SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen chữ viết cho trẻ 5-6 tuổi trong thời gian nghỉ dịch ở nhà

Trong chương trình giáo dục mầm non dạy trẻ chữ cái là nội dung không thể thiếu cho trẻ mầm non bởi vì nó được lồng ghép nhiều môn học khác như thơ chuyện... Như vậy môn học làm quen chữ cái là môn học mang tính tổng thể và sáng tạo rất lớn và cần thiết trong giáo dục mầm non. Bản thân tôi nhiều năm giảng dạy tại lớp 5 -6 tuổi qua những năm trực tiếp giảng dạy, tôi nhận thấy trẻ làm quen chữ cái không phải là việc dễ. Nó đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì, chịu khó, biết vận dụng linh hoạt sáng tạo trong quá trình lên lớp, để trẻ lĩnh hội đầy đủ kiến thức.
Năm học 2021-2022 dịch covit 19 diễn biến phức tạp làm ảnh hưởng đến ngành giáo dục đặc biệt là trẻ mầm non nghỉ dịch tại nhà các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ đều thực hiện oline qua video và trao đổi hướng dẫn phụ huynh nên việc chăm sóc giáo dục trẻ gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt đối với trẻ 5-6 tuổi – Lứa tuổi mà các cháu phải thuộc 29 chữ cái (chữ viết) để làm tiền đề để chuẩn bị bước sang lớp1. Thực tế tại trường tôi đang giảng thì đa số giáo viên việc ứng dụng công nghệ thông tin thiết kế video bài giảng con hạn chế, hầu hết trẻ 5-6 tuổi nhận biết và phát âm đúng 29 chữ cái. Nhiều trẻ chưa hứng thú với hoạt động làm quen với chữ cái. Bên cạnh đó đa số phụ huynh nhận thức còn chưa đúng về việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Nhiều phụ huynh lo lắng khi con mình chưa biết đọc, biết viết, hay có phụ huynh thì cho rằng không cần chuẩn bị gì và cũng không dành thời gian quan tâm tới con.đặc biệt sự phối hợp của phụ huynh với giáo viện còn hạn chế.
Xuất phát từ những lí luận và thực tế trên, tôi mạnh dạn lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen chữ viết cho trẻ 5- 6 tuổi trong thời gian nghỉ dịch ở nhà”. Với mong muốn góp một phần nhỏ bé tri thức của mình trong việc nâng cao hiệu quả trong công tác
chăm sóc giáo dục trẻ mầm non.
docx 13 trang skmamnonhay 10/01/2025 40
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen chữ viết cho trẻ 5-6 tuổi trong thời gian nghỉ dịch ở nhà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen chữ viết cho trẻ 5-6 tuổi trong thời gian nghỉ dịch ở nhà

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen chữ viết cho trẻ 5-6 tuổi trong thời gian nghỉ dịch ở nhà
 2 / 13
nên việc chăm sóc giáo dục trẻ gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt đối với trẻ 5-6 tuổi 
– Lứa tuổi mà các cháu phải thuộc 29 chữ cái (chữ viết) để làm tiền đề để chuẩn 
bị bước sang lớp1. Thực tế tại trường tôi đang giảng thì đa số giáo viên việc ứng 
dụng công nghệ thông tin thiết kế video bài giảng con hạn chế, hầu hết trẻ 5-6 
tuổi nhận biết và phát âm đúng 29 chữ cái. Nhiều trẻ chưa hứng thú với hoạt 
động làm quen với chữ cái. Bên cạnh đó đa số phụ huynh nhận thức còn chưa 
đúng về việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Nhiều phụ huynh lo lắng khi con mình 
chưa biết đọc, biết viết, hay có phụ huynh thì cho rằng không cần chuẩn bị gì và 
cũng không dành thời gian quan tâm tới con.đặc biệt sự phối hợp của phụ huynh 
với giáo viện còn hạn chế
 Xuất phát từ những lí luận và thực tế trên, tôi mạnh dạn lựa chọn nghiên 
cứu đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen chữ 
viết cho trẻ 5- 6 tuổi trong thời gian nghỉ dịch ở nhà”. Với mong muốn góp 
một phần nhỏ bé tri thức của mình trong việc nâng cao hiệu quả trong công tác 
chăm sóc giáo dục trẻ mầm non.
 II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU.
 1. Đối tượng nghiên cứu: Trẻ lớp 5-6 tuổi.
 2. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được thực hiện tại lớp 5-6 tuổi trường mầm 
 non – Phúc Thọ - Hà Nội.
 3. Thời gian nghiên cứu:
 Từ tháng 09 năm 2021 đến tháng 03 năm 2022.
