SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non

Mục đích của tôi khi nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen chữ viết cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non”. Nhằm tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động làm quen chữ viết, giúp giáo viên tự tin, sáng tạo trong việc xây dựng kế hoạch, lựa chọn các nội dung, hình thức tổ chức hoạt động phù hợp với trẻ, giúp trẻ hứng thú và tích cực với hoạt động làm quen với chữ viết. Đồng thời giúp trẻ nhận diện và phát âm đúng 29 chữ cái. Trẻ có khả năng nhanh nhẹn trong việc tìm chữ cái trong từ và phát âm chuẩn. Trẻ biết tô, đồ các nét chữ, sao chép một số ký hiệu chữ cái thành thạo, tạo cơ hội cho trẻ được tiếp cận chữ viết ở mọi lúc mọi nơi ... Qua đó giáo dục tình cảm, phát triển tư duy, ngôn ngữ mạch lạc và có những biện pháp nghiên cứu cụ thể, hiệu quả để nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ 5 - 6 tuổi. Từ đó có những biện pháp phù hợp để cải thiện thực trạng.
doc 20 trang skmamnonhay 10/01/2025 40
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
 2/19
1. Đối tượng nghiên cứu: Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 
2. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài thực hiện tại lớp 5 tuổi A4 với 34 trẻ
3. Thời gian nghiên cứu đề tài: Từ tháng 9/2022 đến tháng 4/2023.
III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 Mục đích của tôi khi nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất 
lượng hoạt động làm quen chữ viết cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non”. 
Nhằm tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động làm 
quen chữ viết, giúp giáo viên tự tin, sáng tạo trong việc xây dựng kế hoạch, lựa 
chọn các nội dung, hình thức tổ chức hoạt động phù hợp với trẻ, giúp trẻ hứng thú 
và tích cực với hoạt động làm quen với chữ viết. Đồng thời giúp trẻ nhận diện và 
phát âm đúng 29 chữ cái. Trẻ có khả năng nhanh nhẹn trong việc tìm chữ cái trong 
từ và phát âm chuẩn. Trẻ biết tô, đồ các nét chữ, sao chép một số ký hiệu chữ cái 
thành thạo, tạo cơ hội cho trẻ được tiếp cận chữ viết ở mọi lúc mọi nơi ... 
 Qua đó giáo dục tình cảm, phát triển tư duy, ngôn ngữ mạch lạc và có 
những biện pháp nghiên cứu cụ thể, hiệu quả để nâng cao chất lượng hoạt động 
làm quen với chữ viết cho trẻ 5 - 6 tuổi. Từ đó có những biện pháp phù hợp để 
cải thiện thực trạng
 PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ KHOA HỌC
1. Cơ sở lý luận 
 Trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non, việc hình thành 
và phát triển ngôn ngữ cho trẻ là nhiệm vụ hết sức quan trọng.
 Ở trường mầm non, trẻ được làm quen với 29 chữ cái của tiếng việt. Từ đó 
trẻ nhận diện mặt chữ, phát âm đúng chữ cái, nghe phát âm tìm được chữ cái, 
nhìn vào chữ cái đọc được âm tương ứng. Ngoài ra, trẻ còn được đọc một số câu 
thơ, ca dao, đồng dao có chứa âm của chữ cái nhằm hoàn thiện bộ máy phát âm 
và khả năng ngôn ngữ mạch lạc, nói đúng ngữ âm tiếng việt.
 Ngoài ra hoạt động làm quen với chữ viết còn giúp trẻ biết cầm bút, ngồi 
đúng tư thế khi tô, đồ, sao chép chữ viết. Do đó việc cho trẻ làm quen với chữ 
viết là một hoạt động rất quan trọng trong chương trình giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi.
 Hoạt động này không chỉ giúp hình thành những cơ sở ban đầu của kĩ năng 
nói tiếng mẹ đẻ còn giúp trẻ có những hiểu biết và kĩ năng cơ bản, hỗ trợ trực tiếp 
và tích cực cho hoạt động tiếng Việt ở trường Tiểu học. 
 Vì vậy, có thể nói, việc hướng dẫn trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi làm quen với chữ 
viết là cơ hội tốt để chuẩn bị hành trang vững chắc giúp trẻ bước vào lớp một 
thuận lợi.
