SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với Toán cho trẻ 5-6 tuổi
Việc cho trẻ mầm non tiếp cận với môn làm quen với toán đóng một vai trò to lớn, điều này xuất phát từ sự mạnh mẽ của khoa học toán học và sự xâm nhập của nó vào mọi lĩnh vực kiến thức khác nhau. Hơn nữa, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học toán học - kỹ thuật đòi hỏi chúng ta phải có những chuyên gia giỏi với kỹ năng phân tích một cách trình tự và chính xác các quá trình nghiên cứu. Chúng ta phải đào tạo những con người tích cực, độc lập sáng tạo đáp ứng được những đòi hỏi của thời đại. Chính vì vậy việc dạy học ở trường mầm non trước hết cần hướng giáo dục cho trẻ thói quen định hướng thế giới xung quanh một cách đầy đủ và logic có tác dụng hình thành ở trẻ khả năng tìm tòi, sáng tạo, quan sát...thúc đẩy sự phát triển tư duy, phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Quá trình dạy trẻ làm quen với toán toán học ban đầu và những kỹ năng đếm, đo, thực hiện các phép tính đơn giản…góp phần vào việc phát triển trí tuệ cho trẻ mầm non. Thông qua quá trình dạy học như vậy, trẻ sẽ nắm được những kiến thức sơ đẳng về tập hợp con số, pháp đếm, kích thước, hình dạng, biết định hướng trong không gian và thời gian, trẻ nắm được phép đếm, phép đo độ dài các vật bằng các thước đo.
Quá trình cho trẻ làm quen với toán còn giúp trẻ nắm được các thuật ngữ toán học như: Tên gọi các con số, các hình học (hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật…) và các thành phần của chúng (Góc, cạnh, các mặt). Khi cho trẻ làm quen với toán, đồng thời sẽ hình thành các mối quan hệ giữa giáo viên với tập thể trẻ, giữa giáo viên với cá nhân trẻ và giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với môi trường xung quanh. Vì vậy việc “Cho trẻ làm quen với toán” không chỉ góp phần phát triển các năng lực nhận biết, năng lực học tập mà còn góp phần giáo dục toàn diện nhân cách trẻ. Đó cũng là sự chuẩn bị tốt cho việc sẵn sàng đi học ở phổ thông đối với trẻ.
Quá trình cho trẻ làm quen với toán còn giúp trẻ nắm được các thuật ngữ toán học như: Tên gọi các con số, các hình học (hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật…) và các thành phần của chúng (Góc, cạnh, các mặt). Khi cho trẻ làm quen với toán, đồng thời sẽ hình thành các mối quan hệ giữa giáo viên với tập thể trẻ, giữa giáo viên với cá nhân trẻ và giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với môi trường xung quanh. Vì vậy việc “Cho trẻ làm quen với toán” không chỉ góp phần phát triển các năng lực nhận biết, năng lực học tập mà còn góp phần giáo dục toàn diện nhân cách trẻ. Đó cũng là sự chuẩn bị tốt cho việc sẵn sàng đi học ở phổ thông đối với trẻ.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với Toán cho trẻ 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với Toán cho trẻ 5-6 tuổi

2/ 15 Thúc đẩy sự yêu thích môm học làm quen với toán, tự tin thể hiện năng lực làm quen với toán của mình như: (Định hướng không gian, thời gian, hình dạng, kích thước, con số, so sánh, ước lương, thêm bớt), tự tin bộc lộ tưởng tượng sáng tạo dựa trên cảm xúc cá nhân, tìm tòi và sáng tạo về việc xây dựng tìm ra các biện pháp phát triển tính tích cực hoạt động cho trẻ mẫu giáo qua hoạt động làm quen với toán. Nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện cả về Đức - Chí - Thể - Mỹ và kỹ năng sáng tạo đồng thời lĩnh hội chuẩn mực hành vi đạo đức, giáo dục trẻ tình cảm bền vững: lòng thiện cảm, tình bạn, tình đoàn kết, trách nhiệm, công bằng. Thông qua hoạt động làm quen với toán giúp trẻ có sự tập chung chú ý, tư duy và tưởng tượng, hoạt động làm quen với toán còn là phương tiện giúp trẻ tự tin, tư duy sáng tạo cho trẻ trong