SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường mầm non

Trong chương trình Giáo dục mầm non, hoạt động âm nhạc là một môn nghệ thuật hết sức gần gũi với trẻ, là hoạt động được trẻ yêu thích, là nguồn cảm hứng mạnh mẽ để trẻ cảm thụ nghệ thuật. Quá trình trẻ tiếp xúc và hoạt động âm nhạc như nghe cô hát, trẻ tự hát, nhảy múa, chơi trò chơi âm nhạc...sẽ hình thành ở trẻ những yếu tố của một nhân cách phát triển toàn diện, hài hoà, đó là sự phát triển về thẩm mĩ, đạo đức, trí tuệ và thể lực trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Mặt khác, trong chương trình Giáo dục mầm non, các bộ môn khác sẽ kém hiệu quả nếu như không sử dụng âm nhạc, bởi âm nhạc là một phương tiện hữu hiệu cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục ở trường. Giáo viên có thể chơi đàn guirta, organ hay bật nhạc không lời êm dịu làm nhạc nền trong khi đang diễn ra các hoạt động khác của trẻ như: Giờ ăn, giờ chơi ở các góc, chơi ngoài trời, trẻ làm bài tập theo nhóm, giờ tạo hình....Ca hát và nghe nhạc giúp trẻ duy trì tập trung, phấn khởi trong khi hoạt động.
Trên thực tế hiện nay, nhằm đáp ứng mục tiêu của chương trình Giáo dục mầm non, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phân ra các lĩnh vực phát triển, trong đó hoạt động âm nhạc thuộc lĩnh vực phát triển thẩm mỹ. Hoạt động âm nhạc không phân ra làm 4 loại tiết như chương trình cải cách trước đây, mà đưa ra nội dung chính và nội dung kết hợp trong một hoạt động. Các nội dung có động, tĩnh xen kẽ nhau phù hợp với từng độ tuổi giúp giáo viên tổ chức hoạt động âm nhạc một cách linh hoạt, uyển chuyển hơn, phát huy được tính sáng tạo, tích cực hoạt động của cô và trẻ, khiến cho giờ học trở nên sôi nổi, hấp dẫn, nhiều bài hát không còn lặp lại dễ gây nhàm chán. Giáo viên tổ chức hoạt động âm nhạc dựa trên quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, trẻ được học bằng chơi, chơi mà học để phát huy tính chủ động, sáng tạo nhằm phát triển tối ưu khả năng cảm thụ âm nhạc ở trẻ. Chính vì vậy, bản thân tôi đã và đang cố gắng đi sâu tìm những biện pháp thích hợp nhằm nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động âm nhạc trong trường mầm non. Riêng đối với bản tôi đã không ngừng học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng dạy và học đặc biệt là chất lượng tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ. Tuy nhiên trong quá trình tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ tại lớp tôi đang phụ trách, tôi nhận thấy trẻ vẫn còn rất nhút nhát, chưa tự tin, chưa hứng thú tham gia vào các hoạt động âm nhạc. Khả năng cảm thụ âm nhạc còn hạn chế. Chính vì vậy tôi mong rằng nếu áp dụng một số biện pháp sau đây sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động âm nhạc cho trẻ mẫu giáo trong nhà trường như: Trẻ sẽ có khả năng cảm thụ âm nhạc tốt, tự tin và tích cực tham gia các hoạt động âm nhạc. Mạnh dạn tham gia biểu diễn các chương trình văn nghệ trong các ngày hội, ngày lễ của trường. Xuất phát từ những lí do trên nên tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường mầm non”.
