SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động làm quen với tác phẩm văn học cho trẻ 5-6 tuổi

Văn học là một môn học cần thiết và không thể thiếu được trong cuộc sống con người, đặc biệt là trẻ Mầm non nó là phương tiện phát triển ngôn ngữ cho trẻ có đủ vốn từ để nói năng lưu loát, diễn đạt gãy gọn.
Mỗi tác phẩm văn học như là viên ngọc quý trong cuộc sống , nó bay bổng tạo nên những khúc nhạc làm cho cuộc sống đời thường thêm chất thơ. Vậy làm thế nào để cho trẻ cảm nhận được những chất thơ trong cuộc sống, cảm nhận được các giá trị nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm trong đó có tình yêu tổ quốc, yêu quê hương, yêu tiếng mẹ đẻ, yêu nhân dân, ý thức giữ gìn và bảo vệ cây xanh, có cách chăm sóc và bảo vệ với mọi sinh vật trên trái đất… Tôi thiết nghĩ đó là việc làm mà mọi giáo viên chúng ta như đang tìm cách đi nhẹ nhàng nhất và có hiệu quả nhất cho riêng mình.
Nhìn nhận một cách cụ thể hơn chúng ta thấy rằng chương trình làm quen với văn học đã có nhiều thể loại, đã có một số tác phẩm văn học nước ngoài được dịch và biên soạn lại để dạy trẻ được phân theo các lứa tuổi đáp ứng nhu cầu nhận thức của trẻ. Để dẫn dắt trẻ trở về với đời sống văn hóa vật chất, đời sống tinh thần của cha ông và trở về với cội nguồn dân tộc hay có những hiểu biết nhất định về văn hóa các nước trên thế giới. Nhưng làm như thế nào để các con cảm nhận được những giá trị nghệ thuật độc đáo của các tác phẩm văn học ấy. Đó lại là điều trăn trở của rất nhiều nhà giáo sư phạm. Thực tế trong các trường Mầm non khả năng cảm thụ tác phẩm văn học, hay các kỹ năng đọc kể diễn cảm của một số giáo viên còn hạn chế, thiếu tính sáng tạo trong quá trình cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học.
Từ những cơ sở trên tôi thiết nghĩ: Việc nâng cao hiệu quả cho trẻ làm quen với văn học là một việc làm thiết thực, các giáo viên phải không ngừng học hỏi và nâng cao nghệ thuật giảng dạy nhằm phát triển xúc cảm ngôn ngữ cho trẻ đạt hiệu quả tốt nhất.
doc 16 trang skmamnonhay 26/02/2025 1020
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động làm quen với tác phẩm văn học cho trẻ 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động làm quen với tác phẩm văn học cho trẻ 5-6 tuổi

SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động làm quen với tác phẩm văn học cho trẻ 5-6 tuổi
 minh họa chưa bộc lộ cảm xúc hấp dẫn cuốn hút trẻ, phương pháp lồng ghép 
tích hợp chưa linh hoạt sáng tạo kết quả trên trẻ chưa cao. 
 Do vậy kết quả dạy trên trẻ còn hạn chế, sự tiếp thu các tác phẩm văn học 
của trẻ không đồng đều chưa phát huy được tính tích cực tư duy cho trẻ hiện 
nay.
 Từ những lý do trên tôi mạnh dạn tiến hành thực hiện đề tài: “Một số biện 
pháp nâng cao hiệu quả hoạt động làm quen với tác phẩm Văn học cho trẻ 5-
6 tuổi ”.
1.1.Cơ sở lý luận:
 Văn học là một môn học cần thiết và không thể thiếu được trong cuộc sống 
con người, đặc biệt là trẻ Mầm non nó là phương tiện phát triển ngôn ngữ cho 
trẻ có đủ vốn từ để nói năng lưu loát, diễn đạt gãy gọn.
 Mỗi tác phẩm văn học như là viên ngọc quý trong cuộc sống , nó bay 
bổng tạo nên những khúc nhạc làm cho cuộc sống đời thường thêm chất thơ. 
