SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non
Trên thực tế trong hoạt động tạo hình có rất nhiều thể loại hấp dẫn trẻ, nó đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển thẩm mỹ cho trẻ. Hoạt động này giúp cho trẻ có điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển của cảm giác, tri giác, giúp trẻ nhận ra màu sắc, hình dạng, đường nét, tỷ lệ, sự sắp xếp trong không gian... nhận thấy được cái đặc trưng và nét đẹp trong sự vật hiện tượng mà trẻ miêu tả. Trẻ thường tỏ ra dễ xúc cảm với cảnh vật, trẻ dễ bị lôi cuốn trước những cảnh vật có nhiều màu sắc, hay một bức tranh sống động. Tuy nhiên để có kỹ năng tốt trong hoạt động tạo hình thì đó là cả một quá trình rèn luyện và học tập. Chính vì vậy tôi đã khảo sát và điều tra về thực trạng kỹ năng tạo hình của trẻ lớp tôi, tôi nhận thấy rằng kỹ năng tạo hình của trẻ còn rất nhiều hạn chế, vì trẻ không được trải nghiệm nhiều với nhiều thể loại, không có sự hướng dẫn bài bản kỹ lưỡng của giáo viên nên kỹ năng của trẻ hầu như còn hạn chế.
Từ những lý do trên mà tôi nhận thấy rằng là một giáo viên phải đưa ra các hình thức và phương pháp dạy phong phú, sáng tạo, kỹ lưỡng hấp dẫn trẻ trong hoạt động tạo hình. Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn tiến hành thực hiện đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ 5 -6 tuổi ở trường mầm non” để giúp trẻ hứng thú trong hoạt động tạo hình, đồng thời tôi mong rằng từ những sáng kiến nhỏ này có thể góp phần vào việc hướng dẫn trẻ một cách tích cực hơn và đạt được hiệu quả cao hơn.
Từ những lý do trên mà tôi nhận thấy rằng là một giáo viên phải đưa ra các hình thức và phương pháp dạy phong phú, sáng tạo, kỹ lưỡng hấp dẫn trẻ trong hoạt động tạo hình. Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn tiến hành thực hiện đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ 5 -6 tuổi ở trường mầm non” để giúp trẻ hứng thú trong hoạt động tạo hình, đồng thời tôi mong rằng từ những sáng kiến nhỏ này có thể góp phần vào việc hướng dẫn trẻ một cách tích cực hơn và đạt được hiệu quả cao hơn.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non
PHẦN I . ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận. Trẻ em là tương lai, là nền móng của sự phát triển đất nước. Chính vì vậy công tác chăm sóc giáo dục trẻ ở độ tuổi mầm non là vô cùng quan trọng đối với từng cá nhân trẻ. Như chúng ta đã biết tạo hình là một dạng hoạt động nghệ thuật quan trọng, hấp dẫn đối với trẻ mẫu giáo nhằm giúp trẻ nhận biết và phản ánh về thế giới xung quanh thông qua những hình tượng nghệ thuật nó là phương tiện trong việc giáo dục thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ, thể lực, và lao động có tác dụng to lớn trong việc giáo dục, phát triển và hình thành nhân cách cho trẻ mầm non. Mục tiêu của giáo dục mầm non là xây dựng cơ sở ban đầu về nhân cách con người, nó vô cùng quan trọng và ảnh hưởng rất lớn tới sự hình thành nhân cách sau này. Việc hình thành các kỹ năng cho trẻ mầm non có một vai trò rất quan trọng. Chính vì vậy khi dạy trẻ chúng ta phải chú ý đến sự phát triển toàn diện