2. Cơ sở thực tiễn 4/19
 - Về phía trẻ: Lớp có một số trẻ nói ngọng do cấu tạo của bộ phận phát âm, do 
 ngôn ngữ địa phương hoặc do cách dạy con nói từ nhỏ ở nhà. Một số trẻ còn 
 nhút nhát, chưa được mạnh dạn tự tin khi giao tiếp, còn mải chơi nên chưa tập 
 trung vào hoạt động. Khả năng chú ý, ghi nhớ có chủ định của trẻ còn kém. 
 - Về phía phụ huynh: Đa số phụ huynh làm nông nghiệp nên chưa thực sự quan 
 tâm tới việc chăm sóc và giáo dục con em mình.
 c. Số liệu điều tra trước khi thực hiện
 Để có phương pháp, biện pháp dạy trẻ có những kiến thức sâu và kỹ năng tốt về 
 việc trẻ phát hiện, tìm chữ cái trong từ thì việc khảo sát chất lượng đầu năm, 
 nắm bắt khả năng từng trẻ là một việc làm cần thiết. Vì vậy ngay từ đầu năm học 
 tôi đã có kế hoạch khảo sát trẻ
 * Đối với trẻ: 34 trẻ
 KẾT QUẢ
 Tỷ 
STT NỘI DUNG Chưa Tỷ lệ
 Đạt lệ 
 đạt %
 %
 Trẻ hứng thú, tích cực 
 1 tham gia hoạt động 16 47 18 53
 LQCV
 Trẻ nhận dạng các chữ 
 2 cái trong bảng chữ cái 17 50 17 50
 tiếng Việt.
 Trẻ có khả năng nhanh 
 nhẹn trong việc tìm 
 3 17 50 17 50
 chữ cái trong từ và 
 phát âm chuẩn
 Trẻ biết tô, đồ các nét 
 chữ, sao chép một số 
 4 18 53 16 47
 ký hiệu chữ cái tên 
 của mình.
 Qua số liệu điều tra thực tế cho thấy tỷ lệ trẻ đạt các nội dung chưa cao.
 Trẻ chưa thực sự hứng thú tham gia hoạt động LQCV. Một số trẻ chưa nhận 
 dạng được các chữ trong bảng chữ cái tiếng Việt, phát âm chữ cái còn chưa 
 chuẩn. Trẻ biết tô, đồ các nét chữ, sao chép một số ký hiệu chữ cái tên của 
 mình còn hạn chế. 6/19
 Ngoài ra tôi cùng các đồng nghiệp trong tổ chuyên môn trao đổi thống nhất và 
xây dựng kế hoạch cụ thể phù hợp với từng tháng trong năm học. Trước đây tôi 
thường cho trẻ làm quen với nhóm chữ cái trong hoạt động học, như vậy trẻ sẽ 
không được trải nghiệm nhiều với chữ cái. Vì vậy tôi đã sắp xếp 29 chữ cái đưa vào 
các chủ đề trong tháng cho phù hợp, đảm bảo nguyên tắc mang tính hệ thống từ dễ 
đến khó. Cụ thể như:
* Ở tháng 09/2022: Tôi lựa chọn dạy trẻ nhóm chữ cái o, ô, ơ. Đây là nhóm chữ 
cái khá dễ vì chúng có chung đặc điểm với nhau là cùng có nét cong tròn khép kín.
* Ở tháng 01/2023: Trước đây, với các nhóm chữ b, d, đ hay nhóm chữ l, m, n 
khi cho trẻ làm quen phải cho trẻ làm quen đủ cả 3 chữ cái nhưng bây giờ tôi tách 
dạy trẻ chữ cái d - đ, n - m dạy trước. Các chữ cái còn lại tôi cho trẻ làm quen vào 
những buổi học sau.
* Ở các tháng khác: Tôi cũng lựa chọn một hay nhiều chữ cái để cho trẻ làm 
quen sao cho phù hợp với nhận thức của trẻ.
 Ngoài những giờ hoạt động học ra ở các giờ hoạt động khác tôi cũng cho 
trẻ ôn lại các chữ cái đã học dưới các dạng trò chơi, các bài tập chữ cái giúp trẻ 
vừa được học vừa được chơi trẻ thấy thoải mái và rất vui vẻ. Từ đó trẻ hứng thú 
hơn với hoạt động làm quen chữ viết. 
 Khi kế hoạch đã được Ban giám hiệu phê duyệt tôi tiến hành soạn giáo án 
chi tiết và được Ban giám hiệu phê duyệt trước 1 tháng.
