SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo lớn 5 tuổi

Giáo dục thể chất là một trong những mặt của giáo dục toàn diện ở trẻ. Đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ 5-6 tuổi nói riêng giáo dục thể chất chiếm vị trí hàng đầu, bởi nó tạo tiền đề phát triển toàn diện nhân cách con người. Giáo dục thể chất là quá trình tác động chủ yếu vào cơ thể trẻ, tổ chức cho trẻ được vận động, tổ chức chế độ sinh hoạt hợp lý nhằm bảo vệ và làm cho cơ thể trẻ được phát triển hài hòa, cân đối, để có thể tham gia vào mọi mặt của đời sống xã hội. Trong quá trình giáo dục thể chất, các bài tập thể dục sáng, các bài tập vận động cơ bản, các trò chơi vận động là một trong các hình thức cơ bản để giúp trẻ rèn luyện thân thể và phát triển các tố chất thể lực: nhanh - mạnh - bền - khéo Giúp cho trẻ có sức khỏe dẻo dai, có các thao tác vận động chính xác, phát triển trí thông minh, giáo dục ý thức có tổ chức kỷ luật, cảm giác tốt về nhịp điệu, về định hướng không gian và cùng một số khả năng khác có ảnh hưởng trực tiếp đến sự nắm vững những thao tác lao động, trẻ khỏe mạnh, từ đó dễ dàng thực hiện các nhiệm vụ được giao phó.
Năm học 2019-2020 tiếp tục đi sâu thực hiện “Phát triển vận động cho trẻ”. Hiểu sâu sắc được tầm quan trọng của việc phát huy tính tích cực trong hoạt động thể chất có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển tố chất thể lực cho trẻ, phát triển các quá trình tâm, sinh lý của trẻ, góp phần giáo dục toàn diện cho trẻ. Tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng phát triển thể chất cho trẻ Mẫu Giáo Lớn 5-6 tuổi ”
Việc nghiên cứu đề tài sẽ giúp trẻ phát triển thể chất một cách toàn diện như phát triển kỹ năng, rèn luyện thể lực từ đó phát huy tính tích cực trong hoạt động thể chất, phát triển các quá trình tâm, sinh lý của trẻ, góp phần giáo dục toàn diện cho trẻ
Việc nghiên cứu đề tài giúp cho giáo viên biết cách tổ chức các hoạt động để phát triển thể chất cho trẻ
doc 18 trang skmamnonhay 15/07/2024 470
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo lớn 5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo lớn 5 tuổi

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo lớn 5 tuổi
 Một số biện pháp nâng cao chất lượng phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo lớn 5 tuổi
hoạt động thể chất có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển tố chất thể lực cho trẻ, 
phát triển các quá trình tâm, sinh lý của trẻ, góp phần giáo dục toàn diện cho trẻ. 
Tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng phát 
triển thể chất cho trẻ Mẫu Giáo Lớn 5-6 tuổi ”
 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:
 Việc nghiên cứu đề tài sẽ giúp trẻ phát triển thể chất một cách toàn diện 
như phát triển kỹ năng, rèn luyện thể lực từ đó phát huy tính tích cực trong hoạt 
động thể chất, phát triển các quá trình tâm, sinh lý của trẻ, góp phần giáo dục 
toàn diện cho trẻ
 Việc nghiên cứu đề tài giúp cho giáo viên biết cách tổ chức các hoạt động 
để phát triển thể chất cho trẻ
 3. Đối tượng nghiên cứu:
 - Đối tượng nghiên cứu: Trẻ Mầm Non Thái Hòa, lứa tuổi 5- 6 tuổi lớp 
A1 trường mầm non nơi tôi đang công tác.
 4. Giới hạn, phạm vi nghên cứu: 
 - Nội dung đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng phát triển thể 
chất cho trẻ mẫu giáo lớn 5 tuổi”
 - Số trẻ: 28 trẻ.
 - Thời gian: Từ tháng 9/2019 đến tháng 7/2020 và những năm học tiếp 
theo.
 Năm học này do thời gian nghỉ dịch kéo dài nên việc học bị gián đoạn và 
có chút thay đổi về thời gian
 Tuy nhiên được sự quan tâm và chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, các con được 
học trên zoom, và trên nhóm lớp. Nên các con vẫn tiếp thu được bài học đầy đủ.