thông qua các hoạt động. Trong đó hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động học tập mang tính nghệ thuật giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh và phản ánh thế giới qua những tác phẩm nghệ thuật và góp phần phát triển toàn diện về nhân cách của trẻ. Thông qua hoạt động sẽ tạo ra những tác phẩm ngộ nghĩnh đáng yêu, những tác phẩm đó tuy đơn giản nhưng đã thể hiện được tất cả những suy nghĩ của trẻ trong đó. Với trẻ mầm non kỹ năng tạo hình rất quan trọng, nó thể hiện suy nghĩ, ý tưởng sáng tạo phong phú của trẻ, qua từng cách trẻ thể hiện và cách diễn đạt ngôn ngữ tạo hình của mình. 2. Cơ sở thực tiễn. Trên thực tế trong hoạt động tạo hình có rất nhiều thể loại hấp dẫn trẻ, nó đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển thẩm mỹ cho trẻ. Hoạt động này giúp cho trẻ có điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển của cảm giác, tri giác, giúp trẻ nhận ra màu sắc, hình dạng, đường nét, tỷ lệ, sự sắp xếp trong không gian... nhận thấy được cái đặc trưng và nét đẹp trong sự vật hiện tượng mà trẻ miêu tả. Trẻ thường tỏ ra dễ xúc cảm với cảnh vật, trẻ dễ bị lôi cuốn trước những cảnh vật có nhiều màu sắc, hay một bức tranh sống động. Tuy nhiên để có kỹ năng tốt trong hoạt động tạo hình thì đó là cả một quá trình rèn luyện và học tập. Chính vì vậy tôi đã khảo sát và điều tra về thực trạng kỹ năng tạo hình của trẻ lớp tôi, tôi nhận thấy rằng kỹ năng tạo hình của trẻ còn rất nhiều hạn chế, vì trẻ không được trải nghiệm nhiều với nhiều thể loại, không có sự hướng dẫn bài bản kỹ lưỡng của giáo viên nên kỹ năng của trẻ hầu như còn hạn chế. 1/17 II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Trong quá trình giảng dạy, tôi thấy kỹ năng tạo hình của trẻ còn rất hạn chế. Vì vậy, tôi thường xuyên chú trọng tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ theo các chủ để, sự kiện trong các tháng, dạy trẻ ở mọi lúc mọi nơi. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện tôi đã gặp một số thuận lơi và khó khăn sau: 1 Thuận lợi: - Bản thân là giáo viên có trình độ trên chuẩn (Đại học sư phạm mầm non) luôn tâm huyết yêu nghề có nghiệp vụ sư phạm vững vàng. Thường xuyên cùng nhau trao đổi những kinh nghiệm giảng dạy với đồng nghiệp, học tập qua sách báo, internet, những kinh nghiệm của trường bạn. Từ đó có hình thức tổ chức linh hoạt sáng tạo trong việc tổ chức hoạt động tạo hình . Năm học 2022 – 2023 tôi được nhà trường phân công 2 giáo viên /lớp với số trẻ là 23 trẻ. - 100% trẻ qua lớp mẫu giáo nhỡ 4- 5 tuổi. - Trẻ có nề nếp tốt, ngoan. - Đa số phụ huynh luôn quan tâm đến trẻ, luôn ủng hộ các hoạt động của lớp. - Phòng học khang trang, đồ dùng đồ chơi tương đối đầy đủ, trường lớp đạt chuẩn. Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo chuyên môn xát sao từ công tác chuyên môn đến mọi công việc chung. 