 Tôi nhận thấy rằng việc xây dựng kế hoạch cụ thể và rõ ràng giúp tôi định 
hướng được các công việc trọng tâm cần làm trong tháng và chủ động trong công 
việc soạn giảng làm đồ dùng đồ chơi và tận dụng được thời gian, có cơ sở căn cứ 
chuẩn bị cho các bước tiếp theo được thuận tiện hơn.
 Khi xây dựng kế hoạch tôi nghiêm túc thực hiện các kế hoạch đề ra, thực 
hiện đúng qui chế chuyên môn, không bỏ lớp bỏ giờ. Việc thực hiện thường 
xuyên sẽ giúp trẻ có nề nếp thói quen trong các hoạt động, đây là yếu tố rất quan 
trọng giúp cho trẻ mạnh dạn và tự tin hơn khi giao tiếp.
 Như vậy, qua việc thực hiện biện pháp này đã giúp tôi có thêm kiến thức, 
kỹ năng, kinh nghiệm, có kế hoạch cụ thể để giúp trẻ tiếp thu bài nhanh và hứng 
thú với với hoạt động LQCV cho trẻ đạt hiệu quả.
2. Biện pháp 2: Xây dựng môi trường chữ viết phong phú cho trẻ hoạt động
 Như chúng ta đã biết, đối với trẻ mầm non lớp học chính là mái nhà thứ hai 
của trẻ. Cảm giác đầu tiên khi trẻ bước vào cửa lớp, phản xạ tự nhiên của trẻ là
nhìn xung quanh xem có những gì, có đẹp không, đặc biệt là những gì mới lạ. Vì 
vậy, tôi luôn chú ý đến phần trang trí môi trường hoạt động cho trẻ đẹp, sinh 
động đảm bảo an toàn và đúng với các sự kiện gần gũi với trẻ. Tôi đã chủ động 8/19
các loại PTGT như xe đạp, xe máy . Cho trẻ tô chữ còn thiếu trong từ, sau đó 
nối với với từ dưới các hình ảnh có sẵn hoặc nối chữ cái theo yêu cầu có trong từ 
dưới hình ảnh có sẵn với các chữ cái in đậm.
 + Góc bán hàng: Trong mỗi giỏ đựng hàng, tôi thường in tên bằng phông 
chữ VnAvant giúp trẻ nhận biết các chữ cái đã và đang học, nhận biết các sản 
phẩm mình mua khi chơi góc bán hàng như: Qủa chuối, dưa chuột, củ cà rốt, rau 
cải, quần áo,....
 Hình ảnh 4: Ảnh góc bán hàng
* Tạo môi trường chữ viết ngoài lớp học:
 Thực tế chứng minh rằng môi trường lớp học bên ngoài cũng góp phần 
quan trọng không kém so với môi trường lớp học bên trong. Trẻ đến trường 
không chỉ được học, được ăn, được ngủ mà trẻ đến trường còn được vui chơi. 
Thông qua “Chơi mà học” chính vì vậy tôi rất chú trọng đến việc xây dựng môi 
trường chữ viết bên ngoài lớp học để làm sao thu hút trẻ và phụ huynh ngay từ 
cái nhìn đầu tiên.
 + Góc thiên nhiên: Từ những cây xanh, cây hoa nhà trường mua và phụ 
huynh ủng hộ thì mỗi chậu cây, chậu hoa đó đều có biển cắm tên gọi đi kèm để khi 
cho trẻ hoạt động trẻ vừa thực hiện hoạt động vừa có thể làm quen với chữ viết.
 Ví Dụ: Khi HĐNT tôi cho trẻ quan sát cây “Hoa loa kèn” ở góc thiên 
nhiên, cho đọc tên cây “ Hoa loa kèn”. Trẻ biết tên gọi của chúng. Tìm chữ cái 
đã học trong từ. 
 Hình ảnh 5: Góc thiên nhiên
+ Bảng tuyên truyền: Tôi trang trí, phân chia mảng tuyên truyền theo phong cách 
riêng của lớp để làm sao thu hút sự chú ý của phụ huynh trong giờ đưa và đón trẻ. 
