SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động Khám phá khoa học cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi
Khoa học thực sự bắt nguồn từ chính sự tò mò của trẻ, là hiểu biết về thế giới xung quanh chúng. Những câu hỏi đó dẫn tới sự ham muốn khám phá tìm tòi ở trẻ. Tuy nhiên những câu trả lời của giáo viên không thỏa mãn được tính tò mò của chúng các câu trả lời chưa giải đáp được băn khoăn: Tại sao lại thế? Tại vì sao lại thế? Hơn nữa cách giải đáp trực tiếp vô hình chung tạo cho trẻ thói quen ỷ lại vào người lớn, không biết thì chỉ hỏi mà không chịu tìm hiểu. Trẻ khó có thể ghi nhớ,các kiến thức được áp đặt, không hình thành được các kỹ năng, ngôn ngữ không phát triển.
Vì vậy việc tổ chức các hoạt động cho trẻ KPKH tìm hiểu những gì gần gũi nhất sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện. Để đạt được những biện pháp“ Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động Khám phá khoa học cho trẻ Mẫu giáo (5 - 6) tuổi ”bản thân tôi kết hợp với nhà trường, đồng nghiệp, phụ huynh xây dựng một môi trường giáo dục“xanh -sạch-đẹp’’an toàn và thân thiện. Bên cạnh đó là việc tuyên truyền phổ biến kiến thức kỹ năng giáo dục KPKH bảo vệ môi trường tại cộng đồng.
Vì vậy việc tổ chức các hoạt động cho trẻ KPKH tìm hiểu những gì gần gũi nhất sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện. Để đạt được những biện pháp“ Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động Khám phá khoa học cho trẻ Mẫu giáo (5 - 6) tuổi ”bản thân tôi kết hợp với nhà trường, đồng nghiệp, phụ huynh xây dựng một môi trường giáo dục“xanh -sạch-đẹp’’an toàn và thân thiện. Bên cạnh đó là việc tuyên truyền phổ biến kiến thức kỹ năng giáo dục KPKH bảo vệ môi trường tại cộng đồng.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động Khám phá khoa học cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động Khám phá khoa học cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi
TÀI LIỆU THAM KHẢO Những tài liệu tôi sử dụng trong đề tài này: NHÀ XUẤT NĂM XUẤT STT TÊN TÀI LIỆU BẢN BẢN Hướng dẫn tổ chức thực hiện 1 Bộ Giáo dục 2009 chương trình giáo dục Mầm non Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên 2 NXB Giáo dục 2004 cho giáo viên Mầm non Giáo dục bảo vệ môi trường trong 3 NXB Giáo dục 2008 trường Mầm non DANH MỤC VIẾT TẮT 1. Mầm non : MN 2. Khám phá khoa học : KHKP 3. Bảo vệ môi trường : BVMT 4. Chăm sóc giáo dục : CSGD 5. Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi : BCPTT5tuổi 2/19 Trẻ bắt đầu suy nghĩ lập kế hoạch cho một hoạt động, chẳng hạn như nghĩ về việc gieo hạt trước khi trẻ thực hiện hành động thực tế. Chính vì vậy, được trực tiếp thí nghiệm với các vật mà mình đang học quả là một điều thích thú đối với trẻ. 2.2 Cơ sở thực tiễn: Tổ chức hoạt động KPKH trong trường mầm non nhằm phát triển nhận thức của trẻ đã trở thành một nội dung quan trọng trong chương trình giáo dục Mầm non thông qua tổ chức hoạt động KPKH. Giáo viên sẽ tạo cơ hội cho trẻ được tìm tòi khám phá trải nghiệm, tổ chức KPKH phù hợp sẽ giúp trẻ tìm ra cái mới, tiếp cận với những tri thức khoa học tích cực hoạt động nhận thức. Năm học 2018-2019 là năm học: Nâng cao chất lượng giáo dục, tiếp tục thực hiện chương trình giáo dục Mầm non mới đòi hỏi giáo viên lên lớp phải nghiên cứu trao dồi kiến thức tìm ra những biện pháp mới bổ trợ cho việc giảng dạy để phát huy những kiến thức KPKH về tự nhiên và xã hội cho trẻ đạt hiệu quả cao nhất . Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài: “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động Khám phá khoa học cho trẻ Mẫu giáo (5 - 6) tuổi ” làm đề tài Sáng kiến kinh nghiệm của bản thân mình. Từ đó tôi tìm ra những biện pháp tôt nhất giúp trẻ KPKH đạt hiệu quả cao. 3. Mục đích của đề tài: Nhằm nâng cao nhận thức của giáo viên về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc cho trẻ làm quen với KPKH Nâng cao chất lượng hoạt động KPKH ở nhóm lớp 5 - 6 tuổi. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Giúp trẻ hứng thú và tích cực tham gia hoạt động KPKH Nhằm đổi mới các hình thức tổ chức hoạt động KPKH cho trẻ. Nâng cao nhận thức, biện pháp cho phụ huynh trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ. 4. Đối tượng nghiên cứu : Trẻ Mẫu giáo (5- 6) tuổi lớp A1 5. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm: Trẻ Mẫu giáo (5-6) tuổi Lớp A1 6. Phương pháp nghiên cứu: + Phương pháp khảo sát đánh giá + Phương pháp khảo sát thực nghiệm + Phương pháp nghiên cứu tài liệu + Phương pháp phân tích tổng hợp so sánh Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên tôi đã suy nghĩ tìm ra biện pháp thực hiện 7. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu trong 1 năm học (Từ tháng 9/2018 đến tháng 3/2019) tại lớp Mẫu giáo A1(5-6) tuổi 4/19 2. Khó khăn: - Việc tuyên truyền về kiến thức KPKH trong trường Mầm non còn ít được quan tâm và chưa được thường xuyên. - Kinh phí đầu tư cho hoạt động KPKH còn hạn chế. - Đồ dùng phục vụ cho giáo dục KPKH còn chưa nhiều. - Thiếu tài liệu giáo dục KPKH để giáo viên tham khảo. 3. Quá trình điều tra thực tiễn: - Là một giáo viên chủ nhiệm lớp 5- 6 Tuổi (A1) ngay từ đầu năm học tôi đã nhận thâý hoạt động KPKH không những nhằm mục đích giúp trẻ khám phá được thế giới xung quanh. Tất cả những điều đó còn đem lại những biến đổi về chất trong các hình thức nhận biết tích cực của trẻ. - Qua quá trình tiếp xúc với trẻ trong lớp bản thân tôi thấy rất lo lắng về vấn đề này và tôi nghĩ rằng mình phải tìm tòi suy nghĩ và nghiên cứu tài liệu để tìm ra một cách tốt nhất III. Kết quả khảo sát thực trạng đầu năm trước khi thực hiện: Qua quá trình kiểm tra đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát tình hình thực tế trên 34 trẻ ở lớp và có kết quả như sau: Đầu năm (%) TT NỘI DUNG Tốt Khá Đạt Đồ dùng, đồ chơi giúp trẻ hoạt 1 1 29,4% 35,2% 35,3% động KPKH 2Số trẻ hứng thú 2học 35,3% 29,4% 35,3% 3 Khả năng trả lời câu hỏi mở 32,3% 41,2% 26,4% 4 Khả năng sáng tạo của trẻ 32,3% 29,4% 38, 3% 5 Sự nhận thức của phụ huynh 35,3% 41,2% 23,5 % Bảng khảo sát đầu năm IV. Biện pháp thực hiện. 1. Biện pháp1: Lập kế hoạch hoạt động KPKH, trau dồi lý thuyết áp dụng thực tiễn . Dựa trên kết quả khảo sát thực trạng về kiến thức hoạt động KPKH cho trẻ (5-6 tuổi)Lớp A1 trường, việc lập kế hoạch hoạt động KPKH nhằm phát triển nhận thức của trẻ đã trở thành một nội dung quan trọng. Thông qua việc tổ chức hoạt động KPKH giáo viên sẽ tạo cơ hội cho trẻ được tìm tòi khám phá trải nghiệm. Tổ chức hoạt động KPKH phù hợp sẽ giúp trẻ tìm ra cái mới, tiếp cận với những tri thức tiền khoa học tích cực hoạt động nhận thức của trẻ phát triển toàn diện . 