SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5-6 tuổi
Trên thực tế ở các trường Mầm Non hiện nay các hoạt động khám phá môi trường xung quanh cho trẻ 5 tuổi còn rất tẻ nhạt, không đầy đủ về các dụng cụ trực quan, hạn chế về hình thức dạy học nên chưa tạo được cho trẻ sự hứng thú học tập, bản thân nhiều giáo viên cũng rất ngại khi tổ chức hoạt động khám phá. Vì hoạt động khám phá là hoạt động khô khan, khi tổ chức người giáo viên phải có kiến thức hiểu biết nhất định về đối tượng và sử dụng ngôn từ diễn đạt.Một số giáo viên còn xem nhẹ việc cho trẻ sử dụng các giác quan trong quá trình quan sát và tìm hiểu sự thay đổi của sự vật, hiện tượng. Giáo viên nói, trẻ chủ yếu được nhìn, nghe và trả lời, ít được sờ mó, khám phá và làm thử nghiệm. Hầu hết giáo viên chưa chú ý đưa ra những câu hỏi mở kích thích sự tìm tòi, khám phá của trẻ. Chính vì vậy mà trẻ ít có những trải nghiệm, ít có điều kiện để giải quyết vấn đề và dự đoán những điều có thể xảy ra trong quá trình khám phá môi trường xung quanh.
Vì tất cả những những lý do này, tôi luôn mong muốn mình phải làm thế nào để giúp trẻ học thật tốt bộ môn khám phá khoa học, tôi đã không ngừng suy nghĩ và sáng tạo, để tìm ra những cách thức, phương pháp giảng dạy và tạo ra môi trường học tập tốt nhất cho trẻ. Bằng tất cả sự nỗ lực, cố gắng đó, tôi cảm thấy một phần nào ý nguyện của mình đã thực hiện được.
Với mong muốn được góp phần nào vào sự nghiệp giáo dục đặc biệt lĩnh vực khám phá khoa học nên bản thân tôi đã đi sâu nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5-6 tuổi ”
Vì tất cả những những lý do này, tôi luôn mong muốn mình phải làm thế nào để giúp trẻ học thật tốt bộ môn khám phá khoa học, tôi đã không ngừng suy nghĩ và sáng tạo, để tìm ra những cách thức, phương pháp giảng dạy và tạo ra môi trường học tập tốt nhất cho trẻ. Bằng tất cả sự nỗ lực, cố gắng đó, tôi cảm thấy một phần nào ý nguyện của mình đã thực hiện được.
Với mong muốn được góp phần nào vào sự nghiệp giáo dục đặc biệt lĩnh vực khám phá khoa học nên bản thân tôi đã đi sâu nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5-6 tuổi ”
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5-6 tuổi
Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động KPKH cho trẻ 5 tuổi có kiến thức hiểu biết nhất định về đối tượng và sử dụng ngôn từ diễn đạt.Một số giáo viên còn xem nhẹ việc cho trẻ sử dụng các giác quan trong quá trình quan sát và tìm hiểu sự thay đổi của sự vật, hiện tượng. Giáo viên nói, trẻ chủ yếu được nhìn, nghe và trả lời, ít được sờ mó, khám phá và làm thử nghiệm. Hầu hết giáo viên chưa chú ý đưa ra những câu hỏi mở kích thích sự tìm tòi, khám phá của trẻ. Chính vì vậy mà trẻ ít có những trải nghiệm, ít có điều kiện để giải quyết vấn đề và dự đoán những điều có thể xảy ra trong quá trình khám phá môi trường xung quanh. Vì tất cả những những lý do này, tôi luôn mong muốn mình phải làm thế nào để giúp trẻ học thật tốt bộ môn khám phá khoa học, tôi đã không ngừng suy nghĩ và sáng tạo, để tìm ra những cách thức, phương pháp giảng dạy và tạo ra môi trường học tập tốt nhất cho trẻ. Bằng tất cả sự nỗ lực, cố gắng đó, tôi cảm thấy một phần nào ý nguyện của mình đã thực hiện được. Với mong muốn được góp phần nào vào sự nghiệp giáo dục đặc biệt lĩnh vực khám phá khoa học nên bản thân tôi đã đi sâu nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5-6 tuổi ” 2. Mục đích nghiên cứu : Nhằm tìm ra một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng trong công tác giáo dục trẻ nói chung và trong hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5-6 tuổi nói riêng. 3. Đối tượng nghiên cứu : Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5-6 tuổi. 4. Đối tượng khảo sát thực nghiệm : Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, trường mầm non Chu Minh. Số trẻ nghiên cứu là 26 trẻ. 5. Phương pháp nghiên cứu : 5.1.Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận. Tìm tài liệu. Phân tích tổng quát hóa cơ sở lí luận. Phương pháp thực nghiệm(khảo sát). 5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn. Phương pháp điều tra. Phương pháp quan sát. Phương pháp đàm thoại. Phương pháp tuyên truyền. 5.3. Phương pháp thống kê toán học. 2/15 Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động KPKH cho trẻ 5 tuổi hiểu mọi thứ xung quanh. Lúc này cô là người giúp trẻ khám phá, học hỏi để tìm ra nhiều điều mới lạ. Trong quá trình thực hiện, tôi nhận thấy những khó khăn và thuận lợi sau : * Thuận lợi: Bản thân tôi luôn được sự quan tâm của các đồng chí Ban giám hiệu nhà trường cùng toàn thể đồng nghiệp. Được tham gia các chuyên đề do phòng giáo dục, nhà trường tổ chức. Về phần gia đình học sinh thì đa số phụ huynh học sinh nhiệt tình tới lớp quan tâm đến trẻ, đưa đón trẻ đúng giờ. Cơ sở vật chất nhà trường đã được nhà nước đầu tư và xây dựng đầy đủ đảm bảo cho việc học và dạy. * Khó khăn: Ngoài những thuận lợi tôi trình bày ở trên nhưng trong quá trình thực hiện đề tài bản thân tôi gặp không ít những khó khăn nhất định. Bản thân tôi vào ngành cũng chưa lâu nên kinh nghiệm còn hạn chế. Một số phụ huynh học sinh nhận thức chưa đồng đều, điều kiện gia đình khác nhau. Nên việc kết hợp cho trẻ khám phá khoa học giữa gia đình và cô giáo vẫn còn nhiều hạn chế, khó khăn. * Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài : Bảng khảo sát khả năng nhận thức khám phá của trẻ (26 trẻ được khảo sát) Kết quả đạt được STT Tiêu chí đánh giá Đạt Tỉ lệ % Chưa Tỉ lệ % đạt Ham hiểu biết, thích tìm tòi 1 khám phá các sự vật, hiện 8 29,6% 19 70,4 % tượng xung quanh. Có khả năng quan sát, so sánh, 2 phân loại, phán đoán, chú ý và 6 22,2% 21 77,8 % ghi nhớ có chủ định. Có khả năng phát hiện, giải 3 quyết các vấn đề đơn giản theo 7 25,9% 20 74,1% các cách khác nhau. 4/15 Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động KPKH cho trẻ 5 tuổi Tháng 11 - Gia đình thân yêu của bé. - Cho trẻ thử nghiệm, trải - Một số đồ dùng trong gia đình. nghiệm các đồ dùng để ăn, - Nhu cầu của gia đình. uống. - Thử nghiệm các đồ dùng đựng nước. - Cái nào nóng hơn, cái nào nặng hơn. Tháng 12 - Nghề của bố mẹ. - Thực nghiệm gieo hạt, trồng - Một số nghề phổ biến trong xã cây. hội. - Gạch được làm ra như thế - Nghề xây dựng. nào? Tháng 1 - Mùa xuân. - Gói bánh chưng như thế nào? - Bé và gia đình chuẩn bị đón tết. - Lễ hội truyền thống quê - Một số món ăn ngày tết. hương - Quê hương bé. Tháng 2 - Một số PTGT đường bộ, đường - Thí nghiệm lực hút của nam sắt, đường thủy, đường hàng châm: Lái thuyền. không. Tháng 3 - Động vật sống trong gia đình. - Dấu chân con vật cưng. - Con vật nào sống dưới nước. - Câu cá. - Con vật sống trong rừng. - Bướm giấy biết bay. - Côn trùng. Tháng 4 - Một số loại rau, hoa, quả, cây - Cây xanh có những bộ phận xanh. nào? - Cây cần gì để lớn lên và phát triển Tháng 5 - Nước cần cho cuộc sống con - Tính chất của nước. người. - Sự đổi màu của nước. - Không khí và ánh sáng. - Bóng bay - Một số hiện tượng tự nhiên. - Cầu vồng có từ đâu. - Cảnh đẹp Hà Nội. - 1 số danh lam thắng cảnh của - Bác Hồ của em. Hà Nội. Thực hiện theo kế koạch mà tôi đã xây dựng để tổ chức hoạt động khám phá cho trẻ theo tháng tôi thấy được sự chủ động trong khâu chuẩn bị tiết học cho trẻ, chủ động làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ khám phá, chủ động trong việc tìm kiếm tư liệu, sản phẩm, tranh ảnh cho trẻ phục vụ cho tiết dạy hoạt động khám 6/15 Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động KPKH cho trẻ 5 tuổi Lần lượt cô cho các trẻ được thí nghiệm với các vật xung quanh lớp và đưa ra nhận xét, nam châm hút được những vật làm bằng gì ? * Giải thích và kết luận: Nam châm chỉ hút được các vật làm bằng kim loại ngoài ra không hút được các vật làm từ các chất khác. Ví dụ 2: Thí nghiệm sự đổi màu của nước * Mục tiêu: Cho trẻ biết khi pha