học tập. PHẦN B: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ (NỘI DUNG SKKN) I. CƠ SỞ KHOA HỌC: 1. Cơ sở lí luận Việc cho trẻ mầm non tiếp cận với môn làm quen với toán đóng một vai trò to lớn, điều này xuất phát từ sự mạnh mẽ của khoa học toán học và sự xâm nhập của nó vào mọi lĩnh vực kiến thức khác nhau. Hơn nữa, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học toán học - kỹ thuật đòi hỏi chúng ta phải có những chuyên gia giỏi với kỹ năng phân tích một cách trình tự và chính xác các quá trình nghiên cứu. Chúng ta phải đào tạo những con người tích cực, độc lập sáng tạo đáp ứng được những đòi hỏi của thời đại. Chính vì vậy việc dạy học ở trường mầm non trước hết cần hướng giáo dục cho trẻ thói quen định hướng thế giới xung quanh một cách đầy đủ và logic có tác dụng hình thành ở trẻ khả năng tìm tòi, sáng tạo, quan sát...thúc đẩy sự phát triển tư duy, phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Quá trình dạy trẻ làm quen với toán toán học ban đầu và những kỹ năng đếm, đo, thực hiện các phép tính đơn giảngóp phần vào việc phát triển trí tuệ cho trẻ mầm non. Thông qua quá trình dạy học như vậy, trẻ sẽ nắm được những kiến thức sơ đẳng về tập hợp con số, pháp đếm, kích thước, hình dạng, biết định hướng trong không gian và thời gian, trẻ nắm được phép đếm, phép đo độ dài các vật bằng các thước đo. Quá trình cho trẻ làm quen với toán còn giúp trẻ nắm được các thuật ngữ toán học như: Tên gọi các con số, các hình học (hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật) và các thành phần của chúng (Góc, cạnh, các mặt). Khi cho trẻ làm quen với toán, đồng thời sẽ hình thành các mối quan hệ giữa giáo viên với tập thể trẻ, giữa giáo viên với cá nhân trẻ và giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với môi trường xung quanh. Vì vậy việc “Cho trẻ làm quen với toán” không chỉ góp phần phát triển 4/ 15 - Một số trẻ chưa qua lớp mẫu giáo bé và lớp mẫu giáo nhỡ - Hình thức, phương pháp của cô chưa sáng tạo còn hạn chế, chưa phong phú. - Nhận thức của một số phụ huynh còn chưa cao, họ chưa thấy tầm quan trọng trong việc cho trẻ học môn làm quen với toán trong trường mầm non. - Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên nên tôi chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với toán cho trẻ 5 - 6 tuổi” c. Số liệu điều tra trước khi thực hiện giải pháp - Số trẻ: 38 trẻ Bảng khảo sát trẻ Đầu năm Đạt Chưa đạt TT Nội dung khảo sát Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ trẻ % trẻ % 1 Trẻ tích cực hứng thú tham gia hoạt động 25/38 65,78 13/38 34,21 2 Trẻ tích cực chủ động sáng tạo trong hoạt động 25/38 65,78 13/38 34,21 3 Trẻ có kỹ năng hoạt động theo nhóm 20/38 52,63 18/38 47,36 4 Trẻ có kỹ năng đếm, thêm bớt 18/38 47,36 20/38 52,63 5 Trẻ có kỹ năng viết chữ số 6/38 15,78 32/38 84,21 Qua bảng khảo sát trên tôi thấy việc trẻ chưa thực sự hứng thú tham gia các giờ học làm quen với toán, trẻ chưa tập chung chú ý trong giờ học, trẻ chưa nhanh nhẹn, nhiều trẻ còn chưa hứng thú với hoạt động làm quen với toán. Từ thực trạng trên là một giáo viên chủ nhiệm lớp.Tôi băn khoăn suy nghĩ làm thế nào để có những biện pháp hữu hiệu tốt nhất giúp trẻ hứng thú với hoạt động làm quen với toán tốt hơn. Vậy nên tôi đã lựa chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với toán cho trẻ 5- 6 tuổi” và đưa ra một số biện pháp sau: Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch thực hiện Biện pháp 2: Tạo không khí, môi trường cho trẻ hoạt động làm quen với toán: Biện pháp 3: Tổ chức hoạt động theo nhóm, đánh giá khen ngợi động viên kịp thời. Biện pháp 4: Hướng dẫn trẻ làm đồ dùng đồ chơi Biện pháp 5: Phát triển khả năng sáng tạo trong hoạt động làm quen với toán cho trẻ thông qua hoạt động khác và mọi lúc mọi nơi. Biện pháp 6: Tuyên truyền, vận động phụ huynh cùng thực hiện. II. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN. * Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch thực hiện 6/ 15 kiện, tạo sự mới mẻ, thu hút tính tò mò, ham hiểu biết của trẻ. Những hình ảnh toán học được thể hiện trên mảng tường phong phú bắt mắt giúp cho trẻ được quan sát, thảo luận, bàn bạc về hình ảnh đó. Từ đó giúp trẻ hứng thú, hưng phấn ham học môn làm quen với toán hơn. Ngay từ đầu năm nhà trường triển khai xây dựng môi trường lớp học lấy trẻ làm trung tâm, tôi đã trang trí phòng lớp màu sắc trang nhã, thân thiện, phù hợp lứa tuổi, tạo nhiều góc mở để trẻ được trải nghiệm, chiều cao phù hợp tầm nhìn của trẻ. Đặc biệt ở góc làm quen với toán tôi sử dụng các hình ảnh, bài tập để cho trẻ được trải nghiệm như: Các bài tập số đếm, khảm số, điền số còn thiếu vào ô trống, thêm bớt, tách gộp, sắp xếp theo quy tắc. Bên cạnh những đồ dùng nguyên vật liệu đó. Tôi xây dựng môi trường cho trẻ cũng phù hợp với từng tháng để trẻ dễ dàng nhận biết, phù hợp với sự kiện trong tháng đó. Bên cạnh đó nhà trường tôi đã xây dựng được khu không gian sáng tạo bên trong có nhiều góc để trẻ hoạt động, đặc biệt có góc “Bé vui học toán”: bố trí góc “Bé vui học toán” thích hợp và đầy đủ đồ dùng, dụng cụ, cho phép trẻ lựa chọn góc chơi của mình. Ngoài ở lớp ra tôi còn cho trẻ ra khu không gian sáng tạo góc “Bé vui học toán” ở khu không gian sáng tạo để hoạt động. Qua cách nghĩ và cách làm như vậy tôi đã tạo ra một sân chơi, môi trường học tập rất gần gũi đối với trẻ, giúp trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động làm quen với toán hơn. Tạo môi trường để phát triển kỹ năng trong hoạt động làm quen với toán là một việc làm vô cùng quan trọng đòi hỏi cô giáo phải biết tạo cảm xúc cho trẻ bằng các hình thức, hấp dẫn. Đồng thời phải biết hướng lái, phải gợi mở cho trẻ có cảm xúc hòa mình vào bài học để trẻ tích cực tham gia vào hoạt động làm quen với toán. Qua đó tôi thấy trẻ lớp tôi được phát huy khả năng quan sát ghi nhớ, cũng như các khả năng sáng tạo tốt hơn. * Biện pháp 3: Tổ chức hoạt động theo nhóm, đánh giá khen ngợi động viên kịp thời. Để đạt được kết quả tốt trong giờ hoạt động làm quen với toán không chỉ thể hiện ở giáo án hay, chuẩn bị đồ dùng đẹp mà còn phái biết cách sắp xếp chỗ ngồi hợp lý cho trẻ. Tôi rất chú ý đến tư thế ngồi của trẻ, rèn trẻ không nói chuyện riêng đặc biệt tôi chú trọng đến việc sắp xếp trẻ theo nhóm nhỏ. Đồng thời kết hợp với sự gợi mở hướng dẫn của cô giáo mỗi trẻ đều có thể thực hiện được bài tập của trẻ. Ở lớp tôi khả năng của trẻ không đồng đều, có trẻ có khả năng học toán rất tốt, nhưng có trẻ vẫn còn chậm. Chính vì vậy cô không thể áp dụng theo một phương pháp đồng nhất, cần lựa chọn phân chia theo nhóm: Trẻ có khả năng tốt, 8/ 15 những nhận xét của mình và trả lời những câu hỏi của cô đặt ra như: Tại sao? Vì sao? Làm như thế nào? để kích thích trẻ tập chung suy nghĩ, tư duy sau đó tôi mới củng cố định hướng lại. * Cho trẻ làm quen với toán ở mọi lúc, mọi nơi. Ngoài việc cho trẻ làm quen với toán trong hoạt động có chủ đích tôi còn tạo điều kiện “Cho trẻ làm quen với toán” ở mọi lúc mọi nơi và mọi thời điểm trong ngày như: Khi đón, trả trẻ, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời Ví dụ: * Giờ đón trẻ: Khi thực hiện chủ đề “Gia đình” - Tôi trò chuyện với trẻ: - Hôm nay ai đưa con đi lớp? - Trong gia đình con gồm có những ai? - Gia đình con có mấy người? (Cho trẻ kể và đếm) - Hoặc khi thực hiện chủ đề “Giao thông” - Tôi trò chuyện với trẻ: - Hôm nay ai đưa con đi lớp? - Đi bằng phương tiện gì? (Xe đạp, xe