SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả chất lượng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 5-6 tuổi khi nghỉ dịch ở nhà

Bình thường khi trẻ được đến trường thì giáo viên mầm non là người trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ hàng ngày, việc quan trọng nhất là đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ. Giáo viên là người làm hạn chế và giảm thiểu đến mức thấp nhất tai nạn thương tích, giúp cho trẻ phát triển cân đối, hài hòa, nhưng trong bối cảnh trẻ nghỉ học vì dịch bệnh covid – 19 để thực hiện được nhiệm vụ này thì cũng là một thách thức đối với giáo viên chúng tôi. Tôi nhận thấy từ khi các con nghỉ dịch đến giờ, phụ huynh cũng rất khó khăn trong việc bố trí người trông nom các con và bố mẹ ông bà cũng không thể nào có thời gian dõi theo trẻ 24/24 được, có trường hợp dù rất lo lắng nhưng các bậc phụ huynh đành phải để các con trong nhà tự trông nhau, đi làm thì khóa cửa lại, cách 1 - 2 tiếng lại gọi điện về hỏi xem con đang làm gì v.v. Do các con tự chơi, tự quản nên thường xuyên sử dụng máy tính, rồi xem tivi cả ngày, chưa kể đến nguy cơ điện giật, bỏng nước sôi, trượt ngã hoặc tai nạn bất ngờ. Điều đó khiến không ít các bậc phụ huynh lo lắng nhưng vì gia đình neo người, không có người trông nên đành chịu. Trong năm học trước khi trẻ nghỉ dịch, tuy không dài nhưng giáo viên chưa chú trọng đến việc tuyên truyền phòng chống TNTT cho cha mẹ nên một số trẻ trong lớp khi nghỉ dịch đã xảy ra mất an toàn tuy không nghiêm trọng. Vì vậy, trong năm học này trẻ nghỉ dịch dài hơn nên để tránh những nguy cơ như năm học trước, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và áp dụng: “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 5 - 6 tuổi khi nghỉ dịch ở nhà”. Xin được trao đổi, chia sẻ với bạn bè và đồng nghiệp.
docx 26 trang skmamnonhay 18/03/2025 491
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả chất lượng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 5-6 tuổi khi nghỉ dịch ở nhà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả chất lượng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 5-6 tuổi khi nghỉ dịch ở nhà

SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả chất lượng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 5-6 tuổi khi nghỉ dịch ở nhà
 MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
 1. Lí do chọn đề tài.............................................................................................1
 2. Thời gian, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.....................................................2
 2.1. Thời gian nghiên cứu...............................................................................2
 2.2. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................2
 2.3. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................2
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ .................................................................................2
 1. Phân tích thực trạng và vấn đề cũ ..................................................................2
 1.1. Thực trạng vấn đề....................................................................................2
 1.2. Khảo sát trước khi thực hiện ...................................................................3
 2. Các biện pháp mới..........................................................................................3
 2.1. Giáo viên tự bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng phòng chống tai nạn thương 
 tích cho bản thân. ...........................................................................................3
 2.2. Biện pháp 2: Khảo sát các nguy cơ gây tai nạn để lồng ghép dạy phòng 
tránh tai nạn, thương tích cho trẻ khi ở nhà .........................................................5
 2.3. Biện pháp 3: Lồng ghép nội dung phòng tránh tai nạn thương tích thông 
 qua các hoạt động quay video hướng dẫn phụ huynh chăm sóc, giáo dục con 
 tại nhà.............................................................................................................7
 2.4. Biện pháp 4: Lồng ghép nội dung phòng tránh tai nạn thương tích cho 
 trẻ thông qua các hoạt động giao lưu trò chuyện cùng trẻ qua zoom..........12
 2.5. Biện pháp 5: Phối kết hợp với phụ huynh để phòng tránh tai nạn thương 
 tích cho trẻ khi ở nhà....................................................................................13
III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.............................................................14
 1. Kết luận........................................................................................................14
 2. Khuyến nghị.................................................................................................15
PHỤ LỤC ...........................................................................................................17
 Một số biện pháp nâng cao hiệu qủa chất lượng phòng tránh tai nạn thương 
 tích cho trẻ 5 - 6 tuổi khi nghỉ dịch ở nhà 2/24
hoặc tai nạn bất ngờ. Điều đó khiến không ít các bậc phụ huynh lo lắng nhưng vì 
gia đình neo người, không có người trông nên đành chịu. Trong năm học trước 
khi trẻ nghỉ dịch, tuy không dài nhưng giáo viên chưa chú trọng đến việc tuyên 
truyền phòng chống TNTT cho cha mẹ nên một số trẻ trong lớp khi nghỉ dịch đã 
xảy ra mất an toàn tuy không nghiêm trọng. Vì vậy, trong năm học này trẻ nghỉ 
dịch dài hơn nên để tránh những nguy cơ như năm học trước, tôi đã mạnh dạn 
nghiên cứu và áp dụng: “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả phòng tránh tai 
nạn thương tích cho trẻ 5 - 6 tuổi khi nghỉ dịch ở nhà”. Xin được trao đổi, chia 
sẻ với bạn bè và đồng nghiệp.
