SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng làm quen với tác phẩm văn học cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Văn học có tầm quan trọng trong việc phát triển nhận thức, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mỹ và qua đọc thơ kể chuyện làm giàu vốn từ cho trẻ, rèn luyện khả năng phát âm và cách diễn đạt mạch lạc. Các tác phẩm thơ chuyện chỉ có thể phát huy tác dụng của nó khi cô biết chuyển tải được tư tưởng cảm xúc của tác giả và nội dung tác phẩm thông qua các hình thức nghệ thật hấp dẫn, phong phú, đa dạng. Qua đó giúp trẻ phát huy được tính tích cực cá nhân – tự tin – độc lập – sáng tạo – hình thành tư duy – khả năng ghi nhớ có chủ đích. Mà để dạy trẻ được những nội dung này và nắm bắt kiến thức được một cách có hệ thống và chính xác, đòi hỏi người giáo viên phải sự thay đổi mới trong phương pháp dạy trẻ theo hướng tích cực hoá hoạt động lấy trẻ làm trung tâm, trẻ tự mình khám phá nhận xét phán đoán về những vấn đề có liên quan đến môn văn học
Là một giáo viên hàng ngày trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ. Tôi nhận thức rõ mọi hoạt động học tập và vui chơi được tổ chức trong quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ ở trường mầm non. Những hoạt động đó còn là phương tiện hình thành các phẩm chất đạo đức trong sáng và thông qua đó mở rộng vốn hiểu biết của trẻ đối với cuộc sống xung quanh,
trẻ biết tích luỹ được những kinh nghiệm sống, làm phong phú thêm vốn từ của trẻ, trẻ biết nói đủ câu, chính xác, biểu cảm. Chính vì lẽ đó việc cho trẻ mầm non làm quen với tác phẩm văn học nói chung và đặc biệt là trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi nói riêng là hết sức quan trọng và cần thiết. Xuất phát từ vấn đề trên bản thân tôi mạnh dạn chọn đề tài "Một số biện pháp nâng cao chất lượng làm quen với tác phẩm văn học cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi” để nghiên cứu.
Là một giáo viên hàng ngày trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ. Tôi nhận thức rõ mọi hoạt động học tập và vui chơi được tổ chức trong quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ ở trường mầm non. Những hoạt động đó còn là phương tiện hình thành các phẩm chất đạo đức trong sáng và thông qua đó mở rộng vốn hiểu biết của trẻ đối với cuộc sống xung quanh,
trẻ biết tích luỹ được những kinh nghiệm sống, làm phong phú thêm vốn từ của trẻ, trẻ biết nói đủ câu, chính xác, biểu cảm. Chính vì lẽ đó việc cho trẻ mầm non làm quen với tác phẩm văn học nói chung và đặc biệt là trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi nói riêng là hết sức quan trọng và cần thiết. Xuất phát từ vấn đề trên bản thân tôi mạnh dạn chọn đề tài "Một số biện pháp nâng cao chất lượng làm quen với tác phẩm văn học cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi” để nghiên cứu.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng làm quen với tác phẩm văn học cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng làm quen với tác phẩm văn học cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
