SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động góc cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
Trên thực tiễn hiện nay các góc chơi ở trong lớp còn sơ sài, cách bố trí các góc còn chưa hợp lý, chưa làm nổi bật lên góc chơi, góc tĩnh lẫn góc động, chưa thể hiện rõ nổi bật góc chơi. Trẻ không hứng thú khi tham gia góc chơi, các góc thực hiện còn đơn sơ, hình thức tổ chức chưa thực sự sáng tạo cho nên trẻ chưa thực sự hào hứng trong các hoạt động học, hoạt động khám phá, chưa phát triển tối đa về các lĩnh vực phát triển của trẻ: Tư duy, ngôn ngữ, tình cảm và quan hệ xã hội. Một số trẻ chưa tự xung phong nhận vai chơi của mình mà chờ cô chỉ định, trẻ chưa tự chọn góc chơi cho chính trẻ, đa số trẻ còn nhầm lẫn giữa góc chơi này với góc chơi kia, trẻ không hứng thú. Khi chơi trẻ chưa có sự giao lưu và chưa có tinh thần đoàn kết giữa các góc chơi với nhau, một số trẻ chưa biết sử dụng đồ chơi đúng mục đích.
Trước thực trạng trên là một giáo viên đứng lớp tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để có biện pháp giúp trẻ hoạt động tích cực trong các góc. Từ thực tế chăm sóc và nuôi dạy trẻ, tôi luôn quan tâm đến việc xây dựng một môi trường lớp học có thẩm mỹ, khoa học, một môi trường có nhiều góc mở, làm phong phú đồ dùng đồ chơi ở các góc, tạo nhiều cơ hội cho trẻ trải nghiệm. Và tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động góc cho trẻ 5 – 6 tuổi trong trường mầm non” nhằm đưa ra các biện pháp giúp trẻ sử dụng đồ dùng, đồ chơi thành thạo, phát huy tính sáng tạo, chủ động của trẻ giúp trẻ hoạt động tích cực hơn ở các góc.
Trước thực trạng trên là một giáo viên đứng lớp tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để có biện pháp giúp trẻ hoạt động tích cực trong các góc. Từ thực tế chăm sóc và nuôi dạy trẻ, tôi luôn quan tâm đến việc xây dựng một môi trường lớp học có thẩm mỹ, khoa học, một môi trường có nhiều góc mở, làm phong phú đồ dùng đồ chơi ở các góc, tạo nhiều cơ hội cho trẻ trải nghiệm. Và tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động góc cho trẻ 5 – 6 tuổi trong trường mầm non” nhằm đưa ra các biện pháp giúp trẻ sử dụng đồ dùng, đồ chơi thành thạo, phát huy tính sáng tạo, chủ động của trẻ giúp trẻ hoạt động tích cực hơn ở các góc.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động góc cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động góc cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
I. Cơ sở lý luận: Hoạt động góc là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo bởi trong hoạt động góc trẻ được tập làm, tập bắt chước giống người lớn, được thoải mái thể hiện ý tưởng cũng như hành động vui chơi của mình. Hoạt động góc là nơi trẻ có thể tự hoạt động vui chơi, học tập một mình hoặc trong nhóm nhỏ với những người bạn cùng sở thích. Môi trường mở mà hoạt động chơi góc tạo ra cho trẻ rất thoải mái và thuận tiện, trẻ không những có thể chơi, hoạt động một mình với đồ vật, đồ chơi mà có thể kết hợp dễ dàng với các bạn khác để chơi theo nhóm, chính điều đó đã hình thành ở trẻ hai mặt của nhân cách. Một mặt có thể độc lập tự đưa ra quyết định cho bản thân, một mặt lại hình thành tính xã hội, đó là sự giao lưu, trao đổi, trò truyện, bàn bạc, thảo luận với các trẻ khác trong nhóm. Hoạt động góc là tổng hợp các loại trò chơi, trong quá trình chơi trẻ có thể tự bổ sung để mở rộng chủ đề chơi, nội dung chơi, nội dung hoạt động, trẻ được tự do nghĩ ra nội dung chơi, vì vậy mỗi nội dung chơi luôn phụ thuộc vào vốn kinh nghiệm của trẻ. Hoạt động góc giúp trẻ phát triển sự giao lưu qua lời nói, làm giàu vốn từ cho trẻ. Hoạt động góc có một đặc trưng rất riêng vì hoạt động chơi của trẻ không phải là thật mà là hoạt động bắt chước, phản ánh lại, nhưng sự phản ánh ấy mang tính chất rất thật. Trong hoạt động góc trẻ tham gia vào xã hội người lớn theo cách riêng của mình, trẻ tưởng tượng mình là người lớn và cũng đóng một cương vị xã hội như: người mẹ, cô giáo, bác sĩ với những vai đó trẻ tái tạo lại cuộc sống của người lớn một cách tổng quát trong trí tưởng tượng. III. Thực trạng vấn đề: 1. Thuận lợi: - Được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng phục vụ cho hoạt động. - Ban giám hiệu luôn sát sao chỉ đạo về chuyên môn. - Luôn được sự góp ý giúp đỡ của đồng nghiệp trong mọi hoạt động. - Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn và hoạt bát, thích đi học, 100% trẻ được học đúng độ tuổi. - Phụ huynh học sinh luôn quan tâm đến công tác chăm sóc, giáo dục và các hoạt động của lớp. 2. Khó khăn: - Phòng học và phòng ngủ chung nên không gian để trang trí các góc còn hạn chế. - Kệ, giá ở các góc chưa có nên đồ dùng để còn chật trội, chưa được khoa học, gọn gàng ngăn nắp. - Sĩ số trẻ của lớp đông 37 trẻ nên còn ảnh hưởng tới các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, giáo viên chưa quan tâm được nhiều đến cá nhân trẻ, việc bao quát trẻ khi hoạt động còn chưa được đầy đủ, sát xao. - Thời gian dành cho việc làm đồ dùng ở các góc còn ít, hơn nữa đồ dùng hoạt động góc phải luôn thay đổi theo từng chủ điểm, đồ dùng, đồ chơi phải đủ số lượng phục vụ cho hoạt động vui chơi của trẻ. Biện pháp thực hiện? Biện pháp 2: Bố trí các góc chơi hợp lý, khoa học Môi trường là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Môi trường sạch sẽ, an toàn, có sự bố trí hợp lý và khoa học sẽ kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo hơn. Môi trường mầm non lại càng quan trọng với trẻ hơn nữa. Một môi trường đẹp, hấp dẫn đối với trẻ thì sẽ giúp trẻ hứng thú đến trường, thích đến lớp để được hoạt động với môi trường đó. Môi trường mầm non nói chung và môi trường góc trong lớp học nói riêng giúp cho trẻ được vui chơi, được giao tiếp với các bạn, được hoạt động cùng nhau, được thực hiện các kỹ năng giống như người lớn từ đó trẻ được tiếp thu những kiến thức, kỹ năng cần có cho cuộc sống sau này. Đối với giáo viên, việc xây dựng môi trường góc phù hợp sẽ là phương tiện, là điều kiện tác động đến sự phát triển của trẻ. Khi phân bố các góc chơi tôi đã tính toán và suy nghĩ để sắp xếp các góc chơi làm sao cho hợp lý, thuận tiện cho trẻ trong khi chơi. Các góc động thì để một bên, các góc tĩnh để một bên và góc tĩnh cách xa góc động tránh ồn ào cho trẻ khi thực hiện. - Nhóm góc động gồm có: Góc nấu ăn, góc bán hàng, góc xây dựng. - Nhóm góc tĩnh gồm có: Góc tạo hình, góc toán, góc chữ cái. Tôi đã bố trí 6 góc chơi chính của lớp mình theo hai nhóm động và tĩnh để thuận tiện cho trẻ khi trẻ hoạt động. Góc