SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 5-6 tuổi khi nghỉ dịch ở nhà

Môi trường gia đình, trường học mất an toàn cũng là nguyên nhân dẫn đến tai nạn thương tích cho trẻ như: Ngã cầu thang, cháy, bỏng nước sôi, điện giật, bị vật sắc nhọn cắt, đâm, bị ngạt thở do nuốt đồ chơi, dị vật, v.v… Phó giáo sư, tiến sỹ Trịnh Xuân Huấn (Bộ y tế) cho rằng: “Tai nạn thương tích không những gây tổn thất về người mà còn để lại gánh nặng cho cả gia đình và xã hội, đó là những hậu quả lâu dài như: “Thương tật vĩnh viễn, sang chấn tâm lý, mất khả năng đi lại, học tập…”
Nói đến trường mầm non là chúng ta nói đến việc: “Nuôi cháu khỏe, dạy cháu ngoan, đảm bảo cho cháu an toàn mọi lúc, mọi nơi”. Trong những nhiệm vụ ấy, nhiệm vụ nào cũng quan trọng, song quan trọng nhất là đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ. Bình thường khi trẻ được đến trường thì giáo viên mầm non là người trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ hàng ngày, là người làm hạn chế và giảm thiểu đến mức thấp nhất tai nạn thương tích cho trẻ, giúp cho trẻ phát triển cân đối, hài hòa, nhưng trong bối cảnh trẻ nghỉ học ở nhà vì dịch bệnh covid – 19 để thực hiện được nhiệm vụ này thì thực sự hết sức khó khăn.
Từ nhận thức trên, là một giáo viên mầm non được phân công dạy lớp mẫu giáo lớnA4, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và áp dụng: “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 5-6 tuổi khi nghỉ dịch ở nhà”. Xin được trao đổi, chia sẻ với bạn bè và đồng nghiệp.
docx 30 trang skmamnonhay 22/06/2024 1070
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 5-6 tuổi khi nghỉ dịch ở nhà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 5-6 tuổi khi nghỉ dịch ở nhà

SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 5-6 tuổi khi nghỉ dịch ở nhà
 MỤC LỤC
PHẦN A. ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................1
I. Lý do chọn đề tài................................................................................................1
II. Thời gian, đối tượng, phạm vi nghiên cứu .......................................................2
1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................2
2. Phạm vi nghiên cứu...........................................................................................2
3. Phương pháp nghiên cứu:.................................................................................2
4. Thời gian nghiên cứu ........................................................................................2
PHẦN B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ .......................................................................3
I. Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu tổng kết 
kinh nghiệm...........................................................................................................3
II. Thực trạng vấn đề .............................................................................................4
1. Đặc điểm tình hình chung: ................................................................................4
a. Thuận lợi:..........................................................................................................4
b. Khó khăn: ..........................................................................................................5
2. Khảo sát trước khi thực hiện.............................................................................5
III. Các biện pháp ..................................................................................................6
1. Khảo sát các nguy cơ gây tai nạn để lồng ghép dạy phòng tránh tai nạn 
thương tích cho trẻ khi ở nhà.................................................................................6
2. Nghiên cứu, tự bồi dưỡng kiến thức cách phòng tránh tai nạn thương tích cho 
bản thân. ................................................................................................................8
3. Xây dựng các hoạt động giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích 
cho trẻ khi trẻ ở nhà.............................................................................................10
4. Lồng ghép nội dung phòng tránh tai nạn thương tích thông qua các hoạt động 
quay video, các bài tuyên truyền gửi nhóm lớp, trò chuyện qua zoom hướng dẫn 
trẻ các kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích, hướng dẫn phụ huynh chăm 
sóc, giáo dục con tại nhà .....................................................................................11
5. Phối kết hợp với phụ huynh để phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ khi ở 
nhà .......................................................................................................................14
PHẦN C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.....................................................17
I. Kết luận............................................................................................................17
II. Khuyến nghị ...................................................................................................17 2
sắc nhọn cắt, đâm, bị ngạt thở do nuốt đồ chơi, dị vật, v.v Phó giáo sư, tiến sỹ 
Trịnh Xuân Huấn (Bộ y tế) cho rằng: “Tai nạn thương tích không những gây tổn 
thất về người mà còn để lại gánh nặng cho cả gia đình và xã hội, đó là những hậu 
quả lâu dài như: “Thương tật vĩnh viễn, sang chấn tâm lý, mất khả năng đi lại, học 
tập”
 Nói đến trường mầm non là chúng ta nói đến việc: “Nuôi cháu khỏe, dạy 
cháu ngoan, đảm bảo cho cháu an toàn mọi lúc, mọi nơi”. Trong những nhiệm 
vụ ấy, nhiệm vụ nào cũng quan trọng, song quan trọng nhất là đảm bảo an toàn 
tuyệt đối cho trẻ. Bình thường khi trẻ được đến trường thì giáo viên mầm non là 
người trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ hàng ngày, là người làm hạn chế và giảm 
thiểu đến mức thấp nhất tai nạn thương tích cho trẻ, giúp cho trẻ phát triển cân 
đối, hài hòa, nhưng trong bối cảnh trẻ nghỉ học ở nhà vì dịch bệnh covid – 19 để 
thực hiện được nhiệm vụ này thì thực sự hết sức khó khăn.
 Từ nhận thức trên, là một giáo viên mầm non được phân công dạy lớp mẫu 
giáo lớnA4, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và áp dụng: “Một số biện pháp nâng 
cao hiệu quả phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 5-6 tuổi khi nghỉ dịch ở 
nhà”. Xin được trao đổi, chia sẻ với bạn bè và đồng nghiệp.
 II. Thời gian, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
 1. Đối tượng nghiên cứu
 100% phụ huynh, trẻ lứa tuổi mẫu giáo lớn,lớp MGL A4
 2. Phạm vi nghiên cứu
 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 
5-6 tuổi khi nghỉ dịch ở nhà
 3. Phương pháp nghiên cứu:
 - Phương pháp quan sát.
 - Phương pháp nghiên cứu lí luận
 - Phương pháp điều tra, khảo sát.
 - Phương pháp tổng hợp, phân tích thông tin
 4. Thời gian nghiên cứu
 Đề tài được thực hiện từ tháng 09/2021 đến tháng 04/2022 4
nghiệm cũng như hiểu biết để đối phó với những nguy hiểm xunh quanh mình. 
đặc biệt là trong năm học 2021- 2022 trẻ chưa được đến trường, trẻ ở nhà với 
ông bà, anh chị thì nguy cơ tiềm ẩn, xảy ra tai nạn thương tích cho trẻ là rất cao.
 Chính vì vậy, việc cung cấp, giáo dục các kỹ năng phòng tránh tai nạn 
thương tích cho trẻ trong năm năm học này là việc làm rất quan trọng để giúp trẻ 
tự bảo vệ bản thân. Kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích là một trong 
những kỹ năng sống vô cùng quan trọng và cần thiết đối với trẻ. Nó giúp trẻ 
nhận ra những mối nguy hiểm trong tình huống cụ thể, đồng thời nhận thức 
được những việc nên làm và không nên làm phù hợp với hoàn cảnh để giúp 
bản thân mình an toàn. Có kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích tốt, trẻ sẽ tự 
tin hơn, sẵn sàng đối diện và vượt qua các mối nguy hiểm trong cuộc sống.
 Để truyền tải cho trẻ kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích ngay từ khi 
còn nhỏ đòi hỏi người giáo viên phải thực sự hiểu trẻ, phải có những phương 
pháp dạy sao cho trẻ dễ hiểu, dễ tiếp thu, có như vậy mới giúp trẻ khắc sâu trong 
tâm trí, định hình cho mình những phản ứng phù hợp với mọi tình huống xảy ra 
hàng ngày.
 II. Thực trạng vấn đề
 1. Đặc điểm tình hình chung:
 Trường Mầm non nơi tôi đang công tác gồm 01 điểm trường ở xóm Đình, 
thôn Cổ Điển A. Trường có 16 lớp học, với tổng số cháu là 539 cháu. Trong đó 
có 04 lớp mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi. Trường có đội ngũ giáo viên trẻ, luôn nhiệt 
huyết với nghề. Đội ngũ giáo viên luôn hăng say trong công tác, luôn yêu 
thương, chăm sóc trẻ như người mẹ thứ 2.
