SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi

Rút kinh nghiệm khi tổ chức cho trẻ hoạt động ngoài trời từ những năm học trước tôi thấy mình gặp không ít khó khăn và nhiều khi không mang lại kết quả tốt đó là việc đưa ra các câu hỏi đàm thoại mà mình chưa chuẩn bị kỹ, chưa có sự lường trước khi có tình huống xảy ra. Chính vì thế đến ngay từ đầu năm để hoạt động này đạt kết quả tốt hơn tôi đã chuẩn bị trước hệ thống câu hỏi cho hoạt động này sẽ không quá nhiều giống như một hoạt động khám phá. Đế xây dựng hệ thống câu hỏi mang lai hiệu quả khi tố chức cho trẻ hoạt động ngoài trời đặc biệt là khi cho trẻ quan sát ta cần phải dựa vào đặc điểm khả năng nhận thức của trẻ về đối tượng, mục đích tìm hiểu về khám phá đối tượng, nội dung cần khám phá về đối tượng, lường trước một số tình huống có thể xảy ra để đặt câu hỏi.
docx 35 trang skmamnonhay 19/02/2025 1451
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi
 THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN Các bé biểu diễn người mẫu trên các miêng xốp
 Những buổi sáng thời tiết mát mẻ cho trẻ xuống sân tôi đã cho trẻ hoạt động 
ngay tại góc thiên nhiên của lớp. Hoặc ở chủ đề “Nghề nghiệp” tôi xác định nội dung quan sát là những con 
người cụ thể (Chú bộ đội, bác nông dân, bác cấp dưỡng, cô chú công nhân). Những 
công việc của họ, những dụng cụ lao động cần thiết, những sản phẩm lao động..
 Rút kinh nghiệm khi tổ chức cho trẻ hoạt động ngoài trời từ những năm học 
trước tôi thấy mình gặp không ít khó khăn và nhiều khi không mang lại kết quả tốt 
đó là việc đưa ra các câu hỏi đàm thoại mà mình chưa chuẩn bị kỹ, chưa có sự lường 
trước khi có tình huống xảy ra. Chính vì thế đến ngay từ đầu năm để hoạt động này 
đạt kết quả tốt hơn tôi đã chuẩn bị trước hệ thống câu hỏi cho hoạt động này sẽ không 
quá nhiều giống như một hoạt động khám phá. Đế xây dựng hệ thống câu hỏi mang 
lai hiệu quả khi tố chức cho trẻ hoạt động ngoài trời đặc biệt là khi cho trẻ quan sát 
ta cần phải dựa vào đặc điểm khả năng nhận thức của trẻ về đối tượng, mục đích tìm 
hiểu về khám phá đối tượng, nội dung cần khám phá về đối tượng, lường trước một 
số tình huống có thể xảy ra để đặt câu hỏi.
 + Một số câu hỏi về đặc điểm: 
 VD: Con có nhận xét gì? Con thấy thế nào? Có đặc điểm gì? Màu sắc thế nào? 
Có bộ phận nào? Có tác dụng gì?..
 + Câu hỏi thể hiện sự hiểu biết của trẻ về đối tượng giúp khai thác vốn sống, 
vốn kiến thức và những kinh nghiệm của bản thân trẻ một cách hiệu quả.
 VD: Biết ở đâu? Tại sao biết? biết gì về chúng? Làm thế nào để nhận biết điều 
đó? ...
 + Câu hỏi giúp trẻ giải thích các sự vật hiện tượng.
 VD: Vì sao? Tại sao? Để làm gì? Tại sao như vậy? Nếu làm như vậy điều gì sẽ 
sảy ra?...... 
 + Các câu hỏi nhằm hướng sự chú ý của trẻ vào các chi tiết nhỏ của sự vật hiện 
tượng khi quan sát và khám phá chúng ở nhiều khía cạnh khác nhau: 
 VD: Nhìn thấy gì? Sờ thấy nó thế nào? Có nhận xét gì? Nó có vị gì, màu gì? Nó 
hoạt động hay vận động ra sao?...... Với cách làm này tôi thấy trẻ rất hứng thú và may đã mang để làm thành những chiếc vợt có độ co dãn dùng cho trẻ chơi thi chuyển 
bóng nước tôi thấy trẻ rất hứng thú. 
 Hay tôi đã nhặt chiếc bẹ cau đã rụng của cây cau ở sân trường mang rửa sạch, rồi 
phơi khô cho trẻ chơi kéo.
 Hò dô ta nào! Nặng quá các bạn ơi!
