SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non

Chơi hoạt động góc giúp trẻ từ chỗ không biết, chưa biết rõ đến nắm được mục đích của nội dung làm giàu vốn kinh nghiệm tăng thêm sự hiểu biết và phát triển tri thức cho trẻ. Hoạt động góc giúp trẻ phát triển sự giao lưu qua lời nói, làm giàu vốn từ cho trẻ.
Chơi hoạt động góc còn giúp trẻ thể hiện tình cảm, giáo dục nhân cách cho trẻ, tình cảm của trẻ được hình thành qua mối quan hệ tốt giữa người với người, mối quan hệ giữa con người và lao động, giữa trẻ và gia đình, tình cảm đó được thể hiện một cánh chân thành qua các trò chơi như: Gia đình, Bán hàng, xây dựng, sách truyện …
Chơi hoạt động góc còn giúp trẻ phát triển tình cảm tập thể, là trung tâm tập hợp trẻ cùng chơi với nhau theo nhóm, thể hiện sự đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong các nhóm chơi của trẻ. Tính hợp tác là một nét phát triển mới, một nét tiêu biểu trong vui chơi của trẻ mẫu giáo
Thông qua giờ chơi còn giúp trẻ có lòng dũng cảm, cương quyết, có tính phấn khởi, vui mừng. Khi chơi xong trẻ tích cực học tập mang lại những giá trị tinh thần tốt cho sức khoẻ. Khi chơi trẻ được thực hiện những động tác tự nhiên với đồ dùng, đồ chơi và có ý thức giữ gìn đồ chơi ở các góc, sắp xếp gọn gàng đồ dùng đồ chơi đúng nơi qui định.
doc 20 trang skmamnonhay 22/06/2024 590
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non
 MỤC LỤC 
Nội dung 
 Nội dung cụ thể Trang
 chính
 Phần I Đặt vấn đề 1
 1. Cơ sở lý luận của vấn đề 2
 Phần II 2. Thực trạng của vấn đề 3 - 5
Giải quyết 
 3. Các biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động vui 
 vấn đề 5 - 11
 chơi cho trẻ.
 4. Hiệu quả đạt được khi sử dụng các biện pháp 
 11- 12
 nâng cao chất lượng hoạt động vui chơi cho trẻ
 1. Ý nghĩa 13
 2. Nhận định chung về việc áp dụng khả năng phát 
 13
 Phần III triển của sáng kiến kinh nghiệm
 Kết luận
 3. Bài học kinh nghiệm 14
 4. Một số kiến nghị đề xuất 15 nâng cao chất lượng hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ở trường 
mầm non”.
 II. Giải quyết vấn đề
 1. Cơ sở lí luận
 1.1 Một số khái niệm cơ bản 
 Hoạt động: Là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người và thế giới để 
tạo ra sản phẩm cả về thế giới cả về con người
 Hoạt động vui chơi: Là một trong các loại hình hoạt động của trẻ ở trường 
mầm non, là hoạt động được người lớn tổ chức, hướng dẫn nhằm giúp trẻ thỏa 
mãn các nhu cầu vui chơi và nhận thức, đồng thời nhằm giáo dục và phát triển 
toàn diện cho trẻ.
 Chất lượng giáo dục: Là sự đáp ứng mục tiêu của cơ sở giáo dục hoặc 
chương trình, mục tiêu giáo dục, đáp ứng các yêu cầu của luật giáo dục, luật sửa 
đổi bổ xung một số điều của luật giáo dục phù hợp với nhu cầu sử dụng nhân lực 
cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương và đất nước.
 1.2. Ý nghĩa của hoạt động vui chơi đối với trẻ mẫu giáo
 Chơi hoạt động góc giúp trẻ từ chỗ không biết, chưa biết rõ đến nắm được 
mục đích của nội dung làm giàu vốn kinh nghiệm tăng thêm sự hiểu biết và phát 
triển tri thức cho trẻ. Hoạt động góc giúp trẻ phát triển sự giao lưu qua lời nói, 
làm giàu vốn từ cho trẻ. 
