SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ 5-6 tuổi trong Trường Mầm non Bến Quan

Xuất phát từ thực tiễn dạy trẻ làm quen với trò chơi dân gian trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường mầm non Bến Quan và các buổi tham dự chuyên đề, tiết mẫu tôi đã chọn nghiên cứu và áp dụng đề tài “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non”, nhằm mục đích giúp trẻ biết đến các trò chơi dân gian nhiều hơn, tham gia vào các trò chơi dân gian một cách tích cực và hứng thú, thuộc được các bài đồng dao trong các trò chơi để từ đó phát triển đức trí thể mỹ, giúp trẻ phát triển toàn diện và biết giữ gìn, phát huy những bản sắc văn hóa của dân tộc.
docx 14 trang skmamnonhay 09/04/2025 430
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ 5-6 tuổi trong Trường Mầm non Bến Quan", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ 5-6 tuổi trong Trường Mầm non Bến Quan

SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ 5-6 tuổi trong Trường Mầm non Bến Quan
 - Tìm hiểu các biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ đạt kết quả cao nhất.
* Phương pháp quan sát: Quan sát cách trẻ chơi, cách tham gia vào trò chơi, sự 
hứng thú tích cực của trẻ.
* Phương pháp đàm thoại: Đàm thoại với các đồng nghiệp để trao đổi các kinh 
nghiệm hay trong tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ. 
- Đàm thoại với phụ huynh để tìm hiểu đặc điểm của trẻ khi ở gia đình, trao đổi 
cách tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ để cùng phối hợp thực hiện. 
- Đàm thoại trực tiếp với trẻ trong quá trình thực hiện các biện pháp giáo dục.
* Phương pháp trực quan: Bao gồm phương pháp làm mẫu, quan sát 
* Phương pháp thực hành: Bao gồm các phương pháp trò chơi, giao nhiệm vụ 
* Phương pháp toán học: Xử lý những số liệu khảo sát, kết quả, mức độ đạt được, 
để rút ra kinh nghiệm hay cho vấn đề nghiên cứu.
5. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:
* Phạm vi: Nghiên cứu thực trạng tổ chức trò chơi dân gian ở lớp mẫu giáo 5 - 6 
tuổi A2 trường mầm non Bến Quan năm học 2018– 2019
* Kế hoạch :
 Thời gian thực hiện bắt đầu từ tháng 8 năm 2018 đến tháng 4 năm 2019.
- Tháng 8: Nghiên cứu lý luận của đề tài
- Tháng 9: Nghiên cứu thực trạng và giải pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ 5-
6 tuổi ở trường mầm non Bến Quan.
- Từ tháng 9/2018 đến tháng 4/2019: Áp dụng các giải pháp đã nghiên cứu vào thực 
tiễn công tác chăm sóc giáo dục trẻ nhằm tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ 5-6 tuổi 
một cách có hiệu quả cao nhất.
- Tháng 4: Đánh giá, viết báo cáo.
III. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận về vấn đề tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẩu giáo 5 – 6 tuổi 
 Ở lứa tuổi mẫu giáo, vui chơi là hoạt động chủ đạo.Thông qua hoạt động vui 
chơi, trẻ phát triển trí tuệ, thể chất, tình cảm quan hệ xã hội, qua đó nhằm phát triển 
toàn diện nhân cách cho trẻ.Chính vì vậy, giáo viên cần tổ chức cho trẻ chơi các trò 
chơi nói chung và trò chơi dân gian nói riêng. Bộ giáo dục và đào tạo phát động 
phong trào: " Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực" và đã qua 10 
năm thực hiện trong đó có nội dung đưa trò chơi dân gian vào trường học. Nhưng 
làm thế nào để tổ chức được các trò chơi dân gian thực sự có hiệu quả, lôi cuốn và 
hấp dẫn được trẻ là một bài toán khó với các giáo viên, đặc biệt là các giáo viên 
mầm non. ( Vì khả năng chú ý có chủ định của trẻ mầm non còn kém. Trẻ dễ dàng 
tham gia vào trò chơi nhưng cũng nhanh chán, nhanh bỏ cuộc ). Vì thế, việc tổ 
chức các trò chơi dân gian có hiệu quả thì chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mầm 
non ngày một nâng cao, đạt được mục tiêu đề ra không phụ lòng tin của các bậc 
phụ huynh và sự mong muốn của xã hội. .
