SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non

Tuổi mầm non rất hứng thú và ham thích được tham gia hoạt động tạo hình nhất là việc sử dụng sáp màu, hồ nước, các nguyên vật liệu khác nhau…để tạo thành các con vật, đồ vật, một sản phẩm mà trẻ yêu thích…Chính từ các sản phẩm trẻ tạo ra, trẻ đặt tên gọi và tưởng tượng ra những gì trẻ thích, từ đó làm nảy sinh tình cảm yêu cái đẹp, hướng tới cái đẹp. Chính sự quan trọng của hoạt động tạo hình đối với việc chăm sóc giáo dục trẻ mầm non mà tôi, năm học 2021 - 2022 được nhà trường phân công dậy lớp mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi với tổng số cháu là 32 cháu. Ngay từ đầu năm học tôi đã chú trọng tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lí trẻ cũng như thực trạng về kỹ năng tạo hình của trẻ lớp mình, từ đó tôi nghiên cứu và chọn lọc các biện pháp giáo dục cho phù hợp.
docx 54 trang skmamnonhay 18/04/2025 90
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non
 BÁO CÁO SÁNG KIẾN 
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TẠO HÌNH CHO TRẺ 5 
 – 6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON
 I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến
 Giáo dục có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành nhân cách của con người. 
Khi bàn về giáo dục Bác Hồ thường nói: “Hiền giữ đâu phải là có sẵn, phần nhiều 
do giáo dục mà nên”. Chính vì vậy trong xu thế đổi mới mạnh mẽ của giáo dục mầm 
non hiện nay, các hoạt động giáo dục ở trường mầm non phải hướng tới việc dạy 
cho trẻ biết cách học như thế nào để phát huy tối đa tính chủ động tích cực của trẻ 
trong tất cả các hoạt động. Bên cạnh đó những năm gần đây nền kinh tế - xã hội của 
nước ta có sự phát triển không ngừng làm cho ngành giáo dục nói chung và ngành 
học mầm non nói riêng cũng từng bước củng cố và phát triển về mọi mặt, đáp ứng 
yêu cầu của xã hội hiện đại.
 Mỗi đứa trẻ có một khả năng, một nhu cầu và một sở thích riêng và tất cả đều 
mong muốn được thể hiện bản thân. Các nhà giáo dục cũng chỉ ra rằng: về bản chất, 
phạm vi năng lực tiềm tàng này của trẻ rộng hơn rất nhiều những gì trẻ thể hiện trên 
lớp. Để trẻ bộc lộ hết năng lực cần có một môi trường học tập cho phép trẻ được học 
mọi lúc, mọi nơi, theo nhiều cách khác nhau và phải được khơi dậy từ bé. Là một 
giáo viên chúng ta cần phải coi trọng việc tạo ra môi trường giáo dục trẻ bằng những 
hoạt động thiết thực, nhằm phát triển một cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: Trí 
tuệ - đạo đức - thẩm mĩ - thể lực. Từ đó giúp trẻ hoàn thiện nhân cách, ngôn ngữ, tư 
duy, phát triển các kỹ năng thực hành, giao tiếp, ứng xử.
 Trong các lĩnh vực giáo dục trẻ mầm non, phát triển thẩm mĩ là một trong năm 
lĩnh vực góp phần giáo dục toàn diện cho trẻ. Trẻ em có tâm hồn nhạy cảm với thế 
giới xung quanh, thế giới xung quanh chứa đựng bao điều mới lạ hấp dẫn. Trẻ thường 
dễ xúc cảm với cảnh vật xung quanh, dễ bị cuốn hút trước cảnh vật có nhiều màu 
sắc, hay một bông hoa đẹp, bức tranh sinh động, đồ chơi ngộ nghĩnh...Với đặc điểm còn yếu, cách xắp xếp bố cục chưa hợp lí, chưa có sự sáng tạo. Trẻ chưa chủ động 
tích cực tham gia vào hoạt động cùng cô. Sự tập trung chú ý của trẻ trong quá trình 
sáng tạo chưa cao còn phụ thuộc nhiều vào sản phẩm mẫu. Tôi thấy kết quả trên trẻ 
chưa cao là điều tôi cần phải suy nghĩ làm thế nào để dạy trẻ đạt hiệu quả cao và tạo 
cho trẻ học một cách thoải mái, tự tin, không gò bó, trẻ luôn hứng thú trong giờ học. 
