SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục Âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non

Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục âm nhạc đối với sự phát triển nhân cách của trẻ. Là một giáo viên trẻ có tâm huyết với nghề. Với mong muốn trẻ lớp mình sẽ hoạt động tích cực trong giờ hoạt động âm nhạc, có khả năng cảm thụ âm nhạc tốt, kỹ năng chơi các trò chơi âm nhạc được thành thạo hơn, bình tĩnh, tự tin và có các kỹ năng biểu diễn tôi đã luôn băn khuăn, trăn trở đặt ra các câu hỏi: Làm thế nào ? làm gì?...để nâng cao chất lượng hoạt động âm nhạc cho trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi tại lớp mình phụ trách. Sau 1 năm nghiên cứu, tìm tòi, áp dụng hệ thống các biện pháp, chất lượng hoạt động âm nhạc của trẻ lớp tôi đã được nâng cao rõ rệt. Vì vậy tôi mạnh dạn được xin phép trao đổi với các chị em đồng nghiệp dưới dạng đề tài sáng kiến kinh nghiệm là: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non”.
doc 30 trang skmamnonhay 09/05/2024 2470
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục Âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục Âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục Âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
 I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
 Trong chương trình giáo dục mầm non, hoạt động giáo dục âm nhạc là một hoạt 
động nghệ thuật hết sức gần gũi với trẻ, là hoạt động được trẻ yêu thích, là nguồn 
cảm hứng mạnh mẽ để trẻ cảm thụ nghệ thuật, là một phương tiện hữu hiệu cho việc 
tổ chức các hoạt động giáo dục ở trường. Đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non âm nhạc là 
một hoạt động giúp trẻ phát triển toàn diện nhất. Thông qua hoạt động âm nhạc trẻ sẽ 
linh họat, mạnh dạn, thông minh qua việc sáng tạo các động tác minh họa kết hợp khi 
hát và rèn luyện cho trẻ khi vận động theo nhạc sẽ thúc đẩy sự vận động cơ thể, sự 
nhanh nhẹn khéo léo, bền bỉ và dẻo dai qua các động tác. Bên cạnh đó giáo dục âm 
nhạc là hoạt động nghệ thuật có tác dụng giáo dục thẩm mỹ, ngoài ra nó còn giúp trẻ 
phát triển trí tuệ, trẻ có khả năng trải nghiệm những cảm xúc trong quá trình cảm thụ 
và thể hiện âm nhạc. Khi nghe nhạc, trẻ cảm nhận được tính chất, tình cảm của âm 
nhạc, ảnh hưởng những trạng thái cảm xúc có trong tác phẩm. Đồng thời âm nhạc 
cũng dẫn dắt trẻ đến với những hiện tượng sống động của đời sống, giúp trẻ hình 
thành sự liên tưởng. Nhịp điệu rắn rỏi của bản hành khúc gợi cho trẻ niềm vui, hào 
hứng phấn khởi. Bài hát êm dịu đưa trẻ đến tình cảm nhẹ nhàng. Âm nhạc còn giúp 
trẻ phát triển ngôn ngữ, phát triển tai nghe và cảm xúc cho trẻ.
 Thực trạng của vấn đề giáo dục âm nhạc trong trường mầm non được giáo viên 
sử dụng một cách có mục đích , phù hợp sáng tạo sẽ tạo cho trẻ sự hứng thú ,sang tạo 
vui tươi.
 Ý nghĩa và tác dụng của việc giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuôi , trẻ mẫu giáo 
rất thích hát hay đung đưa theo giai điệu của bài hát , ngoài ra giáo viên còn cố thể sử 
dụng âm nhạc để ổn định tổ chức hay chuyển các hoạt động , ngoài ra âm nhạc còn 
có thể tích hợp trong các giờ hoạt động hác như: văn học , toán , kể chuyện ..
 Giáo dục âm nhạc có tầm quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ như 
trên. Nên trong hướng dẫn nhiệm vụ năm học của các cấp đã luôn chú trọng trong 
việc giáo dục nghệ thuật cho trẻ. Trong đó, hoạt động giáo dục âm nhạc được xây 
dựng đảm bảo phù hợp với từng lứa tuổi của trẻ, phải lựa chọn ra những bài hát 
dạy trẻ , bài hát cho trẻ nghe, những vận động minh họa hay trò chơi phù hợp với chủ 
đề, có tính giáo dục cao, vừa sức và hấp dẫn trẻ.
