SKKN Một số biện pháp nâng cao giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi

Nhiệm vụ giáo dục bảo vệ môi trường là cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban đầu về môi trường, từ đó giúp trẻ có hành vi, thái độ ứng sử phù hợp để giữ gìn và bảo vệ môi trường, biết sống hòa hợp với môi trường, nhằm đảm bảo phát triển lành mạnh về cơ thể và trí tuệ. Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường là cung cấp cho trẻ những kiến thức đơn giản về cơ thể, cách chăm sóc giữ gìn sức khỏe cho bản thân, cung cấp kiến thức ban đầu về mối quan hệ của động vật, thực vật, con người với môi trường sống, để trẻ biết giao tiếp, yêu thương những người gần gũi xung quanh mình, biết chăm sóc bảo vệ cây cối, con vật, cung cấp một số kiến thức cơ bản về ngành nghề, văn hóa, phong tục tập quán ở địa phương. Xây dựng tự hào, ý thức giữ gìn những phong cảnh địa danh nổi tiếng ở địa phương. Như vậy, các văn bản của Đảng, Nhà nước Việt Nam và của Bộ GD& ĐT đã ban hành nhằm tạo điều kiện pháp lí cho việc triển khai giáo dục bảo vệ môi trường đã và đang xây dựng một cách hệ thống từ việc tạo hành lang pháp lí đến các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và các hoạt động cụ thể cho các cơ sở thực hiện, nhằm tăng cường công tác bảo vệ môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường trong các nhà trường. Chính vì vậy việc đưa giáo dục bảo vệ môi trường vào trường Mầm non nói chung và trẻ Mẫu giáo 5 - 6 tuổi riêng là vô cùng quan trọng và cần thiết.
docx 28 trang skmamnonhay 18/04/2025 70
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi

SKKN Một số biện pháp nâng cao giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi
 + Phối hợp với giáo viên các lớp, các khối khi thực hiện các hình thức tổ chức đa 
dạng linh hoạt..
 * Về phía trẻ: Qua các giờ hoạt động giáo dục của trẻ đã thu được kết quả như 
sau:
 + Trẻ hứng thú hoạt động, hoạt động tích cực, hào hứng tham gia.
 + Các cháu mạnh dạn, tự tin, yêu thích khi tham gia các hoạt động giữ gìn vệ sinh 
sạch sẽ môi trường lớp học tại trường mầm non, ở tất cả mọi nơi gần với trẻ. Giao 
tiếp giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ và cô gần gũi, thân thiện hơn.
 * Về phía phụ huynh:
 + Phụ huynh đã rất tin tưởng vào sự hướng dẫn dạy dỗ của cô giáo đối với các 
cháu.
 + Phụ huynh luôn đồng hành, phối kết hợp cùng cô giáo để tham mưu. Đưa ra 
các ý tưởng hay cho các hoạt động.
- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo 
ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu hoặc áp dụng thử 
nếu có: Không
Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu 
(nếu có): Không
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn 
toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
 Hoàn Kiếm, ngày 10 tháng 03 năm 
 2022
 Người nộp đơn
 Phạm Thị Hồng Nhung
 gánh chịu hậu quả do chình mình gây ra. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác 
giáo dục bảo vệ môi trường. Đảng và nhà nước và Bộ GD&ĐT đã ban hành nhiều văn 
bản tạo điều kiện cho công tác giáo dục bảo vệ môi trường, trong hệ thống giáo dục 
quốc dân nói chung và giáo dục Mầm non nói riêng. Chỉ thị đã xác định rõ mục tiêu, 
nhiệm vụ, nội dung của công tác giáo dục bảo vệ môi trường đã đề ra nhiệm vụ cụ thể 
cho giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ Mầm non là cần hình thành cho trẻ những hiểu 
biết đơn giản về cơ thể, môi trường sống của bản thân nói riêng và con người nói chung, 
biết giữ gìn sức khỏe bản thân, có hành vi ứng sử phù hợp để bảo vệ môi trường, sống 
thân thiện với môi trường nhằm đảm bảo phát triển lành mạnh về cơ thể và trí tuệ.