 Chơi hoạt động góc còn giúp trẻ thể hiện tình cảm, giáo dục nhân cách 
cho trẻ, tình cảm của trẻ được hình thành qua mối quan hệ tốt giữa người với 
người, mối quan hệ giữa con người và lao động, giữa trẻ và gia đình, tình cảm 
đó được thể hiện một cánh chân thành qua các trò chơi như: Gia đình, Bán hàng, 
xây dựng, sách truyện 
 Chơi hoạt động góc còn giúp trẻ phát triển tình cảm tập thể, là trung tâm 
tập hợp trẻ cùng chơi với nhau theo nhóm, thể hiện sự đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau 
trong các nhóm chơi của trẻ. Tính hợp tác là một nét phát triển mới, một nét tiêu 
biểu trong vui chơi của trẻ mẫu giáo
 Thông qua giờ chơi còn giúp trẻ có lòng dũng cảm, cương quyết, có tính 
phấn khởi, vui mừng. Khi chơi xong trẻ tích cực học tập mang lại những giá trị 
tinh thần tốt cho sức khoẻ. Khi chơi trẻ được thực hiện những động tác tự nhiên 
với đồ dùng, đồ chơi và có ý thức giữ gìn đồ chơi ở các góc, sắp xếp gọn gàng 
đồ dùng đồ chơi đúng nơi qui định
 2/15 Đồ dùng phục vụ cho trẻ hoạt động vui chơi tương đối đầy đủ phong phú 
về chủng loại, màu sắc, đảm bảo thẩm mỹ và tính an toàn.
 Bản thân luôn nắm vững phương pháp, có nhiều kinh nghiệm trong công 
tác chăm sóc giáo dục, luôn tự học, tìm hiểu các tài liệu về chăm sóc và giáo dục 
trẻ mầm non.
 2.2. Khó khăn
 Trẻ trong lớp nhút nhát nên còn gặp nhiều khó khăn trong công tác thỏa 
thuận vai chơi và hướng dẫn trẻ các kĩ năng chơi. Cô giáo hướng dẫn, trẻ chưa 
mạnh dạn thể hiện chính vì vậy việc học tập của trẻ đạt kết quả chưa cao. 
 Nhận thức của các bậc phụ huynh về bậc học mầm non còn hạn chế, chưa 
hiểu được ý nghĩa của hoạt động vui chơi đối với trẻ mầm non.
 Một số trẻ trong lớp còn nhút nhát, rụt rè chưa mạnh dạn tự tin giao lưu 
hòa đồng cùng các bạn trong nhóm chơi 
 Một số trẻ chưa có nhiều kĩ năng sử dụng đồ dùng đồ chơi, kĩ năng tham 
gia các hoạt động còn hạn chế.
 Đồ dùng hoạt động góc phải luôn thay đổi theo từng chủ đề chủ điểm, đồ 
dùng, đồ chơi còn chưa đáp ứng đủ số lượng phục vụ cho hoạt động vui chơi của 
trẻ ở các chủ đề nên môi trường hoạt động của trẻ bị hạn chế. 
 2.3 Khảo sát thực trạng đầu năm
 Ngay từ đầu năm học tôi đã thường xuyên tổ chức các giờ hoạt động góc 
cho trẻ, qua quá trình hướng dẫn và theo dõi trẻ chơi, tôi thấy một phần lớn là 
một số trẻ chưa biết tự nhận vai chơi của mình mà chờ cô gợi ý hoặc chọn vai và 
động viên khuyến khích trẻ nhận vai, trẻ chưa tự chọn góc chơi cho chính trẻ, đa 
số trẻ còn lẫn lộn giữa góc chơi này với góc chơi kia, trẻ không hứng thú, chưa 
tích cực, một trẻ chưa biết sử dụng đồ chơi đúng mục đích dẫn đến tích cực cực 
tham gia vào cuộc chơi và chất lượng giờ hoạt động góc chưa cao. 
