SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng trong việc tổ chức hoạt động chơi ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non

Theo các chuyên gia tâm lý cho biết “tác động thông minh” có thể là những tương tác đơn giản hằng ngày từ ba mẹ và người thân của bé như cùng đọc truyện, vui chơi và khuyến khích bé giao tiếp, cùng làm việc nhà…, giúp bé trau dồi bốn khía cạnh then chốt của sự phát triển trí não toàn diện gồm trí thông minh, vận động, cảm xúc và giao tiếp.
Bên cạnh đó, một “tác động thông minh” vô cùng quan trọng chính là các hoạt động vui chơi ở ngoài trời. Những hoạt động này mang đến cho bé cơ hội tiếp xúc với môi trường mới mà tại đó, bé được tự mình trải nghiệm những sự vật mới và khám phá những điều mới mẻ xung quanh. Qua đó, giúp kích thích phát triển tư duy, khả năng quan sát và cách giải quyết tình huống của bé.
Ở trẻ mầm non hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo, trong đó vui chơi ngoài trời là một hoạt động không thể thiếu vì trẻ sẽ được hít thở không khí trong lành, được khám phá thiên nhiên và những điều mới lạ xung quanh giúp trẻ tăng thêm vốn sống và nhất là trẻ được tự do hoạt động. Hoạt động ngoài trời là một trong những hoạt động vui chơi mà trẻ hứng thú nhất, mang lại cho trẻ nhiều niềm vui và kiến thức cần thiết về thế giới xung quanh.
doc 22 trang skmamnonhay 22/06/2024 2120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng trong việc tổ chức hoạt động chơi ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng trong việc tổ chức hoạt động chơi ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng trong việc tổ chức hoạt động chơi ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non
 I. ĐẶT VẤN ĐỀ
 Hoạt động vui chơi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là một phần không thể 
thiếu trong cuộc sống của trẻ mẫu giáo. Chơi là phương tiện học tập của trẻ, là 
con đường để tăng trưởng và phát triển. Chơi tạo cơ hội cho trẻ thử nghiệm 
những hoạt động trẻ mong muốn tìm hiểu về thế giới. Hoạt động vui chơi là con 
đường tiếp xúc độc đáo của trẻ mẫu giáo với cuộc sống người lớn, nhờ hoạt 
động này trẻ bước vào giai đoạn đầu tiên của quá trình hình thành nhân cách. 
Hoạt động vui chơi có tác động giúp trẻ phát triển đầy đủ toàn diện về nhận thức 
tình cảm, ý trí, cũng như các nét tính cách và năng lực xã hội.
 Thông qua thực tế đã thực hiện tại trường tôi nhận thấy rõ ý nghĩa của hoạt 
động vui chơi đối với trẻ đặc biệt là hoạt đông vui chơi ngoài trời. Vui chơi đặc 
biệt là được tham gia vào các trò chơi ngoài trời sẽ giúp trẻ hình thành và phát 
triển những tri thức sơ đẳng về sự vật, hiện tượng nhằm thỏa mãn nhu cầu nhận 
thức và mở rộng hiểu biết cho trẻ về thế giới khách quan, phát triển các quá trình 
tâm lí nhận thức, các năng lực hoạt động trí tuệ và phát triển ngôn ngữ. Dựa trên 
đặc điểm tâm sinh lí của trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo lớn nói riêng 
thì việc giúp cho trẻ tìm hiểu môi trường thiên nhiên được tổ chức mang tính 
chất khám phá trải nghiệm theo phương thức “chơi mà học, học mà chơi” là phù 
hợp với trẻ. Tuy nhiên thực tiễn hiện nay cho thấy đa số các giáo viên và phụ 
huynh đều quan tâm đến việc học của trẻ thông qua các hoạt động chung mà 
chưa chú tâm đến việc cho trẻ khám phá thế giới xung quanh. Chính vì lí do đó 
ngay từ đầu năm học tôi đã chủ động quan tâm nhiều đến việc tổ chức hoạt động 
ngoài trời cho trẻ. 
 Hoạt động vui chơi ngoài trời là khoảng thời gian vô cùng quý giá đối với 
sự phát triển của trẻ mà ít thời điểm sinh hoạt nào khác có thể so sánh được. 