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu: 
 2 Trẻ trong cùng một độ tuổi, nhưng lại có mức độ nhận thức và khả năng chú 
ý chủ định khác nhau. Đối với lớp của tôi nhiều trẻ còn lạ lẫm với loại hình trò chơi 
này.
 Khả năng chú ý có chủ định của trẻ còn hạn chế, trẻ dễ dàng nhập cuộc chơi 
nhưng cũng nhanh chóng tự rút ra khỏi trò chơi nếu nó không còn hứng thú.
 Thời gian tổ chức cho trẻ chơi rất hạn hẹp vì một trò chơi không thể diễn ra
trong suốt cả một hoạt động của trẻ mà nó chủ yếu được lồng ghép và tích hợp vào 
các hoạt động khác.
 Do vậy,với vai trò của giáo viên chủ nhiệm bản thân tôi luôn trăn trở tìm tòi 
phối hợp cùng với giáo viên cùng đứng lớp để đưa trò chơi dân gian đến gần với trẻ 
và trẻ ngày càng hứng thú , tích cực tham gia vào các trò chơi dân gian
2.3. Kết quả khảo sát ban đầu
 Đối với trường chúng tôi, qua hàng năm nhà trường đã bám sát các văn bản 
hướng dẫn của các cấp nên đã xây dựng kế hoạch lồng ghép các trò chơi dân gian 
vào chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, tổ chức nhiều hoạt động bổ ích lồng ghép 
với tổ chức các trò chơi giân gian cho trẻ thu hút sự hứng thú tham gia tích cực của 
trẻ trong nhà trường. 
 Để có cơ sở cho việc nghiên cứu của mình, tôi tiến hành điều tra, khảo sát tình 
hình của trẻ ở lớp tôi đầu năm. Qua điều tra khảo sát kết quả cho thấy như sau:
 STT Nội dung tiêu chí khảo sát Số trẻ đạt Tỉ lệ %
 1 Trẻ hứng thú tham gia vào trò chơi dân gian 25/36 69,4%
 2 Kỹ năng chơi các trò chơi dân gian 15/36 41,6%
 3 Trẻ tham gia chơi tích cực vào trò chơi dân 19/36 52,7%
 gian trong các hoạt động 
 4 Thuộc lời các bài ca dao, đồng dao trong các trò 16/36 44,4 %
 chơi dân gian.
 Từ thực tế trên, là giáo viên chủ nhiệm lớp tôi băn khoăn suy nghĩ, làm thế nào 
để tìm ra giải pháp, những cách làm hay để tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ được 
tốt, đưa chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ trong nhà trường đạt kết quả 
cao và tôi đã sử dụng một số biện pháp và cách làm sau:
3. Các giải pháp, biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ 5-6 tuổi:
 3.1. Lựa chọn trò chơi dân gian phù hợp với độ tuổi và khả năng nhận thức 
của trẻ.
 Trò chơi dân gian vô cùng phong phú và đa dạng, nhưng không phải trò chơi 
nào cũng phù hợp với trẻ nhỏ. Vì vậy, trước khi lựa chọn các trò chơi dân gian cho 
trẻ, tôi phải nghiên cứu và tìm hiểu kĩ xem nội dung của trò chơi đó có phù hợp với 
lứa tuổi mầm non và trẻ có thể chơi được những trò chơi đó hay không. Lựa chọn 
cho trẻ chơi các trò chơi có luật chơi và cách chơi đơn giản, dễ nhớ, dễ hiểu hoặc 
 4 cũng như việc có hay không có đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trò chơi, để từ đó 
chuẩn bị đầy đủ những yếu tố cần thiết cho trò chơi.
 * Dạy trẻ học thuộc lời đồng dao trong trò chơi:
 Một đặc điểm đặc trưng của trò chơi dân gian là khi chơi trẻ không chỉ đơn 
thuần thực hiện các vận động của mình mà vừa chơi vừa hát hoặc đọc lời bài đồng 
dao đó. Song không phải bài đồng dao nào cũng có ý nghĩa, cũng hợp với tư duy 
hồn nhiên của trẻ và mang đến sự vui tươi, nhí nhảnh, nhộn nhịp trong trò chơi.