Đây là lý do tôi chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo 
hình cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non” nhằm tìm ra những biện pháp, phương 
pháp tốt nhất để giúp trẻ hoạt động tích cực trong hoạt động tạo hình nhằm kích thích 
phát triển ở trẻ khiếu thẩm mĩ, nâng cao chất lượng giáo dục trong lĩnh vực phát triển 
thẩm mĩ trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi.
 II. Mô tả giải pháp kĩ thuật
 II.1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
 Tuổi mầm non rất hứng thú và ham thích được tham gia hoạt động tạo hình 
nhất là việc sử dụng sáp màu, hồ nước, các nguyên vật liệu khác nhauđể tạo thành 
các con vật, đồ vật, một sản phẩm mà trẻ yêu thíchChính từ các sản phẩm trẻ tạo 
ra, trẻ đặt tên gọi và tưởng tượng ra những gì trẻ thích, từ đó làm nảy sinh tình cảm 
yêu cái đẹp, hướng tới cái đẹp. Chính sự quan trọng của hoạt động tạo hình đối với 
việc chăm sóc giáo dục trẻ mầm non mà tôi, năm học 2021 - 2022 được nhà trường 
phân công dậy lớp mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi với tổng số cháu là 32 cháu. Ngay từ đầu 
năm học tôi đã chú trọng tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lí trẻ cũng như thực trạng về 
kỹ năng tạo hình của trẻ lớp mình, từ đó tôi nghiên cứu và chọn lọc các biện pháp 
giáo dục cho phù hợp. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện tôi gặp những thuận lợi 
và khó khăn sau: 
 II.1.1. Thuận lợi:
 - Trường Mầm non xã Nghĩa Sơn nằm trên địa bàn xã Nghĩa Sơn là một địa 
phương có nền kinh tế phát triển tốt và có nhiều công ty, doanh nghiệp, trường học - Về phía giáo viên: Khi triển khai thực hiện chương trình giáo dục mầm non 
giáo viên còn nặng nhiều về vấn đề xây dựng kế hoạch, phát triển nhận thức và ngôn 
ngữ, phát triển thẩm mĩ còn thiên về cảm thụ nghệ thuật âm nhạc, chưa chú ý phát 
triển nghệ thuật tạo hình ở trẻ. 
 + Quá trình tổ chức còn nặng về kết quả sản phẩm, cô chưa chú ý dạy kỹ năng 
tạo hình, vẽ, nặn, xé, dán... cho trẻ, còn áp đặt và chưa chú trọng vào việc phát huy 
tính tích cực chủ động sáng tạo của trẻ.
 + Chưa có khả năng tạo cảm hứng cho trẻ khi học.
 + Chưa biết tận dụng môi trường xung quanh để tạo cảm xúc thẩm mĩ cho trẻ.
 - Về phía trẻ:
 + Do xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ ít được tiếp xúc với môi trường 
rộng, chủ yếu ở trong thôn, do đó có nhiều cháu còn nhút nhát trong khi thể hiện ý 
tưởng của mình, nhiều trẻ còn yếu về kỹ năng vẽ, nhiều bài vẽ yêu cầu sự sáng tạo 
và bố cục bức tranh còn yếu, chưa biết phối hợp các mảng màu, khả năng nhận xét 
tranh của trẻ còn kém. Nhiều trẻ chưa có thói quen nề nếp trong các hoạt động, chưa 
tích cực tham gia vào hoạt động tạo hình.
 + Nhiều trẻ về tạo hình còn sơ sài một số trẻ còn mải chơi, cảm nhận tác phẩm 
còn đơn giản, chậm, chưa tập trung chú ý trong giờ học.
 + Nhiều trẻ bị ảnh hưởng bởi cuộc sống hiện đại như: Internet, tivi, các trò 
chơi điện tử... nên trẻ không quan tâm nhiều đến các hoạt động khác.