 Năm học 2021- 2022 tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo 
lớnA4 với sĩ số là 42 học sinh, gồm 02 giáo viên. Trong thời gian thực hiện đề 
tài này tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn sau:
 a. Thuận lợi:
 - Về Ban giám hiệu nhà trường: Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo mọi 
điều kiện về cơ sở vật chất, tinh thần. Hằng năm Ban giám hiệu nhà trường đã tổ 
chức lớp tập huấn và cử giáo viên đi học các lớp về phòng tránh tai nạn thương 
tích cho trẻ. Ngoài tài liệu chuyên môn nhà trường còn trang bị đầy đủ tài liệu về 
cách phòng tránh tai nạn thương tích cho giáo viên.
 - Về giáo viên: Lớp tôi được sự phân công của Ban Giám Hiệu với 2 giáo 
viên với 13 năm kinh nghiệm chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ, cả 2 cô đều có trình 
độ trên chuẩn, tận tâm, nhiệt huyết, luôn yêu nghề mến trẻ.
 - Về Bản thân: Là một giáo viên trẻ đầy nhiệt huyết, có tinh thần trách 
nhiệm cao trong công việc, chấp hành tốt mọi nghị quyết và công việc của 6
 Biểu đồ kết quả khảo sát đầu năm (Phụ lục 1)
 Trước thực trạng trên tôi luôn trăn trở, suy nghĩ làm thế nào để các con
 5-6 tuổi nhận biết tốt về hành vi gây ra tai nạn, làm thế nào để giúp các con 
phòng tránh tốt những tai nạn thương tích đó trong thời gian trẻ chưa được đến 
trường do nghỉ dịch covid – 19. Từ đó tôi đã tìm hiểu để đưa ra các biện pháp 
sau:
 III. Các biện pháp
 1. Khảo sát các nguy cơ gây tai nạn để lồng ghép dạy phòng tránh tai 
nạn thương tích cho trẻ khi ở nhà
 Khảo sát các nguy cơ gây tai nạn thương tích cho trẻ khi ở nhà là biện pháp 
giúp tôi có cái nhìn chính xác và đầy đủ hơn về những tác nhân có thể gây 
thương tích cho trẻ. Từ đó tôi có thể đưa ra những biện pháp phù hợp cũng như 
để hỗ trợ các bậc phụ huynh nhằm giảm thiểu các tác nhân gây ra tai nạn thương 
tích cho trẻ khi con nghỉ học ở nhà. Nhất là đối với những gia đình có bố mẹ đi 
làm cả ngày chỉ có trẻ ở nhà với anh chị hay ông bà lớn tuổi chưa hiểu rõ về 
những nguy cơ có thể gây ra tai nạn thương tích cho trẻ.
 * Cách làm Cũ:
 Những năm học trước các động hoạt chăm sóc giáo dục trẻ diễn ra ở 
trường, mọi hoạt động đều hướng đến trẻ, các nội dung khảo sát chủ yếu là trên 
trẻ, các nguy cơ gây tai nạn thương cho trẻ thường được khảo sát ở trường 
Nhưng đặc biệt trong năm học này trẻ nghỉ dịch ở nhà chính vì vậy tôi đã khảo 
sát qua các bậc phụ huynh về các nguy cơ gây tai nạn thương tích cho trẻ khi ở 
nhà.
 * Cách làm mới:
 Ngay từ đầu năm học, tôi đã tiến hành khảo sátcác nguy cơ gây tai nạn thương 
tích cho trẻ khi ở nhàqua phụ huynhbằng google form, kênh thông tin zalo, hay điện 
thoại trực tiếp đối với những bậc phụ huynh không dùng zalo.