Chơi ngoài trời là khoảng thời gian trẻ được thỏa mãn thực hiện các vận động 
giải phóng năng lượng. Không gian chơi ngoài trời có rất nhiều lợi thế cho việc 
tổ chức các hoạt động đa dạng, tích cực của trẻ mà điều kiện trong phòng không 
thể đáp ứng được. và từ sự tò mò ham hiểu biết ở trẻ đã làm tôi trăn trở rằng: 
“Mình phải làm gì?, và làm như thế nào? để nâng cao chất lượng trong việc tổ 
 2 sát thời tiết; Dạo chơi quanh sân trường hít thở không khí trong lành; Quan sát 
các đồ chơi trong sân trường Không chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu trẻ còn được 
tham gia các trò chơi vận động giúp trẻ phối hợp nhiều hơn giữa bộ phận của cơ 
thể như: Về đúng nhà; Mèo đuổi chuột; Kéo co; Thả đỉa ba ba Ngoài các trò 
chơi vận động trẻ còn được chơi tự do với các đồ chơi ngoài trời giúp trẻ tìm 
hiểu rõ hơn các đồ chơi khi trẻ quan sát và tìm hiểu.
 Qua các hoạt động ngoài trời trẻ sẽ tập trung quan sát nhiều hơn, trí não 
sẽ được kích thích liên tục để tiếp nhận thông tin về hình thái, màu sắc các sự 
vật xung quanh. Từ đó rèn luyện cho trẻ khả năng phân tích sự việc và đưa ra 
các giải pháp để xử lý tình huống theo cách riêng của mình.
 Các hoạt động ngoài trời của trẻ mầm non là một trong những cơ hội để 
trẻ được tiếp xúc và trải nghiệm những sự vật xung quanh. Và tất cả mọi người 
đều có vai trò là người đồng hành trong hành trình khám phá của trẻ, hãy luôn 
chia sẻ cho trẻ những vốn từ để trẻ có thể diễn tả những hình ảnh được quan sát 
với mọi người một cách gần gũi nhất.
2. Thực trạng:
 Hoạt động vui chơi là con đường tiếp xúc độc đáo của trẻ mẫu giáo với 
cuộc sống người lớn, nhờ hoạt động này trẻ bước vào giai đoạn đầu tiên của quá 
trình hình thành nhân cách.
 Môi trường cho trẻ hoạt động ngoài trời sẽ là một môi trường hấp dẫn và 
gây hứng thú cho trẻ nếu chúng ta biết nắm bắt và tận dụng tất cả những yếu tố 
có sẵn trong thiên nhiên, tác động vào chúng qua các trò chơi, quan sát, tìm hiểu 
sự vật hiện tượng xung quanh trẻ trong các tình huống. 
 Bản thân là một giáo viên của trường mầm non TT Rạng Đông. Ngôi 
trường có bề dày thành tích với đội ngũ cán bộ giáo viên có kinh nghiệm trong 
công tác quản lý và giảng dạy. Năm học 2018- 2019 tôi được nhà trường phân 
công giảng dạy tại lớp 5 tuổi A, trong đó là con em nông thôn do đó trình độ 
nhận thức và đời sống kinh tế còn thấp vì thế gặp không ít khó khăn trong vấn 
đề chăm sóc giáo dục trẻ. Ngay từ những ngày đầu tiên của năm học tôi nhận 
thấy các cháu rất hứng thú mỗi khi được ra chơi ngoài trời, các cháu ham học 
 4 Đầu năm
STT Nội dung Chưa 
 Đạt
 đạt
 Số lượng 20/31 11/31
1 Nhận thức
 Tỉ lệ 64% 36%
 Số lượng 18/31 13/31
2 Ngôn ngữ
 Tỉ lệ 58% 42%
 Số lượng 18/31 13/31
3 Mạnh dạn trong giao tiếp
 Tỉ lệ 58% 42%
 Số lượng 23/31 8/31
4 Thể lực
 Tỉ lệ 74% 26%
 Số lượng 20/31 11/31
5 Sự tò mò và khả năng sáng tạo
 Tỉ lệ 64% 36%
 Số lượng 21/31 10/31
6 Kỹ năng giữ an toàn cá nhân
 Tỉ lệ 67,7% 32,3%
 Từ nhu cầu thực tế trên, sáng kiến kinh nghiệm với đề tài “Một số biện 
pháp nâng cao chất lượng trong việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ 5 – 6 
tuổi ở trường mầm non thị trấn Rạng Đông " là một đề tài lý thú và hữu ích cho 
công tác giảng dạy nhằm giúp tôi nghiên cứu và giảng dạy.