6/19 Khi trẻ quan sát xong trẻ biết được quá trình phát triển của cây xanh biết ích lợi của cây xanh. Biết cây xanh có khả năng làm sạch môi trường, giảm nhiệt độ tiếng ồn, ngăn lũ lụt chống sói mòn, từ đó trẻ biết chăm sóc bảo vệ, yêu quý cây xanh không ngắt lá bẻ cành Ngoài ra tôi còn sử dụng phim, mô hình, nội dung phim có tác dụng củng cố mở rộng sự hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh tôi lấy ở trên mạng những hoạt động mà tranh ảnh không thể truyền tải hết nội dung hoặc không thể cho trẻ quan sát trực tiếp được. Khi dùng phim ảnh sẽ phản ánh một cách đầy đủ, chân thực kịp thời nhất những hình ảnh đó. Ví dụ: Hoạt động của những con vật sống ở đại dương, những con vật sống trong rừng tôi không thể cho trẻ quan sát trực tiếp được mà tôi sử dụng màn chiếu đĩa hình in ra đĩa VCD sau đó tôi chiếu lên màn hình cho trẻ quan sát. Như vậy mới có thể cho trẻ thấy những hoạt động của chúng một cách sống động đầy đủ . Ví dụ: Với chủ đề trọng tâm tháng 4 là Quê hương Đất nước Bác Hồ Muốn cho trẻ làm quen với các di tích lịch sử của thủ đô Hà Nội tôi không thể đưa toàn bộ trẻ đi tham quan hết được mà tranh ảnh cũng chỉ phản ánh được phần nào, vì vậy tôi dùng máy quay phim ghi lại tất cả hình ảnh, phong cảnh các địa danh lịch sử của thủ đô Hà nội sau đó in ra đĩa hình rồi chiếu lên màn chiếu cho trẻ quan sát. Khi cho trẻ xem phim màn ảnh đặt ngang tầm mắt của trẻ. Trẻ ngồi cách màn hình khoảng 3m, hình ảnh chuyển động đủ để cho trẻ kịp thời tri giác, các hình ảnh chuyển động trên màn hình, những hình ảnh sống động cùng với lời giảng giải chỉ dẫn của cô giáo đã kích thích sự tập trung chú ý của trẻ và hướng dẫn trẻ tri giác đối tượng một cách tốt nhất . Với hình thức này tôi thấy trẻ rất hứng thú, say mê với các hoạt động trẻ tri giác các sự vật hiện tượng sâu sắc hơn, tiết học đạt hiệu quả cao Đặc biệt việc sử dụng băng hình, cho trẻ xem phim ảnh khiến cho trẻ rất hứng thú hiệu quả giáo dục đã có những bước phát triển rõ rệt. Chính vì vậy mà tôi thường xuyên ứng dụng công nghệ thông tin vào tiết học một cách linh hoạt khi cho trẻ hoạt động KPKH một cách hiệu quả nhất. 2. Biện pháp 2: Xây dựng môi trường đẹp gây ấn tượng cho trẻ, hoạt động có tính mở kích thích trẻ tìm tòi khám phá. Thế giới khách quan ở xung quanh trẻ vô cùng đẹp đẽ, cái đẹp có trong màu sắc ,hình dạng, kích thước cấu tạo đa dạng của đối tượng. Cái đẹp còn thể hiện ở những hành vi ứng xử cả con người đối với thiên nhiên và xã hội. Dạy trẻ nhận biết về thế giới khách quan không thể loại trừ dạy trẻ nhận biết về cái đẹp ở xung quanh trẻ. Chính vì vậy tôi thường xuyên tổ chức hướng dẫn trẻ nhận 8/19 Ngoài ra trẻ còn được tưới nước cho cây, bắt sâu nhổ cỏ chăm sóc cây xanh, từ đó trẻ được quan sát khám phá “Cây xanh và môi trường sống”. Điều kiện cần thiết cho cây xanh phát triển đó là: Nước –Không khí –Ánh sáng. Sự cần thiết của nước cho cây. Hình ảnh: Các bé tưới nước cho cây Ví dụ: Cho trẻ quan sát sự phát triển của cây hoa. Mới ngày hôm qua chỉ là cái nụ hôm nay đã nở thành bông hoa, chỉ vài ngày nữa bông hoa này sẽ phát triển thành quả. Đặc biệt khi cho