SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường Mầm non

Hoạt động tạo hình không chỉ giúp trẻ khả năng thẩm mỹ, biết nhìn nhận cái đẹp và đánh giá cái đẹp mà còn giúp trẻ rèn luyện đôi bàn tay khéo léo, vững chắc, linh hoạt hơn, giúp phát triển ở trẻ khả năng phối hợp, điều chỉnh hoạt động của mắt và tay.
Hoạt động tạo hình góp phần chuẩn bị về tâm lý cho trẻ bước vào học tập ở trường tiểu học. Hoạt động này giáo dục ở trẻ ham muốn tiếp thu những điều mới lạ, những phương thức hoạt động mới, giúp trẻ hình thành thói quen học tập một các có mục đích, có tổ chức, biết lắng nghe và thực hiện lời chỉ bảo của cô giáo. Hoạt động tạo hình là môi trường cho trẻ rèn luyện năng lực điều khiển hành vi của mình nhằm thực hiện nhiệm vụ đã đề ra.
Hoạt động tạo hình có ý nghĩa to lớn trong giáo dục lao động cho trẻ mầm non. Hoạt động tạo hình là hoạt động tạo ra sản phẩm, quá trình tạo hình là một quá trình lao động nghệ thuật mang tính sáng tạo, còn góp phần hình thành ở trẻ ý thức làm việc có mục đích có kỹ năng. Để tạo ra sản phẩm trẻ phải nắm vững các thao tác, kỹ năng tạo hình và kỹ năng sử dụng dụng cụ, vật liệu cùng với tính tích cực độc lập, sáng tạo.
doc 29 trang skmamnonhay 12/07/2024 1330
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường Mầm non

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường Mầm non
 Trẻ em là tương lai, là nền móng của dân tộc, là sự phát triển tiến bộ của 
Quốc gia. Chính vì vậy công tác chăm sóc giáo dục trẻ ở độ tuổi Mầm non là vô 
cùng quan trọng đối với từng cá nhân trẻ.
 Hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động giáo dục giữ vai trò 
quan trọng trong sự phát triển và hình thành nhân cách trẻ mẫu giáo, nó giúp trẻ 
tìm hiểu, khám phá và thể hiện một cách sinh động những gì chúng nhìn thấy 
trong thế giới xung quanh, những gì làm trẻ rung động mạnh mẽ và gây cho trẻ 
những rung động xúc cảm, tình cảm tích cực.
 Hoạt động tạo hình có vai trò rất lớn đối với sự nhận thức cho trẻ. Thông 
qua hoạt động tạo hình trẻ có cơ hội tìm hiểu, nghiên cứu các đối tượng miêu tả 
để có được hiểu biết, hình dung về đối tượng đó, từ đó trẻ xây dựng các đối 
tượng. Hoạt động tạo hình là phương tiện để phát triển tư duy, trí nhớ, tưởng 
tượng điều đó giúp tăng thêm vốn hiểu biết của trẻ.
 Hoạt động tạo hình cũng là con đường để giáo dục tình cảm – xã hội cho 
trẻ mầm non. Trẻ được tiếp thu cái đẹp qua hoạt động tạo hình, trẻ trực tiếp trải 
nghiệm các xúc cảm, các trạng thái tình cảm trong giao tiếp, học hỏi về các kỹ 
năng xã hội và trẻ biết cách đánh giá các hành vi xã hội. Qua hoạt động tạo hình 
giúp trẻ có thói quen tự giác làm việc.
 Hoạt động tạo hình đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển thẩm mỹ 
cho trẻ. Hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động nghệ thuật. Hoạt động 
này giúp cho trẻ có điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển của cảm giác, tri 
giác thẩm mỹ, giúp trẻ nhận ra màu sắc, hình dạng, đường nét, tỷ lệ, sự sắp xếp 
trong không giannhận thấy được cái đặc trưng và nét đẹp trong sự vật, hiện 
tượng mà trẻ miêu tả.
 Hoạt động tạo hình giúp phát triển thể chất cho trẻ mầm non. Hoạt động 
tạo hình giúp cho đôi bàn tay của trẻ linh hoạt, phát triển khả năng kết hợp khéo 
léo của đôi tay và đôi mắt. Qua quan sát, tìm hiểu các sự vật, hiện tượng giúp trẻ nhận ra các đặc 
điểm thẩm mĩ( hình dáng, màu sắc, cấu trúc, tỉ lệ, sự sắp xếp không gian,) 
nhận ra được những nét độc đáo, tạo nên sức hấp dẫn của đối tượng miêu tả.