doc 24 trang skmamnonhay 26/03/2025 690
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường mầm non

SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường mầm non
 động âm nhạc thuộc lĩnh vực phát triển thẩm mỹ. Hoạt động âm nhạc không phân 
ra làm 4 loại tiết như chương trình cải cách trước đây, mà đưa ra nội dung chính và 
nội dung kết hợp trong một hoạt động. Các nội dung có động, tĩnh xen kẽ nhau phù 
hợp với từng độ tuổi giúp giáo viên tổ chức hoạt động âm nhạc một cách linh hoạt, 
uyển chuyển hơn, phát huy được tính sáng tạo, tích cực hoạt động của cô và trẻ, 
khiến cho giờ học trở nên sôi nổi, hấp dẫn, nhiều bài hát không còn lặp lại dễ gây 
nhàm chán. Giáo viên tổ chức hoạt động âm nhạc dựa trên quan điểm giáo dục lấy 
trẻ làm trung tâm, trẻ được học bằng chơi, chơi mà học để phát huy tính chủ động, 
sáng tạo nhằm phát triển tối ưu khả năng cảm thụ âm nhạc ở trẻ. Chính vì vậy, bản 
thân tôi đã và đang cố gắng đi sâu tìm những biện pháp thích hợp nhằm nâng cao 
chất lượng tổ chức hoạt động âm nhạc trong trường mầm non. Riêng đối với bản tôi 
đã không ngừng học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để 
nâng cao chất lượng dạy và học đặc biệt là chất lượng tổ chức hoạt động âm nhạc 
cho trẻ. Tuy nhiên trong quá trình tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ tại lớp tôi 
đang phụ trách, tôi nhận thấy trẻ vẫn còn rất nhút nhát, chưa tự tin, chưa hứng thú 
tham gia vào các hoạt động âm nhạc. Khả năng cảm thụ âm nhạc còn hạn chế. 
Chính vì vậy tôi mong rằng nếu áp dụng một số biện pháp sau đây sẽ góp phần 
nâng cao hiệu quả hoạt động âm nhạc cho trẻ mẫu giáo trong nhà trường như: Trẻ 
sẽ có khả năng cảm thụ âm nhạc tốt, tự tin và tích cực tham gia các hoạt động âm 
nhạc. Mạnh dạn tham gia biểu diễn các chương trình văn nghệ trong các ngày hội, 
ngày lễ của trường. 
 Xuất phát từ những lí do trên nên tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng 
cao hiệu quả hoạt động âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường mầm 
non”. 
 1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài.
 - Giúp giáo viên nâng cao kĩ năng tổ chức hoạt động âm nhạc trong trường 
mầm non.
 - Hình thành và phát triển ở trẻ một số kĩ năng ca hát, cảm thụ âm nhạc, khả 
năng biểu diễn, thể hiện các tác phẩm âm nhạc. Phát huy tính tích cực, chủ động, 
sáng tạo ở trẻ.
 - Nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
 `1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
 - Nghiên cứu cơ sở lý luận của một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 
hoạt động âm nhạc đạt hiệu quả cao.
 - Nghiên cứu thực trạng: Những hạn chế, tồn tại của trẻ và của giáo viên mẫu 
giáo lớp 5-6 tuổi A – Trường mầm non Hoa Sen.
 - Xây dựng một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động âm nhạc cho trẻ 
5-6 tuổi trong trường mầm non. 
 2 PHẦN II: NỘI DUNG
 2.1. Cơ sở lí luận của việc đổi mới phương pháp dạy và học nhằm nâng 
cao hiệu quả hoạt động âm nhạc.
 a. Vai trò của hoạt động âm nhạc đối với sự phát triển toàn diện của trẻ:
 * Vai trò của hoạt động âm nhạc đối với sự phát triển thể chất của trẻ:
 Âm nhạc có ảnh hưởng đến quá trình hoàn thiện cơ thể trẻ. Trước hết, âm 
nhạc được coi là khả năng tốt nhất để phát triển tai nghe. Tính chất đa dạng của âm 
nhạc gợi ra những phản ứng gắn với sự thay đổi nhịp tim mạch, sự trao đổi máu.
