SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi
Đối với trẻ mầm non hoạt động phát triển ngôn ngữ là rất quan trọng, đặc biệt là trẻ mẫu giáo 5 tuổi có hoạt động “làm quen chữ cái” được qui định trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ do Bộ Giáo dục ban hành. Làm quen chữ cái không chỉ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mà còn tiền đề cần thiết cho trẻ bước vào lớp 1 phổ thông. Trước hết “làm quen với chữ cái” là rèn luyện khả năng nghe, khả năng phát âm, làm quen với 29 chữ cái, khả năng hiểu ngôn ngữ Tiếng Việt. Thông qua việc làm quen chữ cái cung cấp thêm vốn từ về thế giới xung quanh cho trẻ và còn là công cụ của tư duy. Cho trẻ làm quen với chữ cái còn giúp trẻ hiểu được mối quan hệ giữa ngôn ngữ nói với ngôn ngữ viết, hình thành và phát triển các kỹ năng nghe, nói, tiền đọc, tiền viết cho trẻ. Cụ thể dạy trẻ nhận biết và phát âm chính xác 29 chữ cái Tiếng Việt; tô chữ cái theo nét chấm mờ; biết chơi các trò chơi với chữ cái và nhận biết vai trò chữ cái trong cuộc sống hàng ngày.
Tuy nhiên trên thực tế hoạt động cho trẻ 5 tuổi làm quen với chữ cái đã và đang được tổ chức song còn gặp một số hạn chế đó là: Môi trường chữ cái cho trẻ làm quen chưa phong phú, sinh động; cách tổ chức hoạt động làm quen chữ cái còn cứng nhắc, chưa sáng tạo; trẻ phát âm chữ cái chưa chính xác; nhiều trẻ tô chữ chưa đúng theo quy trình; cha mẹ trẻ chưa thực sự quan tâm tới hoạt động cho trẻ làm quen với chữ cái.
Trước thực trạng đó, là một giáo viên mầm non, người trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ, tôi nhận thấy rằng cần phải nghiên cứu, tìm tòi các giải pháp giúp trẻ học tốt hơn môn làm quen chữ cái nên tôi đã quyết định chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi” để nghiên cứu và làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm cho mình.
Tuy nhiên trên thực tế hoạt động cho trẻ 5 tuổi làm quen với chữ cái đã và đang được tổ chức song còn gặp một số hạn chế đó là: Môi trường chữ cái cho trẻ làm quen chưa phong phú, sinh động; cách tổ chức hoạt động làm quen chữ cái còn cứng nhắc, chưa sáng tạo; trẻ phát âm chữ cái chưa chính xác; nhiều trẻ tô chữ chưa đúng theo quy trình; cha mẹ trẻ chưa thực sự quan tâm tới hoạt động cho trẻ làm quen với chữ cái.
Trước thực trạng đó, là một giáo viên mầm non, người trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ, tôi nhận thấy rằng cần phải nghiên cứu, tìm tòi các giải pháp giúp trẻ học tốt hơn môn làm quen chữ cái nên tôi đã quyết định chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi” để nghiên cứu và làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm cho mình.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi

2 A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Bối cảnh của đề tài Như chúng ta đã biết, Giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên, là nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân, giúp trẻ nhỏ phát triển đầy đủ về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ ngay từ những bước chân chập chững đầu đời. Chính vì vậy, giáo dục mầm non giữ vai trò đặc biệt quan trọng bởi đây được coi là “Giai đoạn vàng” để giáo dục và tạo nền móng cho sự phát triển của trẻ trong tương lai, hình thành nhân cách con người mới Xã hội Chủ Nghĩa. Để những thế hệ trẻ mầm