màu vào nước nước sẽ đổi màu. *Chuẩn bị: Màu nước, nước. * Tiến hành: Cho 1 ít màu nước vào cốc nước. Quan sát xem điều gì xãy ra với các cốc nước vừa cho màu vào. * Giải thích và kết luận: Khi cho màu vào nước màu tan trong nước và làm nước đổi màu. Ví dụ 3:Thí nghiệm chất tan và chất không tan * Mục tiêu: Quan sát các vật liệu tan hay không tan. *Chuẩn bị: Cát, muối, đường, nước... * Tiến hành: Cho 1 ít cát , muối, đường vào từng cốc nước khác nhau. Quan sát xem khi khuấy đều lên hiện tượng gì xảy ra. * Giải thích và kết luận: Cốc nước muối và cốc nước đường sẽ không nhìn thấy muối và đường nữa vì muối và đường tan trong nước. Cốc nước có cát sẽ nhìn thấy cát vì cát không tan trong nước nên vẫn còn. Ví dụ 4: Thí nghiệm về sự nảy mầm của hạt. * Mục tiêu: Trẻ biết được cây cũng cần thức ăn ,ánh sáng và nước mới sinh trưởng được. * Chuẩn bị: Một ít hạt đậu tương, đậu đenhai khay nhỏ, một ít đất, bình nước tưới. *Tiến hành: Ngâm hạt vào trong nước ấm từ 1 đến 2 tiếng sau đó lấy ra đặt hạt vào khay có sẵn đất. Gieo hạt còn lại ra đất. Đặt khay nơi không có ánh sáng mặt trời và không cho trẻ tưới nước hàng ngày. Ngoài đất thì cho trẻ tưới nước hàng ngày. Quan sát sau 3 đến 4 ngày cây trong khay không tưới nước hàng ngày sẽ 8/15 Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động KPKH cho trẻ 5 tuổi Ví dụ: Trong hoạt động âm nhạc trẻ học bài hát “Vì sao con mèo rửa mặt” Tôi cho trẻ quan sát bức tranh những chú mèo đáng yêu sau đó hỏi trẻ: Đây là con gì? Nêu các đặc điểm của chúng? Chúng thường được nuôi ở đâu? Chú mèo thích ăn gì? Vai trò của chú mèo? Nêu cảm nhận của các con về những chú mèo này? Sau khi trò chuyện, tìm hiểu về những chú mèo, xong tôi giới thiệu với trẻ bài hát nói về những chú mèo đáng yêu này. Bài hát “Vì sao con mèo rửa mặt”. Qua tiết học âm nhạc tôi đã giúp trẻ có thêm những hiểu biết về đặc điểm và vai trò của những chú mèo. Từ đó trẻ cảm thấy yêu thích bài hát hơn, hoạt động âm nhạc trở nên hứng thú hơn. Những tiết khám phá khoa học thường được quan niệm khô khan thì tôi luôn khéo léo lồng ghép thích hợp các môn khác như : Toán , âm nnhạc , tạo hình ,văn học để trẻ thêm hứng thú, ghi nhớ tốt hơn, hiểu vấn đề sâu và rộng hơn. Ví dụ: Trong tiết dạy làm quen với động vật sống dưới nước. Tôi cho trẻ thi “ đố vui ” hai đội ra câu đố cho nhau và giải câu đố đội bạn. Con gì tám cẳng hai càng Không thích đi dọc bò ngang cả ngày (Con cua) Như vậy trẻ được câu đố rất vui vẻ hào hứng, kích thích tư duy, làm phong phú vốn từ và ngôn ngữ mạch lạc... Trong tiết dạy tôi cũng lồng ghép toán sơ đẳng, làm quen với con cua, cô và trẻ cùng đếm số chân cua sau đó đọc câu đồng dao, bài hát về con cua, sự kết hợp ấy giúp tiết học không nhàm chán, khô khan mà còn giúp trẻ tìm hiểu được một cách tổng quát nhất về con cua. Vào giờ hoạt động góc tôi cũng tổ chức cho trẻ khám phá qua góc “Bé với thiên nhiên” đây là nơi dành cho các hoạt động chăm sóc cây cối: Nhặt cỏ, bắt sâu, tưới nước lau lá cho cây và thực hành các thí nghiệm như: Theo dõi sự phát triển của cây từ hạt hoặc quan sát quá trình hút nước của cây. Ví dụ: Bông hoa cúc màu trắng cắm vào lọ nước màu vàng, tím,xanh... sau 4- 5 tiếng bông hoa cúc màu trắng sẽ chuyển sang màu vàng, tím,xanh...hoặc nhận xét về sự chuyển đổi hình dáng của các cây ở góc thiên nhiên (khóm hoa phát triển to hơn có nụ có hoa, hoặc hoa mười giờ nở đúng mười giờ...). Từ đó sẽ giúp cho trẻ sẽ có những hứng thú riêng trong hoạt động khám phá. Ở góc xây dựng, là một trong các góc chơi mà các bạn trai rất thích chơi, tại đây trẻ được thoả sức thiết kế công trình, xây dựng công trình theo sự tò mò, khám phá, để thực hiện được ước mơ của trẻ. Ví dụ: Chủ đề bảo vệ môi trường, yêu cầu các kỹ sư tí hon xây dựng "Công viên cây xanh". Qua sự gợi ý của cô về chủ đề chơi, qua nhận thức của mỗi 10/15
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_hoat_dong_kham_pha.doc