 Việc dạy trẻ vận động nhịp nhàng theo điệu nhạc không chỉ giúp trẻ tập phối 
hợp các động tác đi lại vững vàng, chạy nhẹ nhàng, mà tất cả những vận động của 
tay, chân, thân mình của trẻ, nhờ có âm nhạc phụ hoạ sẽ trở nên chính xác và nhịp 
nhàng hơn. Vận động theo nhạc tạo cho trẻ sự hoạt bát, nhanh nhẹn, có tư thế đẹp 
và duyên dáng.
 Việc trẻ hát gắn với việc phát triển sinh lí ở trẻ, đẩy mạnh chức năng hoạt 
động của các cơ quan phát thanh, hô hấp làm cho giọng hát của trẻ tốt hơn, tạo điều 
kiện rèn luyện sự phối hợp giữa nghe và hát. Tư thế hát đúng sẽ tạo điều kiện điều 
hoà hoạt động hô hấp, thở sâu hơn, tạo cho trẻ có dáng dấp uyển chuyển và phong 
thái đẹp.
 * Vai trò của hoạt động âm nhạc đối với sự phát triển nhận thức của trẻ:
 Cảm thụ âm nhạc gắn bó chặt chẽ với sự phát triển nhận thức. Nó đòi hỏi trẻ 
phái chú ý qua sát, nhạy bén. Trẻ tập trung nghe nhạc, so sánh âm thanh, làm quen 
với ý nghĩa biểu cảm của âm thanh đó, ghi nhớ những đặc điểm, tính chất của hình 
tượng âm nhạc. Trong khi tập hát trẻ không chỉ tiếp thu về giai điệu, tiết tấu, lời ca, 
mà còn phát triển ngôn ngữ (phát âm chính xác, biểu cảm, mở rộng vốn từ). Các 
dạng hoạt dộng âm nhạc ở trường mầm non tuỳ theo đặc điểm lứa tuổi, thông qua 
các bài học giáo dục âm nhạc ngày một khó dần, phức tạp dần đòi hỏi trẻ phải tích 
cực tư duy, tưởng tượng, sáng tạo.
 * Vai trò của hoạt động âm nhạc đối với sự phát triển thẩm mĩ của trẻ:
 Các bộ môn nghệ thuật, trong đó có âm nhạc, được coi là phương tiện hữu 
hiệu nhất để đưa mối quan hệ thẩm mĩ (thế giới âm nhạc) vào ý thức của trẻ một 
cách sâu sắc. Mục đích của giáo dục thẩm mĩ nhằm phát triển ở trẻ khả năng lĩnh 
hội, cảm thụ và hiểu cái đẹp, phân biệt cái hay, cái dở, hoạt động độc lập và sáng 
tạo trong khi tiếp xúc với các dạng hoạt động âm nhạc khác nhau. Khi nghe nhạc, 
trẻ cảm nhận được tính chất, tình cảm của âm nhạc nên hưởng ứng cảm xúc với 
những trạng thái cảm xúc có trong tác phẩm. Âm nhạc dẫn dắt trẻ đến với những 
hiện tượng sống động của đời sống, giúp trẻ hình thành sự liên tưởng.
 * Vai trò của hoạt động âm nhạc đối với sự phát triển tình cảm xã hội của 
trẻ:
 4 Hát mẫu cính xác, diễn cảm, thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát.
 Cô giáo cần hát đúng, hát thuộc bài hát.
 Hát kết hợp điệu bộ minh họa cho bài hát.
 - Phương pháp dùng lời:
 Trong quá trình cho trẻ nghe nhạc, nghe hát, cô giáo có thể dùng lời để giới 
thiệu về bài hát, bản nhạc (Tên bài hát, bản nhạc, tên tác giả, nội dung bài hát, tính 
chất bài hát, một hình ảnh đẹp hoặc một nét nhạc hay trong bài hát). Cần lưu ý, lời 
nói của cô cần ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, không quá lạm dụng thuật ngữ âm nhạc 
khó hiểu đối với trẻ.