 Nhiệm vụ giáo dục bảo vệ môi trường là cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban 
đầu về môi trường, từ đó giúp trẻ có hành vi, thái độ ứng sử phù hợp để giữ gìn và bảo 
vệ môi trường, biết sống hòa hợp với môi trường, nhằm đảm bảo phát triển lành mạnh 
về cơ thể và trí tuệ. Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường là cung cấp cho trẻ những 
kiến thức đơn giản về cơ thể, cách chăm sóc giữ gìn sức khỏe cho bản thân, cung cấp 
kiến thức ban đầu về mối quan hệ của động vật, thực vật, con người với môi trường 
sống, để trẻ biết giao tiếp, yêu thương những người gần gũi xung quanh mình, biết 
chăm sóc bảo vệ cây cối, con vật, cung cấp một số kiến thức cơ bản về ngành nghề, 
văn hóa, phong tục tập quán ở địa phương. Xây dựng tự hào, ý thức giữ gìn những 
phong cảnh địa danh nổi tiếng ở địa phương. Như vậy, các văn bản của Đảng, Nhà 
nước Việt Nam và của Bộ GD& ĐT đã ban hành nhằm tạo điều kiện pháp lí cho việc 
triển khai giáo dục bảo vệ môi trường đã và đang xây dựng một cách hệ thống từ việc 
tạo hành lang pháp lí đến các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và các hoạt động cụ thể 
cho các cơ sở thực hiện, nhằm tăng cường công tác bảo vệ môi trường và giáo dục bảo 
vệ môi trường trong các nhà trường. Chính vì vậy việc đưa giáo dục bảo vệ môi trường 
vào trường Mầm non nói chung và trẻ Mẫu giáo 5 - 6 tuổi riêng là vô cùng quan trọng 
và cần thiết.
 Năm học tôi được trường phân công dạy lớp 5 tuổi, tôi luôn trăn trở suy nghĩ. 
Dạy thế nào và giáo dục như thế nào? Dạy với phương pháp hình thức nào? Cho trẻ 
nhận thức một cách sâu sắc nhất và hiệu quả nhất. Tôi đã quyết định và tìm tòi, học 
hỏi, nghiên cứu và tiếp tục tìm ra “Một số biện pháp nâng cao giáo dục bảo vệ môi 
trường cho trẻ 5 - 6 tuổi’’ ở lớp tôi có hiệu quả cao nhất.
 II. Mục tiêu – Nhiệm vụ của đề tài 
* Mục tiêu:
- Các biện pháp áp dụng đạt kết quả cao Cung cấp cho trẻ hiểu biết ban đầu về môi trường, từ đó giúp trẻ có hành vi, thái độ 
ứng xử phù hợp để giữ gìn bảo vệ môi trường, biết sống hòa hợp với môi trường nhằm 
đảm bảo phát triển lành mạnh về cơ thể và trí tuệ. Đánh giá trẻ qua hoạt động trong 
ngày, sau chủ đề, rút ra kinh nghiệm tìm ra những biện pháp tốt nhất để giáo dục trẻ 
bảo vệ môi trường.
 Luôn luôn tạo môi trường ở xanh - sạch - đẹp ở lớp học của mình, vệ sinh trường 
lớp sạch sẽ ngăn nắp. (Hình 2) Làm đồ dùng, đồ chơi từ phế liệu. Xây dựng nếp sống 
lành mạnh cho trẻ, thực hiện nội dung giáo dục bảo vệ môi trường đầy đủ và nghiêm 
túc. Tạo môi trường thân thiện giúp đỡ giáo dục trẻ để trẻ quan tâm và tích cực tham 
gia các hoạt động bảo vệ môi trường. Đầu tư thời gian nghiên cứu, thực hiện nội dung 
phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường để lồng ghép tích hợp vào các hoạt động, từ 
đó phát huy được kiến thức, kỹ năng, thái độ và ý thức, hành vi đẹp của trẻ. Lựa chọn 
các hoạt minh hoạ tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi thông 
qua các hoạt động giáo dục sao cho phù hợp với trẻ. Phối hợp với gia đình và cộng 
đồng..
II. Thực trạng. 
- Năm học 2020- 2021 bản thân tôi được BGH nhà trường phân công giảng dạy lớp 
mẫu giáo lớn 5- 6 tuổi.
- Phòng học khang trang sạch sẽ. Nhà trường xây dựng được rất nhiều không gian chơi 
và học đa dạng thuận lợi cho việc tổ chức trải nghiệm cho các cháu. 