Các bài viết tuyên truyền chăm sóc sức khỏe, phòng chống dịch bệnh, bài thơ, câu 
truyện Được hiện phông chữ VnAvant phụ huynh có thể cùng trẻ đọc điều đó 
giúp trẻ nhận dạng được các chữ cái in thường, chữ cái in hoa
 Hình ảnh 6: Bảng tuyên truyền
 + Khu vực để đồ dùng cá nhân của trẻ: Đây là nơi mà trẻ thường xuyên hoạt 
động nên có tác dụng ôn tập củng cố các chữ cái rất tốt. Nơi để đồ dùng cá nhân 
của trẻ tôi gắn kí hiệu chữ cái tên của trẻ. Như vậy, hàng ngày trẻ cất đồ dùng 
hoặc sử dụng đồ dùng vừa đúng nơi quy định, vừa biết tên của mình, của bạn, có 
những chữ cái gì, biết thứ tự của từng chữ từ trái sang phải của các chữ như thế 
nào Và trẻ còn biết kí hiệu tên của mình trên bài vẽ khi vẽ tạo hình.
 Khi tôi xây dựng môi trường chữ viết phong phú cho trẻ hoạt động trẻ được 
tiếp cận nhiều với chữ viết, hứng thú nhận biết mặt chữ và thường xuyên được 10/19
 Để tạo sự hấp dẫn cho trẻ khi làm quen với chữ cái mới thì, tôi vận dụng 
linh hoạt các phương pháp phù hợp với thực tế khả năng trẻ và luôn đảm bảo 
hứng thú cho trẻ bằng cách thay đổi các hình thức làm quen chữ cái.
 Ví dụ: Khi cho trẻ làm quen chữ u, ư nhưng khi hướng dẫn chữ cái “u” 
song tôi không lặp lại phương pháp trên mà tôi dùng đèn pin chiếu bóng chữ ư 
lên trần nhà. Bóng của chữ gì xuất hiện trẻ tinh mắt nhìn xem đó là bóng của 
chữ nào. Trẻ đoán và phát âm theo hiểu biết của trẻ, sau đó cô mới giới thiệu 
chữ cái mới trên màn hình là chữ “ư” trẻ được làm quen. 
 Hình ảnh 9: Ảnh chiếu bóng chữ ư
 Khi làm quen chữ i, t tôi cũng dùng hình thức chiếu bóng chữ t trẻ đoán và 
cô giới thiệu thẻ chữ t trẻ làm quen. 
 Hình ảnh 10: Ảnh chiếu bóng chữ t
 Qua hình thức này tạo cho trẻ cảm giác bất ngờ, thích thú và lôi cuốn sự tò 
mò của trẻ vào chữ cái mới. Từ đó trẻ rất hứng thú khi tham gia hoạt động 
LQCV. Với hình thức này còn nhằm phát triển thị lực cho trẻ, giúp trẻ có kỹ 
năng phán đoán tốt.
 Hay khi làm quen với chữ g, y khi làm quen với chữ g song, đến chữ cái y tôi 
cho trẻ xem màn ảo thuật lăn tranh tạo chữ y. Ban đầu trẻ nhìn tấm phomec trẻ sẽ 
không nhìn thấy chữ gì. Sau đó tôi và trẻ dùng màu nước và lăn nền cho tấm 
phomec thì hình ảnh chữ cái hiện ra. Trẻ đoán chữ và giới thiệu chữ cái mới y
 Hình ảnh 11: Ảnh cô và trẻ dùng màu nước lăn tranh tạo chữ
 Qua ví dụ này trẻ được chính tay trẻ trải nghiệm nên trẻ rất thích và tăng 
thêm phần hứng thú, tò mò suy đoán về những chữ cái mà cô sắp dạy. Từ đó 
kích thích sự hứng thú, cho trẻ khi tham gia hoạt động.
 Trong quá trình trẻ làm quen chữ cái, khi cho trẻ làm quen với chữ cái gần 
giống nhau, thay vì việc cho trẻ tri giác chữ cái trên màn hình thì tôi đã cho trẻ 
trải nghiệm bằng cách dùng nhiều nguyên vật liệu ghép nét tạo chữ và trẻ đưa ra 
ý kiến về cách ghép chữ cái đó. Qua đó mà trẻ hiểu được đặc điểm của chữ cái 
giống và khác nhau. 
 Hình ảnh 12: Trẻ sử dụng nguyên vật liệu ghép nét tạo chữ i, t
Với cách làm này tôi thấy trẻ rất say xưa và hứng thú, tích cực tham gia hoạt 
động và đạt kết quả cao.
 Ngoài ra tôi rất chú trọng đến việc rèn phát âm cho trẻ. Chính vì vậy muốn 
trẻ được phát âm chuẩn các chữ cái thì giáo viên phải là người phát âm chuẩn, 
to, rõ ràng để phát âm mẫu cho trẻ nghe và bắt chước.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_hoat_dong_lam_quen.doc