SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng làm quen với Toán cho trẻ 5-6 tuổi tại Trường mầm non Liên Bảo

Rèn kỹ năng đếm và nhận biết số lượng, kỹ năng thêm bớt, kỹ năng tách-gộp đối tượng thành 2 nhóm theo các cách khác nhau, kỹ năng đo chiều dài, đo dung tích các đối tượng, nhận biết các khái niệm về định hướng thời gian, không gian nhằm giúp trẻ phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, khả năng tri giác và hình thành các thao tác tư duy: so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa. Từ đó góp phần hình thành cho trẻ các biểu tượng toán một cách chính xác, có hệ thống.
Một trong các mục tiêu cơ bản của phát triển nhận thức cho trẻ mầm non độ tuổi mẫu giáo 5 tuổi là: hình thành và phát triển ở trẻ khả năng nhận biết phân biệt các chữ số từ 1 đến 10, trẻ đếm thành thạo trong phạm vi 10, biết tạo nhóm, thêm bớt, tách-gộp các nhóm đồ vật cụ thể trong phạm vi 10. Trẻ biết thực hành các thao tác đo đơn giản về độ dài kích thước bằng một thước đo và nhiều thước đo khác nhau, dung tích của các đối tượng. Nhận biết các đặc điểm nổi bật của các khối khác nhau, biết tên và đặc điểm cơ bản của các khối: khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật. Xác định vị trí đồ vật so với các hướng của bản thân như trên, dưới, trước - sau, phải - trái. Biết sắp xếp các đối tượng và hoàn thành theo 1 quy tắc cho trước hoặc sáng tạo ra 1 quy tắc sắp xếp mà trẻ thích. Với mục đích nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ, kích thích phát triển trí tuệ, tư duy sáng tạo, hình thành và củng cố kiến thức kỹ năng về toán từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp và một số kỹ năng sắp xếp từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, rèn các kỹ năng so sánh, phân loại sắp xếp, phán đoán, ước lượng, tìm cách kiểm tra và giải quyết vấn đề. Từ đó trẻ biết vận dụng những kiến thức toán đã học để thực hành trong cuộc sống. Là giáo viên trực tiếp dạy trẻ 5 tuổi, tôi nhận thấy việc giúp trẻ yêu thích, hứng thú với hoạt động làm quen với biểu tượng toán sẽ góp phần tích cực và hiệu quả trong việc thúc đẩy phát triển nhận thức cho trẻ 5 tuổi và cũng là nền tảng, hành trang đầu tiên giúp trẻ tự tin bước vào lớp 1.
doc 27 trang skmamnonhay 13/05/2024 1150
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng làm quen với Toán cho trẻ 5-6 tuổi tại Trường mầm non Liên Bảo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng làm quen với Toán cho trẻ 5-6 tuổi tại Trường mầm non Liên Bảo

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng làm quen với Toán cho trẻ 5-6 tuổi tại Trường mầm non Liên Bảo
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 ĐƠN YÊU CẦU
 CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN CẤP THÀNH PHỐ
 Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến thành phố Vĩnh Yên
 (Cơ quan thường trực: Phòng Kinh tế thành phố Vĩnh Yên)
 Tên tôi là: Nguyễn Thị Nghị
 Chức vụ : Giáo viên 
 Trường: Mầm non Liên Bảo
 Điện thoại: 0339.704.968 
 Email: nguyenthinghi.gvc0lienbaovy@vinhphuc.edu.vn
 Tôi làm đơn này trân trọng đề nghị Hội đồng sáng kiến thành phố Vĩnh 
Yên xem xét và công nhận sáng kiến cấp thành phố cho tôi như sau:
 1. Tên sáng kiến: 
 Một số biện pháp nâng cao chất lượng làm quen với toán cho trẻ 5-6 tuổi 
tại Trường mầm non Liên Bảo.
 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: 
 Áp dụng cho trẻ độ tuổi mẫu giáo lớn trong trường mầm non.
 3. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:
 Ngày 09 tháng 09 năm 2019
 4. Nội dung cơ bản của sáng kiến: 
 Các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng
 4. 1: Tạo môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
 4. 2 : Đổi mới hình thức tổ chức các hoạt động dạy trẻ làm quen với toán 
theo hướng tích cực lấy trẻ làm trung tâm.