 Ví dụ: Trò chơi Chi chi chành chành trẻ vừa chơi vừa đọc:
 “Chi chi chành chành
 Cái đanh thổi lửa
 Con ngựa đứt cương
 Ba vương ngũ đế
 Bắt dế đi tìm
 Ù à ù ập”...
 Trò chơi chỉ được tổ chức khi trẻ đã thuộc lời đồng dao. Chính vì vậy, tôi 
thường cho trẻ làm quen với lời đồng dao của các trò chơi dân gian trước khi 
hướng dẫn trẻ chơi vào các thời điểm trong ngày của trẻ như hoạt động chiều, hoạt 
động ngoài trời... Khi trẻ đã thuộc lời đồng dao, tôi tổ chức cho trẻ chơi các trò 
chơi tương ứng với lời đồng dao đó. Vì thế trẻ chơi rất hứng thú và tích cực tham 
gia vào trò chơi.
 * Chuẩn bị địa điểm:
 Mỗi trò chơi dân gian có một cách chơi và luật chơi khác nhau. Có những trò 
chơi vận động mang tính tập thể rất cao thường có số lượng người tham gia chơi 
lớn và đòi hỏi địa điểm chơi phải có diện tích rộng như trò chơi “Kéo co”; “Rồng 
rắn lên mây”; “ Thả đỉa ba ba”...
 Nhưng lại có những trò chơi hay chơi theo nhóm nhỏ như “Chi chi chành 
chành”; “Ô ăn quan”;“Chuyền thẻ”; “Ô ăn quan”, “chồng nụ chồng hoa”...
 Do đó tôi cần nắm rõ cách chơi, luật chơi, đặc điểm của từng trò chơi để từ 
đó lựa chọn địa điểm phù hợp.
 Ví dụ: 
 Với hoạt động chơi ngoài trời nên lựa chọn những trò chơi mang tính vận 
động nhằm tận dụng không gian rộng và thoáng để rèn luyện và phát triển thể lực 
như trò chơi “Kéo co”; “Bịt mắt bắt dê”; “Rồng rắn lên mây”...
 Với hoạt động chơi hoạt động ở các góc tôi lựa chọn những trò chơi nhẹ 
nhàng đòi hỏi tư duy của trẻ như “Ô ăn quan”, “Kéo cưa lừa xẻ”, “Chơi chuyền”
 Với hoạt động học và hoạt động chơi, hoạt động theo ý thích chủ yếu diễn ra 
trong phòng, nhóm lớp nên tổ chức các trò chơi tỉnh nhằm phát triển nhận thức cho 
trẻ như trò chơi “Ô ăn quan”; “Tập tầm vông”, Chơi chuyền”, 
 Với hoạt động chơi ngoài trời, hoạt động mọi lúc mọi nơi, tôi tận dụng các 
mô hình ngoài trời mà nhà trường đã xây dựng để tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi 
như “kéo co”, “Ném còn”, “Trồng nụ, trồng hoa”, “bịt mắt bắt dê...” từ đó trẻ được 
 6 Trẻ chơi “ Rồng rắn lên mây” trong giờ Chơi,hoạt động theo ý thích.
 Trò chơi “Trồng nụ, trồng hoa” có nhiều nấc chơi nho nhỏ, từ bàn một, bàn 
hai...đến bàn mười từ một nụ, một hoa...đến tám hoa. Để chơi trò chơi này trẻ phải 
vượt qua dần các nấc, hết nấc này mới đi tiếp nấc sau. Như vậy đòi hỏi trẻ phải có 
tính kiên trì, cẩn thận, khéo léo mới đi được từ đầu đến cuối trò chơi.
 Với trò chơi “Chi chi, chành chành” đòi hỏi trẻ phải có phản ứng nhanh 
nhạy, linh hoạt, phối hợp tốt giữa tay, mắt, lời nói, vì đến cuối bài “Ù à, ù ập” mà 
trẻ không rút tay ra kịp thì ngón tay sẽ bị giữ lại, như thế là thua.