 - Về phía phụ huynh:
 + Phụ huynh của các cháu trong lớp có hoàn cảnh khác nhau, sự quan tâm tạo 
điều kiện của gia đình đến trẻ cũng khác nhau. Vẫn còn nhiều bậc phụ huynh chưa 
quan tâm đến việc tạo điều kiện cho con phát triển năng khiếu thẩm mĩ. Vì thế trẻ 
không có điều kiện tiếp xúc trải nghiệm nhiều với môi trường thực tế.
 + Nhiều phụ huynh nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của việc học vẽ, 
còn cho rằng trẻ đến trường chỉ chơi chứ không học. - Trẻ chưa hứng thú vẽ, nặn, cắt, xé dán, tạo hình từ các nguyên vật liệu khác 
nhau chiếm tỷ lệ cao: 31% 
 - Các kỹ năng của trẻ còn nhiều hạn chế, sản phẩm của trẻ con nghèo nàn, đơn 
điệu, chưa có sự sáng tạo.
 - Chưa biết tạo bố cục tranh và phối màu, sử dụng các nguyên vật liệu khác 
nhau hợp lí: Tỷ lệ trẻ chưa đạt yêu cầu chiếm 37%
 - Trẻ chưa nêu được ý tưởng cũng như tên sản phẩm của mình, chưa biết cách 
nhận xét sản phẩm của mình và của bạn 37%. 
* Nguyên nhân: 
 - Cảm xúc và thị hiếu thẩm mĩ của trẻ còn hạn chế, cách xắp xếp bố cục chưa 
hợp lí, chưa có sự sáng tạo. 
 - Một số trẻ còn chưa biết cách cầm bút, và tay cầm bút còn vụng về. Trẻ di 
màu và tô màu còn chưa đều, còn để khoảng trống và tô lem ra ngoài.
 - Một số trẻ chưa biết tạo bố cục tranh và phối hợp các nét vẽ, nặn, cắt, xé, 
dán, sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau để tạo ra sản phẩm tạo hình. Trẻ chưa 
chủ động tích cực tham gia vào hoạt động cùng cô. Sự tập trung chú ý của trẻ trong 
quá trình sáng tạo chưa cao, còn phụ thuộc vào sản phẩm mẫu. 
 - Trẻ chưa biết cách nhận xét đánh giá sản phẩm, nhiều trẻ có tạo ra sản phẩm 
nhưng chưa biết gọi tên cho sản phẩm của mình.
 - Giáo viên chưa đi sâu bồi dưỡng kỹ năng tạo hình cho trẻ, chưa áp dụng 
được nhiều biện pháp thực hiện hướng dẫn trẻ tham gia các hoạt động một cách tích 
cực, chủ động, sáng tạo.
 - Xây dựng kế hoạch hoạt động còn mang tính hình thức, xây dựng theo tính 
truyền thống, chưa lấy trẻ làm trung tâm.
 II.2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
 Khi thực hiện nghiên cứu đề tài này tôi đã sử dụng một số phương pháp như 
sau: - Rèn nề nếp thường xuyên trong mọi hoạt động, mọi lúc, mọi nơi: Hàng ngày 
tôi tập cho trẻ thói quen đến lớp biết chào cô, chào các bạn . Đối với những trẻ của 
lớp tôi còn nhút nhát, tôi nhẹ nhàng nhắc nhở và tạo tình huống để trẻ hòa nhập. Tôi 
luôn động viên trẻ trong một hoạt động học, uốn nắn tác phong ngồi học cho trẻ, nói 
phải xin phép cô, nói rõ ràng, mạch lạc, đủ câuKhi tham gia hoạt động trẻ biết tự 
nhận biết đồ dùng của mình, khi xong biết cất đồ dùng vào nơi qui địnhcùng với 
dùng lời tôi còn giáo dục trẻ thông qua các bài thơ, bài hát, câu chuyện có nội dung 
giáo dục nề nếp, thói quen tốt như: Lời chào, bé dọn đồ chơi, giờ ăn, giờ ngủ, rửa 
tay sạch
 Bằng những hình thức trên tôi đã dần ổn định đưa trẻ vào nề nếp thói quen 
trong mọi hoạt động, ở mọi lúc mọi nơi. Đồng thời làm nảy sinh sự say mê hứng thú 
trong việc chăm sóc giáo dục trẻ Trẻ mạnh dạn tự tin, trò chuyện, vui chơi với nhau
 - Bên cạnh đó tôi còn thường xuyên nêu gương tốt qua các hoạt động trong 
ngày, tổ chức hoạt động cắm cờ bé ngoan và nêu gương cuối tuần để tạo tinh thần 
thi đua giữa các trẻ. Trẻ mầm non rất thích được khen và thích bắt chước nên tôi 
thường khen những gương tốt trước tập thể lớp như: Hôm nay bạn Hoa đi học đúng 
giờ, ngoan, biết chào người lớn, biết giữ vệ sinh, trong giờ học rất tích cực , nghiêm 
túc, hoàn thành nhanhđể trẻ noi gương và cố gắng để được khen như bạn.