 2. Thời gian, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
 2.1. Thời gian nghiên cứu
 Đề tài được thực hiện từ tháng 09/2021 đến tháng 03/2022
 2.2. Đối tượng nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu: “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả phòng tránh 
tai nạn thương tích cho trẻ 5 - 6 tuổi khi nghỉ dịch ở nhà”
 2.3. Phạm vi nghiên cứu
 37 học sinh lớp mẫu giáo nhỡ A4
 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 1. Phân tích thực trạng và vấn đề cũ
 1.1. Thực trạng vấn đề
 Với giáo viên: Việc lồng ghép giáo dục kĩ năng phòng tránh tai nạn thương 
tích vào các hoạt động đôi khi chưa phù hợp, chưa sưu tầm, sáng tác được nhiều 
các bài hát, bài thơ, câu truyện có nội dung giáo dục phòng tránh tai nạn thương 
tích cho trẻ. 
 Trẻ mới chuyển từ mẫu giáo bé lên mẫu giáo nhỡ lại nghỉ học ở nhà do 
Covid nên kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích của trẻ còn chưa nắm được.
 Một số trẻ hiếu động, thích tò mò, khám phá xung quanh, thích trải nghiệm, 
khám phá xong kỹ năng nhận biết các nguy cơ không an toàn và phòng tránh tai 
nạn thương tích còn hạn chế.
 Một số phụ huynh chưa hiểu được tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ 
năng phòng tránh tai nạn thương tích. Một số phụ huynh mang tâm lý bao bọc, sợ 
con mệt, sợ con đau, chỉ chú trọng chăm lo đầu tư cho con em mình sức khỏe, học 
hành mà quên chăm lo và dạy trẻ nhận biết những nguy cơ gây tai nạn thương tích 
xung quanh trẻ. 
 Một số biện pháp nâng cao hiệu qủa chất lượng phòng tránh tai nạn thương 
 tích cho trẻ 5 - 6 tuổi khi nghỉ dịch ở nhà 4/24
 Giáo viên phải là người nắm vững những kiến thức, kỹ năng cơ bản về 
phòng, tránh và xử lý các tình huống khi tai nạn xảy ra. Nếu không được bồi 
dưỡng thường xuyên thì không thể có kiến thức và khó xử trí được các tình huống 
khi tai nạn xảy ra với trẻ. Ngoài ra cần phối hợp với nhà trường phụ huynh tạo 
cho trẻ môi trường an toàn về sức khỏe, tâm lý và thân thể. Phải thường xuyên 
bao quát trẻ ở mọi lúc mọi nơi. Khi trẻ bị tai nạn phải bình tĩnh xử trí, sơ cứu ban 
đầu tại chỗ, đồng thời báo cho cha mẹ trẻ và đưa trẻ đến y tế nơi gần nhất để cấp 
cứu kịp thời cho trẻ. Nắm vững kiến thức để tuyên truyền đến phụ huynh một cách 
chính xác và hiệu quả.
 2.1.2. Cách thực hiện biện pháp
 Trước đây nhận thức của tôi về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ còn 
chưa cao, kiến thức còn hạn hẹp mới biết xử lí một số tình huống đơn giản.
 Trong năm học 2021 – 2022, do dịch bệnh trẻ phải nghỉ học ở nhà, là giáo 
viên mầm non còn cần nghiên cứu sách báo và hoàn thiện nội dung, chương trình 
giáo dục về phòng, chống tai nạn, thương tích cho trẻ để phù hợp với đặc điểm 
tâm, sinh lý trẻ 5 - 6 tuổi và tình hình thực tế ở địa phương. 