 - Với lĩnh vực phát triển nhận thức khám phá khoa học hoặc làm quen với 
toán hay lĩnh vực phát triển ngôn ngữ làm quen với văn học, khi lựa chọn các trò 
chơi cần đáp ứng các tiêu chí sau:
 + Nhằm phát triển nhận thức cho trẻ
 + Phát triển ngôn ngữ
 + Rèn luyện trí nhớ, khả năng tư duy
 + Cung cấp kỹ năng hoạt động theo nhóm, kỹ năng sử dụng đồ dùng đồ 
chơi...
 Ví dụ: 
 + Trò chơi "Chuyền thẻ” là một trò chơi dân gian dạy trẻ làm toán cộng hay 
trừ, đó là bài tập đếm từ 1-10 của trẻ. Trẻ nhóm các nhóm theo trật tự cao dần lên 
và cộng lại trong phạm vi 10: bắt đầu từ bàn một “cái mốt, cái mai, cái trai, cái 
hến...” sau đó là nhóm đôi “Đôi tôi, đôi chị...”, nhóm ba “Ba lá đa, ba lá đề...”, và 
nhóm cao hơn “Tám quả trám, hai lên chín...” Qua đó giúp trẻ đếm thành thạo 
trong phạm vi 10.
 + Trò chơi “Chong chóng” giúp trẻ có thể hiểu được cách sử dụng năng 
lượng thiên nhiên trong cuộc sống, hiểu được ý nghĩa của gió, tăng cường kỹ năng 
sống về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
 - Với lính vực phát triển thẩm mỹ (giáo dục âm nhạc): nên chọn các trò chơi 
có giai điệu và lời hát như trò chơi “Tập tầm vông”
 8 Trẻ chơi “nu na nu nống” trong giờ Chơi hoạt động ở các góc
3.5. Tuyên truyền, phối hợp với cha mẹ:
 Bên cạnh việc dạy trẻ ở trường, tôi cũng chú trọng đến việc trao đổi với phụ 
huynh để cùng phối hợp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ có kết quả cao nhất.Để tổ 
chức lồng ghép trò chơi dân gian vào các hoạt động của trẻ phong phú tôi đã tổ 
chức các trò chơi khuyến khích với các bậc phụ huynh cùng tham gia, cổ vủ, động 
viên trẻ từ đó giúp phụ huynh hiểu được các cách chơi, luật chơi để tổ chức cho trẻ 
chơi .Bên cạnh đó giáo viên luôn chủ động phối hợp với phụ huynh thông qua các 
cuộc họp phụ huynh, các hội thi, để tuyên truyền, cùng với phụ huynh tổ chức trò 
chơi dân gian cho trẻ ở nhà.
Tuyên truyền các bậc phụ huynh thấy tác hại của việc xem ti vi và điện thoại quá 
nhiều mà hảy chú trọng tổ chức những trò chơi dân gian bổ ích cho trẻ ở nhà như 
nhảy lò cò, chơi chuyền, nhảy dây.
4.Kết quả:
 Sau một năm học tôi thấy trẻ của lớp tôi có những thay đổi rõ rệt, rất hứng 
thú tham gia vào các hoạt động, các trò chơi đặc biệt là trò chơi dân gian,giờ đây 
các bé đều rất vui vẻ tự tin khi đến lớp, thân thiết nhau hơn, cùng chơi với nhau 
những bạn chơi tốt giúp đở những bạn chơi chưa tốt,chưa tích cực. Qua quá trình 
thực hiện với những biện pháp và cách làm trên, việc tổ chức các trò chơi dân gian 
vào các hoạt động của trẻ ở lớp tôi đạt được những kết quả đáng phấn khởi, cụ thể:
4.1.Đối với trẻ:
- 100% trẻ rất yêu thích và hứng thú tham gia vào các trò chơi dân gian ở lớp. 
- 100% trẻ được mở rộng kiến thức và có thêm rất nhiều hiểu biết về các trò chơi 
dân gian, các phong tục truyền thống của dân tộc.
 10

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_to_chuc_tro_choi_dan.docx