 5. Phương pháp nghiên cứu
 Tôi quan sát trẻ trong hoạt động thể chất với phương pháp:
 - Phương pháp thử nghiệm
 - Phương pháp quan sát
 - Phương pháp phân tích tổng hợp
 - Phương pháp đàm thoại
 - Phương pháp đánh giá.
 1/20 Một số biện pháp nâng cao chất lượng phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo lớn 5 tuổi
lần nữa tôi nhận thấy vai trò to lớn của thể chất đối với trẻ em mầm non là quan 
trọng và cần thiết và đây cũng là lý do tôi chọn đề tài về lĩnh vực phát triển thể 
chất là sáng kiến của tôi áp dụng trong năm học 2019-2020
 II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
 1.Thuận lợi: 
 - Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên được 
tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao phương pháp giảng dạy cũng như các điều 
kiện về cơ sở vật chất
 - Được tiếp thu các chuyên đề.
 - 100 % trẻ bình thường,không có trẻ khuyết tật.
 - Một số phụ huynh nhiệt tình, có nhận thức về việc học tập của con em 
mình, sẵn sàng hỗ trợ và tìm kiếm nguyên vật liệu cho việc làm đồ dùng càng 
thêm phong phú và đa dạng.
 - Bản thân tôi cũng có nhiều cố gắng trong quá trình tự học, làm đồ dùng 
đồ chơi chơi phục vụ cho các góc.
 - Học sinh cùng độ tuổi
 2. Khó khăn:
 - Là trường có diện tích chật hẹp, chưa có phòng đa năng, phòng thể chất 
nên khi tổ chức các hoạt động thể chất còn gặp nhiều khó khăn
 - Giờ giáo dục thể chất chưa phát huy được hết các tố chất vận động
 - Giáo viên còn chưa phát huy được tính độc lập, tích cực chủ động, sáng 
tạo của trẻ, chưa kịp thời động viên khích lệ trẻ trong quá trình chơi
 - Học sinh cùng độ tuổi nhưng một số trẻ quá hiếu động 
 - Còn nhiều phụ huynh chưa quan tâm đến việc học của con em mình, hay 
cho con nghỉ học tự do ảnh hưởng tới các hoạt động của trẻ
 III. NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
 Phát triển thể chất là một lĩnh vực chủ đạo của trẻ trong suốt tuổi mẫu giáo, 
một hoạt động đặc biệt phản ánh hiện thực xung quanh trẻ, phản ánh những hiểu 
biết của mình và đặt mối quan hệ với các bạn. Hoạt động thể chất là sự tổng hợp 
giáo dục về những hoạt động vận động nhiều dạng của trẻ, mà cơ bản là tính tích 
cực vận động của trẻ.
 Bảng khảo sát đầu năm
STT Nội dung Đạt Tỷ lệ Chưa đạt Tỷ lệ 
 1 Kỹ năng vận động tinh 14/28 50% 14/28 50%
 2 Kỹ năng vận động thô 14/28 50% 14/28 50%
 3 Trò chơi vận động 20/28 71% 8/28 29%
 3/20 Một số biện pháp nâng cao chất lượng phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo lớn 5 tuổi
yếu tố thể lực như nhanh - mạnh - khéo - bền được phát triển thông qua việc sử 
dụng thiết bị, dụng cụ. Ném trúng đích phát triển tố chất khéo và khả năng kết 
hợp giữa mắt và tay. Việc sử dụng dụng cụ có ảnh hưởng rất lớn đến các nhóm 
cơ bắp, đặc biệt là các nhóm cơ tay và chân. Hơn nữa, động tác thực hiện với 
dụng cụ lặp lại nhiều lần sẽ giúp cho việc rèn luyện cơ bắp, thực hiện đúng được 
yêu cầu kỹ thuật của động tác. Ngoài ra, nó còn mở rộng tầm hiểu biết và nhận 
thức của trẻ. Đồng thời, kích thước, hình dáng hài hoà, màu sắc tươi sáng của 
thiết bị dụng cụ và sắp xếp chúng gọn gàng ngăn nắp đã ảnh hưởng trực tiếp đến 
giáo dục ý thức đối với lao động, tính cẩn thận, kỹ năng giữ gìn vệ sinh cho trẻ. 
 Chính vì vậy tôi luôn luôn tìm và làm những đồ dùng và đồ chơi mới, phù 
hợp, vừa đủ để cho trẻ hoạt động. Ngoài một số đồ dùng theo quy định có sẵn 
của nhà trường tôi sáng tạo thêm một số loại đồ dùng các vật liệu phế thải trong 
cuộc sống. Song các đồ dùng sáng tạo ấy phải đảm bảo độ chuẩn về kích thước 
và an toàn tuyệt đối cho trẻ.