 Hình ảnh 2: Hình ảnhphiếu khảo sát các nguy cơ có thể gây tai nạn thương tích 
cho trẻ khi ở nhà(Phụ lục 2)
 * Kết quả
 Bằng những gì tìm hiểu được vàqua khảo sát các phụ huynh học sinh tôi đã 
nhận thấy các nguy cơ hay gây ra tai nạn thương tích cho trẻ gồm những nguy 
cơ sau:
 + Bỏng, hỏa hoạn: Bỏng là một tai nạn thường thấy ở trẻ em đặc biệt là trẻ 
nhỏ, nó để lại những hậu quả nghiêm trọng đến tinh thần và sức khỏe. Tai nạn 
do bỏng gây tổn thương và biến dạng các vùng da trên cơ thể. Trẻ có thể bị: 8
Những sự cố thang máy thường gặp ở trẻ như: Mắc kẹt trong thang máy, kẹt 
cửa thang máy, thang máy di chuyển trước khi đóng cửa, Cabin rơi tự do.
 + Đuối nước: Trẻ 5 - 6 tuổi rấthiếu động nhưng cũng ngây thơ chưa hiểu 
hết được sự nguy hiểm của việc chơi gần khu vực có nước như ao, sông, mương 
hay những thùng đựng nước lớn... nên xảy ra những sự việc đau lòng nhưngã 
xuống mương thoát nước, ao, hồ ở gần nhà, ngã vào xô, thùng đựng nước ở 
trong nhà, khu vệ sinh
 Xác định rõ các nguyên nhân và các nguy cơ không an toàn có thể gây 
thương tích cho trẻ, tôi nghĩ rằng muốn giữ an toàn cho trẻ thì môi trường trẻ 
sống, vui chơi và học tập phải được đảm bảo an toàn, phát hiện kịp thời các 
nguy cơ có thể gây ra tai nạn thương tích, làm giảm thiểu tác hại đến sức khỏe 
và sự phát triển của cơ thể, tăng cường các khả năng phòng tránh tai nạn thương 
tích cho trẻ.
 2.Nghiên cứu, tự bồi dưỡng kiến thức cách phòng tránh tai nạn thương 
tích cho bản thân.
 Khi trẻ đến lớp thì giáo viên là người trực tiếp chăm sóc trẻ. Tuy nhiên 
trong khi dịch bệnh còn diễn biến phức tạp trẻ chưa thể đến lớp thì việc tự học 
nghiên cứu, bồi dưỡng kiến thức về cách phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 
là rất quan trọng.Hơn ai hết giáo viên, phải là người nắm vững những kiến thức, 
kỹ năng cơ bản về phòng, tránh và xử lý các tình huống khi tai nạn xảy ra.
 Từ việcluôn tự học hỏi nâng cao kiến thức của bản thân về cách phòng 
tránh tai nạn thương tích cho trẻ để từ đó tôi có thể lồng ghép phù hợp vào 
chương trình chăm sóc giáo dục trẻ trong suốt năm học. Nếu không được bồi 
dưỡng thường xuyên thì không thể có kiến thức và khó xử trí được các tình 
huống khi tai nạn xảy ra với trẻ.
 Khi có được những kiến thức tốt về các nguy cơ, cách phòng tránh và xử trí 
khi trẻ bị tai nạn thương tích tôi sẽ tự tin tuyên truyền đến phụ huynh học sinh 
về cách phòng tránh và xử trí khi trẻ không may bị ti nạn thương tích một cách 
chính xác và đạt hiêụ quả.
 * Cách làm cũ:
 Khi trẻ được đến trường thì việc nghiên cứu bồi dưỡng kiến thức về kỹ 
năng phòng tránh tai nạn thương tích chưa được chú trọng nhiều nhưng với tình 
hình thực tế như hiện nay trẻ nghỉ ở nhà, trong khi nhiều gia đình phụ huynh 
phải đi làm cả ngày, trẻ ở nhà với ông bà lớn tuổi hoặc các anh chị của mình, thì 
nguy cơ xảy ra tai nạn thương tích cho trẻ là rất cao chính vì vậy việc nghiên 
cứu, bồi dưỡng nâng cao kiến thứcvà tìm ra các biện pháp để nâng cao việc 

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_phong_tranh_tai_nan.docx