nội dung tác phẩm thông qua các hình thức nghệ thật hấp dẫn, phong phú, đa dạng. Qua đó giúp trẻ phát huy được tính tích cực cá nhân – tự tin – độc lập – sáng tạo – hình thành tư duy – khả năng ghi nhớ có chủ đích. Mà để dạy trẻ được những nội dung này và nắm bắt kiến thức được một cách có hệ thống và chính xác, đòi hỏi người giáo viên phải sự thay đổi mới trong phương pháp dạy trẻ theo hướng tích cực hoá hoạt động lấy trẻ làm trung tâm, trẻ tự mình khám phá nhận xét phán đoán về những vấn đề có liên quan đến môn văn học Là một giáo viên hàng ngày trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ. Tôi nhận thức rõ mọi hoạt động học tập và vui chơi được tổ chức trong quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ ở trường mầm non. Những hoạt động đó còn là phương tiện hình thành các phẩm chất đạo đức trong sáng và thông qua đó mở rộng vốn hiểu biết của trẻ đối với cuộc sống xung quanh, trẻ biết tích luỹ được những kinh nghiệm sống, làm phong phú thêm vốn từ của trẻ, trẻ biết nói đủ câu, chính xác, biểu cảm. Chính vì lẽ đó việc cho trẻ mầm non làm quen với tác phẩm văn học nói chung và đặc biệt là trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi nói riêng là hết sức quan trọng và cần thiết. Xuất phát từ vấn đề trên bản thân tôi mạnh dạn chọn đề tài "Một số biện pháp nâng cao chất lượng làm quen với tác phẩm văn học cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi” để nghiên cứu. 2. Tên sáng kiến: “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng làm quen với tác phẩm văn học cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi”. 3. Tác giả sáng kiến: Họ và tên:............................... Địa chỉ tác giả sáng kiến:................ – Yên Lạc – Vĩnh Phúc. Số điện thoại:......................... . E_mail : ....................@gmail.com. 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: ........................... – Trường Mầm Non ............ – Yên Lạc – Vĩnh Phúc. 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi - Lớp 5 tuổi A2. Trường Mầm Non............. – Yên Lạc – Vĩnh Phúc. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 20/9/2017. 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: 7.1. Về nội dung của sáng kiến. 7.1.1 Cơ sở lý luận: 2 Cơ sở vật chất: Phòng học khang trang, bàn ghế đầy đủ đúng quy cách, đủ cho cô và trẻ thuận tiện cho việc hoạt động của trẻ. Nhà trường đã cấp cho lớp đầy đủ đồ dùng đồ chơi, thiết bị dạy học để phục vụ cho dạy và học như: Ti vi, máy tính, máy chiếu, đàn ooc gan. Về chuyên môn: Bản thân đã đạt trình độ cao đẳng sư phạm mầm non đã qua lớp đào tạo tin học ứng dụng công nghệ thông tin để có thêm kiến thức áp dụng vào quá trình dạy trẻ. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi tôi còn gặp một số khó khăn sau: * Khó khăn: Kinh tế địa phương còn nghèo việc đầu tư cho giáo dục mầm non còn gặp nhiều khó khăn Một số phụ huynh chưa nhận thức được vai trò, ý nghĩa của thơ, truyện... đối với trẻ mầm non nên chưa quan tâm ủng hộ trong việc thực hiện chuyên đề. Có một cháu khuyết tật nói chưa rõ ràng, còn nói ú ấ... * Thực trạng về chất lượng của trẻ lớp 5 tuổi A2 trường mầm non ............ - Qua kết quả điều tra lúc đầu khi chưa áp dụng các phương pháp trên thì tỉ lệ trẻ hào hứng tham gia vào hoạt động văn học của lớp tôi còn thấp: + 70% Trẻ hào hứng tham gia vào hoạt động văn học. + 50% Trẻ thuộc thơ, truyện, ca dao, đồng dao. + 60% Trẻ hiểu nội dung tác phẩm. + 40% Khả năng nghe – đọc diễn cảm. + 50% Trẻ phát triển ngôn ngữ, diễn đạt tốt. Từ kết quả khảo sát trên, tôi đã đề ra một số biện pháp nhằm "Nâng cao chất lượng làm quen với tác phẩm văn học cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi" như sau: 7.1.4. Một số biện pháp thực hiện: * Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch Để nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học. Ngay đầu năm học tôi đã bám sát vào kế hoạch của nhà trường và tình hình thực tế lớp mình để xây dựng và thực hiện kế hoạch chuyên đề cụ thể cho năm học, cho từng chủ đề, từng tháng, tuần, ngày, phù hợp với tình hình của địa phương, của trường, lớp và trẻ ở lớp mình được phân công phụ trách. * Biện pháp2: Công tác phối kết hợp với các bậc phụ huynh: Để thực hiện tốt việc “Nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với văn học cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi” ở trường mầm non thì ngoài việc xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề thì công tác phối kết hợp với các bậc phụ huynh và toàn xã hội là rất quan trọng với trẻ mầm non trong việc nâng cao chất lượng làm quen tác phẩm văn học mẫu giáo nói chung, mẫu giáo 5 - 6 tuổi nói riêng. Chính vì vậy mà tôi thường xuyên trao đổi với các bậc phụ huynh qua giờ đón trả - trẻ về tình hình 4 Bên cạnh việc tuyên truyền tôi còn chú trọng đến công tác tự bồi dưỡng chuyên môn cho bản thân như: Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn do phòng Giáo dục - Đào tạo, sở Giáo dục - Đào tạo tổ chức, dự chuyên đề trường, chuyên đề cụm, hội thảo chuyên đề huyện như: Làm quen với tác phẩm văn học, giáo dục âm nhạc, giáo dục dinh dưỡng, giáo dục bảo vệ môi trường...Bản thân luôn học tập các bạn đồng nghiệp, sáng tạo trong khi tổ chức giờ học, theo dõi qua các giờ dạy mẫu trên ti vi về giáo dục mầm non. Sử dụng chương trình Powerpoint, photoshop tự khai thác soạn giáo án điện tử, bài giảng e learning. tạo ra các trò chơi trên máy vi tính để áp dụng dạy trẻ. Ngoài ra tôi còn làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo phục vụ các môn học và bồi dưỡng học sinh tham dự hội thi do nhà trường và ngành tổ chức Tôi đi sâu nghiên cứu phương pháp của từng loại bài, loại tiết, sau đó làm đồ dùng minh họa và soạn giáo án điện tử, chụp hình ảnh đẹp làm bài giảng e learning để dạy trẻ. Ngoài ra tôi còn tham gia dự và dạy các tiết dạy để rút ra những ưu điểm, khắc phục những hạn chế trong quá trình tổ chức các hoạt động văn học cho trẻ. * Biện pháp 4: Sử dụng đồ dùng trực quan và tạo môi trường học tập cho trẻ. 4.1. Sử dụng tranh minh hoạ * Mục đích sử dụng Sử dụng đồ dùng trực quan về tranh minh hoạ nhằm giúp trẻ dễ hình dung, tưởng tượng ra nội dung mà trẻ đã được đọc, được nghe về nội dung của bài thơ. Ví dụ: Khi đọc thơ diễn cảm lần hai giáo viên đưa tranh minh hoạ ra kết hợp với lời đọc của giáo viên với bài thơ “Bó hoa tặng cô” nhằm minh hoạ cho từng câu