 4 3: Dạy trẻ làm quen với biểu tượng toán thông qua tích hợp, lồng 
ghép vào các hoạt động khác và tận dụng cơ hội dạy ở mọi lúc mọi nơi.
 4. 4: Sáng tác 1 số trò chơi mới giúp trẻ ôn luyện củng cố các biểu tượng 
toán tốt hơn.
 4. 5: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phối kết hợp với phụ huynh.
 5. Điều kiện áp dụng: 
 - Điều kiện về cơ sở vật chất: Trong lớp học, ngoài sân, máy chiếu, máy 
tính...
 1 BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
 Hoạt động làm quen với toán chiếm vị trí vô cùng quan trọng trong 
chương trình giáo dục Mầm non, là phương tiện cần và đủ thúc đẩy giáo dục 
nhận thức, giáo dục toàn diện cho trẻ ngay từ những năm đầu của cuộc sống, là 
tiền để để trẻ chuẩn bị bước vào lớp 1.
 Trong cuộc sống hàng ngày vai trò của giáo viên trong việc hình thành 
các biểu tượng toán cho trẻ mầm non là vô cùng quan trọng vì trẻ mầm non có 
khả năng nhận biết 1 số biểu tượng về toán từ rất sớm. Xong đó chỉ là kết quả 
của việc tri giác trực tiếp, vậy để trẻ nhận biết 1 số biểu tượng toán một cách sâu 
sắc và có hệ thống theo quy trình thì trẻ phải được trải nghiệm, tích lũy qua các 
hoạt động mà ở đó có sự dẫn dắt, gợi mở bài bản, khoa học của giáo viên.
 Hoạt động làm quen với toán giúp trẻ tích lũy đồng thời mở rộng hiểu 
biết, phát triển khả năng tri giác, phát triển nhận thức, hình thành ở trẻ khả năng 
tư duy, phát triển ngôn ngữ, rèn các thao tác tư duy như: so sánh, phân tích, tổng 
hợp, khái quát hoá những kỹ năng đó góp phần phát triển ngôn ngữ, khả năng 
nhận biết một số biểu tượng về toán học. 
 Là giáo viên trực tiếp đứng lớp 5 tuổi nhiều năm liền, tôi thực sự hiểu 
được tầm quan trọng của hoạt động làm quen với toán trong sự phát triển của 
trẻ. Qua thực tế khảo sát tôi nhận thấy nhận thức của trẻ rất hạn chế, nhiều trẻ 
chưa biết đếm tập hợp số lượng, thêm bớt và đặc biệt là kỹ năng tách - gộp 
nhóm đối tượng, chưa biết cách đo chiều dài, dung tích của đối tượng, kỹ năng 
nhận biết các khái niệm về thời gian, định hướng trong không gian cực kỳ hạn 
chế. Bản chất của hoạt động làm quen với toán là khô khan nên nếu giáo viên 
không có cách gây hứng thú và sử dụng các thủ thuật vào bài hấp dẫn thì không 
thu hút được trẻ hứng thú tập trung tham gia hoạt động. Bên cạnh đó, việc áp 
dụng công nghệ thông tin vào dạy trẻ của giáo viên còn nhiều lúng túng, sắp xếp 
đồ dùng chưa khoa học. 