non được phát triển một cách đầy đủ, toàn diện và hài hòa trong 5 lĩnh vực như Bác Hồ chúng ta đã từng nói: “Trẻ mầm non như những tờ giấy trắng - nhà giáo dục nhuộm xanh thì nó sẽ xanh, nhuộm đỏ thì nó sẽ đỏ”- chính những nhà giáo dục của bậc học này đang chung tay ươm những mầm xanh cho đất nước, góp phần vào việc “chuẩn bị tâm thế để trẻ bước vào lớp 1”. Bởi lẻ 5 năm đầu đời của trẻ mầm non sẽ quyết định 10 năm phát triển tiếp theo của người học. Bên cạnh đó, phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất ở trường mầm non. Hoạt động này không những nhằm giúp trẻ hình thành và phát triển các năng lực ngôn ngữ như nghe, nói, đọc, viết mà còn giúp trẻ phát triển tư duy, tình cảm. Đó là chiếc cầu nối giúp trẻ bước vào thế giới lung linh, huyền ảo, rực rỡ màu sắc của xã hội loài người. Vì vậy trẻ nói năng mạch lạc được chuẩn bị sẵn sàng để vào lớp 1, là yêu cầu trọng tâm của phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non. Ngôn ngữ - thành tựu lớn nhất của con người - là một hệ thống tín hiệu đặc biệt. Nó là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của các thành viên trong xã hội loài người, nhờ có ngôn ngữ con người có thể trao đổi cho nhau những hiểu biết, truyền cho nhau những kinh ngiệm, bày tỏ với nhau những nguyện vọng, ý muốn và cùng nhau thực hiện những dự định tương lai. Ngay từ những năm tháng đầu tiên của cuộc đời, ngôn ngữ phát triển rất mạnh mẽ, tạo ra những điều kiện cơ hội để trẻ lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử - xã hội của nền văn hoá loài người. Nó giúp trẻ tích luỹ kiến thức, phát triển tư duy, giúp trẻ giao tiếp được với mọi người xung quanh, là phương tiện giúp trẻ điều chỉnh, lĩnh hội những giá trị đạo đức mang tính chuẩn mực. Ngày nay, chúng ta càng thấy rõ hơn vai trò của ngôn ngữ đối với việc giáo dục phát triển toàn vẹn nhân cách trẻ. 4 Đối tượng nghiên cứu là trẻ lứa tuổi mẫu giáo 5 tuổi làm quen với chữ cái lớp tôi phụ trách IV. Mục đích nghiên cứu Tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động làm quen chữ cái, giúp giáo viên tự tin, sáng tạo trong việc xây dựng kế hoạch, lựa chọn nội, dung, hình thức tổ chức hoạt động phù hợp với trẻ, giúp trẻ say mê và hứng thú với bộ môn làm quen chữ cái đồng thời giúp trẻ nhận dạng và phát âm, tô đồ chữ cái thành thạo và có hiệu quả hơn pháp tổ chức cho trẻ làm quen chữ cái, tạo cơ hội cho trẻ được tiếp cận chữ cái một cách linh hoạt, hấp dẫn mọi lúc mọi nơi, giúp trẻ 5 tuổi học tốt bộ môn làm quen với chữ cái. Đây là cơ hội tốt để sớm hình thành cho trẻ những hoạt động về ngôn ngữ, thái độ, phát triển trí tuệ. Qua đó, giáo dục tình cảm, phát triển tư duy, mở rộng vốn hiểu biết của trẻ góp phần chuẩn bị cho trẻ một hành trang tiếng việt vững chắc để trẻ bước vào lớp 1. V. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu Trước khi nghiên cứu và thực hiện đề tài này, tôi đã tiến hành tổ chức cho trẻ làm quen chữ cái theo các phương pháp cũ trước đây nhưng tôi thấy kết quả trên trẻ chưa cao. Hình thức tổ chức chưa phong phú đa dạng, chưa sinh động hấp dẫn trẻ, môi trường chưa được chú trọng, đẹp mắt chính vì vậy dẫn đến việc tổ chức các hoạt động còn mang tính rập khuôn, áp đặt và chưa thu hút được trẻ hứng thú tham gia học chữ cái và việc làm quen chữ cái đối với trẻ rất nặng nề khiến trẻ cảm