trẻ quan sát mọi thay đổi đều phải được ghi chép lại hoặc đánh dấu kết quả. Khi quan sát tôi sử dụng các câu hỏi mở để trẻ tìm hiểu giúp trẻ tự tin diễn đạt và bộc lộ những gì trẻ biết và hiểu. Trong các hoạt động trẻ phải được sử dụng tất cả các giác quan và trực tiếp thực hiện. Khi tổ chức cho trẻ hoạt động tôi thường đặt câu hỏi ngược lại cho trẻ, với tình huống cụ thể ,hợp lý để trẻ tự tìm lời giải đáp, các câu hỏi và hoạt động cần tập trung vào việc kích thích tất cả các giác quan của trẻ. Hình ảnh: Các bé chăm sóc cây hoa để quan sát sự thay đổi của cây hoa 10/19 KPKH đưa đến được với trẻ vào thời điểm nào và phát huy được hết tác dụng của nó điều đó còn phụ thuộc vào sự hiểu biết và khả năng sư phạm của cô giáo. Khi tổ chức cho trẻ hoạt động KPKH tôi luôn quán triệt lấy trẻ làm trung tâm, tạo mọi điều kiện để trẻ được tích cực hoạt động trong mọi tình huống để thực hiện nội dung giáo dục nhẹ nhàng hứng thú, tự nhiên không áp đặt, khiêm cưỡng. Muốn giờ học đạt kết quả cao cô giáo phải gây được sự chú ý cho trẻ đó là một trong những hình thức giúp trẻ dễ nhớ và nhớ lâu. Trẻ hứng thú học đòi hỏi giáo viên phải luôn tìm tòi sáng tạo, cô giáo phải tâm huyết với nghề tất cả vì trẻ thơ. Mỗi tiết học tôi đã tìm cách vào bài khác nhau như: Sử dụng hình thức hộp quà kỳ diệu, dùng câu đố, chiếc túi thần kỳ từ đó giúp trẻ tò mò tìm hiểu . Ví dụ: Chủ đề giao thông: Tôi cho máy bay, ô tô điều khiển từ xa để chạy được tôi sử dụng pin, xoay kim đồng hồ trẻ rất thích được thử làm, thử chơi. Nếu giáo viên phối hợp các hình thức và phương pháp với nhau để tổ chức các hoạt động KPKH cho trẻ thì tiết học sẽ không khô cứng áp đặt, ngược lại những tri thức mà trẻ tiếp thu được sẽ phong phú và biện chứng hơn, hiệu quả sư phạm của cô giáo được nhân lên rất nhiều . Việc thay đổi hình thức tổ chức giáo dục sẽ làm cho quá trình học tập của trẻ hứng thú hơn thoải mái hơn. Quá trình hình thành và rèn luyện kỹ năng thói quen cho trẻ không thể tiến hành ngày một ngày hai trong một hình thức nhất định. Mà đó là một quá trình lâu dài cần phải tiến hành ở nhiều thời điểm và những không gian khác nhau. Việc đổi mới hình thức dạy và học là phương pháp dạy sáng tạo tích hợp các nội dung giáo dục. Quan điểm tích hợp phải tùy từng bài, không gượng ép, phải phù hợp với chủ đề. Như vậy sự tích hợp làm cho hoạt động KPKH không khô khan cứng nhắc mà trở lên sinh động. Trong các hoạt động trẻ phải được sử dụng tất cả các giác quan và trực tiếp thực hiện. Khi tổ chức cho trẻ hoạt động ,giáo viên cần giành thế chủ động đặt câu hỏi ngược lại cho trẻ, với các tình huống cụ thể hợp lý để trẻ tự tìm lời giải đáp .Các câu hỏi và hoạt động cần tập trung vào việc kích thích tất cả các giác quan của trẻ. Giáo viên cần yêu cầu trẻ sử dụng thị giác để xác định màu sắc, kích thước, hình dạng của đồ vật, đồ vật là tự nhiên hay nhân tạo. Ví dụ: Đường đi của đàn kiến ở chân tường, vết bò của ốc sên trên lá cây, có thể hỗ trợ trẻ sử dụng thêm kính lúp, gương, hoặc các câu hỏi yêu cầu trẻ miêu tả: Con nhìn thấy những gì? Nó có di chuyển không? Khi ánh nắng mặt trời chiếu vào trông nó như thế nào?...Sử dụng thính giác để lắng nghe âm thanh 12/19
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_hoat_dong_kham_pha.doc