rối 8/15 đã và đang học. Ngoài ra tôi có thể kích thích phát triển tư duy cho trẻ bằng cách kể chuyện sáng tạo theo tranh. Góc văn học thực sự sẽ thu hút trẻ, giúp trẻ tiếp xúc với văn học một cách tự giác khi tôi thường xuyên thay đổi các loại truyện mới, tranh mới phù hợp với kế hoạch tháng và chủ đề sự kiện , chủ đề liên quan đang thực hiện kết hợp với việc cùng trẻ làm sách, tranh theo kế hoạch. Qua đó tôi thấy trẻ lớp tôi vô cùng thích thú, mỗi khi đến giờ hoạt động góc trẻ hăng hái tham gia vào góc sách truyện, vì ở đó trẻ thấy như mình được lọt vào một thế giới cổ tích, trẻ hoà mình vào các nhân vật trong câu chuyện, từ đó khả năng cảm thụ các tác phẩm văn học của trẻ cũng được nâng lên rõ rệt. 3. Biện pháp 3: Sử dụng đồ dùng sáng tạo gây hứng thú cho trẻ trong hoạt động học Để nâng cao chất lượng giảng dạy trẻ hoạt động làm quen với các tác phẩm văn học thì đồ dùng trực quan là vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong các hoạt động học của trẻ nhất là trong hoạt động cho trẻ làm quen với văn học, đồ dùng không chỉ là đủ mà yêu cầu đẹp mắt, sáng tạo, rõ và đặc biệt là phải an toàn tuyệt đối với trẻ. Ngoài đồ dùng đẹp thì cách sử dụng đồ dùng sao cho hợp lí hay không cũng góp phần quan trọng vào thành công của hoạt động dạy và giúp trẻ hứng thú tham gia tích cực vào tiết học từ đó nâng cao được khả năng cảm thụ các tác phẩm văn học. Chính vì vậy sau khi làm đồ dùng xong tôi cũng phải nghĩ, học cách sử dụng đồ dùng sao cho hợp lý và mang lại hiệu quả cao nhất. Để làm được điều đó tôi đã bám sát vào phương pháp của hoạt động và nội dung của tiết học, tuỳ vào nội dung của câu chuyện mà tôi có thể lựa chọn đồ dùng trực quan để sử dụng sao cho hợp lý và gây được sự chú ý của trẻ. - Ví dụ: Khi dạy câu chuyện: Gà Trống và Cáo, ở thể loại chuyện trẻ chưa biết tôi đã lựa chọn sử dụng đồ dùng trực quan kể cho trẻ nghe lần 3, thay vì việc cho trẻ xem video tôi đã làm sa bàn kết hợp với dối tay kể cho trẻ nghe, khi tôi kể chuyện trẻ nào trẻ nấy mắt tròn xoe ngồi lắng nghe cô kể. Hình ảnh Trẻ quan sát cô kể chuyện bằng sa bàn kết hợp dối tay. - Ví dụ: Câu chuyện Cây táo ở thể loại đa số trẻ chưa biết, khi kể lần 1 tôi kể chuyện diễn cảm, lần 2 để gây hứng thú cho trẻ hơn tôi sử dụng bài giảng điện tử, tiếp đến lần 3 tôi sử dụng Quyển sách kỳ diệu kể chuyện lần 3 cho trẻ nghe. Hình ảnh Trẻ quan sát cô kể chuyện bằng đồ dùng tự tạo - Ví dụ: Truyện Hai anh em, kể lần ba tôi kể kết hợp sân khấu rối bóng cho trẻ. 10/15 thấy chú bé bổ quả bầu có nhiều vàng bạc châu báu và thức ăn ngon, tức giận khi tên địa chủ bẻ cánh của chim én, sợ hãi và cũng hả hê khi tên địa chủ bổ quả bầu toàn rắn rết bò ra cắn chết tên địa chủ. Hay khi cho trẻ kể chuyện sáng tạo câu chuyện “Chó sói và cừu non” tôi kể một đoạn truyện bằng rối ngón tay, sau phần đàm thoại tôi cho trẻ chia nhóm và thảo luận các tình huống khác nhau khi chú cừu non gặp chó sói, làm tranh về các nhân vật trong câu truyện theo trí tưởng tượng của các nhóm sau đó cho trẻ lên kể chuyện sáng tạo theo ý tưởng của mỗi nhóm tình thuống cừu non gặp chó sói. Kết thúc tôi kể lại trọn vẹn câu truyện bằng sân khấu rối bóng. Việc đổi mới hình thức tổ chức các hoạt động làm quen văn học cho trẻ ở lớp tôi đã thu được kết quả tốt. Trẻ rất hào hứng tham gia hoạt động và cảm thụ được trọn vẹn các tác phẩm văn học một cách hiệu quả nhất. 5. Biện pháp 5: Dạy trẻ cảm thụ tác phẩm văn học ở mọi lúc mọi nơi. Với trẻ mầm non thì năng lực cảm thụ văn học của trẻ không chỉ được phát triển trên các hoạt động học mà còn được rèn luyện thông qua các hoạt động khác trong ngày và mọi lúc mọi nơi. Với giờ đón trẻ tôi chuẩn bị rất nhiều các quyển sách truyện, các bài thơ tôi viết trên các tấm bìa cứng kèm theo hình ảnh minh hoạ. Trẻ sẽ được “đọc”, xem các câu chuyện, bài thơ mà trẻ thích. Hay tôi chuẩn bị các con rối tay, rối ngón tay để được chơi với các con rối trẻ yêu, hoặc tôi thu âm các bài thơ câu chuyện trẻ đã được học vào máy tính, giờ đón trẻ mở cho trẻ nghe các câu chuyện bài thơ mà trẻ cảm thấy hứng thú.. .Khi trẻ được tiếp xúc nhiều lần trẻ sẽ dần dần cảm nhận được những cái hay cái đẹp trong các tác phẩm đó và sẽ càng ngày càng thích thú hơn với các hoạt động văn học. Ví dụ: Trong giờ đón trẻ, tôi hướng trẻ vào góc truyện, cho trẻ chơi với các con rối mà trẻ thích. Tôi cho trẻ nghe các bài thơ, câu chuyện qua tivi, từ đó giúp trẻ được nghe nhiều hơn, trẻ nắm được các giọng kể và hiểu nội dung bài thơ, câu chuyện đó. Hoạt động ngoài trời cũng cần cho trẻ làm quen với văn học: Trẻ được cùng cô và các bạn đọc thơ, đọc đồng dao (Khi hướng trẻ đọc thật diễn cảm theo nội dung và nhịp điệu của tác phẩm), trẻ được ngồi dưới tán cây nghe cô kể các câu chuyện cổ tích, những câu chuyện gắn với cuộc sống hàng ngày của các con. Hình ảnh trẻ nghe cô kể chuyện ở ngoài trời Ví dụ : Trong giờ hoạt động ngoài trời, tôi tổ chức cho các cháu quan sát, tìm hiểu về cây hoa râm bụt, trẻ được quan sát trực tiếp, từ đó trẻ hiểu nội dung câu chuyện “ Hoa Râm Bụt” Với hoạt động thể dục bò bằng bàn tay bàn chân, tôi cho trẻ đóng vai những chú
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_kha_nang_cam_thu_cac_tac_pham.docx
SKKN Một số biện pháp nâng cao khả năng cảm thụ các tác phẩm văn học cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.pdf