SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi

Trong chương trình chăm sóc giáo dục có rất nhiều hoạt động có chủ đích, hoạt động nào cũng góp phần quan trọng và cần thiết nhưng quan trọng hơn cả đó là hoạt động tạo hình.
Tại sao tôi lại nói hoạt động tạo hình quan trọng, vì hoạt động tạo hình mang tính nghệ thuật ở lứa tuổi Mầm non, tạo hình chính chính là phương tiện để trẻ thể hiện mình nó có tác dụng hình thành nhân cách cho trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện về mặt tâm sinh lý, thông qua hoạt động tạo hình trẻ phản ánh hiện thực bằng hình tượng và tư duy và hình thành tình yêu đối với vẻ đẹp thiên nhiên, hình thành ở trẻ những kĩ năng, kỹ xảo, năng lực quan sát, tư duy ghi nhớ, trí tưởng tượng sáng tạo. Khi trẻ được vẽ tranh trẻ thỏa trí tò mò, mong muốn tạo ra sản phẩm bằng chính đôi bàn tay khéo léo của mình, khi cho trẻ vẽ tranh cũng là rèn luyện sự kiên trì của trẻ, trẻ sáng tạo, rèn luyện các kĩ năng vẽ, cách tô màu, tư thế ngồi, cách cầm bút.
Chính vì lý do trên tôi rất mong muốn được góp một phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi.
Mục đích tôi nghiên cứu “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi” nhằm rèn luyện cho trẻ những kỹ năng trong hoạt động tạo hình thông qua các hoạt động học, chơi của trẻ để giúp trẻ có hứng thú trong tạo hình, yêu cái đẹp, biết thể hiện cái đẹp trong cuộc sống. Nhằm tăng cường hiệu quả của việc giáo dục trẻ em thông qua hoạt động tạo hình ở trường mầm non nơi tôi công tác.
doc 24 trang skmamnonhay 12/07/2024 1180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi
 Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi
MỤC LỤC
 STT NỘI DUNG TRANG
 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
 Tên đề tài 1
 I. Lý do chọn đề tài 1
 1. Cơ sở lý luận 1
 1
 B2. Cơ sở thực tiễn 2
 II. Mục đích nghiên cứu 2
 III. Đối tượng nghiên cứu 2
 IV. Đối tượng khảo sát thực nghiệm 2
 V. Phương pháp nghiên cứu 3
 VI. Phạm vi nghiên cứu 3
 PHẦN II: BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT 3
 VẤN ĐỀ
 I. Cơ sở luận giải quyết vấn đề 3
 II 2. Khảo sát thực trạng 3
 2 1. Thuận lợi 4
 2. Khó khăn 4
 3. Khảo sát thực tế ở lớp 4
 III. Những biện pháp chủ yếu của đề tài 5
 IV. Những biện pháp thực hiện từng phần 5
 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 15
 1. Kết luận chung 15
 3 2. Kết quả thực hiện có so sánh đối chứng 15
 3. Bài học kinh nghiệm 16
 4.Đề xuất- khuyến nghị 16
 4 PHẦN V. HÌNH ẢNH MINH TRỨNG KHI THỰC 18
 HIỆN ĐỀ TÀI
 1/15 Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi
lực, điều khiển hành vi của mình nhờ có hoạt động này mà vốn hiểu biết của trẻ 
về thế giới xung quanh được tăng lên.
 Do vậy tôi nhận thấy rằng việc gây hứng thú ,nâng cao chất lượng cho trẻ 5 
- 6 tuổi trong hoạt động tạo hình là vô cùng quan trọng đối với trẻ 5 - 6 tuổi trẻ 
chưa tự mình xác định được mục đích, cách tiến hành. Trong hoạt động tạo hình 
thường là do giáo viên gợi mở, hướng dẫn với nhiều biện pháp nhằm kích thích 
tính tò mò, gây hứng thú bất ngờ, để trẻ say sưa với bộ môn nghệ thuật này.
 Do vậy tôi đã chọn đề tài: “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt 
động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi”.
2. Cơ sở thực tiễn:
 Trong chương trình chăm sóc giáo dục có rất nhiều hoạt động có chủ đích, 
hoạt động nào cũng góp phần quan trọng và cần thiết nhưng quan trọng hơn cả 
đó là hoạt động tạo hình. 