 3. Mô tả và giới thiệu các nội dung, biện pháp:
 3.1. Biện pháp: Lập kế hoạch tổ chức hoạt động ngoài trời.
 Thực tế ở trường mầm non thị trấn Rạng Đông là diện tích sân trường hẹp, 
sĩ số học sinh đông gây không ít khó khăn cho việc tổ chức hoạt động ngoài trời. 
Nếu không lên kế hoạch cụ thể, hợp lý thì chất lượng giờ hoạt động ngoài trời sẽ 
không đạt hiệu quả như mong muốn.Vì vậy cô giáo cần phải tìm tòi, sáng tạo 
các trò chơi, lên kế hoạch cụ thể nội dung hoạt động, trò chơi vận động, trò chơi 
dân gian phù hợp với chủ đề. 
 Ví dụ chủ đề “Gia đình thân yêu của bé” tôi lên kế hoạch hoạt động ngoài 
trời cho trẻ như sau:
 * Nội dung:
 - Trẻ dạo quanh sân trường quan sát thời tiết ,nhặt lá rụng trên sân trường 
 6 cao hay hạ thấp theo yêu cầu tùy từng trường hợp quan sát. Muốn cho trẻ quan 
sát được tốt hơn tôi hướng trẻ cùng chuẩn bị nội dung được quan sát. Khi cho 
trẻ quan sát cần chuẩn bị hệ thống câu hỏi mở, gợi ý nhằm phát triển tư duy của 
trẻ. Với phương pháp này tôi thấy trẻ hoạt động tích cực làm phong phú thêm về 
kiến thức thế giới xung quanh.
 3.2. Biện pháp: Tạo điều kiện cho trẻ quan sát thực tế và tận dụng mọi 
lúc mọi nơi.
 Đây là một hình thức cho trẻ làm quen với kiến thức tự nhiên, xã hội xung 
quanh trẻ, kích thích óc tìm tòi khám phá của trẻ. Nội dung quan sát thường dựa 
vào khả năng của từng trẻ để có thể nâng cao hay hạ thấp yêu cầu tuỳ từng 
trường hợp quan sát.
 Để cho trẻ quan sát được tốt hơn, giáo viên hướng trẻ cùng chuẩn bị trước 
khi quan sát, chẳng hạn với chủ điểm thế giới thực vật thì yêu cầu trẻ thực hiện 
ở nhà như tìm hiểu về một số loại hoa và mang hoa vào trong lớp cho cả lớp 
cùng xem, hay vận động sự hỗ trợ của phụ huynh trò chuyện cùng trẻ hay dẫn 
trẻ tham quan ở vườn hoa công viên, động viên phụ huynh mang hoa cây cảnh 
đến lớp cho trẻ quan sát, ngoài ra cô cần có câu hỏi gợi ý nhằm phát triển tư duy 
của trẻ.
 Khi ra ngoài trời trẻ được quan sát, khám phá về thế giới xung quanh với 
những điều thú vị, mới mẻ. Để cho trẻ có sự ham thích khám phá tự nhiên ta cần 
cho trẻ quan sát các hiện tượng sự vật xung quanh mình. Trước đó cô phải lên kế 
hoạch hoạt động ngoài trời và chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi chu đáo cho trẻ tham 
gia.
 Cùng với việc thực hiện đúng kế hoạch, cô cần chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi 
đầy đủ và hấp dẫn để thu hút trẻ tham gia một cách hứng thú.