Vậy làm thế nào để cho trẻ cảm nhận được những chất thơ trong cuộc sống, cảm 
nhận được các giá trị nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm trong đó có tình yêu tổ 
quốc, yêu quê hương, yêu tiếng mẹ đẻ, yêu nhân dân, ý thức giữ gìn và bảo vệ 
cây xanh, có cách chăm sóc và bảo vệ với mọi sinh vật trên trái đất Tôi thiết 
nghĩ đó là việc làm mà mọi giáo viên chúng ta như đang tìm cách đi nhẹ nhàng 
nhất và có hiệu quả nhất cho riêng mình.
 Nhìn nhận một cách cụ thể hơn chúng ta thấy rằng chương trình làm quen 
với văn học đã có nhiều thể loại, đã có một số tác phẩm văn học nước ngoài 
được dịch và biên soạn lại để dạy trẻ được phân theo các lứa tuổi đáp ứng nhu 
cầu nhận thức của trẻ. Để dẫn dắt trẻ trở về với đời sống văn hóa vật chất, đời 
sống tinh thần của cha ông và trở về với cội nguồn dân tộc hay có những hiểu 
biết nhất định về văn hóa các nước trên thế giới. Nhưng làm như thế nào để các 
con cảm nhận được những giá trị nghệ thuật độc đáo của các tác phẩm văn học 
ấy. Đó lại là điều trăn trở của rất nhiều nhà giáo sư phạm.
 Thực tế trong các trường Mầm non khả năng cảm thụ tác phẩm văn học, 
hay các kỹ năng đọc kể diễn cảm của một số giáo viên còn hạn chế, thiếu tính 
sáng tạo trong quá trình cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học.
 Từ những cơ sở trên tôi thiết nghĩ: Việc nâng cao hiệu quả cho trẻ làm 
quen với văn học là một việc làm thiết thực, các giáo viên phải không ngừng học 
hỏi và nâng cao nghệ thuật giảng dạy nhằm phát triển xúc cảm ngôn ngữ cho trẻ 
đạt hiệu quả tốt nhất.
1.2.Cơ sở thực tiễn: 
 _____________________________2/14_______________________________ Đề tài được thực hiện trong năm học từ tháng 9 năm 2020 đến tháng 6 
năm 2021 tại lớp mẫu giáo lớn 5 tuổi A1.
 PHẦN THỨ II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1.Cơ sở lý luận để giải quyết vấn đề.
 Như chúng ta đã biết ở lứa tuổi mầm non “ học mà chơi, chơi mà học”, tất 
cả các hoạt động đều quan trọng đối với trẻ trong đó phải kể đến là hoạt động 
làm quen với tác phẩm văn học. Hoạt động này đóng vai trò to lớn trong chương 
trình chăm sóc giáo dục trẻ. Vì thế chúng ta thấy được việc nâng cao chất lượng 
dạy trẻ làm quen với tác phẩm văn học là vấn đề quan trọng trong đổi mới hình 
thức tổ chức giáo dục mầm non.
 Mỗi đứa trẻ sinh ra đều có một đặc điểm tâm sinh lý khác nhau, mỗi trẻ có 
nhận thức khác nhau
 Để trẻ hứng thú trong tiết học Làm quen với tác phẩm văn học giáo viên 
phải tổ chức tiết học đó sao cho đạt hiệu quả. Đọc thơ thật diễn cảm, tự nhiên, 
kể lại truyện sáng tạo, hóa thân vào các nhân vật trong các vai diễn trò chơi 
đóng kịchTừ đó trẻ tham gia các hoạt động tích cực, sáng tạo. Giáo dục Mầm 
non ngày một thay đổi và phát triển. Hoạt động làm quen tác phẩm Văn học 
không phải là hoạt động độc lập, không theo một quy trình phân chia thành 
nhiều tiết như trước đây, không gò bó theo cấu trúc trong khi tổ chức hoạt động.