 Để nắm vững được thực trạng về chất lượng hoạt động vui của trẻ tôi đã 
tiến hành khảo 40 cháu học sinh của lớp Mẫu giáo 5- 6 tuổi, lớp A2- trường 
mầm non Trung Mầu, bằng phương pháp quan sát, đánh giá, đàm thoại trên tiết 
học và qua các hoạt động hàng ngày kết quả đạt được như sau:
 Bảng 1: Trước khi áp dụng sáng kiến
 ố Đạt Chưa đạt
 Tên tiêu chí
 STT Số trẻ Tỷ lệ Số trẻ Tỷ lệ
 4/15 Những nguyên vật liệu trên tôi đã kết hợp với trẻ làm ra rất nhiều đồ chơi 
ở các góc. Ví dụ: Dùng đĩa video cũ cắt hình rẻ quạt, hình thoi, trang trí giấy 
decan cho trẻ xếp hình con cá hoặc dùng bình nhựa làm ra một số đồ dùng trong
 gia đình như: Nồi cơm điện, đồ uốn tóc hoặc dùng con ốc gạo xếp hình 
ngôi nhà, xếp thành chữ cái, từ những vải vụn làm thành những con rối để cho 
trẻ chơi đóng kịch, trẻ dùng hộp đựng cơm kết hợp với giấy thấm làm ra một 
loại rau, tận dụng những cái quạt hỏng đem dán giấy lại để làm quạt cho những 
lúc chơi đóng kịch, cũng từ những chiếc quạt đó tôi có thể hát múa sử dụng bằng 
quạt trong giờ hoạt động chung trẻ rất thích... Những nội dung đó, nhằm hỗ trợ 
cho giờ hoạt động chung giúp trẻ sáng tạo hơn trong việc thực hiện một số hoạt 
động và giúp trẻ khắc sâu kiến thức hơn ở góc nghệ thuật hoặc góc đóng vai
 Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi cũng là công việc rất quan trọng. Đã là một 
góc chơi là phải có đồ chơi. Để chuẩn bị cho từng chủ đề tôi thường lên kế 
hoạch trước các trò chơi cho trẻ chơi ở từng chủ đề đó để chuẩn bị. Những đồ 
dùng đồ chơi cho trẻ hoạt hoạt động ở góc chơi này thực sự phải là đồ dùng đồ 
chơi có tính an toàn bền và đa dạng thì mới kích thích được hoạt động của trẻ.
 Biện pháp 2: Tạo môi trường thân thiện, tích cực cho trẻ hoạt động
 Đối với trẻ Mầm non thì việc tạo môi trường cho trẻ hoạt động sẽ mang 
lại kết quả rất lớn trong việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ 
khi chơi hoạt động góc, bởi vì khi nhìn thấy những hình ảnh, những đồ dùng 
trực quan, những vật thật hàng ngày sẽ giúp cho trẻ sáng tạo, tưởng tượng ra 
được “Xã hội trẻ em” để từ đó trẻ hóa thân và thực hiện tốt vai chơi của mình.
 Môi trường trong lớp học: Trước hết tôi dựa vào nguyên tắc xây dựng môi 
trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Tôi xây dựng môi trường thể hiện rõ đặc 
trưng của độ tuổi mẫu giáo. Trang trí môi trường trong lớp đẹp mắt, đảm bảo 
tính thẩm mỹ: Tôi thường xuyên thay đổi môi trường để phù hợp với chủ đề; các 
mảng tường trang trí vừa so với trẻ, màu sắc sặc sỡ làm nổi rõ các nội dung cho 
trẻ hoạt động. đồng bộ hóa các biểu bảng trong lớp, thống nhất về hình thức và 
nội dung như góc chơi. Từ đó kích thích tính tò mò ham hiểu biết của trẻ.