 Hoạt dộng quan sát là một hình thức cho trẻ làm quen với những kiến thức 
tự nhiên, xã hội xung quanh trẻ, kích thích óc tìm tòi khám phá của trẻ. Nội 
dung quan sát thường dựa vào khả năng của từng trẻ để tuỳ từng trường hợp 
quan sát mà tôi có thể nâng cao hay hạ thấp yêu cầu. Để cho trẻ quan sát được 
tốt hơn, tôi đã hướng trẻ cùng chuẩn bị trước khi quan sát với tôi, chẳng hạn với 
 8 Đối tượng và yêu cầu quan sát phải phù hợp và kích thích được tư duy của 
trẻ. 
 Có thể gợi hứng thú cho trẻ quan sát bằng cách cho trẻ chơi những trò chơi 
nhẹ như: Trẻ lắng nghe tiếng động, tiếng kêu ở đâu, nghe tiếng gió thổi, lá rụng, 
chim hót, ngửi mùi hoa, mùi cỏ, mùi của lá cây, cảm nhận ánh nắng mặt trời, 
qua trò chơi “ai tinh mắt”, “đoán cây qua lá”, “đoán vật bằng tay”, “ai thính tai”, 
“đoán xem tiếng động gì”. Những trò chơi này giúp phát triển các giác quan trẻ.
 3.3. Biện pháp: Tận dụng môi trường ngoài trời, khai thác triệt để lợi 
thế sân vườn để tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp. 
 Sân vườn là nơi lý tưởng để tổ chức cho trẻ khám phá môi trường xung 
quanh đặt biệt là chủ đề thế giới động vật, thế giới thực vật, nước và các hiện 
tượng thiên nhiên
 Ví dụ: Ta có thể cho trẻ ra ngoài trời quan sát vườn thiên nhiên. Đàm thoại 
với trẻ về tên gọi, đặc điểm của những loại cây mà trẻ quan sát được. 
 Trong các hoạt động tạo hình chúng ta vẫn có thể tận dụng các nguyên vật 
liệu từ thiên nhiên nhiên như dùng lá cây để xé dán, làm giàu vốn biểu tượng về 
thế giới xung quanh, tích lũy kinh nghiệm và hình thành các tiền đề để trẻ thực 
hiện hoạt động tạo hình sáng tạo.
 Hình ảnh :Trẻ làm tranh sáng tạo từ thiên nhiên
 3.4. Biện pháp: Đa dạng hoá các trò chơi khi trẻ hoạt động ngoài trời 
 10 ở trẻ : quan sát sự thay đổi hàng ngày của cây xanh trong trường và phân loại 
chúng có nhóm hoa, nhóm không có hoa, nhóm ăn quả...
 Qua những trò chơi này cũng giúp trẻ mở rộng mối quan hệ với thế giới 
xung quanh, cách chăm sóc cây xanh và bảo vệ cây xanh, rèn cho trẻ cách giao 
tiếp lịch sự với mọi người
 * Hoạt động giúp phát triển vận động ở trẻ : Chơi với các đồ chơi có sẵn 
 trong trường
 Thông qua hoạt động leo trèo, chạy, nhảy , chơi, trượt...các đồ chơi ngoài 
trời và các trò chơi phát triển vận động rèn cho trẻ sự khéo léo nhanh nhẹn của 
đôi bàn tay, bàn chân, giáo dục trẻ không leo trèo những nơi nguy hiểm và dạy 
trẻ các hành vi văn minh khi tham gia chơi tập thể.Trẻ được thoải mái chơi các 
đồ chơi theo ý thích của mình như xích đu, cầu quay, cầu trượt, nhà nhún, đá 
bóng... 
 (Hình ảnh: Trẻ chơi với đồ chơi có sẵn trong trường)
 Tổ chức cho trẻ chơi một số trò chơi sinh hoạt tập thể, đơn giản, trò chơi 
 sinh hoạt cộng đồng cũng rất thu hút trẻ : Kéo co, đi cà kheo đá bóng vào gol, 
 trời nắng trời mưa, bẫy cá, cá sấu lên bờ...hoặc cũng có thể cho trẻ hát theo một 
 số bài hát sinh hoạt tập thể đơn giản linh hoạt thay đổi tên trò chơi, thay đổi 
 luật chơi nhằm thu hút trẻ vào hoạt động hơn.
 12

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_trong_viec_to_chuc.doc