 Từ đó tôi nhận thấy rằng bộ môn làm quen tác phẩm Văn học có tầm quan 
trọng rất lớn trong việc phát triển nhận thức, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm 
mỹ và qua các tiết học đọc thơ, kể truyện làm giàu vốn từ cho trẻ, rèn luyện khả 
năng phát âm và cách diễn đạt mạch lạc. Các tác phẩm thơ truyện chỉ có thể phát 
huy hết tác dụng của nó cô giáo biết truyền tải được tư tưởng, cảm xúc của tác 
giả và nội dung tác phẩm thông qua các hình thức nghệ thuật hấp dẫn, phong 
phú, đa dạng. Qua đó giúp trẻ phát huy tính tích cực, tự tin, độc lập, sáng tạo, 
hình thành tư duy, khả năng ghi nhớ có chủ định, những tình cảm đạo đức tốt 
đẹp có khả năng hoạt động nghệ thuật, sáng tạo.
 Qua các tác phẩm văn học còn giúp trẻ phát triển về mặt thẩm mỹ, thông 
qua những từ ngữ, hình ảnh đẹp trong tác phẩm văn học, giúp trẻ cảm nhận được 
cái hay, cái đẹp trong cuộc sống xung quanh mình.
 Để đạt được điều đó, ngay từ đầu năm học tôi đã suy nghĩ và lựa chọn : “ 
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động làm quen tác phẩm Văn học 
cho trẻ Mẫu giáo lớn 5-6 tuổi” tại lớp mình.
2. Khảo sát thực trạng
 _____________________________4/14_______________________________ Minh chứng hình ảnh 1b : ( Khảo sát đối với trẻ)
Nhận xét: Nhìn vào bảng điều tra thực trạng ban đầu ta thấy:
 - Khả năng hiểu và cảm thụ tác phẩm văn học còn hạn chế, có 13,3% trẻ ở 
 mức độ yếu
 - Khả năng trẻ trả lời câu hỏi của cô còn rất nhiều hạn chế, có tới 16,7% trẻ 
 ở mức độ yếu
 - Khả năng trẻ đọc thơ diễn cảm cũng chưa cao, có 13,3% trẻ ở mức độ yếu
 - Khả năng hứng thú trong hoạt động làm quen với tác phẩm văn học còn 
 chưa cao, trẻ yếu chiếm 10%.
4. Các biện pháp thực hiện.
 4.1. Nghiên cứu chương trình, xây dựng kế hoạch của lớp và kế hoạch cho 
trẻ làm quen với văn học.
 4.2. Xây dựng môi trường trong và ngoài lớp học và làm đồ chơi sáng tạo 
để thu hút trẻ tích cực, hứng thú với hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm 
văn học.
 4.3. Thường xuyên trao đổi trong tổ chuyên môn đóng góp ý kiến để nâng 
cao chất lượng tổ chức hoạt động Làm quen với tác phẩm văn học.
 4.4. Lập kế hoạch dạy trẻ qua hình thức quay video và zoom ( do diễn 
biến dịch bệnh Covid – 19).
 4.5. Phối kết hợp với phụ huynh giúp trẻ làm quen với tác phẩm văn học 
đạt hiệu quả cao.
 * Những biện pháp cụ thể.
 4.1. Nghiên cứu chương trình, xây dựng kế hoạch của lớp và kế hoạch cho 
trẻ làm quen với văn học.