- Bên cạnh những thực trạng thuận lợi trên tôi nhận thấy hoạt động giáo dục theo truyền 
thống kém hiệu quả cụ thể như: Trẻ: Bị động, áp đặt nhiều hơn tự chủ - giáo viên giữ 
vai trò chính, ấn định trước nội dung, khi lên mục tiêu thì coi trọng kiến thức, hạn chế 
kỹ năng, thái độ, còn phương pháp chủ yếu vẫn là trực quan, dùng lời và luôn xem 
trọng việc học, sử dụng các phương tiện là đồ dùng tranh ảnh, có sẵn Qua khảo sát 
đầu năm tôi đánh giá rằng nhưng tri thức đạt được thông qua cưỡng bách không có tác 
dụng gì đối với tâm trí trẻ. Vì vậy đừng ép buộc, mà giáo dục sớm đi theo con đường 
vui vẻ; đó là phương pháp trải nghiệm để trẻ: Chủ động, tích cực, sáng tạo, giáo viên 
chỉ giữ vai trò giúp đỡ tạo điều kiện cho trẻ, trẻ còn được tham gia lựa chọn nội dung, 
khi lên mục tiêu thì kết hợp kiến thức kỹ năng, thái độ để giải quyết vấn đề thực tế, còn 
phương pháp khám phá trải nghiệm chiếm ưu thế.
 Trong thời gian nghiên cứu tôi cũng gặp không ít khó khăn như vào tháng 9/2021 
đến nay dịch bệnh covi19 đã hoành hành trên toàn thế giới và đất nước Việt Nam cũng 
ảnh hưởng không nhỏ ngành giáo dục đã phải tạm nghỉ chống dịch nên tôi bị gián đoạn ra tiếng ồn và làm cho bàn, ghế chóng hỏng. Khi vẽ xong cất đồ dùng và vật liệu đúng 
chỗ. Qua bài học cô giáo dục cho trẻ sắp xếp và dọn dẹp lớp học, lau dọn đồ dùng, đồ 
chơi, biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi, bỏ rác đúng nơi quy định, không mang quà bánh 
vào lớp để tránh tình trạng ngộ độc thực phẩm, hạn chế việc xả rác bừa bãi trong lớp. 
Rửa tay trước khi ăn và sau khi vệ sinh, đi tiểu tiện đúng nơi qui định. (Hình 4)
 Chủ đề “Gia đình và Bản thân”: Trò chuyện về chủ đề ngôi nhà thân yêu của 
em, mô tả về ngôi nhà và những cảm nhận, những suy nghĩ và hành động của trẻ làm 
cho nhà của mình trở lên sạch đẹp hơn. Trẻ tham ra rọn vệ sinh như: quét nhà, rửa và 
lau dọn đồ dùng đồ chơi, biết vệ sinh bản thân sạch sẽ. Cho trẻ chơi các trò chơi: “Ai 
biết bảo vệ cơ thể” “Nu na nu nống” Cho trẻ hát bài: “Con mèo rửa mặt”. Cô tích hợp 
giáo dục trẻ bảo vệ môi trường cho trẻ tìm hiểu môi trường xung quanh “Phân biệt môi 
trường sạch, môi trường bẩn” ở gia đình cũng như ở trường học. Cho trẻ nhận biết môi 
trường gia đình, trường lớp bao gồm các phòng ở, nhà vệ sinh, sân vườn, nguồn nước, 
các đồ dùng và sự sắp đặt trong gia đình.
 Ví dụ: Trò chơi: “Chọn hình ảnh đúng sai” Sử dụng tranh cho trẻ nhận biết và 
đánh dấu vào những gì thuộc vào môi trường gia đình và môi trường lớp học, thông 
qua đó trẻ phân biệt được môi trường bẩn, môi trường sạch, ô nhiễm môi trường. Môi 
trường sạch thể hiện ở các phòng ở, nhà vệ sinh, không có tiếng ồn. Môi trường bẩn: 
sân vườn không quét dọn, đồ dùng đồ chơi không được lau chùi và không săp xếp gọn 
gàng, bụi bẩn. Trẻ được quan sát qua thực tế hoặc qua tranh ảnh, đàm thoại về môi 
trường bẩn sạch và so sánh khác nhau như thế nào. Cho trẻ vẽ hoặc tô màu tranh thể 
hiện môi trường sạch và môi trường bẩn để trẻ hiểu và biết lau chùi đồ dùng, đồ chơi 
cho sạch sẽ.
 Chủ đề “Ngành nghề”: Cô giúp trẻ nhận biết kiến thức đơn giản nguyên nhân 
gây ô nhiễm môi trường là do các nghề. Ví dụ: Cá nhà máy, xí nghiệp xả ra khói bụi, 
tiếng ồn là nghề hàn xì, xay sát, đốt gạchGiới thiệu cho trẻ biết những nghề chăm 
sóc bảo vê môi trường: Công ty, công nhân môi trường, người trồng rừng các bác lao 
công. Trẻ được nhận xét về các nghề đó cho trẻ đọc thơ bài thơ “Bác lao công của 
trường”“ Bác thợ làm vườn” Trò chơi: “Bác lao công chăm chỉ” trẻ được tham gia 
vào trò chơi, trẻ được nhập vai hiểu được công việc của người bảo vệ môi trường.