 Tại sao tôi lại nói hoạt động tạo hình quan trọng, vì hoạt động tạo hình 
mang tính nghệ thuật ở lứa tuổi Mầm non, tạo hình chính chính là phương tiện 
để trẻ thể hiện mình nó có tác dụng hình thành nhân cách cho trẻ, giúp trẻ phát 
triển toàn diện về mặt tâm sinh lý, thông qua hoạt động tạo hình trẻ phản ánh 
hiện thực bằng hình tượng và tư duy và hình thành tình yêu đối với vẻ đẹp thiên 
nhiên, hình thành ở trẻ những kĩ năng, kỹ xảo, năng lực quan sát, tư duy ghi nhớ, 
trí tưởng tượng sáng tạo. Khi trẻ được vẽ tranh trẻ thỏa trí tò mò, mong muốn 
tạo ra sản phẩm bằng chính đôi bàn tay khéo léo của mình, khi cho trẻ vẽ tranh 
cũng là rèn luyện sự kiên trì của trẻ, trẻ sáng tạo, rèn luyện các kĩ năng vẽ, cách 
tô màu, tư thế ngồi, cách cầm bút.
 Chính vì lý do trên tôi rất mong muốn được góp một phần nhỏ bé của mình 
vào việc nâng cao chất lượng tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi.
 II. Mục đích nghiên cứu:
 Mục đích tôi nghiên cứu “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt 
động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi” nhằm rèn luyện cho trẻ những kỹ năng trong 
hoạt động tạo hình thông qua các hoạt động học, chơi của trẻ để giúp trẻ có hứng 
thú trong tạo hình, yêu cái đẹp, biết thể hiện cái đẹp trong cuộc sống. Nhằm tăng 
cường hiệu quả của việc giáo dục trẻ em thông qua hoạt động tạo hình ở trường 
mầm non nơi tôi công tác.
III. Đối tượng nghiên cứu:
 “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi”
IV. Đối tượng khảo sát thực nghiệm:
 Tôi thực hiện đề tài này với 29 trẻ lớp mẫu giáo lớn 5TA2 trường mầm non 
tôi đang công tác.
 3/15 Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi
đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó. Cho trẻ được tự bản thân trẻ làm, không 
nhờ vả vào người khác, không đợi chờ hay nhờ cô giáo làm hộ.
 - Đối với phụ huynh: 
 Phải quan tâm và phối hợp cùng với giáo viên chủ nhiệm trong việc giao 
cho trẻ ở nhà cũng như ở trường.
 II. Khảo sát thực tế khi chưa thự hiện đề tài:
 1. Thuận lợi.
 - Được sự hướng dẫn, quan tâm và chỉ đạo sát sao, thường xuyên của 
Phòng Giáo Dục, Ban Giám Hiệu nhà trường về chuyên môn cũng như sự đoàn 
kết giúp đỡ của bạn bè đồng nghiệp.
 - Ban Giám Hiệu nhà trường còn động viên sự tìm tòi, học hỏi sáng tạo của 
mỗi giáo viên nói chung và bản thân tôi nói riêng. Đồng thời khuyến khích mỗi 
giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động chăm sóc giáo dục 
trẻ. Một số phụ huynh học sinh quan tâm, phối hợp với giáo viên chủ nhiệm để 
thực hiện tốt mọi nhiệm vụ nhằm giúp trẻ tiến bộ hơn. 
 2. Khó khăn.
 * Trong quá trình tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ của các cô, tôi nhận thấy:
 - Khả năng về tạo hình của cô còn nhiều hạn chế.
 - Chuẩn bị tiết dạy hoạt động tạo hình chưa chu đáo.
 - Giáo án sơ sài, nội dung chưa mới lạ, hấp dẫn trẻ. Cách vào bài, luân 
chuyển giữa các bước còn đơn điệu, tẻ nhạt, không kích thích được khả năng 
hứng thú của trẻ.
 - Chưa kích thích khả năng mạnh dạn, tự tin và tính tích cực sáng tạo của trẻ.