 Từ việc khảo sát chất lượng trẻ của lớp đầu năm học. Qua nghiên cứu kế 
hoạch chỉ đạo của nhà trường và Ban giám hiệu cùng tổ chuyên môn, dựa vào 
phiên chế của năm học của nhà trường. Tôi đã xây dựng kế hoạch cụ thể của lớp 
theo từng tháng, từng tuần sao cho phù hợp với thực tế và điều kiện của lớp, khả 
năng nhận thức của trẻ 
 Ví dụ: Chủ đề - sự kiện tháng 1: “ Động Vật” gồm 5 tuần
 Thời Nội dung dạy trẻ Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi Đánh giá kết 
 gian sáng tạo quả thực hiện
 Tháng 1 Kể chuyện: Truyện: Tranh truyện, Làm sa bàn Với sự chuẩn 
 Tuần 1 Cáo thỏ và gà trống các nhân vật bằng rối dẹt bị tốt về nội 
 cắt rời. dung dạy trẻ 
 Xây dựng giáo án điện tử và chuẩn bị 
 Đĩa nhạc. về đồ dùng, 
 _____________________________6/14_______________________________ Nhờ có kế hoạch cụ thể cùng với sự chuẩn bị chu đáo đồ dùng trực quan, 
đồ chơi , giáo án cho trẻ. Tôi đã chủ động hơn trong việc chuẩn bị các tiết dạy 
và tổ chức các hoạt động cho trẻ Làm quen với tác phẩm văn học. Tôi cảm thấy 
rất tự tin mỗi khi Ban giám hiệu dự giờ đột xuất mà có được sự bình tĩnh nhờ sự 
chuẩn bị chu đáo. Từ đó các tiết dạy của tôi được đánh giá cao.Tôi nhận thấy 
nếu làm việc không có kế hoạch cụ thể thì sẽ không có hiệu quả cao.
 4.2. Xây dựng môi trường lớp học và làm đồ chơi sáng tạo để thu hút trẻ 
tích cực hứng thú với hoạt động cho trẻ Làm quen với tác phẩm văn học.
 Tạo môi trường học tập phong phú đẹp mắt trong lớp học có vai trò quan 
trọng đến hứng thú của trẻ khi đến lớp và các hoạt động vui chơi.
 Ngay từ đầu năm học tôi được Ban giám hiệu nhà trường hướng dẫn cụ 
thể cách làm đồ dùng trực quan, học tập cách trang trí qua các buổi kiến tập, 
tham quan ở trường bạn tôi cùng giáo viên trong lớp bắt tay ngay vào việc trang 
trí lớp theo từng chủ đề - sự kiện, bố trí các góc mảng hợp lý vừa tấm mắt của 
trẻ. Đặc biệt tôi sử dụng màu sắc luôn tươi sáng, sắp xếp đồ dùng đồ chơi khoa 
học gọn gàng hợp lý. Lớp học của tôi rất thân thiện toát lên vẻ đẹp trong sáng 
của thế giới trẻ thơ làm cho các cháu rất thích đến lớp. Tôi luôn tạo bầu không 
khí vui tươi trong lớp để mỗi ngày trẻ đến lớp là một ngày vui, tôi luôn chú ý 
đến việc xây dựng góc sáng tạo và các góc mở cho trẻ. Ở đó trẻ được tự tạo ra 
sản phẩm của mình được chơi hết mình với nó. Hàng ngày trẻ cùng nhau tìm 
kiếm nguyên liệu tự làm theo gợi ý hướng dẫn của cô. Kết quả là trẻ rất hứng 
thú chơi mỗi khi trẻ đến lớp trẻ thường tới góc đó tham gia chơi. Chính từ đó tôi 
đã tạo ra cho trẻ thói quen tốt, hoạt động sôi nổi tích cực học tập giúp trẻ phát 
triển vốn từ giao tiếp mạch lạc, các kỹ năng đọc kể diễn cảm, sáng tạo của trẻ 
cũng được nâng cao.
 Chính vì vậy tôi sưu tầm những nguyên vật liệu dễ tìm ở địa phương kết 
hợp với sự ủng hộ của phụ huynh (bìa cát tông, xốp, vỏ hộp) để làm đồ dùng 
tự tạo dạy trẻ.
 *Làm đồ chơi mô hình sáng tạo để dạy trẻ 
 Ví dụ: Chủ đề - sự kiện tháng 1 "Động vật” tôi dùng vỏ chai loại nhỏ, giấy 
xốp, giấy gói hoa các màu cắt tỉa, dán tạo thành đàn cá, rong rêu, và sử dụng sa 
bàn.Tôi có thể sử dụng trong hoạt động đọc thơ “Rong và cá”.