 *Với vận động bò như “Bò chui qua cổng, bò trong đường hẹp, hay bò theo 
đường zích zắc” tôi trang trí những bông hoa vào chiếc cổng để thêm bắt mắt
 Ví dụ: Cô phải chọn lựa những dụng cụ thích hợp để phát triển các kỹ năng 
vận động và tố chất thể lực tương ứng. Dùng bóng để hình thành và phát triển 
vận động ném, dùng vòng để giáo dục tố chất khéo. 
 + Yêu cầu về vệ sinh an toàn: Dụng cụ phải được làm từ các chất liệu 
không gây độc hại, dị ứng cho trẻ và đặc biệt là phải đảm bảo an toàn. Các dụng 
cụ phải sạch sẽ, được làm từ các chất liệu có thể lau, rửa thường xuyên. Nơi tập 
phải được vệ sinh sạch sẽ. Phòng tập phải thoáng mát vào mùa hè và ấm áp vào 
mùa đông
 + Yêu cầu thẩm mỹ: Màu sắc của dụng cụ phải sáng sủa, phòng tập phải 
cân đối và đẹp mắt. Cần bảo quản, duy trì bảo dưỡng thiết bị, dụng cụ thường 
xuyên để luôn có được gam màu cơ bản, giúp trẻ dễ xác định đồng thời phát 
triển khả năng phân biệt màu sắc.
 Để nâng cao hiệu quả giáo dục thể chất cho trẻ 5-6 tuổi cần các trang thiết 
bị cần thiết để trẻ tập và chơi trong các buổi thể dục.
 Ví dụ: Cổng chui cao 50cm - 60cm, ghế băng thể dục, túi cát, bóng cao su 
to – nhỏ, vòng thể dục đường kính 40 cm, gậy thể dục dài 30 - 40cm.
 Các loại trang thiết bị này có tác dụng rất lớn trong việc hoàn chỉnh các 
hoạt động tự nhiên, tiếp thu dần các kinh nghiệm vận động và tăng cường lòng 
dũng cảm cho trẻ. Song việc thiết kế, trang bị, bố trí phòng tập cần hài hoà, đẹp 
mắt thuận tiện cho việc luyện tập của trẻ. Số lượng dụng cụ phải đủ cho số 
lượng trẻ tập luyện.
 5/20 Một số biện pháp nâng cao chất lượng phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo lớn 5 tuổi
 Ví dụ: Từ những thìa sữa, hộp sữa fisty, ống hút sỏi tôi cũng dùng súng gắn 
chúng lại và cũng tạo ra những dụng cụ thể dục rất đẹp mắt và cuốn hút trẻ
Dép để trẻ chơi trò chơi “Chung sức”, cũng được làm từ các miếng xốp màu 
Ngoài ra tôi còn sử dụng các nguyên vật liệu dễ kiếm ngoài thiên nhiên để cho 
trẻ chơi các trò chơi 
 3. Biện pháp 3: Giáo viên lựa chọn các vận động cơ bản và trò chơi 
phù hợp với thể lực của trẻ và chủ đề học tập.
 Việc giáo viên lựa chọn các vận động cơ bản, các trò chơi vận động phù 
hợp với thể lực và chủ đề học tập của trẻ là rất cần thiết. Ngay từ đầu năm học 
tôi đã xác định là lựa chọn các bài tập, trò chơi phải đi từ dễ đến khó. Các bài 
tập phải đảm bào các trẻ đều thực hiện được, những trẻ đã làm tốt tôi nâng cao 
lên. Các vận động, trò chơi vận động cũng cần phải phù hợp với chủ đề 
 Trước hết, giáo viên xác định nhiệm vụ cụ thể đối với việc luyện tập cho trẻ.