 * Qua quan sát thực tế kiến thức về hoạt động tạo hình trên trẻ, tôi thấy ở 
trẻ như sau:
 - Kỹ năng tạo hình của trẻ yếu.
 - Trẻ chưa thích thú vào hoạt động tạo hình. Trong tiết học trẻ hay nói 
chuyện riêng, không tập trung chú ý vào bài học. 
 - Khả năng tích cực sáng tạo trong hoạt động tạo hình của trẻ còn hạn chế.
 - Trẻ tự nhận xét, đánh giá sản phẩm của mình, của bạn còn yếu.
 - Phối kết hợp màu chưa hợp lý.
 (Phụ lục 1)
 + Về phía phụ huynh.
 - Đa số phụ huynh chưa có nhận thức đúng đắn trong việc giáo dục cho trẻ.
 - Nhiều phụ huynh vẫn nghĩ rằng các trẻ ở lứa tuổi mầm non chưa cần thiết 
phải học, nên vẫn nuông chiều trẻ không tạo cho trẻ sự hứng thú học khi ở nhà.
 3. Khảo sát thực tế ở lớp:
 5/15 Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi
hoạt động tạo hình. Các bài mẫu cho trẻ của tôi thường đơn điệu, không chính 
xác về kiến thức về sự vật, hiện tượng xung quanh, không có chiều sâu về không 
gian, thời gian, không có sự sáng tạo. Tiết hoạt động tạo hình của tôi gây nên sự 
nhàm chán trong trẻ, không gây được hứng thú, không kích thích được khả năng 
sáng tạo trong các sản phẩm của trẻ. Giờ học trầm, hoạt động tạo hình của tôi 
không đạt được kết quả mong đợi, không được đánh giá cao.
 Vậy thì nghiên cứu tài liệu nào và nghiên cứu như thế nào để có hiệu quả 
nhất? Đó chính là 1 câu hỏi lớn cho mỗi giáo viên như tôi.
 Với việc học tập, sử dụng các kiến thức mà mình đã học ở trường chuyên 
nghiệp và kiến thức học lớp Đại Học khoa mầm non tôi còn thường xuyên tham 
gia các lớp học chuyên đề về phương pháp tạo hình cũng như các phương pháp 
của các môn học khác để mình nắm chắc phương pháp dạy trẻ, kịp thời học tập 
đổi mới chương trình theo yêu cầu của phòng, ngành đã đề ra.
 Ngoài ra, tôi nghiên cứu giáo trình phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình 
cho trẻ mầm non của nhà xuất bản đại học sư phạm Hà Nội, các hoạt động tạo 
hình của trẻ mầm non của nhà giáo dục học Việt Nam. Cùng với đó, các quyển 
báo tạp chí giáo dục mầm non về các bài viết của các nhà báo, nhà giáo dục về 
các phương pháp dạy trẻ làm tôi rất tâm đắc và thích thú. Hơn nữa, chương trình 
giới thiệu về cách học vẽ, làm đồ dùng đồ chơi trên ti vi khiến tôi rất say mê. 
Cùng với việc nghiên cứu tài liệu và tham khảo các sách báo, các bức tranh đẹp 
trên mạng cũng như học hỏi từ đồng nghiệp, tôi thường tích cực rèn luyện bản 
thân về các kỹ năng hoạt động tạo hình, tạo nhiều các tranh từ vẽ, nặn, xé dán để 
rèn luyện khả năng tạo hình của mình. Nhờ đồng nghiệp có kinh nghiệm về tạo 
hình nhận xét những bức tranh đó để nhận được cái được và chưa được trong 
mỗi sản phẩm của tôi để tôi có thêm bài học kinh nghiệm. Chuẩn bị kỹ lưỡng và 
công phu các sản phẩm mẫu cho trẻ để cung cấp đầy đủ và chính xác các sự vật 
hiện tượng và tạo cảm xúc nghệ thuật cho trẻ.