 Với các loại giấy màu tôi lựa chọn màu sắc tươi sáng để cắt, dán tạo thành 
những chiếc mũ cho trẻ đội trong hoạt động đọc thơ, kể truyện, đóng kịch ở mỗi 
chủ đề - sự kiện trong tháng.
 (Minh chứng hình ảnh 3a: Một số con rối dẹt)
 _____________________________8/14_______________________________ lo âu của cả nước và là mối quan tâm chung của toàn xã hội đặc biệt là đội ngũ 
giáo viên người truyền thụ trực tiếp kiến thức cho học sinh.
 Trước tình hình đó Phòng giáo dục đã lên kế hoạch chỉ đạo và triển khai
cụ thể tới các hà trường nội dung ôn tập kiến thức tại nhà và các hoạt động học
trong chương trình học kỳ I.
 Với chức vụ là tổ trưởng tổ Mẫu giáo tôi đã tìm tòi, nghiên cứu cùng tổ 
chuyên môn lên kế hoạch và tìm ra biện pháp quay video trực tiếp bài dạy do 
các cô giáo trong tổ 5 tuổi thực hiện gửi lên nhóm lớp, học sinh xem trực tiếp và 
tiếp thu kiến thức dễ dàng.
 Cùng với hình thức gửi video thì phần mềm zoom đã mang tới kết quả 
đáng mong đợi. Thông qua hình thức học này cô và trẻ trực tiếp tương tác với 
nhau. Trẻ với trẻ được giao lưu và nhìn thấy mặt nhau. 
 Qua hình thức học này giáo viên không chỉ truyền đạt cho học sinh kiến 
thức mà còn giúp các em tiếp cận với công nghệ thông tin. Không những thế trẻ 
còn được trao đổi để phát triển vốn từ, sự mạnh dạn, tự tin trước đám đông. 
 Đối với những trẻ do lý do nào đó không tham gia buổi học chúng tôi đã 
ghi lại video bài giảng và gửi lại cho trẻ giúp các con ôn tập kiến thức.
 (Minh chứng hình ảnh 5: Trẻ tham gia học online trên phần mềm zoom)
 Qua phần mềm zoom trẻ hứng thú hơn khi tham gia tiết học và kết quả đạt 
được là 100% học sinh tham gia và đạt kết quả tốt.
4.5. Phối kết hợp với phụ huynh để dạy trẻ làm quen với tác phẩm văn học 
đạt kết quả tốt .
 Ngay từ đầu năm học tôi tổ chức họp phụ huynh, dựa trên kế hoạch của 
nhà trường, tôi thông báo về tình hình, kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ của lớp 
trong năm học. 
 Thông qua góc tuyên truyền đầu năm tôi chú trọng việc xây dựng góc 
tuyên truyền thật khoa học, hấp dẫn, bảng tuyên truyền đặt ở cửa lớp để phụ 
huynh tiện theo dõi. Bên cạnh đó tôi xây dựng kế hoạch hoạt động của trẻ hàng 
ngày, hàng tuần để khi các bậc phụ huynh đưa con em mình đến lớp hay khi đón 
trẻ ra về đều nắm được việc hoạt động trong tuần của trẻ. Từ đó tôi đã trao đổi 
với phụ huynh về việc tiếp thu kiến thức của trẻ ở trường đặc biệt là hoạt động 
cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học giúp cho trẻ phát triển ngôn ngữ, tư duy 
tốt hơn.
 Bên cạnh đó, tôi cũng vận động phụ huynh ủng hộ các nguyên vật liệu, 
chai nhựa bỏ...để làm đồ dùng phục vụ trong quá trình dạy trẻ làm quen với tác 
phẩm văn học. Đồ dùng sáng tạo, đẹp thu hút trẻ giúp trẻ hứng thú và tiếp thu 
bài một cách hiệu quả nhất.
_____________________________10/14_______________________________

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_hoat_dong_lam_quen_v.doc