SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi

Giáo dục thể chất trong nhà trường có ý nghĩa to lớn trong việc phát huy và bồi dưỡng nhân tố con người. giáo dục thể chất cho trẻ ở trường Mầm non lại càng mang nhiều ý nghĩa vì khi ấy trẻ đang ở những năm đầu đời của sự phát triển, những năm tháng định hình tính cách cũng như suy nghĩ sau này của trẻ. Nên việc tiếp cận nhiều với các môn thể dục thể thao giúp trẻ rèn luyện được nhiều đức tính tốt đẹp, đặc biệt là thói quen rèn luyện thể thao. Hơn thế nữa việc tiếp xúc nhiều với các môn thể thao sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển về thể lực của trẻ, là tiền đề để phát triển trí lực. Bởi nếu có sức khỏe tốt thì trẻ mới có thể học tập tốt được.
Như chúng ta đã biết chăm sóc giáo dục trẻ em ngay từ những tháng năm đầu tiên của cuộc sống là một việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự nghiệp chăm lo, đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những con người tương lai của đất nước. Vì thế, giáo dục con người ở lứa tuổi mầm non vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của mỗi người đối với xã hội, với cộng đồng nên chúng ta cần chăm sóc, giáo dục trẻ thật chu đáo.
Giáo dục thể chất là một bộ phận quan trọng của giáo dục phát triển toàn diện, có mối quan hệ giáo dục mật thiết với giáo dục đạo đức, thẩm mỹ và lao động.
doc 26 trang skmamnonhay 26/02/2025 610
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi

SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi
 “ Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Giáo dục thể chất cho trẻ Mẫu 
giáo lớn 5 - 6 tuổi”.
 MỤC LỤC
 Nội dung Trang
 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài 3
1.1.Cơ sở lý luận 3
1.2. Cơ sở thực tiễn 4
2. Mục đích nghiên cứu 4
3. Đối tượng nghiên cứu 4
4. Đối tượng khảo sát thực nghiệm 4
5. Các phương pháp nghiên cứu 4
6. Phạm vi nghiên cứu và thời gian thực hiện đề tài 4
 PHẦN II: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI VÀ NGHIÊN 5
 CỨU VẤN ĐỀ
1.Cơ sở lý luận để giải quyết vấn đề 5
2. Khảo sát thực trạng 5
2.1. Thuận lợi 6
2.2. Khó khăn 6
3. Số liệu điều tra trước khi thực hiện 6
4. Những biện pháp thực hiện 7
4.1. Biện pháp 1 7
4.2.Biện pháp 2 13
4.3. Biện pháp 3 15
4.4. Biện pháp 4 15
4.5.Biện pháp 5 16
4.6.Biện pháp 6 19
4.7.Biện pháp 7 21
5. Kết quả đạt được sau khi thực hiện 21
 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 24
1.Kết luận 24
2.Các khuyến nghị và đề xuất 24
3. Các tài liệu tham khảo 25
 2/26 “ Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Giáo dục thể chất cho trẻ Mẫu 
giáo lớn 5 - 6 tuổi”.
 Mục đích nghiên cứu là tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng việc giáo dục thể 
chất cho trẻ từ đó chọn lọc các hình thức giáo dục phù hợp nhằm hướng đến sự 
phát triển tính tích cực vận động cho trẻ mầm non, hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận 
động và phát triển tố chất thể lực nhanh nhẹn, mạnh mẽ, khéo léo, bền bỉ cho trẻ 
phù hợp với khả năng tâm, sinh lý của trẻ mầm non.
3. Đối tượng nghiên cứu:
 Nghiên cứu một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài.
 Các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu 
giáo lớn ở trường mầm non.
4. Đối tượng khảo sát thực nghiệm:
 Đối tượng: Cô giáo lớp 5 tuổi A1, Trẻ mẫu giáo 5 tuổi
 Số lượng: 2 cô, 30 cháu.
5. Những phương pháp nghiên cứu:
 5.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
 5.2. Phương pháp điều tra tình hình thực tế.
 5.3. Phương pháp khảo sát tiết dạy.
 5.4. Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan.
 5.5. Phương pháp quan sát trực tiếp trên trẻ.
 5.6. Phương pháp thống kê phân tích toán học.
6. Phạm vi và thời gian của đề tài:
 Thời gian thực hiện: Từ tháng 9 năm 2020 đến tháng 5 năm 2021
 PHẦN II: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận:
 Bác Hồ đã từng nói: Muốn làm được việc tốt, lao động được giỏi thì phải có 
sức khỏe, mà muốn có sức khỏe phải tập luyện thể dục thể thao. Hơn thế nữa trên 
tinh thần nghị quyết TW4 về cấp bách của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe 
của nhân dân có ghi rõ: “Sức khỏe là cái vốn quý nhất của mỗi người và của toàn 
xã hội, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Vậy 
làm thế nào để trẻ nhỏ yêu thích vận động và hăng say tham gia các hoạt động thể 
dục thể thao là những con người tốt và có ích cho xã hội. 
