SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Để đáp ứng những yêu cầu của thời đại mới, ngành giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng trong những năm gần đây đã đổi mới không ngừng về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động dạy trẻ, đáp ứng nhu cầu vui chơi của trẻ. Phát huy mạnh mẽ năng lực cá nhân cũng như tính tích cực, chủ động theo khả năng nhận thức của trẻ, làm cho mỗi hoạt động của trẻ trở nên lý thú, bất ngờ, thu hút trẻ; giúp trẻ tích lũy nhiều kiến thức kỹ năng một cách thoải mái, tự nhiên. Hưởng ứng phong trào “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”, ngành học mầm non đã tích cực vận động cán bộ, giáo viên nghiên cứu sưu tầm và sáng tạo ra các trò chơi dân gian lồng ghép vào các hoạt động dạy trẻ trong trường mầm non. Việc đưa trò chơi dân gian vào các hoạt động mang nhiều ý nghĩa thiết thực, nó không chỉ góp phần rèn luyện sức khỏe, kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm mà còn giúp trẻ rèn khả năng ứng xử văn hóa.
Đặc điểm chung của trò chơi dân gian là triển khai đơn giản, dễ chơi, dễ hòa nhập. Dù ở bất cứ đâu trong gia đình, tại trường học, hay trên đường làng, góc lớp đều có thể tổ chức được những trò chơi dân gian phù hợp. Nhưng trên thực tế hiện nay một số giáo viên vẫn chưa nhận thức đầy đủ được ý nghĩa tầm quan trọng của việc tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian nên chưa thường xuyên tổ chức cho trẻ chơi; Hoặc có tổ chức nhưng chuẩn bị chưa chu đáo nên chưa thu hút được trẻ; Các trò chơi thường tổ chức một cách khô khan, gò ép, lặp đi lặp lại nhiều lần, không theo chủ đề nên dễ gây nhàm chán; Giáo viên chưa thực sự tạo môi trường nhằm kích thích nhu cầu hứng thú vui chơi của trẻ. Mặt khác khả năng chú ý có chủ định của trẻ còn kém, trẻ dễ dàng tham gia vào trò chơi nhưng cũng nhanh chán, nhanh bỏ cuộc nên làm thế nào để tổ chức được các trò chơi dân gian thực sự có hiệu quả, lôi cuốn và hấp dẫn trẻ là một bài toán khó với các giáo viên.
Nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian và để góp phần nâng cao hiệu quả của việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, nên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi”
Đặc điểm chung của trò chơi dân gian là triển khai đơn giản, dễ chơi, dễ hòa nhập. Dù ở bất cứ đâu trong gia đình, tại trường học, hay trên đường làng, góc lớp đều có thể tổ chức được những trò chơi dân gian phù hợp. Nhưng trên thực tế hiện nay một số giáo viên vẫn chưa nhận thức đầy đủ được ý nghĩa tầm quan trọng của việc tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian nên chưa thường xuyên tổ chức cho trẻ chơi; Hoặc có tổ chức nhưng chuẩn bị chưa chu đáo nên chưa thu hút được trẻ; Các trò chơi thường tổ chức một cách khô khan, gò ép, lặp đi lặp lại nhiều lần, không theo chủ đề nên dễ gây nhàm chán; Giáo viên chưa thực sự tạo môi trường nhằm kích thích nhu cầu hứng thú vui chơi của trẻ. Mặt khác khả năng chú ý có chủ định của trẻ còn kém, trẻ dễ dàng tham gia vào trò chơi nhưng cũng nhanh chán, nhanh bỏ cuộc nên làm thế nào để tổ chức được các trò chơi dân gian thực sự có hiệu quả, lôi cuốn và hấp dẫn trẻ là một bài toán khó với các giáo viên.
Nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian và để góp phần nâng cao hiệu quả của việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, nên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi”
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lí do chọn đề tài. Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu của chúng ta, lúc sinh thời đã nói: “Trẻ em như búp trên cành Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan” Trẻ em là những mầm non tương lai của đất nước, là trụ cột của nước nhà. Chính vì vậy các em cần được chăm sóc tốt từng bữa ăn, giấc ngủ cần được học tập và đặc biệt là cần được vui chơi bởi vui chơi chính là hoạt động chủ đạo của trẻ “trẻ học bằng chơi, chơi mà học”. Thật vậy, trò chơi là người bạn đồng hành không thể tách rời khỏi cuộc sống của các em. Khi trẻ chơi, trẻ được thật sự là một chủ thể tích cực của quá trình hoạt động, trẻ thích trò chuyện với cô, với bạn và chủ động vận dụng những kinh nghiệm đã có. Qua đó góp phần thúc đẩy quá trình nhận thức và phát triển toàn diện của trẻ. Bên cạnh đó, Việt Nam là một đất nước nông nghiệp, người dân gắn bó sâu sắc với ruộng đồng, trải qua nhiều thế hệ đã nảy sinh nhu cầu vui chơi giải trí và những trò chơi dân gian xuất hiện. Nét đặc biệt của trò chơi dân gian Việt Nam là hầu hết các trò chơi đều gắn liền với những bài đồng dao vui nhộn, dễ học, dễ thuộc rất phù hợp với trẻ lứa tuổi mầm non. Trò chơi dân gian mang lại cho các em nhiều điều thú vị và bổ ích, đồng thời thể hiện nhu cầu giải trí, vui chơi, quyền được chia sẻ niềm vui của các em với bạn bè, cộng đồng. Nó làm cho thế giới xung quanh các em đẹp hơn và rộng mở; tuổi thơ của các em sẽ trở thành những kỉ niệm quý báu theo suốt cuộc đời; làm giàu nguồn tình cảm và trí tuệ cho các em. Chính vì vậy, trò chơi dân gian rất cần thiết được lựa chọn, tổ chức cho trẻ chơi trong nhà trường tùy theo lứa tuổi của trẻ. Đúng như PGS, TS Nguyễn Văn Huy, giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã nói: “Cuộc sống đối với trẻ em không thể thiếu những trò chơi. Trò chơi dân gian không đơn thuần là một trò chơi của trẻ con mà nó chứa đựng cả nền văn hóa dân tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc. Trò chơi dân gian không chỉ chắp cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển tư duy, sáng tạo, mà còn giúp các em hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước. Ngày nay, các em ở một xã hội công nghiệp, chỉ quen với máy móc và không có khoảng thời gian chơi cũng là một thiệt thòi. Thiệt thòi hơn khi các em không được làm quen và chơi những trò chơi dân gian của thiếu nhi ngày trước- đang ngày càng bị mai một và quên lãng, không chỉ có ở các thành phố mà còn ở cả các vùng quê. Vì thế giúp các em hiểu và quay về nguồn với các trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết” Để đáp ứng những yêu cầu của thời đại mới, ngành giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng trong những năm gần đây đã đổi mới không ngừng về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động dạy trẻ, đáp ứng nhu cầu vui chơi của trẻ. Phát huy mạnh mẽ năng lực cá nhân cũng như tính tích cực, chủ động theo khả năng nhận thức của trẻ, làm cho mỗi hoạt động của trẻ trở 2 Xây dựng một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Rút ra được một số bài học kinh nghiệm trong việc tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. 1.4. Đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cô và trẻ ở lớp mẫu giáo 5-6 tuổi A, Trường mầm non Hoa Sen- Thành phố Vĩnh Yên- Tỉnh Vĩnh Phúc. 1.5. Phương pháp nghiên cứu. a. Phương pháp nghiên cứu lí luận. Đọc sách báo, tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Xây dựng cơ sở lý luận của đề tài. Định hướng cho đề tài nghiên cứu. b. Phương pháp quan sát sư phạm. Quan sát quá trình tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. c. Phương pháp trao đổi với giáo viên và trẻ. Trò chuyện, đàm thoại với trẻ. Trao đổi với giáo viên về việc tổ chức các trò chơi dân gian. d. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. Tổng hợp kinh nghiệm của một số giáo viên có liên quan. e. Phương pháp thống kê toán học. Tổng hợp các kết quả nghiên cứu. Để xử lí các kết quả nghiên cứu. 1.6. Giới hạn về không gian của đối tượng nghiên cứu. Đề tài được nghiên cứu tại lớp mẫu giáo 5-6 tuổi A, Trường mầm non Hoa Sen – Thành phố Vĩnh Yên- Tỉnh Vĩnh Phúc. 1.7. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu. Do điều kiện thời gian và năng lực nghiên cứu có hạn nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, ở Trường Mầm non Hoa Sen- Thành Phố Vĩnh Yên- Tỉnh Vĩnh Phúc. Kế hoạch nghiên cứu đề tài: Thời gian nghiên cứu đề tài từ: tháng 9/2013 đến tháng 5/2014. 4 Do không lệ thuộc vào hình thức lễ hội như trò chơi của người lớn. Nên trò chơi dân gian trẻ em có những đặc trưng cơ bản như: Trò chơi dân gian trẻ em dễ dàng phổ biến rộng rãi, không chịu sự ràng buộc một cách nghiêm ngặt về không gian và thời gian, trẻ có thể chơi ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào. Ví dụ: Sân nhà nhỏ thì các em có thể chơi: “ô ăn quan”, “rải ranh” hay ở ngõ xóm thì chơi “Trốn tìm”, “bịt mắt bắt dê”... Trò chơi dân gian không chỉ mang tính học tập mà còn mang tính vận động. Xét về cấu trúc, trò chơi dân gian thường có 3 thành tố: Nhiệm vụ chơi, các hành động chơi, và luật chơi. Nếu thiếu một trong 3 thành tố trên thì không thể tiến hành trò chơi được. Nét đặc biệt của trò chơi dân gian trẻ em Việt Nam là hầu hết các trò chơi gắn liền với các bài đồng dao. Đó là những câu vè ngắn gọn, có nhịp điệu, âm thanh được sử dụng trong khi chơi. Trò chơi dân gian là loại trò chơi do nhân dân nghĩ ra và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nó là một hình thức văn hóa phản ánh cuộc sống của mỗi dân tộc, mỗi địa phương qua các thời kỳ lịch sử. d. Trò chơi dân gian của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Trẻ dưới 3 tuổi chỉ chơi một mình, chúng chưa biết hợp tác khi chơi và cũng không chịu tuân theo những quy tắc của trò chơi. Nhưng đến 5 tuổi trẻ bắt đầu có nhu cầu hợp tác và chịu sự phân công của nhóm bạn chơi. Từ đó trò chơi bắt đầu mang tính cộng đồng. Những trò chơi dân gian tập cho trẻ biết tuân theo những quy ước của cuộc chơi. Trẻ buộc phải chấp nhận sự được và thua, chịu phạt khi thua, đồng thời chịu phục tùng những trẻ cầm đầu. Trẻ nào vi phạm những quy ước đó coi là “ăn gian” và bị loại khỏi cuộc chơi. Nhiệm vụ của trò chơi dân gian ở trẻ 5 tuổi rất đa dạng, để giải quyết được nhiệm vụ của trò chơi đòi hỏi trẻ phải dựa vào vốn kinh nghiệm về các sự vật, hiện tượng để thực hiện trò chơi của mình. Các hành động chơi của trẻ mẫu giáo 5 tuổi đòi hỏi phải có tính liên tục và tuần tự. Nhiều trò chơi đòi hỏi phải suy nghĩ kỹ trước khi chơi như chơi: “Ô ăn quan”, “Cờ đi đường”... Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nắm được ngôn ngữ cảnh và ngôn ngữ mạch lạc, do vậy trẻ rất thích những trò chơi kết hợp với những bài đồng dao. Trong trò chơi trẻ vừa được hát, đọc những bài đồng dao mà chúng yêu thích và thực hiện những hành động chơi, do vậy trò chơi dân gian càng hấp dẫn với trẻ. Bên cạnh đó, do vốn hiểu biết của trẻ ngày càng phong phú, nên trẻ rất thích thú với những nguyên vật liệu chơi, thích tìm kiếm và dùng các vật liệu khác nhau để làm đồ chơi phục vụ trò chơi của mình. Mối quan hệ giữa cô giáo và trẻ 5 tuổi trong trò chơi dân gian ngày càng gần gũi. Cô giáo vừa như người bạn cùng chơi với trẻ vừa như người hướng dẫn trẻ chơi, chính nhờ sự giúp đỡ của cô giáo mà trẻ có thể tự lựa chọn được vật liệu làm đồ chơi, tự lực chọn trò chơi và tổ chức trò chơi mà mình yêu thích. e. Ý nghĩa của trò chơi dân gian. 6 Các giáo viên đều có sức khỏe tốt, trẻ, yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình trong công việc và đều được hưởng mọi chế độ và quyền lợi theo đúng Bộ luật lao động nên các giáo viên đều yên tâm công tác. Qua việc trao đổi thảo luận và thu thập số liệu từ phiếu trưng cầu ý kiến đối với giáo viên đang dạy tại lớp mẫu giáo 5- 6 tuổi A, Trường mầm non Hoa Sen- Thành Phố Vĩnh