 Từ những hạn chế của bản thân, đồng nghiệp, kiến thức và kỹ năng của 
trẻ tôi luôn phải tự đặt ra câu hỏi cho mình: Vì sao kỹ năng đếm, thêm bớt, tách 
- gộp nhóm đối tượng, chưa có kỹ năng đo độ dài, đo dung tích của vật?... Vì 
sao các con lại không hứng thú với các tiết toán, các hoạt động làm quen với 
toán?. Trong khi đó đồ dùng phương tiện dạy và học còn hạn chế phải lấy ở 
đâu? Rèn kỹ năng cho trẻ vào lúc nào, hoạt động chính dưới hình thức nào để 
gây được sự chú ý và hứng thú của trẻ? Điều làm tôi trăn trở nhất làm thế nào để 
trẻ nhớ được kiến thức đã học? Giáo viên đã chịu khó sưu tầm nguyên vật liệu 
phế liệu để làm đồ dùng sáng tạo, đồ chơi dạy toán cho trẻ chưa? Công tác tuyên 
 3 phát triển trí tuệ, tư duy sáng tạo, hình thành và củng cố kiến thức kỹ năng về 
toán từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp và một số kỹ năng sắp xếp từ trái 
sang phải, từ trên xuống dưới, rèn các kỹ năng so sánh, phân loại sắp xếp, phán 
đoán, ước lượng, tìm cách kiểm tra và giải quyết vấn đề. Từ đó trẻ biết vận dụng 
những kiến thức toán đã học để thực hành trong cuộc sống. Là giáo viên trực 
tiếp dạy trẻ 5 tuổi, tôi nhận thấy việc giúp trẻ yêu thích, hứng thú với hoạt động 
làm quen với biểu tượng toán sẽ góp phần tích cực và hiệu quả trong việc thúc 
đẩy phát triển nhận thức cho trẻ 5 tuổi và cũng là nền tảng, hành trang đầu tiên 
giúp trẻ tự tin bước vào lớp 1.
 Xuất phát từ những thực tiễn trên tôi luôn trăn trở suy nghĩ: Làm thế nào 
để trẻ mầm non có kỹ năng sống tốt? Sau một thời gian học hỏi, tìm hướng đi tôi 
đã đưa ra một số biện pháp sau:
 7.1. Biện pháp 1* Biện pháp 1: Tạo môi trường giáo dục lấy trẻ làm 
trung tâm:
 Việc xây dựng môi trường giáo dục tốt được ví như “người giáo viên thứ 2’’ 
góp phần kích động sự tò mò, thích khám phá của trẻ. Một môi trường đẹp có 
nhiều đồ dùng đồ chơi, nguyên vật liệu phong phú luôn thu hút, hấp dẫn trẻ 
muốn được tìm tòi, khám phá, lôi cuốn trẻ tích cực hứng thú tham gia hoạt động 
một cách tự nguyện và tự giác. Mà đặc điểm nhận thức của trẻ mầm non luôn 
yêu thích cái đẹp, trí tưởng tượng của trẻ vô cùng phong phú do vậy môi trường 
học tập xung quanh trẻ là một yếu tố cực kỳ quan trọng kích thích đứa trẻ tư duy 
và sáng tạo. Bên cạnh đó giáo viên cần tạo cho trẻ tâm lý thoải mái, được yêu 
thương để trẻ yên tâm xem lớp học như ngôi nhà thân yêu của mình và trong 
ngôi nhà đó trẻ được tham gia dọn dẹp, trang trí, sáng tạo, thể hiện hiểu biết về 
toán học theo ý mình. Vì vậy nên khuyến khích cho trẻ sưu tầm đồ chơi, tranh 
ảnh để trang trí lớp học theo chủ đề, chủ điểm.
 Nhận thức được tầm quan trọng của việc tạo môi trường thân thiện cho trẻ 
làm quen với biểu tượng toán, ngay từ đầu năm học tôi đã rất chú trọng tới việc 
xây dựng góc toán cho trẻ đẹp và khoa học, phù hợp với diện tích của lớp để tạo 
cơ hội cho trẻ hoạt động trải nghiệm. Vì vậy góc học toán của lớp tôi được trang 
trí đẹp mắt, phong phú về nội dung như: đếm số lượng, thêm bớt, tách – gộp các 
nhóm đối tượng thành 2 nhóm theo yêu cầu, sắp xếp theo quy tắc, trang trí chữ 
số. Sắp xếp bố trí đồ chơi gọn gàng, dễ lấy, dễ cất, tận dụng được các nguyên 
phế liệu sẵn có như các hột hạt (hạt na, hạt gấc), nhặt các loại sỏi trắng rửa 
sạch, phơi khô, bôi nhiều màu sắc để cho trẻ chơi đếm, xếp các chữ số, các loại 
hình học hay sắp xếp theo quy tắc. Đồng thời góc toán còn phải được bố trí theo 
từng nội dung khác nhau theo từng yêu cầu khác nhau như: làm sách số lượng, 
 5 Đồ dùng đồ chơi phục vụ cho môn Toán cần được sắp xếp khoa học, để 
trẻ dễ lấy và dễ cất. Các hộp đựng tôi đều ghi rõ tên đồ dùng và dán kí hiệu để 
trẻ dễ tìm thấy.