 Sự thể hiện nội dung tạo hình bằng phương tiện truyền cảm mang tính 
trực quan( đường nét, hình dạng, màu sắc) sẽ làm cho các cảm xúc thẩm mĩ 
của trẻ ngày càng trở nên sâu sắc hơn, trí tưởng tượng mang tính nghệ thuật 
của trẻ ngày càng phong phú. 
 Hoạt động tạo hình không chỉ giúp trẻ khả năng thẩm mỹ, biết nhìn 
nhận cái đẹp và đánh giá cái đẹp mà còn giúp trẻ rèn luyện đôi bàn tay khéo 
léo, vững chắc, linh hoạt hơn, giúp phát triển ở trẻ khả năng phối hợp, điều 
chỉnh hoạt động của mắt và tay.
 Hoạt động tạo hình góp phần chuẩn bị về tâm lý cho trẻ bước vào học tập 
ở trường tiểu học. Hoạt động này giáo dục ở trẻ ham muốn tiếp thu những điều 
mới lạ, những phương thức hoạt động mới, giúp trẻ hình thành thói quen học tập 
một các có mục đích, có tổ chức, biết lắng nghe và thực hiện lời chỉ bảo của cô 
giáo. Hoạt động tạo hình là môi trường cho trẻ rèn luyện năng lực điều khiển 
hành vi của mình nhằm thực hiện nhiệm vụ đã đề ra. 
 Hoạt động tạo hình có ý nghĩa to lớn trong giáo dục lao động cho trẻ 
mầm non. Hoạt động tạo hình là hoạt động tạo ra sản phẩm, quá trình tạo hình 
là một quá trình lao động nghệ thuật mang tính sáng tạo, còn góp phần hình 
thành ở trẻ ý thức làm việc có mục đích có kỹ năng. Để tạo ra sản phẩm trẻ phải 
nắm vững các thao tác, kỹ năng tạo hình và kỹ năng sử dụng dụng cụ, vật liệu 
cùng với tính tích cực độc lập, sáng tạo.
 Trong thực tế việc tổ chức các hoạt động tạo hình đã mang lại nhiều hiệu 
quả tới việc phát triển của trẻ. Song phương pháp đó chưa thực sự đáp ứng và 
đem lại kết quả mà tôi mong đợi. Các phương pháp hoạt động tạo hình đang 
được sử dụng còn mang tính áp đặt. Giáo viên thường chú ý đến sản phẩm trẻ cho cuộc sống của mình ngày càng đẹp hơn. Phải chăng cái đẹp là lẽ sống của 
con người, là mục tiêu của cuộc sống của con người.
Trong đời sống con người hoạt động tạo hình là một hoạt động nghệ thuật góp 
phần đem đến cái đẹp làm phong phú đời sống con người. Qua hoạt động trực 
tiếp với những nguyên vật liệu phong phú, đa dạng trẻ không những tạo nên 
những “tác phẩm nghệ thuật” ngộ nghĩnh đáng yêu mà hơn hết là trẻ được trải 
nghiệm những xúc cảm chân thực trong quá trình trẻ chơi, quá trình trẻ tạo ra sản 
phẩm đó. Những xúc cảm nghệ thuật đầu đời sẽ là nền tảng cho sự hình thành và 
phát triển nhân cách và thúc đẩy nhu cầu thẩm mỹ, phát triển thị hiếu thẩm mỹ 
của trẻ trong giai đoạn tiếp theo. Phát triển ở trẻ khả năng cảm thụ và cảm xúc 
thẩm mỹ. Bồi dưỡng thẩm mỹ, hình thành ở trẻ tình yêu cái đẹp. Không có trẻ 
nào lại không thích ngắm nhìn những bức tranh, những đồ vật đẹp. Đặc biệt trẻ 
thích tự ngắm nhìn những sản phẩm do mình tạo ra. Những họa sỹ tí hon say sưa 
ngồi hàng giờ để vẽ trên bảng, trên tường, trên nền nhà bằng các phương tiện 
như phấn, than, bút chì, bút sápTuy đó không phải là những tác phẩm đẹp, có 
bố cục chặt chẽ có khi chỉ là những nét vẽ nguệch ngoạc nhưng ta thấy ở đó cái 
ngộ nghĩnh đáng yêu của trẻ thơ về vẻ đẹp đa dạng và phong phú về thế giới 
xung quanh. Đây cũng là bước đầu tạo ra cái đẹp sau này.