 Chủ đề “Các phương tiện giao thông”: Môi trường từ nhà đến trường thì sao? 
Trẻ quan sát phương tiện giao thông khi trẻ đến trường hoặc tham gia giao thông. Trẻ 
phát hiện ra khói xả từ xe ô tô, xe gắn máy, đàm thoại với trẻ ở chủ đề phương tiện 
giao thông. Khi ô tô, xe máy chạy trên đường nguyên nhân nào gây ô nhiễm môi 
trường? (khí thải, khói, xe chạy làm bụi lên, tiếng còi của các phương tiện giao thông). làm thế nào để tiết kiệm nước? (Vặn vòi vừa phải, rửa gọn gàng, không làm nước vung 
bẩn ra ngoài máng nước, rửa xong phải vặn chặt vòi nước). Từ đó trẻ biết tiết kiệm 
nước, biết bảo vệ danh lam thắng cảnh, như tu sửa, tôn tạo, giữ gìn vệ sinh chung. 
(Hình 5)
 * Biện pháp 3: Thông qua các hoạt động góc
 Hoạt động vui chơi mang tính tích hợp cao trong giáo dục cho trẻ, tổ chức đáp 
ứng nhu cầu đồng thời tích hợp được nội dung giáo dục bảo vệ môi trường. (Hình 6)
 Thông qua các trò chơi phân vai: Trẻ thể hiện các công việc của người làm 
công tác bảo vệ môi trường. Ví dụ: như trồng cây, chăm sóc cây, thu gom rác, xử lí 
các chất thảiTrong trò chơi “Bé tập làm nội trợ”: Trẻ biết tiết kiệm nước, nguyên 
liệu chế biến món ăn, thu gom đồ dùng gọn gàng sau khi làm.
 Thông qua trò chơi học tập: Trẻ tìm hiểu các hiện tượng trong môi trường, trẻ 
học các so sánh, phân loại các hành vi tốt sấu với môi trường, phân biệt môi trường 
sạch, môi trường bẩn và tìm ra nguyên nhân của chúng; trẻ giải các câu đố, kể lại các 
câu chuyện, tập diễn đạt các yếu tố môi trường bẩn môi trường sạch
 Trò chơi với một số phương tiện công nghệ hiện đại: Trẻ nhận biết môi trường 
bẩn, sạch, tìm nguyên nhân và cách làm cho môi trường sạch
 Ở góc sách: cô dạy trẻ cách cầm sách, không làm hỏng sách, như không nên 
cuộn khi xem, không nên tẩy xóa trong sách vở, giở vở nhẹ nhàng từng trang.
 Góc thiên nhiên: Tổ chức cho trẻ làm thí nghiệm: Thí nghiệm không khí ô 
nhiễm từ khói như thế nào? Thí nghiệm cây cần nước, ánh sáng, không khí, điều kiện 
hạt nảy mầm. Mục đích để trẻ được tham gia trải nghiệm, qua đó có thể cung cấp và 
củng cố kiến thức cho trẻ. Cô nhắc trẻ giao tiếp ở các góc không gây tiếng ồn, không 
ném đồ chơi, không làm hư hỏng đồ chơi, khi chơi xong cất đồ chơi đúng nơi quy định. 
(Hình 7)
 * Biện pháp 4: Thông qua hoạt đông giờ ăn
 Trẻ rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước sạch trước khi ăn cơm, nhắc nhở trẻ 
biết tiết kiện thức ăn, ăn hết suất, không làm rơi vãi thức ăn, khi ăn không được cười 
đùa, thức ăn thừa thu gom vào một chỗ để nhà bếp nuôi lợn, ăn xong xếp bát gọn gàng 
không làm vỡ bát, sau đó nhắc trẻ đánh răng uống nước, tiết kiệm nước bằng cách lấy 
cốc hứng không để vòi chảy liên tục, lấy nước uống vừa đủ, nước uống không hết phải 
đổ xuống xô đựng nước thừa, và úp cốc cho khỏi bụi, nhắc trẻ lấy đúng đồ dùng đã có 
kí hiệu của trẻ. (Hình 8)
 . * Biện pháp 5: Phối kết hợp với phụ huynh để đạt hiệu quả cao

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_giao_duc_bao_ve_moi_truong_ch.docx