 III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
 * Với trẻ: 
- Giúp trẻ hình thành những kỹ năng cần thiết cho hoạt động học tập như việc 
sắp xếp bàn ghế, cách cầm bút, cầm sách, mở sách, tư thế ngồi đúng và một số 
thói quen tự phục vụ, giao tiếp trong cuộc sống
- Về mặt ngôn ngữ: Trẻ diễn đạt ngôn ngữ một cách rõ ràng, mạch lạc, nhận 
biết, phát âm đúng 29 chữ cái (Chữ viết), cho trẻ sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ 
trong sinh hoạt hàng ngày.
 * Với giáo viên: 
- Nhằm giúp giáo viên linh hoạt sáng tạo hơn khi làm các video hoạt động làm 
quen chữ cái..
- Tích cực sưu tầm tài liệu, sử dụng đồ dùng, đồ chơi và học hỏi để nâng cao 
trình độ chuyên môn.
 * Với phụ huynh:
- Hiểu được tầm quan trọng của việc nhận biết, phát âm đúng 29 chữ cái (Chữ 
viết), để tạo cho trẻ tiền đề vững chắc cho trẻ vào lớp 1.
 “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ 
 5-6 tuổi trong thời gian nghỉ dịch ở nhà ” 4 / 13
 - Về phía lãnh đạo:
 + Ban giám hiệu có trình độ chuyên môn và trình độ quản lý cao. Luôn 
nhiệt tình giúp đỡ về chuyên môn, nghiệp vụ, tạo điều kiện cho giáo viên yên 
tâm đứng lớp.
 - Về giáo viên:
 + Giáo viên có trình độ chuyên môn trên chuẩn, nhiệt tình, sôi nổi, sáng tạo,
 yêu nghề, mến trẻ.
 - Giáo viên linh hoạt, sáng tạo khi tổ chức các hoạt động. Đứng dạy lớp 5 
- 6 tuổi nhiều năm nên tích lũy được được một số kinh nghiệm nhỏ về phương 
pháp dạy trẻ làm quen với chữ cái.
 - Biết ứng dụng tốt công nghệ thông tin vào việc soạn thảo giáo án 
powpoi trong giảng dạy như cắt ghép video, tạo hiệu ứng động trong các video.
 2. Khó khăn
- Về trẻ:
 + Trẻ không được học trực tiếp ở trường mà phải học qua các video nên trẻ 
vào học qua video ít. 
 + Đa số trẻ chưa nhận biết và phát âm đúng 29 chữ cái
 + Trẻ chưa tích cực tham gia các hoạt động 
- Về phụ huynh:
 + Phụ huynh ngại vì sợ con tương tác nhiều với máy tính điện thoại sẽ không 
tốt cho sức khỏe đặc biệt là đôi mắt.
 + Nhận thức của một số phụ huynh về việc cho trẻ làm quen với chữ cái còn 
hạn chế .
 3. Khảo sát thực trạng trước khi thực hiện
 Đầu năm học tôi đã phối kết hợp với phụ huynh trong lớp khảo sát 31/31 
trẻ và được kết quả như sau: 
 STT Nội dung Chất lượng đầu năm
 Số lượng trẻ Tỷ lệ %
 1 Trẻ tích cực, hứng thú tham gia 14 45,2%
 hoạt động
 2 Trẻ nhận biết và phân biệt 29 4 12,9%
 chữ cái
 3 Trẻ có khả năng phát âm đúng 12 38,7%
 29 chữ cái
 4 Kĩ năng tô và sao chép chữ cái 13 41,9%
 “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ 
 5-6 tuổi trong thời gian nghỉ dịch ở nhà ” 6 / 13
 Để thiết kế các trò chơi, bài tập cho trẻ ôn luyện củng cố kiến thức tôi cũng 
thường xuyên tìm hiểu các phần mềm thiết kế trò chơi cho trẻ như : QZIZIT, 
FLASH.
 Ngoài ra tôi cũng luôn khai thác các tư liệu, hình ảnh trên mạng enternet,các 
trang web, youtbe, các chương trình truyền hình.tôi thường truy cập để lấy 
thông tin về chuyên môn, cập nhật các giáo án điện tử hay, vi deo chất lượng, 
những sáng kiến kinh nghiệm có tính ứng dụng cao đê tham khảo và ứng dụng 
và nâng cao khả năng công nghệ thông tin của mình với hi vọng có thể giúp trẻ 
làm quen với chữ cái hiệu quả nhất 
 Ví dụ: tôi thường xem lại chương trình ABC trên kênh truyền hình VTV7 và 
ứng dụng cắt ghếp các đoạn video về chữ cái như phần trò chơi hay phần dạy trẻ 
tập tô chữ cái để gửi đến phụ huynh hướng dẫn trẻ 
 Hình ảnh về ứng dụng Thiết kế trò chơi, 
 Qua biện pháp này bản thân tôi thấy mình đã có rất nhiều kiến thức về 
chuyên môn cũng như khả năng công nghệ thông tin có nhiều video chất lượng,
 thiết kế được nhiều trò chơi bài tập giúp trẻ hứng thú hơn với hoạt động làm 
quen với chữ cái .