 Dùng trực quan, sử dụng tranh ảnh, nhạc cụ, băng cát-xét, xét, băng ghi hình 
cho trẻ xem và hát theo.
 - Luyện tập cho trẻ biết chú ý lắng nghe:
 Tập cho trẻ biết ghi nhớ một số tác phẩm được nghe.
 Tập cho trẻ phân biệt cao, thấp, to, nhỏ.
 Tập cho trẻ hưởng ứng cảm xúc bài hát cùng với cô.
 * Phương pháp hướng dẫn trẻ hát:
 Mục đích của phương pháp này là giúp trẻ biết hát một cách vui tươi, hồn 
nhiên, trên cơ sở cảm xúc thẩm mĩ và làm quen với ca hát bằng giọng hát của chính 
mình.
 Phương pháp “Tập cho trẻ hát” là phương pháp hướng dẫn cho trẻ trực tiếp 
dùng giọng hát của mình để biểu hiện lại những âm thanh, nhịp điệu của bài hát 
một cách đầy đủ, sống động và có sức truyền cảm. Yêu cầu của việc “Tập cho trẻ 
hát” phải giúp trẻ:
 Thích thú và yêu thích ca hát.
 Có thói quen ca hát.
 Có tư thế đúng.
 Biết hát cùng bạn.
 Biết thể hiện nét mặt, giọng điệu khi hát.
 - Quá trình “Tập cho trẻ hát” gồm:
 Hát mẫu: Cô hát cho trẻ nghe thật chính xác, thể hiện sắc thái, tình cảm của 
bài hát. Cô có thể sử dụng đàn để đệm theo bài hát, hoặc kết hợp điệu bộ minh họa.
 Giới thiệu tên bài hát, tên tác giả (không nhất thiết yêu cầu trể phải nói đúng 
tên tác giả).
 Giới thiệu ngắn gọn nội dung bài hát: Cô có thể hỏi một số câu hỏi như: Bài 
hát nói lên điều gì? Về ai? Về con gì? Về cái gì?...
 6 Trẻ có thể vận động theo nhạc một cách nhịp nhàng, uyển chuyển, có thể di 
chuyển ở các đội hình khác nhau, động tác truyền cảm đôi khi có sự sáng tạo ở một 
mức độ nhất định.
 Điều này cho ta thấy rằng, trong quá trình giáo dục âm nhạc cần phải nắm 
được đặc điểm lứa tuổi chung và chú ý đặc điểm cá biệt ở từng trẻ.
 2.2. Thực trạng việc tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 5-6 
tuổi A – Trường mầm non Hoa Sen.
 a. Vài nét về giáo viên:
 Stt Họ và tên giáo viên Trình độ Phụ trách Số lượng Ghi chú
 lớp trẻ
 1 Nguyễn Thị Lăng Đại học 5A 35
 2 Phạm Thị Ngọc Hoa Đại học 5A
 Giáo viên trong lớp đều có sức khỏe tốt, yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình trong 
công việc. Có tinh thần học tập và yên tâm công tác.
 Bên cạnh đó còn một số những hạn chế của giáo viên trong quá trình dạy âm 
nhạc cho trẻ như sau:
 * Việc tổ chức hoạt động âm nhạc dưới hình thức hoạt động chung:
 Chưa thực sự lấy trẻ làm trung tâm. Tổ chức hoạt động còn chưa sáng tạo, 
linh hoạt, chưa khơi gợi được nguồn cảm hứng, đam mê âm nhạc của trẻ. 
 * Việc tận dụng cơ hội cho trẻ hoạt động âm nhạc ở mọi lúc, mọi nơi:
 Chưa tích cực tận dụng mọi thời điểm sinh hoạt trong ngày của trẻ để giúp 
trẻ phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc.