 Tôi đã tận dụng viên phấn nhựa thông minh thừa khi làm tranh để làm bàn cho 
trẻ chơi ô ăn quan, những hạt gấc để làm các quân rải.
 Từ các nguyên vật liệu trẻ tự do sáng tạo những tác phẩm theo ý thích của 
mình làm thành tranh mang bày vào góc nghệ thuật của lớp.
 VD: Ở chủ đề bản thân tôi chuẩn bị một số nguyên liệu cho trẻ làm hình người 
bằng các loại củ, quả. Làm búp bê bằng rơm và len, làm chiếc vòng đeo tay bằng 
các loại hoa.
 Ở chủ đề gia đình trẻ làm đồng hồ đeo tay bằng lá chuối, làm quang gánh bằng 
sọ dừa, làm bàn ghế bằng que kem
 Trẻ biết lựa chọn các nguyên liệu trong hoạt động tạo hình từ sân vườn như nhặt 
lá cây để xé dán, để xếp thành những bức tranh hay làm ra những con vật ngộ nghĩnh 
đáng yêu như làm con mèo bằng lá chuối, làm con nghé bằng lá đa, làm con chuột 
bằng củ khoai lang Trẻ biết lựa chọn các nguyên liệu trong hoạt động tạo hình từ 
sân vườn như nhặt lá cây để xé dán, để xếp thành những bức tranh hay làm ra những 
con vật ngộ nghĩnh đáng yêu. Tôi luôn kết hợp hướng dẫn trẻ cùng làm những đồ 
chơi từ nguyên vật liệu khác nhau ngay tại hoạt động ngoài trời, việc tận dụng những 
nguyên vật liệu sẵn có không những khuyến khích trẻ hoạt động một cách tích cực 
mà còn tiết kiệm được kinh phí.
 VD:
 + Làm chong chóng bằng lá dừa:
 Cắt hai đoạn lá dừa, mỗi đoạn khoảng 20-30 cm. Chồng hai đoạn lên nhau theo 
hình dấu cộng. Gấp hai đầu đoạn 1 vào giữa tâm, ngón cái giữ chặt,xâu hai đầu của 
đoạn 2 vào hai chỗ gấp của đoạn 1, rút chặt và tạo nếp gấp của 4 đoạn. sau đó dùng 
sống lá dừa làm cần. Cầm chông chóng chạy thi xem chong chóng của ai quay tít 
nhất.
 + Làm thuyền từ bẹ hoa chuối:
 Bóc một số bẹ từ hoa chuối làm thân thuyền và dùng thìa nhựa nhỏ hoặc dao 
nhựa cắt bánh sinh nhật làm mái chèo. Vậy chúng mình hãy chăm sóc thật tốt để cây mau ra hoa nhé!
 Trong khi trẻ đang quan sát cây trong sân trường tôi thấy trên cành cây có một 
vài chú chim đang nhảy nhót chuyền từ cành nọ sang cành kia, tôi đã cho trẻ hướng 
sự chú ý sang những chú chim và dành một chút thời gian trò chuyện với trẻ về các 
chú chim đó, tôi thấy trẻ rất hứng thú và đã rất sôi nổi tranh luận kể cả một số trẻ 
nhút nhát. Tôi gợi ý cho trẻ hiểu hiểu vì sao các chú chim chim lại rất thích nhảy 
nhót, chuyền cành trên những cành cây còn mọi người lại rất thích ngồi dưới gốc cây 
to xum xuê cành lá nhất là trong những ngày nóng nực. Sống và làm việc ở những 
nơi có nhiều cây xanh bóng mát và nhiều hoa mọi người sẽ cảm thấy thế nào? (Cô 
gợi ý để trẻ nói được: Cảm thấy dễ chịu, sảng khoái, thích thú trước cảnh đẹp của 
cây, hoa và không khí mát mẻ của môi trường) 
 Dưới gốc cây từng đàn kiến đi kiếm mồi dưới gốc cây con nọ gặp con kia cụng 
đầu vào nhau con thì quay đi con thì trở lại, một lúc cả đàn kéo đến cùng nhau khênh 
một con giun dài về tổ. Tôi cho trẻ quan sát và thấy trẻ rất hứng thú rồi rôm rả bàn 
luận như vừa phát hiện ra một bí mật nào đó.
 Hay khi cho trẻ quan sát thời tiết tôi gợi ý cho trẻ quan sát bầu trời, dành thời 
gian cho trẻ quan sát và trao đổi với nhau. Sau đó tôi trò chuyện với trẻ, khuyến khích 
trẻ nêu những điều muốn biết về những đám mây. 
 Chúng ta đứng ở đây đã thuận tiện cho viêc quan sát chưa?