 - Việc rèn luyện nề nếp thói quen cho trẻ phải thực hiện thường xuyên và 
thống nhất giữa cô giáo và cha mẹ trẻ vì vậy tôi luôn trao đổi với phụ huynh để có 
phương pháp giáo dục tốt nhất, phù hợp với từng trẻ.
 Qua quá trình thử nghiệm tôi đã đưa trẻ lớp mình vào nề nếp, trẻ có thói quen 
tốt, mạnh dạn, tự tin, thực hiện tốt mọi yêu cầu, xưng hô lễ phép, ăn ngủ đúng giờ, 
giữ vệ sinh chung, lấy và cất đồ dùng đúng nơi quy định, trẻ thực sự say mê hứng 
thú, không bị gò bó, tâm thế thoải mái và sẵn sàng cho hoạt động ở lớp. Một số góc trong lớp học được trang trí tạo ấn tượng cho trẻ
 Các mảng chính trong lớp như mảng chủ đề, các tiêu đề của các góc. Để gây 
ấn tượng cho trẻ tôi thường sưu tầm, thiết kế các hình ảnh ngộ nghĩnh đáng yêu, có 
màu sắc đẹp, bố cục hợp lí và có tên thật gần gũi với trẻ.
 Mảng chủ đề thường ở vị trí chính giữa lớp để trẻ dễ nhìn dễ thấy. Nội dung 
 của mảng chủ đề thường tổng hợp các hình ảnh về chủ đề như: Chủ đề “trường 
 Mầm non’’ có hình ảnh ngôi trường, đu quay, cầu trượt, có cô giáo cùng bé đi 
 dạo; Chủ đề “Gia đình’’ có hình ảnh bức tranh về người thân trong gia đình, 
 hình ảnh các kiểu nhà, hình ảnh các đồ dùng trong gia đình; Các góc hoạt động 
 như: Góc phân vai trong đó có hình ảnh Mẹ và bé mặc tạp dề nấu cơm, có đồ dùng 
 dụng cụ chế biến, có hình ảnh bác sỹ đang khám bệnh cho bệnh nhân... Hay góc 
 xây dựng tôi lấy tên như: Bé làm kiến trúc sư, công trình mơ ước, công trình thân Sản phẩm của trẻ
 Để gây hứng thú cho trẻ trong góc tạo hình thì tuỳ theo từng chủ đề tiến 
hành mà tôi có thể chuẩn bị mảng cung cấp kiến thức, các nguyên vật liệu phù hợp 
và phong phú về chủng loại. Nguyên vật liệu thì giáo viên luôn để ở trạng thái mở 
giúp trẻ dễ lấy để sử dụng khi vào hoạt động. Bên cạnh đó giáo viên chuẩn bị một 
bức tranh hay 1 sản phẩm tạo hình mà tôi đã cung cấp hoặc sắp cung cấp trên hoạt 
động chung để làm mảng cung cấp kiến thức cho trẻ thu hút sự chú ý của trẻ trong 
các giờ đón và trả trẻ, giờ hoạt động góc, kết hợp với lời gợi ý trẻ vào góc chơi. Từ 

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_hoat_dong_tao_hinh.docx