 Nhìn nhận một cách cụ thể hơn chúng ta thấy rằng chương trình giáo dục thể 
chất đã xây dựng đầy đủ và phong phú các nội dung nhằm hướng tới mục đích bảo 
vệ và tăng cường sức khỏe, hình thành hệ thống các kỹ năng, kỹ xảo vận động góp 
phần giáo dục trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ lao động trên nguyên tắc hướng tới sự 
hoàn thiện cao nhất của con người. Nó giúp trẻ phát triển toàn diện và cân đối con 
 4/26 “ Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Giáo dục thể chất cho trẻ Mẫu 
giáo lớn 5 - 6 tuổi”.
2.3. Khó khăn:
 Số lượng học sinh trong lớp khá đông (30 cháu/2 cô), trong đó số học sinh 
nam chiếm 2/3 tổng số học sinh vì vậy các cháu rất hiếu động.
 Nhiều trẻ còn chưa hứng thú, tích cực trong hoạt động giáo dục thể chất.
 Đặc biệt nhiều phụ huynh còn coi hoạt động giáo dục thể chất không quan 
trọng mà chỉ quan tâm đến việc học chữ, học số của trẻ.
3. Số liệu điều tra trước khi thực hiện.
 Trước khi thực hiện tôi đã tiến hành khảo sát trên 3 giờ hoạt động học có chủ 
đích với số trẻ là 30 cháu. Mời ban giám hiệu và tổ chuyên môn dự giờ và đánh giá 
kết quả cụ thể như sau: 
 Bảng thực trạng ban đầu đối với cô giáo
 Kết quả
 Loại tiết Số lượng tiết
 Tỷ lệ %
 0
 Tốt 0
 Khá 2 6,7%
 1
 Đạt yêu cầu 3,3%
 Không đạt yêu cầu 0
 0
 Để thực hiện tốt các biện pháp ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát 
chất lượng của trẻ lúc ban đầu để nắm được kỹ năng vận động cũng như thể lực của 
từng trẻ với những tiêu chí sau:
 Tiêu chí Tổng Kết quả
 số Tốt Khá Trung bình Yếu
 trẻ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ 
 trẻ % trẻ % trẻ % trẻ %
Khả năng tập trung, 30 6 20% 10 33,3% 9 30% 5 16,7%
chú ý
Trẻ hứng thú tích 30 5 16,7% 9 30% 10 33,3% 6 20%
cực vận động 
Kỹ năng, kỹ xảo 30 4 13,3% 6 20% 11 36,7% 9 30%
thực hiện vận động 
Nhận xét: Nhìn vào bảng thống kê thực trạng đầu năm cho chúng ta thấy kết quả 
các tiêu chí ở mức độ tốt và khá còn hạn chế mà kết quả ở mức trung bình và yếu 
 6/26 “ Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Giáo dục thể chất cho trẻ Mẫu 
giáo lớn 5 - 6 tuổi”.
 Hình ảnh: Trẻ tham gia vận động “Bò dích dắc bằng bàn tay, bàn chân qua 
5 hộp cách nhau 60cm”.
 - Khi lựa chọn trò chơi vận động không nên chọn trò chơi quá dễ trẻ sẽ nhanh 
 nhàm chán, nếu trò chơi khó quá thì trẻ không thực hiện được. 
 Dưới đây là bảng kế hoạch mà tôi và đồng nghiệp đã xây dựng cho nhóm 
 lớp của mình.
 KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT 
 STT Kế hoạch Mục tiêu Nội dung
 giáo dục
 1 Tháng 9 - Trẻ biết phối hợp bàn tay cẳng chân - Bò bằng bàn tay, 
 nhịp nhàng để bò chui qua cổng ma cẳng chân chui qua 
 không chạm người vào cổng cổng.
 - Rèn tính nhanh nhẹn, khéo léo - Đập bóng xuống 
 mạnh dạn khi tập luyện sàn và bắt bóng bằng 
 - Trẻ biết phối hợp nhịp nhàng. hai tay ( CS 10).
 - Có ý thức kỷ luật khi tham gia tập - Tung bóng lên cao 
 luyện. và bắt bóng
 - Biết dùng sức mạnh của tay để - Ném xa bằng một 
 ném, biết đưa tay ra sau lấy đà để tay.