 +Các con có thấy mây không? mây như thế nào? Có bao nhiêu loại mây? Mây 
nào thì thường gây ra mưa?....
 + Muốn biết mây có đặc điểm gì các con phải nhìn kỹ xem chúng có màu gì? có 
chuyển động không? các đám mây dày hay mỏng?
 + Các con dự đoán thời tiết ngày hôm nay thế nào? Điều gì giúp chúng minh 
dự đoán chính xác nhất là hôm nay trời sẽ nắng to? (Cho trẻ tự do thảo luận).
 Cho trẻ phát hiện điểm khác nhau của các đám mây trong thời điểm đó. Cho trẻ 
dự đoán trời có mưa hay không? Khi bầu trời có nhiều mây che khuất ông mặt trời Cô tăng dần các câu hỏi khó cho những lần quan sát tiếp theo, tạo tình huống 
cho trẻ trả lời: 
 + Xe máy có đặc điểm gì? Xe máy chạy được nhờ gì? (Động cơ và xăng)
 + Khi đi xe máy phải như thế nào? (Đi đúng phần đường quy định và phải đội 
mũ bảo hiểm)
 + Còn xe ô tô có đặc điểm gì? Vì sao mà xe ô tô chạy được? (Động cơ và xăng)
 + Khi ngồi trên tàu xe các con phải thế nào? Khi gặp tín hiệu giao thông chúng 
ta phải làm gì? (Trẻ đọc bài thơ :Cô dạy con)
 + Các con vừa quan sát thấy mọi người tham gia giao thông đã đúng chưa?
 Cô và trẻ quan sát các phương tiện giao thông trên đường
 * Hoạt động chơi Các bé chơi trò chơi rồng rắn.
 Tổ chức cho trẻ chơi tự do, đây là thời gian chơi trẻ được tự chọn các trò chơi 
mà chúng thích. Trẻ được chơi với cát, nước, sỏi, vẽ trên sân, chơi với hạt muồm 
với lá cây. Chơi các trò chơi bán hàng hay hay leo trèo, đánh đu với các đồ chơi sẵn 
có ngoài trời. 
 Trẻ tham gia trồng cây và chăm sóc vườn cây xung quanh khu vực trường 
nhằm phát triển tính tò mò sáng tạo ở trẻ như biết sự thay đổi hàng ngày của cây 
xanh, của những cây hoa và biết phân loại theo nhóm có hoa, không có hoa, 
nhóm ăn quả, nhóm ăn củ. Qua những trò chơi này giúp trẻ mở rộng mối quan 
hệ với thế giới xung quanh, biết chăm sóc và bảo vệ cây Nhận xét, đánh giá trẻ, khen ngợi kịp thời với những sáng tạo của trẻ ngay trong 
quá trình hoạt động.
 Với cương vị cô giáo là người bạn chơi giàu kinh nghiệm, thể hiện vai trò của 
mình qua việc thường xuyên khích lệ trẻ bằng cách tán thưởng, ngợi khen những 
dấu hiệu sáng tạo, những cố gắng dù rất nhỏ của các con khi chơi. Tuy nhiên lời 
khen cũng phải được sử dụng khéo léo sẽ là liều thuốc bổ rất lớn cho tinh thần các 
con, lời khen tuy đơn giản nhưng nên khen đúng lúc, đúng chỗ sẽ là động lực thúc 
đẩy sự sáng tạo, tích cực của các con, không nên lợi dụng lời khen quá sẽ hình thành 
cho trẻ ý nghĩ tự mãn, không cố gắng của mình.
 VD: Khi thấy trẻ làm được con trâu bằng lá mít rất đẹp tôi đã khen “Ôi! chú 
trâu này giống quá, bác làm thêm cho tôi một con để tôi và bác chơi trọi trâu nhé”.
 Một số trẻ đang chơi trò chơi chơi bắt cua bỏ giỏ. Tôi lại gần và hỏi: “Bác ơi 
cho tôi xem cái giỏ của bác nào? Chà! hôm nay hôm nay bác bắt được nhiều cua 
thế? bác có bị con nào cắp vào tay không? Lát nữa bác bán cho tôi một ít để trưa 
tôi nấu canh nhé!