2. Khó khăn: * Đối với giáo viên: Giáo viên cập nhật ứng dụng phương pháp giáo dục tiên tiến còn lúng túng. Các hoạt động giáo viên chưa đổi mới hình thức tổ chức còn khô khan, cứng nhắc và dập khuôn, chưa phát huy hết khả năng sáng tạo của trẻ chỉ dừng lại ở hình thức tạo hứng thú khơi gợi ý tưởng trẻ. Đồ dùng trực quan chưa phong phú, chưa kích thích được trí tò mò và tư duy cho trẻ. Lựa chọn nội dung giáo dục còn phụ thuộc vào ngân hàng của khối chưa bổ sung được một số hoạt động nhiều thể loại khác nhau vào ngân hàng. Trẻ chưa được trải nghiệm nhiều, sử dụng nguyên liệu mở hiệu quả chưa cao. *Đối với trẻ: Một số trẻ còn nhút nhát chưa mạnh dạn tích cực tham gia và chưa chú ý tập trung trong vào các hoạt động nên trẻ chưa thể hiện được ý tưởng của mình, vì các cháu chủ yếu là con bố mẹ đi làm công ty nên chưa có sự để ý nhiều đến con. Một số trẻ chưa biết sắp xếp hài hòa các chi tiết trên tranh. Từ những thuận lợi và khó khăn trên tôi đã khảo sát thực tế khả năng của trẻ như sau: 3/17 xây dựng môi trường lớp học từ cách bố trí sắp xếp, trưng bày đồ dùng đồ chơi sao cho hợp lý và đẹp mắt, tạo điều kiện cho trẻ hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm nhỏ nhiều hơn, hình thức hoạt động phong phú và đa dạng giúp trẻ tìm hiểu và khám phá cái mới, khi xây dựng các góc tôi đã tận dụng chính những sản phẩm của trẻ hoặc sản phẩm của cô cùng làm với trẻ để làm tranh gợi ý hoặc trang trí cho góc khác. Tạo môi trường cho trẻ hoạt động cũng là tạo cho trẻ cảm giác hứng thú thoải mái, khi đến lớp. Trẻ rất thích quan sát những gì xung quanh trẻ, khi trẻ thấy cô sắp xếp đồ dùng góc tạo hình phong phú đẹp mắt với nhiều đồ dùng hấp dẫn nhiều nguyên liệu mở, sẽ tạo cho trẻ cảm giác thích thú tìm tòi, khám phá. Cụ thể tôi đã tạo riêng một góc tạo hình với tên gọi là “Họa sĩ nhí” để cho trẻ chơi vào các giờ hoạt động góc. Trong không gian chung của lớp học, tôi bố trí góc gần cửa để tập chung tối đa ánh sáng tự nhiên và giúp trẻ có được trạng thái cảm xúc tích cực khi tham gia vào các hoạt động tạo hình. Do đặc thù của góc tạo hình là góc hoạt động mang tính yên tĩnh chính vì vậy tôi không bố trí góc tạo hình gần góc ồn ào như (góc xây dựng và góc phân vai) để làm phân tâm sự chú ý của trẻ khi tham gia vào hoạt động. Ví dụ: Ở góc “Họa sĩ nhí ” là một góc để trẻ thể hiện sự hiểu biết của mình, ở tại góc này tôi chuẩn bị nhiều nguyên liệu đa dạng phong phú về chủng loại, đa dạng về màu sắc, chất liệu như: sáp màu, màu nước, màu dạ, màu nhũ, ống hút, lõi giấy, bột, đất sét, bút lông và một số nguyên liệu tự nhiên như lá cây, gỗ, hoa, rau, củ, quả... được sắp xếp gọn gàng thuận tiện cho trẻ lấy và thay đổi phù hợp theo chủ đề sự kiện trong tháng một cách hợp lí. Ngoài ra tôi còn trang trí thêm các khung tranh để trẻ thỏa sức sáng tạo sau đó trưng bày sản phẩm của mình. Bên cạnh việc tạo môi trường cho trẻ tạo hình trong lớp học thì môi trường bên ngoài lớp học cũng rất quan trọng đối với trẻ. Môi trường tạo hình bên ngoài lớp học là những không gian rộng, thoáng mát, thuận tiện để trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên như vườn cây xanh trong sân trường và khu vực sân cỏ, khu chơi cát và sỏi. Bên cạnh xung quanh lớp học hành lang, cầu thang được trang trí các sản phẩm của cô và trẻ tạo ra. Đặc biệt trong những ngày lễ, tết các sự kiện sẽ được trang trí