Yên- Tỉnh Vĩnh Phúc. Tôi thu được kết quả cụ thể như sau: Nhận thức về sự cần thiết của trò chơi dân gian trong quá trình giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi: - Có 50% số ý kiến cho rằng trò chơi dân gian rất quan trọng - 50% số ý kiến cho là quan trọng. Qua kết quả trên chứng tỏ giáo viên đã nhận thức đúng vị trí quan trọng của trò chơi dân gian đối với quá trình giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Nhận thức về vai trò của trò chơi dân gian trong quá trình giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi: - Có 100% số ý kiến khẳng định vai trò của trò chơi dân gian dùng để phát triển ngôn ngữ và mổ rộng vốn hiểu biết của trẻ. Theo các giáo viên trò chơi dân gian tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nhân cách toàn diện của trẻ mầm non. Về thời điểm tổ chức trò chơi dân gian. - 50% ý kiến cho rằng thời điểm tổ chức trò chơi dân gian tốt nhất là trong giờ hoạt động góc và ngoài trời. - 50% ý kiến cho rằng thời điểm tổ chức trò chơi dân gian là giữa hai tiết học. Kết quả này cho thấy giáo viên chưa tạo điều kiện cho trẻ chơi tự do mà chủ yếu là áp đặt trẻ chơi theo một giờ nhất định. Điều này tạo cho trẻ tâm lý không thoải mái, thụ động, thờ ơ khi chơi các trò chơi dân gian. Về sự cần thiết của các biện pháp tổ chức trò chơi dân gian. Qua trao đổi, thu thập dự liệu tôi thấy các giáo viên chưa coi trọng biện pháp cho trẻ chơi tự do. Họ chưa nhận thức đầy đủ về vai trò chủ thể tích cực trong quá trình chơi là trẻ. Cụ thể: - 50% ý kiến sử dụng phương pháp dùng lời - 50% ý kiến sử dụng phương pháp xây dựng, tạo môi trường chơi. Về những khó khăn khi tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian. - 50% ý kiến cho rằng khó khăn do thiếu nguồn trò chơi. - 50% ý kiến cho rằng không đầy đủ về vật chất. Những số liệu trên cho thấy các giáo viên chưa thực sự khắc phục những khó khăn về cơ sở vật chất, hạn chế trong việc tìm kiếm nguyên liệu làm đồ chơi và sưu tầm trò chơi dân gian. 8 Kết quả Chỉ số đánh giá Tốt Khá TB Yếu Trẻ thực sự hứng thú trong khi chơi, trẻ 10/35= 15/35= 9/35= 1/35= say sưa tìm hiểu và khám phá trò chơi. 28% 43% 26% 3% Trẻ thực hiện luật chơi đầy đủ, không vi 7/35= 10/35= 15/35 3/35= phạm luật chơi. 20% 28% =43% 9% Trẻ có kỹ năng chơi: hợp tác, sử dụng đồ 5/35= 8/35= 18/35 4/35= dùng đồ chơi, hoạt động nhóm, hoạt động 14% 23% =51% 11% độc lập. Trẻ đạt được kết quả chơi, hoàn thành 4/35= 5/35= 20/35 6/35= nhiệm vụ chơi. 11% 14% =57% 17% * Nhận xét chung: Đa số trẻ hứng thú tham gia trò chơi nhưng kỹ năng chơi của trẻ chưa bền vững, cần đến sự tác động, giúp đỡ của giáo viên. Số trẻ đạt được kết quả chơi và hoàn thành nhiệm vụ chơi tốt còn ít. Còn nhiều trẻ vị phạm luật chơi, kỹ năng sử dụng đồ dùng, đồ chơi còn hạn chế. c. Thuận lợi và khó khăn trong việc tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi Qua quá trình điều tra và khảo sát việc tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi, tại trường mầm non Hoa Sen- Thành phố Vĩnh Yên- Tỉnh Vĩnh Phúc, tôi đã tìm ra được một số điểm thuận lợi và khó khăn như sau: * Về thuận lợi. Luôn được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường. Các nhóm lớp được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, phương tiện và trang thiết bị dạy học hiện đại. Giáo viên được tham gia các lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn do nhà trường và do các cấp tổ chức. Được sự tín nhiệm và ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh. Trẻ trong lớp có độ tuổi đồng đều, tỷ lệ bé ngoan bé chuyên cần đạt: 98%. Trẻ mẫu giáo lớn mạnh dạn, tự tin, thông minh, thích tham gia vào các trò chơi, đặc biệt là trò chơi dân gian. * Về khó khăn: Đội ngũ giáo viên chưa thực sự hiểu và tích cực đưa trò chơi dân gian vào các hoạt động hàng ngày của trẻ ở trường mầm non. Thiếu nhiều tài liệu hướng dẫn tổ chức trò chơi dân gian, chủ yếu là truyền miệng từ người này sang người khác và trong sách chương trình. 10
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_to_chuc_tro_choi_dan.doc