 Thấy các bé đang say sưa tạo hình từ những viên sỏi tôi đã động viên khen sự 
sáng tạo của, trẻ gợi ý cho trẻ dùng băng dính hai mặt gắn chặt các viên sỏi đó 
thành bức tranh mang lên lớp treo ở góc nghệ thuật. Trong lúc đi dạo trẻ được thỏa thuê ngắm nhìn thiên nhiên xung quanh, ngắm 
mây, ngắm mặt trời tôi còn giúp cho trẻ thấy được cái đẹp trong thiên nhiên qua các 
câu hỏi:
 + Các con ơi! sắp đến mùa gì? khi được nghỉ hè các con thích gì nhất?Chúng 
mình đã được đi biển chưa?
 + Mọi người thường gọi nhau dậy sớm để ngắm bình minh. Các con có biết 
bình minh là gì không? (Bình minh là lúc ông mặt trời bắt đầu xuất hiện vào buổi 
sáng sớm đấy)
 + Lúc mặt trời mọc gọi là bình minh còn khi mặt trời lặn gọi là hoàng hôn 
đấy.Vậy mặt trời lặn vào lúc nào? 
 Trong khi dạo chơi, trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, đất, cát, nước. Việc quần 
áo bị ướt hay tay chân có bị bẩn không quan trọng bằng trẻ được trải nghiệm. Chính 
điều đó sẽ tạo thêm tình huống để giáo dục trẻ.
 VD: Trẻ giúp bác lao công nhặt rác bỏ vào thùng, biết phân loại rác, biết nhổ 
cỏ, tưới nước cho cây. Có thể tạo cho trẻ có những bộ sưu tập từ các nguyên liệu 
thiên nhiên mang về lớp. Khi cho trẻ rửa tay tôi hướng dẫn trẻ tiết kiệm nước và bảo 
vệ nguồn nước. Những hoạt động này có tác dụng rất lớn vì trẻ được tự học và trải 
nghiệm. Từ đó sẽ hình thành ý thức giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường.
 Trước khi cho trẻ đi thăm quan tôi đã liên hệ với địa điểm cần thăm quan dể 
được sự ủng hộ cuả những người ở nơi trẻ được thăm quan. Khi trẻ đến nơi thăm 
quan tôi luôn luôn quan tâm đến vị trí đứng, những đồ vật xung quanh trẻ làm sao 
để đảm bảo cho trẻ được an toàn thoải mái khi tham gia hoạt động, và nếu cần có 
thể nhờ một số phụ huynh tham gia cùng . Trong buổi thăm quan các con được cảm 
nhận không gian mới mẻ, được tìm hiểu các hoạt động xã hội, các danh lam thắng 
cảnh và một số di tích lịch sử của địa phương để giáo dục trẻ lòng tự hào dân tộc 
biết ơn và kính trọng những người đã hi sinh cho lợi ích dân tộc. Qua những lần cho Đồng dao là thơ ca truyền miệng gắn liền với trò chơi của trẻ. Hầu hết các giáo 
viên thường cho trẻ đọc các bài đồng dao theo lời cũ. Trẻ đã được thuộc ,được chơi 
ở các lớp dưới. Có những bài đồng dao có nhịp điệu, trò chơi hấp dẫn thì nội dung 
lại không phù hợp với chủ đề. Để khắc phục những tồn những tồn tại trên ngoài việc 
sưu tầm đồng dao cổ. Đến năm học này để tạo cho trẻ sự mới mẻ và hứng thú hơn tôi 
đã sưu tầm, đặt lời mới cho một số trò chơi và thấy trẻ háo hức được tham gia vào 
các trò chơi dân gian. 
 VD: Trò chơi: Bịt mắt bắt dê
 Bịt mắt bắt dê Cố đuổi vòng quanh
 Vấp phải bờ hè Dê chạy thật nhanh
 Ngã chồng bốn vó Túm ngay một chú.
 (Lời mới)
 Hay khi cho trẻ quan sát các loại củ ở chủ đề thưc vật tôi cho trẻ đọc:
 Đồng dao về củ CCủ đậu mát lành
 Ngồi chơi trên đất LLợn thích củ hành
 Là củ su hào CChó đòi riềng sả
 Tập bơi dưới ao CCủ lạc đến lạ
 Đen xì củ ấu CCó hạt uống bia
 Không cần phải nấu NNhư mũi ông hề
 LLà củ cà rốt 
 (Sưu tầm)
 + Trò chơi: Xuống đầm bắt cua (Sáng tác)
 Mục đích: Phát triển vận động thô, khả năng giữ thăng bằng của trẻ, khă 
năng định hướng trong không gian.
 Chuẩn bị: Mũ một con vật (tôm, cua, ốc..)
 Cách chơi: Một người đóng vai chủ đầm để xuống bắt tôm, cua cá.
 Những bạn còn lại đóng vai tôm, cua, cá.

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_hoat_dong_ngoai_tr.docx