 Sắp xếp trật tự các góc ngăn nắp, khoa học: Bố trí các góc chơi phù hợp 
với điều kiện thực tế của lớp và yêu cầu của từng góc chơi như: Góc phân vai, 
xây dựng thì cần không gian rộng và nhiều ánh sáng, góc thiên nhiên gần nguồn 
nước, góc học tập cần yên tĩnh, các góc được bố trí thuận tiện cho trẻ đi lại...
 6/15 Thiết kế nội dung chơi hợp lí còn giúp trẻ phát triển tình cảm tập thể trẻ 
cùng nhau hợp tác thể hiện sự đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong các nhóm chơi 
của trẻ. Thông qua giờ chơi còn giúp trẻ có lòng dũng cảm, cương quyết, có tính 
phấn khởi, vui mừng. Khi chơi trẻ được thực hiện những động tác tự nhiên với 
đồ dùng, đồ chơi và có ý thức giữ gìn đồ chơi ở các góc. Cụ thể như sau:
 Góc xây dựng: Trong quá trình chơi hòa nhập đóng vai chơi, tôi gọi đúng 
ngôn ngữ mà cháu đã nhập vai. Ví dụ: “Bác thợ cả, chú xây dựng” Như trong 
chơi xây dựng. Trẻ thể hiện và hiểu được xây nhà nhờ có ai xây? Nguyên vật
 liệu để xây? bạn nào xây nhà? bạn nào trộn hồ? ... Giáo viên cần bao quát 
hết góc chơi, để biết được sự nhập vai của trẻ.
 Góc phân vai: Ở góc phân vai trẻ giao lưu qua lời nói, làm giàu vốn từ cho 
trẻ, giáo dục nhân cách cho trẻ được thể hiện một cánh chân thành qua các trò 
chơi gia đình cùng nhau nấu ăn, cô bán hàng cho khách, bác sĩ khám bệnh và 
chăm sóc cho bệnh nhân. Ví dụ: “Bác sĩ khám bệnh chăm sóc cho bệnh nhân, 
gia đình, bố mẹ chăm sóc con, tổ chức các bữa tiệc cuối tuần mời mọi người đến 
dự” “Cô bán hàng có thể trao đổi về giá cả của cháu khi mua bán ở góc bán 
hàng, cô giáo dạy các bạn học, dạy múa” “Chuẩn bị bữa cơm gia đình”. Trẻ biết 
cách giao tiếp qua các tình huống, phát triển vốn từ cho cháu khi chơi, trẻ được 
thể hiện vai chơi và chơi hứng thú hơn. 
 Góc âm nhạc: Góc chơi này giúp trẻ phát triển được năng khiếu của mình 
thông qua các bài hát trong chủ đề và giúp trẻ phát triển óc thầm mỹ.
 Góc tạo hình: Ở góc tạo hình trẻ sáng tạo ra các sản phẩm mà cháu thích, 
năng khiếu cháu được phát triển qua hoạt động chơi. khuyến khích trẻ sáng tạo 
ra nhiều cái đẹp.
 Ở góc sách truyện: Trẻ sẽ được thể hiện vai các nhân vật theo câu chuyện 
để cháu kể theo rối, kể các lời đối thoại lời. Trẻ cùng nhau đọc tranh truyện và 
tranh chữ to. Sưu tầm những tờ lịch cũ thay thế giấy rô ky tôi sẽ thực hiện bài 
tập phát triển trí tuệ cho cháu say mê vui chơi và các bài tập chữ cái, bài tập toán 
có số tương ứng để cháu xếp vào những hình ảnh tự làm. 