 Việc tạo mẫu của cô là vô cùng quan trọng vì trẻ đa số là dựa trên sự bắt 
chước là chủ yếu nên mẫu đẹp có tác dụng tạo nên hứng thú cho trẻ đi vào hoạt 
động. Trẻ thích tạo sản phẩm đẹp giống cô để được cô và các bạn khen
 ( Ảnh minh họa 01) 
 Để trẻ có hứng thú hơn trong các hoạt động tạo hình thì cô giáo là người 
hướng dẫn động viên trẻ, khơi gợi những cảm xúc nghệ thuật cho trẻ, đưa trẻ đi 
vào hoạt động tạo hình có cảm xúc nghệ thuật. Lôi cuốn trẻ tham gia vào hoạt 
động tạo hình thì việc đầu tiên của người giáo viên cần phải biết tìm tòi ra 
những sáng kiến mới, những thủ thuật sư phạm và từ đó dùng ngôn ngữ của 
mình để truyền đạt tới trẻ 1 cách sinh động và gây được hứng thú. Trong các 
 7/15 Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi
hình riêng biệt để tạo ra một đề tài có kết cấu chặt chẽ mạch lạc. Thông qua đó 
nó sẽ phát triển về năng lực thể hiện màu sắc, đường nét. Hình thức này thể hiện 
ở ý tưởng của trẻ là chủ yếu vì thế tôi chỉ là người gợi ý và định hướng cho trẻ, 
khuyến khích trẻ nói lên ý tưởng của mình.
 * Đối với hoạt động theo ý thích:
 Dưới hình thức này trẻ được chủ động tích cực, tự lựa chọn và thể hiện nội 
dung miêu tả( đề tài cụ thể) mà mình thích theo dự định tạo hình của cá nhân. 
Đối với trẻ nhỏ, đôi lúc sự định hình chưa được rõ ràng , mơ hồ và dễ mất đi 
nhanh chóng. Hiểu được những hạn chế đó trên trẻ, tôi luôn có những phương 
pháp để định hướng các đề tài tự chọn trong phạm vi những kinh nghiệm, những 
xúc cảm, tình cảm mà trẻ đã được trải nghiệm. Từ đó phát huy những khả năng, 
thế mạnh ở trẻ một cách tự nhiên.
 Qua việc nghiên cứu tài liệu và quá trình học tập nỗ lực không ngừng của 
tôi, nay tôi đã tự tin hơn về kiến thức, kỹ năng cũng như phương pháp dạy trẻ 
hoạt động tạo hình. Các bài mẫu cũng như phương pháp dạy hoạt động tạo hình 
của tôi ngày càng được nâng cao. Trẻ được thỏa mãn nhu cầu nên hứng thú học 
hoạt động tạo hình hơn. Kiến thức về tạo hình của trẻ cũng được nâng cao. 
Như vậy: Việc giáo viên cần phải nghiên cứu tài liệu và nỗ lực học tập không 
ngừng để có thêm kiến thức, kỹ năng cùng như phương pháp dạy hoạt động tạo 
hình cho trẻ là vô cùng quan trọng.
 4.2. Biện pháp 2:Lấy trẻ làm trung tâm, giáo viên đóng vai trò hướng 
dẫn, động viên trẻ. 
 Trong giờ hoạt động học nói chung và giờ hoạt động tạo hình nói riêng 
hãy để trẻ tự thể hiện, cô luôn là người động viên, khuyến khích trẻ sáng tạo. Trẻ 
cần được động viên để thể hiện ý muốn, tình cảm, cảm xúc và những hiểu biết 
của trẻ đối với sự vật trẻ muốn được lựa chọn.
 Mong muốn của trẻ cần được tự thể hiện với những phương tiện tạo hình 
khác nhau. Sự thể hiện mang tính cá nhân, bởi lẽ trẻ luôn tiếp cận theo đặc tính 
riêng của mình.
 Chẳng hạn: sau chuyến đi dạo chơi ngoài sân trường quan sát vườn cây hoa 
ngoài sân trường, 1 nhóm trẻ được khuyến khích hoạt động tạo hình. 1 số trẻ vẽ 
vườn hoa, một số trẻ cắt dán vườn hoa, còn 1 số trẻ xé dán vườn hoa trên các 
chất liệu khác nhau.
 (Ảnh minh họa 03 )
 Tăng cường các câu hỏi gợi ý giúp trẻ củng cố và áp dụng những kinh 
nghiệm đã lĩnh hội trong các hoạt động khác nhau, động viên trẻ suy nghĩ, thăm 
 9/15

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_hoat_dong_tao_hinh.doc