máy) - Bánh xe có dạng hình gì? - Xe có mấy bánh? * Giờ họat động ngoài trời: Khi cho trẻ hoạt động ngoài trời, tuỳ vào từng chủ đề, từng tiết “Cho trẻ làm quen với toán”, mà trong khi cho trẻ chơi tự do có thể tích hợp để cho trẻ ôn lại những kiến thức đã được học Ví dụ: Sau khi dạy trẻ tiết toán số 10 tiết 1 cho trẻ HĐNT, trẻ chơi tự do theo nhóm, tôi đã gợị ý hướng dẫn để trẻ xếp số 10 bằng hột hạt, hoặc viết số 10 bằng phấn * Hoạt động góc: Trong tổ chức cho trẻ hoạt động ở các góc chơi cũng có thể tận dụng để “Cho trẻ làm quen với toán” Ví dụ: Trẻ chơi ở góc xây dựng khi trẻ xây nhà tôi hỏi trẻ: + Con xây nhà như thế nào? + Tường con xây bằng những khối gì? (Khối vuông, khối chữ nhật) + Còn mái nhà thì làm bằng khối nào? (Khối tam giác) * Lồng ghép nội dung làm quen với toán vào các hoạt động có chủ đích khác. Để giúp trẻ hứng thú, nắm chắc những kiến thức đã được học tôi luôn tích hợp cho trẻ “Làm quen với toán” thông qua các hoạt động có chủ đích khác * Với hoạt động làm quen với văn học: 10/ 15 Do tình hình dịch bệnh covit 19 kéo dài mà trẻ phải nghỉ học, tạm dừng đến trường. Với phương châm nghỉ nhưng không ngừng học tập. Tôi đã tận dụng thời gian xây dựng kế hoạch ôn tập gửi qua za lô cho các con ôn, với hình thức quay video gửi qua nhóm zalo cho các con học, làm giáo án papoi dạy các con học trên zoom. Nhằm củng ôn luyện củng cố lại các kiến thức đã học và cũng có thể giúp trẻ làm quen, mở rộng kiến thức thông qua một số trò chơi mới. Tôi lên kế hoạch ôn tập theo tuần, gửi video và hướng dẫn phụ huynh cài đặt zalo và zoom trên điện thoại hoặc máy tính, để tiện cho việc kết nối giữa cô và trẻ được trò chuyện gần gũi hơn trong khi tâm dịch co vit 19 đang hoành hành bùng phát, thì cô và trò vẫn có thể liên lạc và học tập trên zalo và zoom. Đặc biệt qua zoom tôi trực tiếp dạy các con ôn tập và cô trò vẫn trò chuyện được với nhau. VD: Trước khi vào buổi học giờ chữ cái hoặc giờ toán tôi nhờ phụ huynh nhắc trẻ chữ cái, hoặc số trước khi học để buổi học đạt kết quả cao hơn. Vào giờ học tôi hỏi trẻ gợi nhớ lại những kiến thức đã học. Như vậy tôi sẽ giúp trẻ ôn lại những kiến thức thông qua bài ôn tập và những trò chơi sáng tạo. * Biện pháp 6: Tuyên truyền, vận động phụ huynh cùng thực hiện Bên cạnh sự tác động của nhà trường, cô giáo thì một thành phần không thể thiếu được trong việc giáo dục trẻ mầm non đó chính là các bậc phụ huynh. Muốn cho con em mình phát triển một cách hài hòa và toàn diện thì sự kết hợp giữa nhà trường và phụ huynh rất là quan trọng và đặc biệt là sự kết hợp giữa cô giáo và phụ huynh .Việc đó giúp cho trẻ được tiến bộ hơn và phát triển năng lực khi được rèn luyện thường xuyên. Về thực tế đa số phụ huynh là nông dân, buôn bán lên tầm nhìn và hiểu biết của họ đối với trẻ lứa tuổi mầm non vẫn còn ở mức độ hạn chế đơn giản và chưa chú trọng vào việc học hành của trẻ, đối với họ lứa tuổi này chỉ biết đếm số, biết mặt các chữ số thế là đủ thì việc lôi cuốn sự tham gia phối hợp của phụ huynh mang hiệu quả cao thì rất là khó khăn. Vì thế ở các buổi họp phụ huynh cũng như các hoạt động đón, trả trẻ tôi cũng luôn luôn trao dổi với phụ huynh về tình hình học tập của trẻ cũng như khả năng, nhận thức về môn làm quen với toán cho phụ huynh thấy rõ để từ đó có hướng phối kết hợp cùng giáo viên để giúp trẻ học được tốt hơn. Hay bằng nhiều hình thức trong nhóm lớp tôi chuẩn bị một số đồ dùng phục vụ cho môn học làm quen với toán. Từng chủ đề sự kiện liên quan tôi vận động phụ huynh góp các nguồn nguyên vật liệu từ các loại phế liệu, tôi cải tiến làm đồ dùng, đồ chơi sáng tạo để cô và trẻ có thể cùng nhau tạo ra những đồ
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_hoat_dong_lam_quen.doc