thấy rất áp lực trong các giờ làm quen chữ cái. Để khắc phục những hạn chế khi áp dụng những phương pháp cũ trước đây, nên khi nghiên cứu, xây dựng và phát triển đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi” này, tôi xác định cần nghiên cứu tìm ra những giải pháp mới như sáng tạo, linh hoạt trong việc thay đổi hình thức cho trẻ làm quen chữ cái, tạo môi trường chữ cái sinh động, hấp dẫn giúp trẻ có thể làm quen mọi lúc mọi nơi, ứng dụng công nghệ thông tin và sưu tầm, sáng tạo các trò chơi ôn luyện, củng cố chữ cái giúp trẻ hứng thú hơn trong hoạt động làm quen chữ cái, coi việc làm quen chữ cái như là trò chơi, mang lại niềm vui cho trẻ, giúp trẻ mạnh dạn tự tin và thích học chữ cái. 6 linh hoạt thay đổi. Cho nên việc chăm sóc giáo dục trẻ mầm non vừa là một khoa học vừa là một nghệ thuật, đòi hỏi cô giáo mầm non phải có kiến thức khoa học toàn diện sâu sắc, vừa phải có sự năng động, sáng tạo, linh hoạt, luôn luôn tạo ra cái mới để thu hút sự chú ý của trẻ lôi cuốn trẻ vào các hoạt động, phù hợp với đặc điểm tư duy của độ tuổi “Trực quan sinh động”. Bên cạnh đó, trường tôi là một trường nằm vùng nông thôn, địa bàn xã rộng nên người dân chủ yếu làm nông, lao động tự do cho nên thời gian dành cho con cái rất ít, nhận thức về giáo dục mầm non còn hạn chế, đối lập nhau. Với những nguyện vọng, sự quan tâm đến việc học mầm non của phụ huynh cũng là một vấn đề nan giải đối với giáo viên mầm non như tôi. Từ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn, tôi nhận thấy việc nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen chữ cái là rất quan trọng, phải dạy trẻ như thế nào và bằng những biện pháp gì để tất cả trẻ lớp tôi đều nhận biết và có kĩ năng tốt trong tập tô chữ cái. Điều đó thúc đẩy tôi tìm tòi, suy nghĩ tìm ra những biện pháp tổ chức hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ hấp dẫn, dễ dàng tiếp thu nhằm giúp trẻ phát triển ngôn ngữ tạo tiền đề, hành trang cho trẻ bước vào lớp 1. II. Thực trạng vấn đề 1. Thuận lợi Được sự quan tâm, chỉ đạo khoa học của Phòng Giáo dục - Đào tạo và Ban giám hiệu nhà trường đã tạo điều kiện đầy đủ về cơ sở vật chất cũng như tài liệu phục vụ giảng dạy. Ban giám hiệu thường xuyên tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và các đợt học chuyên đề cho chị em đồng nghiệp học tập và rút kinh nghiệm. Phòng học rộng rãi thoáng mát, lớp học sạch đẹp, môi trường thân thiện nên trẻ rất thích đi học và thuận lợi cho việc giáo dục trẻ. Lớp có hai giáo viên, nhiệt tình, có trình độ trên chuẩn, có ý thức học hỏi đồng nghiệp và thường xuyên tìm hiểu kiến thức qua các phương tiện thông tin đại chúng. Bản thân thường xuyên bám sát thực tế đúc rút kinh nghiệm, cũng như nhận được sự giúp đỡ từ đồng nghiệp và Ban giám hiệu nhà trường về việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non, hàng tháng tổ chuyên môn tổ chức việc sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học để đúc rút kinh nghiệm và thảo luận chuyên môn có hiệu quả, trong năm đã 8 cho việc dạy và học môn chữ cái chủ yếu tự làm, còn đơn điệu, chưa thực sự tạo ấn tượng, hấp dẫn khi cho trẻ làm quen. 3. Khảo sát thực trạng Để nắm được tình hình, khả năng của trẻ, từ đó lên kế hoạch, lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức cho trẻ làm quen chữ cái tốt hơn, tôi đã tiến