 Xây dựng kế hoạch phiên chế các vận động cơ bản, các trò chơi vận động 
có tầm quan trọng đặc biệt. Một kế hoạch hợp lý, khoa học sẽ gúp phần không 
nhỏ vào sự thành công của công việc. Ngay từ đầu năm học, tôi đã tiến hành xây 
dựng hệ thống các vận động cơ bản và các trò chơi và phiên chế vào các chủ đề 
một cách phù hợp và đảm bảo yêu cầu vừa sức đối với trẻ. Các vận động cơ bản 
và trò chơi vận động được nâng dần yêu cầu từ dễ đến khó
 Xây dựng hệ thống các vận động cơ bản, Trò chơi vận động 
 Trò chơi vận 
 TT Tháng Vận động cơ bản
 động
 T9 Bé vui -Bắt và ném bóng người đối diện - Nhảy tiếp sưc 
 đến trường khoảng cách 4m - Kéo co 
 1 (3 tuần ) - Đi ,đập bóng xuống sàn và bắt bóng - Tìm bạn 
 nẩy 
 - Ném trúng đích đứng 
 T10 bản - Bò vòng qua 5-6 điểm dích dắc cách -Tung Bóng 
 thân(5 tuần ) nhau 1,5 m 
 - Bật xa tối thiểu 50cm - Chuyền bóng 
 - Ném trúng Đích Thẳng đứng (cao - Nu na nu nống 
 2
 1,5m,xa 2m)
 - Đi theo đương hẹp - Thi ném túi cát
 - Ném xa bằng 1 tay - Dung dăng dung 
 dẻ 
 7/20 Một số biện pháp nâng cao chất lượng phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo lớn 5 tuổi
 1(3 tuần ) Thi chạy nhanh .
 - Ném xa bằng 2 tay ôn bật cách và 
 khép chân vào 7 ô .
 Ví dụ: Trong chủ điểm giao thông tôi đã dạy trẻ vận động cơ bản: “Tung 
bắt bóng với người đối diện” và trò chơi vận động: Bánh xe quay
 4. Biện pháp 4: Phát triển kỹ năng chơi cho trẻ thông qua các trò chơi 
vận động giúp trẻ phát huy tính tích cực trong hoạt động thể chất.
 - Làm mẫu giải thích: đối với những trò chơi mới hoặc những trò chơi mà 
lâu trẻ không được chơi cô vừa giải thích cách chơi, vừa làm mẫu để trẻ nắm 
được cách chơi và luật chơi.
 - Kiểm tra: Với những trò chơi trẻ đã chơi, có thể kiểm tra mức độ ghi nhớ 
nội dung trò chơi và cách chơi, luật chơi. Ngoài ra có thể cho một nhóm trẻ thực 
hiện lại cách chơi.
 - Theo dõi và sửa sai: Trong quá trình trẻ chơi, cô giáo phải thường xuyên 
theo dõi và kịp thời sửa sai cho những trẻ chơi chưa đúng. Trẻ nắm được nội 
dung và cách chơi cô thay đổi hình thức thi đua toàn thể – lần lượt – phân nhóm 
– cá nhân để trẻ tự khẳng định vai trò của mình vào trò chơi vận động.
 Ví dụ: Với trò chơi vận động “Quả bóng nảy” trẻ đã được chơi vài lần, tôi 
chỉ cần đưa ra quả bóng và hỏi trẻ nhớ đến trò chơi gì đã chơi. Cho trẻ nhắc lại 
cách chơi và luật chơi dưới sự gợi ý của cô.
 - Cô không nên áp đặt trẻ vào đóng vai chính từ đầu đến cuối buổi chơi. 
Đổi vai chơi, đồng thời khi phân vai cũng tạo bất ngờ, không có sự định trước.
 - Với từng trò chơi khác nhau cô giáo hướng dẫn kỹ năng chơi, làm mẫu, 
cho trẻ chơi thử sau đó là cả lớp chơi. Cô giáo luôn nhấn mạnh luật chơi để trẻ 
ghi nhớ
 Có thể thấy rằng trẻ phát huy được tính tích cực tối đa khi tham gia vào các 
trò chơi vận động đấy.
 5. Biện pháp 5: Sưu tầm, sáng tạo các trò chơi vận động 
 Tôi luôn tìm tòi các trò chơi vận động sao các trò chơi đó phù hợp với độ 
tuổi, phù hợp với chủ đề đang thực hiện ở lớp như tôi đã trình bày ở biện pháp 3. 
Đặc biệt tôi còn tìm tòi các trò chơi mới, các trò chơi sáng tạo để lôi cuốn trẻ. 
Bên cạnh đó tôi không quên đưa các trò chơi dân gian vào các hoạt động để dạy 
trẻ chơi như: đi cà kheo, đập niêu. Dưới đây là một số trò chơi do tôi sáng tạo 
cải biến
 5.1 Các trò chơi sáng tạo cải biến
 a. Trò chơi: Kéo mo cau
 9/20

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_phat_trien_the_cha.doc