 2. Biện pháp 2: Phối kết hợp với phụ huynh để dạy trẻ làm quen chữ cái 
 Phối hợp với cha mẹ trẻ trong việc cho trẻ làm quen với chữ cái là việc làm 
rất quan trọng. Đặc biệt năm học này do tình hình dịch covit 19 diễn biến phức 
tạp trẻ không thể đến trường thì phụ huynh chính là người kết nối các hoạt động 
giữa giáo viên và trẻ. Việc trẻ tiếp thu lĩnh hội kiến thức trong thời gian ở nhà 
phụ thuộc rất nhiều vào phụ huynh và việc cho trẻ làm quen với chữ cái cũng 
vậy 
 Để thực hiện tốt việc này, ngay đầu năm tôi chủ động lấy số điện thoại của 
tất cả phụ huynh trẻ , thành lập nhóm zalo và phòng zoom của lớp tổ chức buổi 
họp phụ huynh đầu năm học , trong buổi họp đầu năm tôi trao đổi cùng cha mẹ 
trẻ về tình hình dịch bệnh, các biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ trong thời gian 
nghỉ dịch và đặc biệt về tầm quan trọng của việc cho trẻ nhận dạng và phát âm 
đúng 29 chữ cái ở lớp để chuẩn bị tâm thế cho trẻ sẵn sàng vào lớp 1 và tuyên 
truyền để phụ huynh hướng dẫn cho trẻ làm quen với chữ cái ở nhà 
 Hiện nay trước tình hình trẻ em quá ham chơi game đã làm cho phụ 
huynh rất e ngại trong việc cho trẻ tiếp xúc với máy vi tính sớm. Họ lo sợ cho 
trẻ nếu trẻ biết sử dụng máy vi tính quá sớm thì trẻ sẽ ham chơi game và một khi 
trẻ đã quá mê mẫn với trò chơi mà ngồi hoài trên máy thì sẽ rất có hại đến sức 
khỏe của trẻ. Hiểu được điều nay tôi cũng trao đổi với phụ huynh về các hoạt 
động của trẻ thời gian ngắn không quá 20 phút khoảng cách của trẻ ngồi so với 
 “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ 
 5-6 tuổi trong thời gian nghỉ dịch ở nhà ” 8 / 13
thời gian không quá dài,tôi phải lựa chọn các hình thức tổ chức đa dạng phong 
phú, ứng dụng các phần mềm điện tử . Để gây sự cuốn hút, hấp dẫn, kích 
thích sự hứng thú của trẻ với hoạt động . 
 Để tạo hứng thú cho trẻ thì ngay từ phần mở đầu vi deo giáo viên phải tạo 
được hứng thú cho trẻ đòi hỏi giáo viên phải luôn thay đổi các hình thức để trẻ 
không bị nhàm chán Vì vậy khi thiết kế với mỗi video tôi thường lựa chọn hình 
thức vào bài khác nhau 
 Ví dụ: Cho trẻ làm quen với chữ B, D, Đ phần mở đầu tôi cho trẻ hát bài 
"Màu hoa" cho trẻ kể tên các loại hoa và cô giới thiệu bông hoa cánh bướm lần 
lượt đưa từng tranh ra cho trẻ xem tranh hoa bướm và trẻ làm quen với chữ B 
 Hay hoạt động cho trẻ làm quen với chữ cái h,k tôi tạo tình huống về 
đôi bạn gà và vịt để giới thiệu các phần chơi cho trẻ 
 Ở mỗi video tôi lựa chọn các trò chơi với hình thức khác nhau để cuốn hút 
trẻ giúp trẻ ghi nhớ tốt hơn. Tùy thuộc vào từng bài dạy tôi luôn tìm ra những 
hình thức, thủ thuật khác nhau.
 VD: Tháng 10 Cho trẻ làm quen chữ cái a, ă, â.
 Tôi vận dụng trò chơi "Bé đi siêu thị" Hình ảnh một bé di siêu thị với chiếc 
xe có chứa chữ a. Nhiệm vụ của các con là giúp bạn nhỏ mua rau củ quả có chứa 
chữ a. Tôi đưa ra một số hình ảnh gợi ý như: Sầu riêng, quả táo, mãng cầu, cây 
nấm, khoai tây, cà rốt, su hào, sup lơ, đậu ve. Cho trẻ chọn
 Trò chơi: Xếp chữ theo quy luật
Cách chơi: Trẻ sẽ tìm chữ cái cái và sắp xếp chữ cái đó theo đúng quy luật sắp 
xếp.