hành thực hiện khảo sát trẻ ở lớp mình và thu được kết quả như sau: Bảng 1: Thực trạng của trẻ trước khi thực hiện đề tài TT Số trẻ Đạt Chưa đạt Tiêu chí đánh giá được Số trẻ Tỷ lệ Số trẻ Tỷ lệ đánh (%) (%) giá 1 Trẻ nhận biết đúng chữ cái đã 36 15 41,7 21 64 học 2 Trẻ phát âm chữ cái rõ ràng, 36 15 41,7 21 58,3 chính xác 3 Trẻ tô viết trùng khít lên chấm 36 20 55,6 16 44,4 mờ hoàn thành vở tập tô sạch sẽ 4 Kỹ năng tô viết, tư thế ngồi, 36 18 50 18 50 cách cầm bút Với kết quả khảo sát như trên, tôi thấy rằng mức độ nhận thức làm quen chữ cái của trẻ chưa đồng đều, còn nhiều hạn chế, từ đó tôi đã tìm tòi và ứng dụng một số các biện pháp sau. III. Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi 1. Biện pháp 1: Xác định khung thời gian, lựa chọn các nhóm chữ cái phù hợp với chủ đề để cho trẻ làm quen Chúng ta biết rằng, ở trường mầm non trẻ được làm quen 29 chữ cái theo các nhóm, mỗi nhóm gồm 2-3 chữ cái có đặc điểm gần giống nhau và được phân thành 12 nhóm. Vì vậy, việc xác định khung thời gian, lựa chọn các nhóm chữ cái phù hợp với chủ đề để dạy trẻ là việc làm cần thiết đối với giáo viên. Giúp giáo viên có sự định hướng rõ ràng về thời gian, các nhóm chữ cần làm quen trong từng giai đoạn, từng chủ đề. Hiểu 10 tường để trang trí góc chữ cái với hình ảnh đẹp mắt, chuẩn bị các bài tập sáng tạo cho trẻ được tô vẽ các nét chữ đã học, được ghép các nét chữ, tô màu chữ rỗng Hình ảnh góc làm quen chữ cái Các góc lớp đều được sử dụng là chữ cái Tiếng Việt viết in hoặc viết thường để đặt tên góc, cỡ chữ phù hợp, dán chữ ở độ cao vừa đủ để trẻ dễ dàng nhìn thấy. Tôi đã dán nhãn tên cho các giá, kệ ở các góc, tên của trẻ trên các vật dụng, gắn tên cho các cây cối, đồ dùng, đồ chơi ở cả trong và ngoài lớp học. Ở các góc chơi tôi cũng làm ký hiệu, tên gọi cho từng góc và đồ dùng góc đó như hòn sỏi, cát, hạt đậu, hạt gạo, hạt ngô, màu sắc.... ở góc khám phá. Góc học tập có ngăn để vở tập tô, làm quen với toán, bảo vệ môi trường, hộp đựng bút chì, kéo, chữ cái, số, đôminô, dập lỗ, que tính... ngoài ra còn có đồ chơi phục vụ cho buổi chơi sáng tạo như mũ gắn chữ, hoa lá, hột hạt, con vật, các chấm tròn, giây len, giây đồng để trẻ ghép chữ, uốn chữ, lô tô, các bài tập mở ở góc học tập. Tương tự ở góc xây dựng, góc phân vai, góc thiên nhiên tôi cũng gắn tên gọi cho từng ngăn để đồ dùng, cây cối... nếu đồ dùng học tập của từng cá nhân tôi đều dán nhãn tên trẻ bằng ký hiệu chữ cái và thống nhất một ký hiệu để trẻ dễ nhận biết. 12 Đối với môi trường bên ngoài lớp học, nhà trường sử dụng và khai thác chữ viết tiếng Việt trong toàn bộ không gian ngoài lớp học nhằm tạo một môi trường tiếng Việt mọi lúc mọi nơi trong nhận thức của trẻ. Hệ thống bảng biểu, thông báo, mô tả, chỉ dẫn được ghi bằng tiếng Việt kiểu chữ in kết hợp hình ảnh, kí hiệu để trẻ nhận biết. Đặc biệt là hệ thống chỉ dẫn lối thoát hiểm, nhà vệ sinh, các khu vui chơi, trải nghiệm, cây trong sân trường và vườn rau được gắn bảng tên, có biển/bảng, thông báo rõ ràng bằng kí hiệu và chữ viết phù hợp, trong tầm mắt của trẻ. Hình ảnh các khu vực trong trường Hệ thống đồ dùng đồ chơi, thiết bị, dụng cụ, vật liệu ngoài trời cần có gắn nhãn mác, biển báo bằng tiếng Việt. Hình ảnh đồ chơi ngoài trời có gắn biển tên
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_to_chuc_hoat_dong.docx