 Góc thiên nhiên: Cháu cùng nhau khám phá sự vật hiện tượng xung quanh 
qua quá trình thử nghiệm, như: Khám phá vật nổi - vật chìm, không khí, nam 
 8/15 Góc sách/ truyện: Tôi đặt tên là: Thư viện của bé, Bé và truyện tranh, 
hoặc chúng mình cùng học chữ ... Góc xây dựng đặt tên là: Kĩ sư tài ba, công 
trình của bé, Kĩ sư nhí...Góc phân vai đặt tên là: Bé tập làm người lớn, Bé chọn 
vai chơi nào, Góc âm nhạc đặt tên là: Bé làm ca sĩ, nào ta cùng hát, Ca sĩ tí hon, 
những nốt nhạc vui, Bé vui ca hát. Góc tạo hình đặt tên góc là: Họa sĩ tí hon, Bé 
ơi vẽ gì, Bé yêu nghệ thuật ... Góc thiên nhiên tôi đặt tên góc là: Vườn thiên 
nhiên của bé, Bé yêu thiên nhiên.
 Ngoài ra tôi còn tạo hình thức chơi phong phú cho trẻ
 Tổ chức chơi theo nhóm: Trò chơi được chơi cùng nhau thì khả năng hợp tác, 
 chia sẻ, khả năng chủ trì, trẻ được quan tâm chia sẻ với nhau từ đó trẻ yêu nhau 
hơn, biết chia sẻ và học được đức tính nhường nhịn. Cô giáo cần khuyến khích ở 
 trẻ tính hợp tác, chia sẻ khi cùng bạn tham gia vào những hoạt động chung khác 
 nhau. Cô giáo tổ chức các nhóm chơi: Cô sẽ giao nhiệm vụ cho từng nhóm 
 chơi, và yêu cầu hoàn thành nhiệm vụ trong khoảng thời gian nhất định. 
 Đôi khi cô giáo cũng là một thành viên trong nhóm chơi để hướng dẫn trẻ. Cô
 giáo cần cho trẻ chơi luân phiên các ngày trong tuần, đối với nhóm còn 
yếu cô cho trẻ chơi 2 đến 3 hôm cùng nhau cho trẻ thành thạo, đồng thời cô 
giáo sắp xếp bạn khá và yếu cùng chơi một nhóm để có thể giúp đỡ lẫn nhau
 Tổ chức cho trẻ chơi theo hình thức đóng vai: Cô có thể hướng dẫn trẻ 
đóng vai trong nhóm chơi như: Cô giáo, lớp học... hoặc trẻ hóa thân vào các 
nhân vật trong truyện để đóng kịch hoặc đơn giản chỉ là trẻ cùng nhau tự đóng 
kịch theo câu chuyện bịa của mình. Khi trẻ đi vào thế giới tưởng tượng và đóng 
một vai trong đó, trẻ sẽ được học cách cùng nhau làm việc để tạo ra thế giới kỳ 
thú này. 
 Biện pháp 5: Tạo cơ hội cho trẻ thể hiện khả năng và khen ngợi động 
viên trẻ kịp thời 
 Để thực hiện tốt hoạt động vui chơi, giáo viên cần tận dụng mọi hoàn 
cảnh để khơi gợi vốn kinh nghiệm, kỹ năng đã có của đứa trẻ ở mọi lúc mọi nơi. 
Khi trẻ thể hiện được khả năng của bản thân là lúc trẻ tự tin tham gia vào các 
góc chơi. Muốn vậy lớp học phải là ngôi nhà thứ 2 của trẻ, nơi mà trẻ được yêu 
thương được mọi người quan tâm. Có như vậy trẻ mới mạnh dạn, tự tin tham gia 
vào các hoạt động, tự khám phá, suy nghĩ, đề xuất ý kiến, tranh luận, thảo luận 
với các bạn và với cô làm cho trẻ trở nên mạnh dạn, tự tin hơn trong các hoạt 
động. Nhờ vậy, chúng ta mới phát huy được tính tích cực, tự giác ở trẻ, giúp trẻ 
 10/15

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_hoat_dong_vui_choi.doc