tạo hình thì tôi đã bố trí gần cửa ra vào để thuận tiện cho trẻ có thể đi vào nhà vệ sinh rửa tay khi cần thiết. Ngoài ra không gian góc chơi cũng phải rộng và thoáng, đủ cho trẻ hoạt động một cách thoải mái. Các góc cần có sự giao lưu thì phải sắp xếp ở cạnh nhau để trẻ có thể giao lưu với nhau khi chơi, tránh sự nhàm chán. Biện pháp 3: Chuẩn bị nguyên vật liệu làm đồ dùng, đồ chơi ở các góc Đồ chơi, vật liệu chơi là phương tiện cần thiết để trẻ chơi ở các góc, các đồ chơi và vật liệu mà giáo viên cung cấp cho các góc chơi cần được chuẩn bị thật đầy đủ và chu đáo. Không chỉ cho trẻ chơi những đồ chơi có sẵn mà tôi còn phải chuẩn bị những đồ dùng thật, sản phẩm bằng vật thật để trẻ được trải nghiệm một cách chân thật nhất. Ngoài những đồ dùng đồ chơi có sẵn tôi tận dụng những nguyên vật liệu ở dạng phế liệu như: Các loại hột hạt, lá cây, vỏ ốc, vỏ chai lọ, vải vụn, sỏitất cả những nguyên vật liệu cần đảm bảo an toàn không gây thương tích cho trẻ, không độc hại, không sắc nhọn, không nặng nề đối với trẻ. Những nguyên vật liệu đó tôi có thể cho vào góc tạo hình để trẻ có thể làm tranh sáng tạo từ nguyên vật liệu tự nhiên, làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu phế thải. Hoặc tôi có thể để vào góc chữ cái để trẻ xếp chữ, trang trí chữ rỗng Mỗi một chủ đề thì lại có những hoạt động ở các góc với những nội dung chơi khác nhau, đồ dùng đồ chơi cho từng nội dung cũng khác nhau. Vì vậy để đảm bảo chuẩn bị đồ dùng đầy đủ cho trẻ hoạt động một cách tốt nhất, đạt hiệu quả nhất thì trước khi cho trẻ hoạt động tôi phải xây dựng các nội dung chơi cho từng góc chơi của chủ đề đó để có thể xác định mình cần chuẩn bị những đồ dùng, nguyên vật liệu gì cho từng góc chơi. Bảng khảo sát trẻ cuối năm (37 trẻ) Đánh giá Tỉ lệ % Đầu năm Cuối năm đạt tăng STT Nội dung Đạt Tỷ lệ Chưa Tỷ lệ Tỷ lệ Chưa Tỷ lệ so với Đạt % đạt % % đạt % đầu năm Trẻ hứng thú, tích cực tham 1 22 59% 15 41% 37 100% 0 0% 41% gia hoạt động 2 Trẻ có kỹ năng chơi 20 54% 17 46% 34 92% 3 8% 38% 3 Biết hợp tác, chia sẻ 17 46% 20 54% 33 89% 4 11% 43% Tạo ra được sản phẩm đẹp 4 18 49% 19 51% 32 86% 5 14% 37% sau khi chơi Những bài học kinh nghiệm: Qua việc lập kế hoạch thực hiện một số biện pháp cho việc hoạt động ở các góc trong năm học, tôi đã rút ra một số kinh nghiệm sau: - Xây dựng kế hoạch thực hiện hoạt động góc phù hợp với độ tuổi mầm non, phù hợp với chủ đề sự kiện, nội dung tháng. - Luôn luôn thay đổi nội dung chơi, đồ chơi ở các góc và luân chuyển trẻ ở các góc để tạo hứng thú cho trẻ, biết khen chê đúng mức, động viên khích lệ trẻ kịp thời. - Trang trí làm sao để nổi bật được mỗi góc chơi giúp trẻ nhìn vào là biết ngay đó là góc nào, luôn sáng tạo làm đồ dùng đồ chơi phong phú và hấp dẫn, cho trẻ hoạt động với những đồ vật thật để kích thích trẻ tham gia vào hoạt động. - Luôn giữ mối quan hệ chặt chẽ với phụ huynh, kết hợp với phụ huynh trong mọi công việc của lớp, nhờ phụ huynh hỗ trợ nguyên vật liệu làm đồ dùng, đồ chơi. - Giáo viên cần tìm tòi nghiên cứu tài liệu, tích cực học hỏi đồng nghiệp để nắm vững nội dung, phương pháp và có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. Xin chân thành cảm ơn
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_hoat_dong_goc_cho.pptx