 VD: Tháng 10. Làm quen chữ cái I,t,c
 Trò chơi: Rung chuông vàng
 VD: Tháng 01. Làm quen chữ cái b, d, đ.
 + Với trò chơi "Ai tinh mắt" tôi đưa ra từ: “Con bọ rùa” đầy đủ và “Con ...ọ 
rùa“ nhiệm vụ của các con tìm chữ còn thiếu điền vào dấu ba chấm.
Trẻ sẽ đưa ra đáp án là chữ b
 Trò chơi: Bánh xe quay
Cách chơi: Trẻ chia thành hai đội chơi và mỗi đội sẽ lần lượt quay bánh xe. Khi 
bánh xe bánh xe dừng lại ở chữ cái nào trẻ phải tìm hình ảnh có chứa chữ cái đó. 
 VD: Tháng 3 Làm quen chữ cái p, q
 Trò chơi: Ô chữ bí mật
Cách chơi: Trẻ lần lượt lật các ô số. Sau mỗi ô số sẽ có hình ảnh trẻ phải trả lời 
đó là hình ảnh gì và có chứa chữ cài nào đã học.
 Hình ảnh thiết kế trò chơi
 “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ 
 5-6 tuổi trong thời gian nghỉ dịch ở nhà ” 10 / 13
 dạy trẻ đọc chữ cái và mở nốt nhạc xem bên trong có bài hát gì
 + Lồng ghép chữ cái thông qua hoạt động khám phá khoa học: 
 Trò chơi “ Ô chữ kì diệu”: Trong mỗi ô chữ là một chữ cái trẻ đã biết, phía 
sau ô chữ sẽ là hình ảnh các con vật khi chơi trẻ sẽ chọn cho mình một ô chữ 
nếu đọc được chữ cái trên ô chữ thì ô chữ sẽ mở ra hình con vật và tiếng kêu của 
nó.
 + Trong các hoạt động giao lưu kết nối tôi thường tận dụng để ôn luyện củng 
cố các chữ cái đã học tôi đặt ra các câu hỏi để trẻ trả lời như: con hãy kể tên các 
chữ cái mà con biết ? con nhìn xem cô có chữ cái gì đây? Hoặc tận dụng các 
bài tập của trẻ để nhận xét và hỏi trẻ về chữ cái đã học . Khuyến khích khen 
ngợi trẻ tích cực học tập gửi bài cho cô Động viên trẻ cố gắng thực hiện tốt 
nhiệm vụ cô giao giống các bạn .
 Hình ảnh phòng zoom
 Với biện pháp lồng ghép tích hợp dạy trẻ nhận biết các chữ cái trong 
các hoạt động khác đã giúp trẻ ngày càng khắc sâu và ghi nhớ những đặc điểm 
của chữ cái trẻ đã học từ đó trẻ cảm thấy tự tin hứng thú hơn trong các hoạt động 
làm quen chữ cái.
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI.
 Qua một năm sau không ngừng nỗ lực nghiên cứu và áp dụng một số biện 
pháp tôi thấy chất lượng hoạt động làm quen chữ cái của trẻ tăng lên rõ rệt và đã 
thu được một số kết quả sau:
1. Đối với giáo viên:
 + Nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, ứng dụng các phần 
mềm và các trang mạng Internet. Sáng tạo hơn việc thiết kế video và trò chơi 
trong các hoạt động đặc biệt là hoạt động học làm quen chữ cái.
 + Được phụ huynh đồng tình và ủng hộ.
2. Về phía phụ huynh:
 + Nhiệt tình trong công tác kết hợp với giáo viên. Chủ động trong việc 
hướng dẫn trẻ làm quen với chữ cái trong thời gian trẻ nghỉ dịch ở nhà
 + Phụ huynh có chuyển biến rõ rệt trong nhận thức và tầm quan trọng cho 
trẻ làm quen 29 chữ cái trước khi vào lớp 1.
3. Đối với trẻ.
Kết quả đánh giá trên 31 trẻ lớp 5 tuổi.
 + Trẻ hứng thú, tích cực với hoạt động làm quen chữ cái hơn.
 + Trẻ biết đặc điểm, phát âm chuẩn 29 chữ cái.
 + Trẻ biết tô đồ, nối và sao chép cái chữ cái
 “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ 
 5-6 tuổi trong thời gian nghỉ dịch ở nhà ”

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_hoat_dong_lam_quen.docx