nhiều màu sắc khác nhau theo sự kiện. Từ đó sẽ khơi gợi được tính tích cực của trẻ, trẻ có mong muốn tham gia vào các hoạt động tạo hình để tạo ra những sản phẩm tạo hình. Tôi nhận thấy rằng việc tạo môi trường trong lớp và ngoài lớp học cho trẻ rất quan trọng vì nó là một trong những môi trường trực tiếp tác động lên trẻ, trẻ có học tốt hay không là phần lớn nhờ vào môi trường học tập lành mạnh và 5/17 vật liệu mở; giai đoạn 2: tìm hiểu về hình dáng, màu sắc của một số nguyên liệu mở). Vậy hôm nay cô và các con sẽ đi thực hiện giai đoạn 3 của dự án đó là “ Dự án in hoa từ nguyên liệu mở”. Khi cô giới thiệu món quà của bạn thiên nhiên. Cô cho trẻ ngồi xung quanh khám phá món quà của bạn thiên nhiên trẻ quan sát, sờ lên các chất liệu tạo thành hình ảnh trên mỗi bức tranh. Thay vì ngồi hình chữ u quan sát tranh, tôi thay đổi bằng cách cho trẻ ngồi xung quanh cô, từ những bức tranh đó cô kể thành một câu chuyện sáng tạo. Sau khi kết thúc câu truyện cô mở tất cả các bức tranh đó lá tạo thành bức tranh tổng thể. Trẻ cảm nhận về bức tranh có điều gì đặc biệt, trẻ được nói về chất liệu của bức tranh tổng thể. Khi trẻ nói được các chất liệu, nguyên liệu tạo lên được bức tranh và trẻ trả lời hôm nay con sẽ sáng tạo ra bức tranh bằng cách nào, con sẽ dùng nguyên liệu gì để tạo ra bức tranh theo ý thích. Tôi cho trẻ thảo luận ý tưởng theo nhóm để cùng tìm ra những điều đặc biệt của mỗi bức tranh từ đó trẻ sẽ đưa ra những thống nhất chung. Khi làm bài có thể cho hai bạn chung một bài để trẻ cùng hỗ trợ nhau làm và đưa ra những ý tưởng sáng tạo phong phú. Với cách thay đổi phương pháp hình thức tổ chức này, tôi đã rèn ở trẻ kỹ năng làm việc theo nhóm từ đó trẻ sẽ biết hợp tác, quan tâm chia sẻ và đoàn kết với các bạn trong lớp. Trước khi trẻ thực hiện cô có thể cho trẻ quan sát một số hình ảnh được in tranh các nguyên vật liệu mở của các bạn lớp khác trên ti vi. Cô cho trẻ lên tự chọn tranh mà trẻ thích mà cô và trẻ hôm trước đã tạo nền. Tôi còn đổi mới hình thức khi trẻ nhận xét sản phẩm trẻ làm xong cô cho trẻ lấy tên của mình dán vào bài rồi mang sản phẩm lên khu dự án trưng bày. Trẻ sẽ dễ dàng quan sát, so sánh được tất cả bài của mình và của các bạn từ đó trẻ đưa ra được những nhận xét về bài của mình, của bạn. Trẻ đã chia sẻ với các bạn về cách trẻ tạo bức tranh và trẻ cũng có thể nói được cách sáng tạo tranh của bạn. * Ngoài việc đổi mới hình thức tổ chức ra thì việc chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu, đồ dùng phục vụ cho hoạt động tạo hình là rất quan trọng. Nó phần nào quyết định sự thành công của hoạt động. Nguyên liệu đa dạng, phong phú sẽ giúp trẻ phát huy tính tích cực, trẻ sẽ nảy sinh ra những ý tưởng sáng tạo qua đó trẻ sẽ tạo ra những sản phẩm thổi màu có tính thẩm mĩ cao. Nguyên liệu là thứ dễ tìm, dễ kiếm, an toàn và gần gũi với trẻ. Nó không chỉ là những thứ mua sẵn, đồ phế thải mà còn là những nguyên liệu tự nhiên ở xung quanh trẻ như cành cây khô, lá cây, tăm bông, dĩa nhựa, khuôn hình, đế trai, vải vụn, lõi giấy, đất sét, bột mỳ... Qua việc đổi mới hình thức tổ chức và sử dụng đa