 8/26 “ Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Giáo dục thể chất cho trẻ Mẫu 
giáo lớn 5 - 6 tuổi”.
 trên. so với mặt đất
 (CS 04) .
 4 Tháng 12 - Trẻ biết sử dụng sức mạnh của thân - Ném xa bằng hai 
 và tay để ném túi cát đi xa. tay, chạy nhanh 15m.
 - Trẻ biết ném đúng hướng, đúng 
 cách.
 - Chạy phối hợp chân tay nhịp nhàng
 - Trườn sấp kết hợp 
 - Có kỹ năng trườn sấp trèo qua ghế trèo qua ghế thể dục
 thể dục
 - Trẻ biết nhún bật bằng hai chân và - Bật sâu 25cm
 chạm đất nhẹ nhàng bằng hai nửa bàn 
 chân trên.
 - Trẻ biết phối hợp nhịp nhàng bàn Bò dích dắc bằng bàn 
 tay, bàn chân để bò được qua 5 hộp tay, bàn chân qua 5 
 khác nhau cách nhau 60m. hộp khác nhau cách 
 nhau 60m.
 5 Tháng 1 - Nhanh nhẹn, khéo léo trong vận - Chạy 18m trong 
 động: chạy nhanh, bật. khoảng 5-7 giây
 - Chạy nhanh đều và liên tục 18m (CS 12).
 trong vòng 5-7 giây.
 - Trẻ có kỹ năng bật chụm ( hai tay Nhảy khép và tách 
 chống hông, bật chụm bằng hai chân qua 7 ô.
 chân).
 - Trẻ thực hiện phối hợp chân tay - Bật liên tục qua 5-7 
 nhịp nhàng, nhún lấy đà bật liên tục vòng.
 qua 5-7 vòng
 - Bài tập tổng hợp: 
 - Rèn luyện cho trẻ sự phối hợp chân 
 Bật qua 3-4 vòng, lăn 
 và tay mắt khi bật, lăn bóng và chạy
 bóng 4m, chạy nhanh 
 - Phát triển tố chất nhanh, mạnh và 10m.
 10/26 “ Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Giáo dục thể chất cho trẻ Mẫu 
giáo lớn 5 - 6 tuổi”.
 năng định hướng trong không gian.
 9 Tháng 4 - Biết cách cầm bao cát và ném. Biết - Ném trúng đích 
 nhảy lò cò 5-7 vòng liên tục về phía thẳng đứng, nhảy lò 
 trước. cò. (CS 09)
 - Có kỹ năng chuyền bóng bên phải, - Chuyền bóng bên 
 bên trái liên tục không làm rơi bóng. phải, bên trái. Chạy 
 - Có kỹ năng chạy chậm, chạy đúng chậm 100m.
 cự ly cô yêu cầu. - Bật chụm chân, 
 - Trẻ biết dùng sức chân để nhún bật ném đích đứng.
 chụm tách liên tục và 5 ô và chạm đất 
 đồng thời bằng 2 chân trên biết cách 
 ném túi cát vào đúng đích. - Bật khép tách chân, 
 - Thực hiện đúng thao tác, có kỹ năng ném đích nằm ngang.
 nhanh khéo mạnh và chính xác.
 Tháng 5 - Trẻ mạnh dạn đi lên và đi xuống Đi lên xuống trên 
 ván dốc. ván dốc.
 10
 - Đi nối gót chân nọ vào mũi bàn - Đi nối bước bàn 
 chân kia, đi đều liên tục chân tiến, đi nối 
 bước bàn chân lùi .
 - Ném đúng kỹ năng - Chạy nhanh - Ném đích đứng, 
 đều . Chạy vượt chướng 
 ngại vật.
 LỚP 5 TUỔI A1 NĂM HỌC 2020 – 2021.
 Việc xây dựng và lựa chọn các bài tập vận động có hệ thống cụ thể và toàn 
diện như vậy nhằm giúp trẻ tăng dần khả năng thích ứng với các vận động, phát 
triển thị giác, phát triển thể lực cân đối, yêu thích tập luyện thể dục thể thao. 
 4.2. Biện pháp 2: Xây dựng môi trường học tập kích thích tính tích cực 
vận động cho trẻ.
 Môi trường học tập có ý nghĩa quan trọng đối với việc kích thích sự hứng thú 
của trẻ khi tham gia vào mọi hoạt động ở trường mầm non. Bởi môi trường như 
“người giáo viên thứ hai” có thể khuấy động sự tò mò, ham thích khám phá của trẻ.
 12/26

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_hoat_dong_giao_duc_t.doc