VD: Hộp đựng hoa, táo, phương tiện giao thôngtôi ghi rõ tên và gắn hình ảnh 
hoa (hoa, quả táo, các PTGT có trong hộp đó )
Thẻ đựng chữ số tôi ghi ở ngoài các số từ 1-10.
 Ngoài ra tôi còn sưu tầm các loại hạt sẵn có ở địa phương như hạt gấc, hạt 
na, viên sỏi trắng, vỏ ngao.. đem ngâm, rửa sạch và phơi khô để trẻ sử dụng 
đếm, thêm bớt và chia nhóm trong giờ hoạt động góc ở góc học tập.
VD: Trẻ dùng hạt gấc xếp số trong giờ hoạt động góc ở góc học tập
 Ảnh “ Trẻ xếp chữ số trong giờ hoạt động góc ở góc học tập”
 Tôi luôn chú ý tận dụng các mảng tường xung quanh lớp để trang trí nổi 
bật chủ đề mà trẻ đang khám phá.
VD: Ở chủ đề bản thân tôi cắt các hình tròn, vuông, chữ nhât để trẻ chơi ở góc 
học tập ghép thành hình bạn trai, bạn gái....
 Khi quan sát trẻ chơi ở các góc tôi luôn luôn các đặt câu hỏi gợi mở để 
kích thích tư duy của trẻ, phát triển ở trẻ khả năng quan sát, ghi nhớ có chủ định.
VD: Con xếp được cây thông từ những hình gì?
Có 5 bông hoa, muốn có 7 bông hoa thì làm cách nào?
 7 + Cô hỏi trẻ: 6 hình vuông màu đỏ gộp với 1 hình vuông màu xanh được mấy 
hình vuông? Cho trẻ đếm và gắn thẻ số tương ứng.
 Cô khái quát: 6 hình vuông gộp với 1 hình vuông được 7 hình vuông đấy các 
con ạ. Như vậy 6 thêm 1 bằng 7 và ngược lại 1 thêm 6 bằng 7.
- Trong rổ các con còn rất nhiều hình tam giác nữa các con xếp hình tam giác 
màu vàng ở hàng trên và nhớ xếp cách đều nhau nhé.
- Tam giác đỏ xếp ở hàng dưới. Cho trẻ đếm từng nhóm gắn thẻ số tương ứng.
- Cho gộp tam giác màu vàng và màu đỏ thành một nhóm và đếm
- 5 tam giác gộp với 2 tam giác được mấy tam giác? Cô khái quát: 5 thêm 2 
bằng 7 và 2 thêm 5 bằng 7.
- Trong rổ còn có gì nữa ( Hình tròn)
- Xếp hình tròn màu xanh ở hàng trên và hình tròn màu đỏ ở hàng dưới đếm và 
gắn thẻ số tương ứng.
- Cho trẻ gộp hình tròn xan, đỏ thành một hàng và đếm gắn thẻ số tương ứng.
-> Cô khái quát: 3 gộp 4 được 7 và 4 gộp 3 được 7.
* Củng cố: Để gộp 2 nhóm được 7 đối tượng ta có 3 cách: 1-6; 2-5; 3-4. Cả 3 
cách đều đúng.
* Rèn kỹ năng tách.
+ Tách theo ý thích.
- Các cô chú CN còn tặng chúng mình hình gì nữa ? hình chữ nhật.
- Các con hãy xếp tất cả hình chữ nhật thành một hàng ngang nào? Chú ý xếp 
từ trái sang phải thẳng hàng nhé.
- Cho trẻ đếm và gắn thẻ số tương ứng.
- Bây giờ các con hãy tách 7 hình vuông thành hai phần theo ý thích của mình 
nào?
- Cô kiểm tra cách tách và hỏi trẻ: Con có cách tách thể nào? Có bạn nào có 
cách tách giống bạn không? Bạn nào có cách tách khác?