dạng nguyên liệu tạo hình trong hoạt động tạo hình. Trẻ được trải nghiệm, được kết hợp các nguyên 7/17 ràng mơ hồ và dễ mất đi nhanh chóng. Hiểu được những hạn chế đó trên trẻ, tôi luôn có những phương pháp để định hướng các đề tài tự chọn trong phạm vi những kinh nghiệm, những xúc cảm, tình cảm mà trẻ đã được trải nghiệm. Từ đó phát huy những khả năng thế mạnh ở trẻ một cách tự nhiên. Ví dụ: Với đề tài “Xé dán đàn cá” Tôi chỉ khơi gợi những ý tưởng của trẻ như cách xé dán đàn cá, cách chọn giấy làm màu nước cho cá bơi. Sau đó trẻ xé dán. Để lôi cuốn được trẻ tham gia vào hoạt động thì người giáo viên cần phải tìm tòi những sáng kiến mới, những thủ thuật sư phạm và từ đó dùng ngôn ngữ của mình để truyền đạt tới trẻ một cách sinh động và lôi cuốn. Điều đó muốn nói đến khả năng ứng xử của người giáo viên cũng như ngôn ngữ và phong cách đứng lớp thật tự tinh, dí dõm, vui vẻ, ngộ nghĩnh gây sự chú ý của trẻ vào hoạt động. Đặc biệt, người giáo viên cũng phải có khả năng tạo hình và tạo ra những tác phẩm đẹp, vì trẻ học đa số dựa trên sự bắt chước là chủ yếu, vì thế đòi hỏi người giáo viên cũng phải đưa ra những hình mẫu đẹp mắt và mang tính nghệ thuật cao. Trong một tiết hoạt động tạo hình tôi cũng có thể tích hợp lồng ghép các bài hát hay những bài thơ, câu đố hoặc trò chuyện cùng trẻ để làm cho giờ hoạt động diễn ra một cách nhẹ nhàng hơn. * Đổi mới hình thức, phương pháp cho trẻ hoạt động tạo hình Để tổ chức giờ hoạt động chung về bộ môn tạo hình đạt hiệu quả cao, người giáo viên cần phải có được các thủ thuật vào bài khác nhau, phù hợp với từng tiết dạy để gây được hứng thú và thu hút sự chú ý cho trẻ vào giờ học. Trong quá trình tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động tạo hình trong giờ hoạt động chung, giáo viên phải có được hình thức tổ chức tiết học sao cho thật thoải mái, không gò ép, mọi phương pháp đưa ra phải phù hợp với khả năng, với nhận thức của trẻ và phải có tác dụng phát huy tính tích cực chủ động ở trẻ Ví dụ: Trong giờ dạy trẻ xé dán thuyền trên biển. Khi vào giới thiệu bài, cô cho trẻ xem một số hình ảnh các loại tàu, thuyền đang lưu thông trên biển qua màn hình ti vi, sau đó thông báo sắp tới có một chương trình thi làm tranh về biển, ban tổ chức chương trình có giấy mời lớp tham dự (Giáo viên đọc nội dung giấy mời cho trẻ nghe) để tạo hứng thú cho trẻ -> Tiếp đó giáo viên đặt các câu hỏi để trẻ nóilên lời nhận xét của mình về các hình ảnh mà trẻ vừa được quan sát trên màn hình như: Các con thấy biển như thế nào? Trên biển có phương tiện giao thông nào ? Để xé dán được thuyền trên biển thì làm những gì ? Sau khi gợi ý để trẻ nói lên nhận xét sản phẩm của mình, giáo viên cho trẻ quan sát một số bức tranh xé dán thuyền trên biển dogiáo viên chuẩn bị rồi mới tiến hành cho trẻ thực hiện các hoạt động tiếp theo .Khi thực hiện đề tài với các phương pháp giáo dục không được áp đặt, gò bó, mà cần phải tạo điều kiện cho trẻ để có nhiều sáng tạo khi tiếp nhận bài mới. Giáo viên cần có nhiều hoạt động gợi mở linh 9/17
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_to_chuc_hoat_dong.docx