 * Việc tham gia các hoạt động văn nghệ trong các ngày hội, ngày lễ của nhà 
trường:
 Giáo viên chỉ chọn những trẻ có năng khiếu âm nhạc, nhanh nhẹn, tự tin để 
tập các tiết mục văn nghệ cho trẻ mà chưa chú ý đến tất cả những trẻ khác trong lớp 
để cho trẻ được hoạt động tập thể.
 Chính việc ít cho trẻ tham gia các hoạt động văn nghệ của lớp, của trường 
khiến trẻ chưa tự tin, còn nhút nhát do đó hoạt động văn nghệ trong các ngày hội, 
ngày lễ chưa sôi nổi, hấp dẫn.
 * Việc phối hợp với các bậc phụ huynh cùng dạy trẻ trong hoạt động âm 
nhạc:
 Giáo viên chưa thực sự chủ động xây dựng mối quan hệ tốt với phụ huynh 
như: cung cấp nội dung bài hát, bản nhạc cũng như tuyên truyền sâu rộng trên các 
phương tiện nghe nhìn, thông tin đại chúng nên phần nào ảnh hưởng đến chất 
lượng dạy và học.
 8 - Sử dụng tranh, ảnh, hình ảnh, video có nội dung liên quan đến bài hát dạy 
trẻ, màu sắc tươi tươi tắn, hình ảnh rõ nét, âm thanh sống động giúp trẻ tri giác và 
cảm nhận.
 Ví dụ: Khi dạy trẻ hát bài hát: “Cả nhà đều yêu” (Nhạc và lời: Bùi Anh Tôn) 
tôi sử dụng một số bức ảnh chụp gia đình mà trẻ mang theo đến lớp, cho trẻ truyền 
tay nhau xem để trẻ nhận ra đó là gia đình của mình hay của bạn khác. Từ đó khơi 
gợi tình yêu thương của trẻ với gia đình mình, giúp trẻ thể hiện bài hát tình cảm 
hơn.
 Hoặc khi hát cho trẻ nghe bài hát: “Lời ru của mẹ” (Nhạc và lời: Vũ Trọng 
Tường), tôi sử dụng đoạn video mẹ đang ru con ngủ trong vòng tay à ơi: 
 “Công cha như núi Thái Sơn
 Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
 Một lòng thờ mẹ kính cha
 Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”
 Để trẻ cảm nhận được lời ru tha thiết và tình cảm yêu thương của mẹ dành 
cho con.
 - Sử dụng bài thơ, câu đố, ca dao, đồng dao để lôi cuốn trẻ vào bài.
 Ví dụ: Khi dạy trẻ vận động theo nhạc bài hát: “Vật nuôi” (Nhạc Anh), tôi sử 
dụng bài đồng dao: “Vè loài vật” cho trẻ đọc với nhịp điệu vui vẻ và tưởng tượng 
ra trong bài vè có những con vật gì, sau đó hỏi trẻ những con vật nào trong bài vè 
sống trong gia đình, đặc điểm của con vật đó ra sao để khuyến khích trẻ tự sáng tạo 
ra động tác vận động theo bài hát.
 Hoặc khi dạy trẻ hát bài: Chú voi con ở bản Đôn” (Nhạc và lời: Phạm 
Tuyên), tôi sử dụng câu đố: 
 “Bốn chân như bốn cột đình
 Giúp bà Trưng đuổi quân thù lưu danh
 Giúp người qua được sang sông
 Giúp người kéo gỗ bạn nói mau con gì?”
 (Con voi).
 Hay khi dạy trẻ hát bài: “Nhớ ơn Bác” (Nhạc và lời: Phan Huỳnh Điểu) tôi 
đọc cho trẻ nghe câu ca dao:
 “Tháp Mười đẹp nhất bông sen
 Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”
 Hỏi trẻ câu ca dao nói về ai? Tình cảm của con đối với Bác như thế nào? 
Kính yêu Bác con sẽ làm gì?
 10

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_hoat_dong_am_nhac_ch.doc