- Cô cho trẻ nhận xét các cách tách theo ý thích của trẻ và khái quát lại: trong 
lớp mình các bạn đã có rất nhiều các cách tách khác nhau đấy: 1-6; 2-5; 3-4.
+ Tách theo yêu cầu của cô.
Cho trẻ xếp và đếm số hình chữ nhật, gắn thẻ số tương ứng.
Tách 1 và 6.
- Hãy tách cho cô 1 phần có 1 hình chữ nhật và một phần có 6 hình chữ nhật 
nào. Các con hãy đặt thẻ số tương ứng nào. Cô thấy rất nhiều bạn tách đúng, 
sau đó cô đi kiểm tra.
-> Như vậy, 7 hình chữ nhật tách làm hai phần thì sẽ có 1 phần là 1 và 1 phần là 
6 đấy.
 9 học 1 vòng.
- Cô cho trẻ chơi 2 lần: Cho trẻ tách theo ý thích của mình
- Cô bao quát và kiểm tra kết quả, động viên khuyến khích trẻ sau khi chơi.
* Kết thúc: Nhận xét tiết học, khen động viên trẻ, nhắc trẻ cất đồ dùng và 
chuyển trẻ sang hoạt động khác. 
VD2: Dạy trẻ ý nghĩa của các con số.
Chủ đề: Một số phương tiện giao thông.
1. Ôn số từ 1 - 9:
- Cô giới thiêu các chữ số từ 1-9.
- Từ những chữ số này cô sẽ tổ chức cho các con một trò chơi có tên gọi: Xếp 
số còn thiếu: Cô sẽ phát cho mỗi bạn một dãy số được sắp xếp từ 1 đến 9. 
Trong dãy số đó còn thiếu 1 vài số, nhiệm vụ của các con là phải thêm số để 
hoàn thành dãy số theo thứ tự từ 1 đến 9.
- Trong khi trẻ xếp, cô quan sát, hướng dẫn trẻ.
- Sau khi trẻ xếp xong cô nhận xét động viên, khen ngợi trẻ.
2. Ý nghĩa của các con số:
- Cô thấy các con rất giỏi, cô khen cả lớp chúng mình nào!
- Các con ạ! Khi các con số đứng riêng lẻ thì thể hiện số lượng tương ứng 
nhưng khi chúng ghép lại với nhau thì có ý nghĩa to lớn. Và để biết các con số 
có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống thì hôm nay cô và các con cùng nhau 
tìm hiểu nhé!
- Cô có một câu chuyện rất hay có tên là “ Chuyện của bé An”
* Số nhà, số đường:
Vào buổi chiều ngày 25 tháng 5 năm 2020 ( cô xếp cho trẻ quan sát) An được 
mẹ cho đi thăm quan bảo tàng Vĩnh Phúc, cảnh đẹp ở Bảo tàng mới đẹp làm 
sao, bé An ngắm hết chỗ này đến cây chỗ khác, bên cạnh đó có một bạn không 
tìm thấy mẹ đang đứng khóc một mình.
- An hỏi: Nhà em ở đâu để anh đưa em về?
- Nếu là con, con sẽ nói với bạn An địa chỉ nhà như thế nào?
(Số nhà bao nhiêu? khu phố nào?)
* Số điện thoại: Khi bị lạc điều cần thiết nhất phải nhớ là số nhà, khu phố và 
đặc biệt là số điện thoại của bố mẹ, bạn nào nhớ số điện thoại của bố, mẹ mình? 
Cô gọi trẻ trả lời lên xếp số điện thoại của bố (mẹ). Cô thấy rất nhiều bạn lớp 
mình nhớ số điện thoại của bố mẹ đấy!
 Còn bạn nhỏ cũng nhớ địa chỉ nhà mình nên được An đưa về tận nhà . Mẹ bạn 
nhỏ vui mừng cảm ơn An. An tạm biệt bạn và đi về nhà.
* Số cứu hỏa (114)
- Trên đường đi về nhà, An thấy nhà nhà bác Vinh bị cháy, mọi người đang hốt 
hoảng dập lửa. An chạy nhờ mẹ gọi điện thoại.
 11

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_lam_quen_voi_toan.doc