 Từ những cơ sở lý luận trên, tôi xác định hoạt động tạo hình cho trẻ là 
một nhiệm vụ quan trọng của giáo viên trong trường mầm non. Bởi vì mục tiêu 
của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, 
trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho 
trẻ vào học lớp một. Điều đó đòi hỏi người giáo viên phải tích cực nghiên cứu, 
tìm tòi một số biện pháp để nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho 
trẻ trong trường mầm non.
 2.2. Thực trạng của vấn đề
 2.2.1 Thuận lợi 2.3.1. Biện pháp 1: Xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động tích cực, gây 
hứng thú, làm giàu cảm xúc và vốn biểu tượng phong phú về đối tượng tạo hình.
 * Xây dựng môi trường vật chất.
 Đặc điểm tạo hình ở trường mầm non là cho trẻ tiếp xúc, làm quen với cuộc 
sống xung quanh nhằm tạo ra các “tác phẩm” bằng cách nhìn, cách nghĩ, cách 
cảm nhận của bản thân trẻ. “Tác phẩm” của trẻ sẽ không “chỉn chu”, không giống 
thật, màu sắc có thể tự do theo ý thích có thể không như thực ngoài đời nhưng lại 
ngộ nghĩnh, đôi khi lại rất “động”, có tính biểu cảm. Vì vậy, để phát triển khả 
năng tạo hình của trẻ, khơi dậy những cảm xúc tự nhiên của trẻ, phát huy tính tích 
cực, sáng tạo trong tâm hồn trẻ thơ trong hoạt động tạo hình thì người giáo viên 
cần phải tổ chức tốt môi trường giáo dục cho hoạt động tạo hình. 
 Để phát huy tính tích cực sáng tạo và niềm say mê hoạt động của trẻ giáo 
viên cần tận dụng thời điểm hợp lý trong ngày từ trò chuyện buổi sáng hay hoạt 
động vui chơi ngoài trời, đi dạo đi thăm quan ở mọi lúc mọi nơi tạo điều kiện 
cho trẻ tiếp xúc thường xuyên với môi trường xung quanh, cho trẻ quan sát vẻ 
đẹp đa dạng muôn màu, muôn vẻ của các sự vật hiện tượng trong thiên nhiên, 
trong cuộc sống: Những tia nắng chói chang, cánh hoa rung rinh trong gió, màu 
sắc rực rỡ trong các ngày lễ hội ...và khuyến khích trẻ nói lên sự cảm nhận của 
trẻ. Từ đó, từng bước cung cấp các biểu tượng cho trẻ tự khám phá bằng cách 
huy động các giác quan các quá trình tâm lý khác nhau để lĩnh hội các khía cạnh 
khác nhau của sự vật. Đồng thời cho trẻ tự phân tích, so sánh, tổng hợp những 
đặc điểm chung và riêng của các vật cùng nhóm, cùng loại làm tăng vốn hiểu 
biết của trẻ về thế giới xung quanh. Vì vậy, tôi luôn cho trẻ tiếp xúc với thực tế 
cuộc sống quan sát và lắng nghe âm thanh trong thiên nhiên, cuộc sống. 
 Ví dụ: Trước khi dạy trẻ vẽ con gà trống, qua hoạt động khám phá giáo 
viên cho trẻ tìm hiểu khám phá về con gà trống như đặc điểm bên ngoài( mình 
như thế nào? có dạng hình gì? đầu ra sao? mắt như thế nào?), màu sắc( bộ lông mỹ nghệ bằng các chất liệu khác nhau như: Gốm, sứ, gỗ, thuỷ tinh, đất nặn, 
Giáo viên cần khuyến khích trẻ sờ, ngắm, xem xét, và nói tổng thể hình dáng 
hoặc miêu tả một số đặc điểm nổi bật của các sản phẩm. Cô giáo cho trẻ nêu lên 
những suy nghĩ của mình về những điều trẻ phát hiện ra. Sau đó, cô miêu tả lại 
một cách đầy đủ để cho trẻ ấn tượng sâu sắc về đối tưọng. Thường xuyên hướng 
dẫn trẻ xem tranh truyện cổ tích. Đặc biệt là những cuộc triển lãm tranh do chính 
các em tạo nên làm trẻ thích thú và kích thích chúng tham gia vào hoạt động tạo 
hình làm giàu vốn kiến thức tạo hình và khả năng sáng tạo cho trẻ.