 Bản thân tôi luôn tham gia đầy đủ vào các buổi tập huấn do nhà trường và 
phòng giáo dục tổ chức. (Ảnh 1) Mục đích của buổi tập huấn này nhằm giúp các 
lãnh đạo, cán bộ, giáo viên mầm non toàn Quận nói chung và giáo viên trường 
mầm non Xuân Đỉnh B nói riêng nắm được những kiến thức về cách phòng chống 
tai nạn, thương tích học đường, xử lý các tình huống về sơ cấp cứu thường gặp 
như: Sơ cứu vết thương, cầm máu, băng bó, cố định xương gãy, bong gân, trật 
khớp, các bước sơ cấp cứu nạn nhân bị đuối nước, bị bỏng, bị côn trùng cắn và 
phương pháp vận chuyển nạn nhân ra nơi an toàn.
 Tham gia các lớp tập huấn về Y tế để nâng cao kiến thức về cách sơ cứu 
kịp thời nêu trẻ không may gặp tai nạn. Tại buổi tập huấn, bác sĩ Phạm Thị Luyến 
– trạm trưởng trạm y tế phường Xuân Đỉnh đã truyền đạt những kiến thức cơ bản 
về kỹ năng sơ cấp cứu, phòng chống TNTT thường gặp trong trường mầm non 
cho giáo viên, bao gồm các hiện tượng: Sốt cao co giật, sơ cứu khi trẻ bị ngã chảy 
máu đầu, chảy máu mũi, tai nạn chấn thương phần mềm và xương khớp, dị vật tai 
- mũi - họng, ngộ độc ăn uống và hóa chất, bỏng, điện giật, động vật cắn, cách 
cầm máu và băng bó vết thương, sơ cứu chi gãy. Trong buổi tập huấn giáo viên 
chúng tôi được đặt mình vào các tình huống có thể xảy ra khi trẻ ở trường và lên 
thực hành các kĩ năng sơ cấp cứu. (Ảnh 2)
 2.1.3. Kết quả của biện pháp
 Một số biện pháp nâng cao hiệu qủa chất lượng phòng tránh tai nạn thương 
 tích cho trẻ 5 - 6 tuổi khi nghỉ dịch ở nhà 6/24
bỏng gây tổn thương và biến dạng các vùng da trên cơ thể. Trẻ có thể bị: Bỏng 
nước sôi: Do bình nước uống quá nóng, bình nóng lạnchưa có vòi xả riêng. Bỏng 
thức ăn: Trẻ ăn hoặc sờ vào thức ăn, cơm, canh quá nóng. Bỏng hơi: Do mở nồi 
cơm, canh khi nóng. Bỏng bô xe máy: Do vô tình của trẻ hoặc do sự bất cẩn của 
phụ huynh khi cho con lên xuống và nghịch gần xe máy. Hỏa hoạn có thể xảy ra 
khi có sự cố chập điện, nổ bình ga v.v.
 b. Hóc sặc, ngạt khí: Hóc sặc dị vật và hóc sặc thức ăn cực kì nguy hiểm. 
Các nguy cơ có thể xảy ra gồm: Hóc dị vật: Do trẻ nuốt phải đồ chơi, bi, bút sáp 
v.v. Hóc thức ăn: Do thức ăn chế biến to, trẻ ho, hắt hơi, cười đùa khi ăn, hóc 
xương cá v.v. Trẻ bị ngạt khí khi chùm túi bóng vào đầu, khi bị bỏ quên trên xe ô 
tô. Ngạt khí khi hít phải khói độc v.v.
 c. Ngã: Các con từ 5 - 6 tuổi rất hiếu động, khi ở nhà nghỉ dịch không gian 
trong nhà thường chật hẹp, nhiều đồ đạc, các con vui chơi, chạy nhảy trong nhà. 
Chính vì vậy mà ngã có thể xảy ra bất cứ lúc nào do các nguyên nhân sau: Ngã: 
Do sàn nhà, sân trơn, lên xuống cầu thang không vịn, chạy, đùa nghịch, thò đầu 
ra lan can, trèo hàng rào, trèo lan can v.v.
 d. Điện: Ngày nay, điện là nhu cầu thiết yếu cho sinh hoạt hàng ngày của 
con người. Nhưng điện cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tai nạn thương tích cho 
con người, đặc biệt là trẻ em. Các nguyên nhân gây lên thương tích cho trẻ gồm: 
Trẻ sờ tay vào ổ điện, thò tay vào quạt đang chạy, cắm đồ chơi vào ổ điện.
 e. Vật sắc nhọn và phương tiện, đồ dùng không an toàn: Trường mầm non 
có nhiều đồ dùng, đồ chơi đa dạng về màu sắc, chủng loại, kích cỡ, trẻ luôn thích 
thú khi được tham gia chơi, nhưng đây cũng là nơi tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây 
thương tích cho trẻ như: Dao, kéo sắc nhọn, bàn ghế, đồ chơi gãy hỏng, giá đồ 
chơi, giá cốc, giá dép... có góc cạnh sắc, đồ chơi ngoài trời bị bong sơn, long ốc 
vít, han và gãy hỏng v.v.