thơ, đoạn thơ minh hoạ cho từng đoạn thơ (Bó hoa của em đây. Vàng tươi hoa cúc áo. đổ rực nụ rong riềng. Tim tím hoa bìm bìm). Qua quan sát trẻ được làm quen với một số loại hoại, màu sắc của hoa trẻ dễ hiểu và nhớ lại bài thơ một cách sâu hơn. Trẻ được đọc và quan sát hình ảnh trên tranh sẽ khắc sâu hơn vào tâm hồn trẻ thơ. Qua bài thơ trẻ được đọc, được nhìn vào bức tranh từ đó trẻ sẽ biết đọc và bổ sung vào các biểu tượng hiện thực khách quan mà trẻ biết qua cuộc sống hàng ngày. Ví dụ: Bài thơ “Hoa cúc vàng” Qua quan sát về hình ảnh trên tranh sau đó trẻ biết tự đặt tên cho bài thơ theo ý thích của mình. Tên bài thơ mà trẻ thích đó là “Hoa cúc mùa xuân”. Thơ là hình ảnh của tranh minh hoạ mà trẻ đã được quan sát. Qua những hình ảnh của tranh minh hoạ đã tạo hứng thú cho trẻ tiếp thu bài tốt. Vì ở lứa tuổi này tư duy của trẻ là tư duy trực quan hình tượng. Vì vậy trẻ đọc thơ rất cần có tranh minh hoạ để trẻ dễ hình dung và tiếp thu bài tốt hơn. Sử dụng tranh minh hoạ phù hợp để trẻ dễ nhìn, dễ quan sát. 6 Từ cái nhìn các hình ảnh trên máy trẻ sẽ có ý kiến bổ sung vào các biểu tượng mà trẻ thích với các hình ảnh trên máy, có thể trẻ tự đặt tên cho các hình ảnh trên máy theo ý của mình Ví dụ: Truyện “Quả bầu tiên” Trẻ thấy cậu bé là người tốt bụng còn tên địa chủ độc ác. Trẻ sẽ tự đặt tên vào nội dung các hình ảnh trên máy là cậu bé tốt bụng vì đã cứu con chim én khỏi gãy chân. Qua các hình ảnh đó đã tạo ra cho trẻ hứng thú và nhớ tên truyện, nội dung truyện lâu hơn, khắc sâu vào tâm hồn trẻ hơn từ đó phát triển vốn từ cho trẻ.. Ví dụ: Bài thơ “Hoa kết trái” khi cô đọc: “Hoa cà tim tím Hoa mướp vàng vàng” Cô vừa đọc vừa đưa hình ảnh về hoa cà có màu tím, hoa mướp có màu vàng. Các cánh hoa được cô làm hình ảnh đung đưa trông rất sinh động . Từ đó trẻ chú ý lắng nghe cô đọc và rất hứng thú. Khi dùng hình ảnh minh hoạ cho bài thơ, giáo viên cần đưa vào lúc đọc diễn cảm lần 2 và ở phần giúp trẻ hiểu nội dung bài thơ. Ví dụ: Khi giáo viên đặt câu hỏi: Các con vừa được nghe cô đọc bài thơ gì? (Trẻ trả lời). Sau đó cô mở hình ảnh về nội dung bài thơ để trẻ quan sát. Giáo viên đặt câu hỏi đến đâu thì đưa hình ảnh nội dung câu thơ để giúp trẻ tư duy trẻ nhớ lâu hơn Khi sử dụng máy chiếu bài giảng e learning giáo viên làm Slide show trên máy tính về các hình ảnh của nội dung bài thơ. Để cho trẻ lên chơi trò chơi từ đó tạo cho trẻ hứng thú về nội dung bài học. 4.3. Sử dụng mô hình sa bàn * Mục đích: Dạy trẻ bằng mô hình sa bàn qua các bài thơ, câu truyện trẻ sẽ được quan sát cô đưa hình ảnh một cách hấp dẫn qua đó trẻ hứng thú học và khắc sâu bài thơ, câu chuyện vào tâm hồn trẻ, trẻ được quan sát mô hình trên sa bàn trẻ sẽ dễ dàng tư duy tưởng tượng những vấn đề mà trẻ chưa biết. Ví dụ: Khi dạy trẻ câu chuyện “Ai đáng khen nhiều hơn”. Khi đó cô kể đến đâu thì cô sẽ đưa mô hình sa bàn về những con vật đó trẻ chú ý hứng thú quan sát hình ảnh và lắng nghe cô kể, trẻ hiểu được nội dung câu đạt chuyện hiệu quả cao. Qua hình thức cho trẻ quan sát mô hình sa bàn ngoài việc trẻ quan sát nghe cô kể chuyện ra trẻ còn biết bổ xung vào các biểu tượng hiện tượng như khi trẻ nghe và quan sát