 Cho trẻ xem tranh ảnh về những phong cảnh quê hương đất nước, rừng, 
biển, cảnh sinh hoạt của con người...
 Ví dụ: Con xem bức tranh này con có nhận xét gì về nội dung, màu sắc, bố 
cục của nó... Cô có thể tách nhỏ từng ý để gợi hỏi trẻ, để trẻ nêu được sự cảm 
nhận của mình qua búc tranh đó.
 chủ đề “Bản thân”, cô cho trẻ dùng màu bột pha nước ( đặc tính của màu 
này là màu sắc đẹp nhưng dễ rửa, không mất vệ sinh) in bàn tay, bàn chân. 
Những đôi bàn tay, bàn chân nhỏ nhắn, xinh xắn của bé được in bằng các màu 
khác nhau đem trang trí lên tường làm bé rất thích thú, muốn làm hoạ sĩ.
 Đặc biệt góc tạo hình trong lớp học phải được bố trí và tổ chức theo 
nguyên tắc “chơi mà học”, đảm bảo các yêu cầu về không gian thực tế, mục viên. Nếu như trước đây, cứ mỗi chủ điểm mới, giáo viên phải trang trí lại 
nhiều góc hoạt hoạt động, hay nhiều mảng tường trong lớp cho phù hợp với 
chủ điểm thì bây giờ, cứ mỗi chủ điểm mới, giáo viên chỉ cần tìm tài liệu, và 
hướng dẫn học sinh tạo ra những sản phẩm phù hợp với chủ điểm mới và trang 
trí vào khung đã có sẵn. Như vậy, không những giáo viên có thể lưu giữ lại 
những sản phẩm do trẻ tạo ra từ chủ điểm trước mà còn giúp trẻ nhận biết một 
chủ điểm mới một cách tự nhiên và dễ dàng mà cô giáo không mất nhiều thời 
gian để trang trí lại. 
 * Xây dựng môi trường xã hội: 
 Xây dựng môi trường thân thiện giúp trẻ tích cực, hứng thú với các hoạt 
động tạo hình. Môi trường chăm sóc, giáo dục trong trường mầm non cần phải 
đảm bảo an toàn về mặt tâm lí, tạo thuận lợi giáo dục các kĩ năng xã hội cho 
trẻ. Hành vi, cử chỉ, lời nói, thái độ của giáo viên đối với trẻ và những người 
khác luôn mẫu mực để trẻ noi theo. 
 Cần tạo môi trường thẩm mỹ cho trẻ hoạt động : Từ đồ dùng, đồ chơi 
được bài trí đẹp mắt, ngộ nghĩnh, đến các hoạt động của người lớn như: cách 
ăn mặc, nói năng, dáng điệu và cách ứng xử giữa người lớn với nhau, giữa 
người lớn với trẻ em Tất cả được tổ chức sao cho đẹp mắt để khơi dậy ở trẻ 
cảm giác thích thú, được tiếp xúc với cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp. 
 2.3.2. Biện pháp 2: Sử dụng tranh mẫu, sản phẩm mẫu làm tăng tính 
tích cực sáng tạo và hướng sự chú ý của trẻ vào đối tượng quan sát.
 - Lựa chọn mẫu :
 + Tranh mẫu, sản phẩm mẫu cần được lựa chọn cẩn thận, phải chứa đựng 
cả những yếu tố thực, yếu tố thẩm mỹ, nghệ thuật như: tính tạo hình, tính biểu 
cảm và đặc biệt hấp dẫn, mới lạ, đa dạng, phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ.
 + Các tác phẩm nghệ thuật được sử dụng làm mẫu như: tranh truyện, ảnh 
chụp, tranh dân gian, tranh sơn mài, tượng các tác phẩm điêu khắc và các sản 

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_hoat_dong_tao_hinh.doc