 g. Tai nạn giao thông: Trong những năm gần đây, tai nạn giao thông gia 
tăng nhanh chóng, trong đó có rất nhiều trẻ em trong độ tuổi mầm non. Đa số 
những tai nạn xảy ra với trẻ đều do các nguyên nhân chủ quan của các bậc phụ 
huynh: Do các con chạy ngang qua đường, ngồi trên xe máy không đội mũ bảo 
hiểm, không thắt dây an toàn, thò chân vào nan hoa xe đạp, đi sai đường, sang 
đường tự do, chơi dưới lòng đường, v.v.
 h. Đuối nước: Trẻ em hiếu động, ngây thơ chưa hiểu hết được sự nguy 
hiểm của việc chơi gần khu vực có nước nên xảy ra những sự việc đau lòng: Ngã 
 Một số biện pháp nâng cao hiệu qủa chất lượng phòng tránh tai nạn thương 
 tích cho trẻ 5 - 6 tuổi khi nghỉ dịch ở nhà 8/24
bằng cách tìm kiếm những tư liệu trên trang google, , tìm kiếm các video trên 
kênh youtube có chất lượng hay những video trao đổi của các chuyên gia v.v. 
 Ví dụ: Đề tài “Phòng tránh bị điện giật” 
 Tôi lựa chọn những nội dung dễ nhớ cho trẻ, hình ảnh sinh động để chèn 
vào video. Những kĩ năng cha mẹ cần dạy trẻ để phòng tránh bị điện giật:
 - Không cắm bất cứ vật gì vào ổ điện
 - Trẻ dưới 6 tuổi khi cần cắm điện không được tự cắm mà nhờ người lớn 
giúp đỡ
 - Không chạm vào dây điện nứt, hở
 - Không đứng dưới cây to và không đi chân đất dưới trời mưa
 - Không vừa xem điện thoại vừa sạc pin
 Sau khi lên kịch bản hoàn chỉnh, chuẩn bị đồ dùng tư liệu đầy đủ chúng tôi 
tiến hành quay video clip, sử dụng những kĩ năng cắt ghép video mình để video 
đạt chất lượng. Trong khi thực hiện, tôi đều được góp ý, rút kinh nghiệm của Ban 
giám hiệu cũng như tổ chuyên môn. Mục tiêu đặt ra của mỗi video là bằng cách 
chia sẻ nhẹ nhàng, sinh động, gần gũi, giúp trẻ nắm bắt được nội dung bài học và 
thực hành. Với quy trình dạy như sau:
 - Đưa ra một hành động cụ thể cho trẻ.
 - Cung cấp các kiến thức liên quan đến hành động: Đối tượng, mục đích, 
cách thức, v.v.
 - Hướng dẫn trẻ cách học hỏi, quan sát, làm thử, v.v.
 - Đưa ra tình huống để trẻ vận dụng các kiến thức đã học vào. 
 - Thường xuyên tạo môi trường sinh hoạt để trẻ hình thành các thói quen 
tốt từ việc áp dụng các kỹ năng sống phòng tránh tai 
 Ví dụ như hỏa hoạn: Trẻ mẫu giáo tuy còn nhỏ tuổi song tôi nghĩ rằng cũng 
cần cung cấp cho trẻ một số kỹ năng ứng biến nếu chẳng may có điều đó xảy ra. 
Với đề tài “Phòng tránh hỏa hoạn” Khi xây dựng kịch bản tôi đã đưa tình huống 
“Con sẽ làm thế nào khi ở trong ngôi nhà đang bị cháy?”: Qua tình huống này tôi 
dạy trẻ: Khi thấy nhà có khói hoặc cháy, hãy chạy ngay ra bên ngoài nếu đang ở 
gần cửa, hãy hét to để báo với người nhà và những người xung quanh đến cứu. 
Trường hợp đám cháy ở ngay trước cửa phải tìm cách thoát hiểm ra ngoài bằng 
cách dùng khăn ẩm bịt vào mũi tránh hít phải khói độc, bò đi sát tường cửa để ra 
khỏi vùng cháy. Sau đó tôi cho trẻ xem video tư liệu tôi sưu tầm được thực hành 
thoát hiểm khi bị hỏa hoạn. (Ảnh 4)
 Một số biện pháp nâng cao hiệu qủa chất lượng phòng tránh tai nạn thương 
 tích cho trẻ 5 - 6 tuổi khi nghỉ dịch ở nhà

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_chat_luong_phong_tra.docx