xong trẻ biết đặt cho câu chuyện một tên mới theo ý tưởng của trẻ hoặc trẻ biết bổ xung vào hình ảnh. Ví dụ: Khi đọc bài thơ “Làm anh” kết hợp với mô hình sa bàn, giáo viên vừa đọc vừa đưa mô hình ra cho trẻ quan sát. Hình ảnh mô hình sa bàn đó sẽ giúp trẻ nhớ trình tự nội dung của bài thơ. Từ đó giáo viên đưa mô hình sa bàn vào phần giúp trẻ hiểu tác phẩm một cách phù hợp để trẻ dễ hiểu và khắc sâu kiến thức qua các câu hỏi cô đưa ra cho trẻ trả lời. 8 Qua việc sử dụng rối cho thấy, rối là một loại hình nghệ thuật hấp dẫn với trẻ thơ mang đến cho tâm hồn trẻ và khắc sâu trong tâm chí trẻ thơ. 4.5. Sử dụng vật thật * Mục đích sử dụng Sử dụng vật thật là một việc rất cần thiết với trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại trường mầm non. Trẻ ở tuổi này màu sắc là rất quan trọng trẻ thích được nhìn các màu sắc rực rỡ, trẻ phải được quan sát, sờ mó, khám phá. Qua đó nhằm giúp trẻ rễ hiểu và khắc sâu nội dung câu truyện hơn Ví dụ: Câu truyện “Sự tích Hoa hồng” Qua câu chuyện trẻ được quan sát về (Hoa hồng) trẻ được nhận biết về màu sắc, của loài hoa, màu xanh của lá. Từ đó trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của một trong các loài hoa. Mục đích của việc sử dụng vật thật là rất quan trong và phải chính xác. Qua đó trẻ được quan sát và được chi giác về các loại hoa được khắc sâu về nội dung của câu và chuyện tâm hồn trẻ. 4.6. Sử dụng bài giảng E- Learning Ngoài việc sử dụng đồ dùng trực quan và sử dụng vật thật thì việc thiết kế bài giảng E- Learning có tính tương tác cao. Qua quá trình thiết và thực hiện bài giảng điện tử E- Learning đúng theo quy trình thông qua tiết dạy trẻ đọc thơ, kể chuyện cho thấy bước đầu đã mang lại kết quả cao, sự hứng thú say mê học tập cho trẻ, dẫn dắt trẻ đến kiến thức một cách nhanh chóng, thông qua các hiệu ứng trực quan sinh động với các phần mềm hỗ trợ dạy học, giúp học sinh nắm bắt được kiến thức tốt hơn, trẻ được thực hành các trò chơi trên máy đem lại tiết dạy cao hơn và phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của trẻ.. Ví dụ: Khi giáo viên kể chuyện lần 2 với câu chuện “Hoa mào gà” giáo viên kể đâu thì các SlideS tự động trình chiếu cho tất cả nội dung câu chuyện từ đầu đến cuối với các hình ảnh sống động từ đó gây được sự hứng thú của trẻ. Trẻ sẽ chú ý lắng nghe cô kể chuyện. Ngoài ra bài giảng E- Learning còn có thể tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “Ghép tranh” Ví dụ: Chuyện “ Hoa mào gà” khi giúp trẻ hiểu nội dung song cho trẻ chơi trò chơi “Ghép tranh”trên màn hình cô có những bức tranh sắp xếp không theo đúng thứ tự bạn nào lên giúp cô sắp xếp các bức tranh theo trình tự nội dung câu chuyện, trẻ xung phong lên chơi giúp trẻ hiểu nội dung câu chuyện và ghép được lần lượt các bức tranh theo trình tự câu chuyện. Giúp trẻ phát huy được tính tích cực sáng tạo của trẻ. * Biện pháp5: Hình thức gây hứng thú kết hợp với các bộ môn khác. Văn học tuy là một loại hình nghệ thuật mà trẻ yêu thích, nhưng mỗi giáo viên dạy đều phải tìm ra các thủ thuật khác nhau để thu hút trẻ, giờ học không bị tẻ 10
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_lam_quen_voi_tac_p.doc