 Trong quá trình tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ tại lớp, tôi nhận 
thấy kiến thức và kỹ năng hoạt động âm nhạc của đa số trẻ còn rất hạn chế. Trẻ thiếu 
hụt kiến thức âm nhạc và chưa có nề nếp, thói quen tốt. Khi được hướng dẫn các vận 
 2/30 6. kế hoạch nghiên cứu:
 - Từ 9/2017 đến 10/2017 : chọn đè tài và chuản bị lý luận
 - Từ 10/2017 đến 3/2018 :Tổ chức cho trẻ thục hiện
 - Từ 3/2018 đến 4/2018 phân tích kết quả và viết sang kiến kinh nghiện.
 4/30 hơn. Điều này đã thể hiện rất rõ khi cho trẻ mầm non tiếp xúc với các tác phẩm âm 
nhạc phù hớp với lứa tuổi.
 Với trẻ 5 - 6 tuổi ở lớp tôi thì đây là giai đoạn chuẩn bị cho trẻ vào trường tiểu 
học.Trẻ có khả năng tri giác toàn vẹn hình tượng âm nhạc. Cảm giác tai nghe và kinh 
nghiệm nghe nhạc của trẻ cũng tích lũy được nhiều hơn. Trẻ có thể phân biệt độ cao, 
thấp, của âm thanh, giai điệu đi lên hay đi xuống, độ to, nhỏ, thậm chí cả sự thay đổi 
cường độ âm thanh (mạnh hay yếu), âm sắc của một số nhạc cụ, giọng hát. Sự phối 
hợp giữa tai nghe và giọng hát cũng tốt hơn. Trẻ có thể vận động theo nhạc một cách 
nhịp nhàng, uyển chuyển, có thể di chuyển ở các đội hình khác nhau, động tác truyền 
cảm, đôi khi có sự sáng tạo ở mức độ nhất định. Điều này cho thấy rằng, trong quá 
trình giáo dục âm nhạc cần phải nắm được đặc điểm lứa tuổi chung và chú ý đặc 
điểm cách biệt của từng trẻ.
2. Cơ sở thực tiễn
 - Trường mầm non chúng tôi nằm trên địa bàn ngoại thành Hà Nội. Là ngôi 
trường đạt chuẩn quốc gia năm, nhiều năm liên tục đạt danh hiệu tập thể lao động 
xuất sắc cấp thành phố. Ngôi trường có khung cảnh sư phạm đẹp, sân chơi rộng rãi, 
sạch sẽ, được đầu tư nhiều đồ dùng, đồ chơi và trang thiết bị phục vụ chăm sóc nuôi 
dưỡng giáo dục trẻ
 - Năm học 2017 - 2018 tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công phụ 
trách lớp mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi. Lớp có 2 cô giáo, bản thân tôi đã tốt nghiệp trung 
cấp sư phạm và học liên thông lên đại học sư phạm mầm non, cô giáo cùng lớp cũng 
đã tốt nghiệp lớp cao đẳng sư phạm mầm non.
 - Với số trẻ của lớp là 40 cháu, trong đó có 17 cháu gái và 23 cháu trai.
 - Phụ huynh của trẻ nhiệt tình, quan tâm đến việc học hành của con em mình.
 Với tình hình thực trạng như trên trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã gặp 
một số thuận lợi và khó khăn như sau:
2.1 Thuận lợi :
 - Nhà trường đã đầu tư mua nhiều sách hướng dẫn về cách tổ chức hoạt động 
giáo dục âm nhạc. Lớp rộng rãi, thoáng mát được trang bị tương đối đầy đủ các trang 
thiết bị phục vụ cho hoạt động âm nhạc.
 - Cơ sở vật chất tuy được nhà trường và các cấp lãnh đạo quan tâm đầu tư rất 
nhiều trang thiết bị hiện đại như : máy tính , đàn ocgan, đài đĩa, loa , âm ly ..
 6/30 3. Các biện pháp thực hiện
3.1. Biện pháp 1: Khảo sát đồ dùng, đồ chơiphục vụ cho hoạt động âm nhạc 
 Để nâng cao được chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc của lớp mình thì 
trước hết giáo viên phải nắm được mức độ nhận thức, khả năng cảm thụ âm nhạc và 
các kỹ năng hoạt động âm nhạc của trẻ, biết được số lượng đồ dùng , đồ chơi hiện có 
trong lớp. Để từ đó đưa ra các biện pháp giáo dục trẻ phù hợp nhất. Có kế hoạch bổ 
sung đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động giáo dục âm nhạc kịp thời.
* Cách làm:
 - Ngay từ đầu năm học tôi phối hợp cùng với cô giáo của lớp chia trẻ thành 2 
nhóm và mỗi cô phụ trách 1 nhóm. Tôi và các cô cùng lớp đã tổ chức một số các 
hoạt động giáo dục âm nhạc như: Dạy hát, dạy vận động minh họa, dạy múa, tổ chức 
các trò chơi, biểu diễn văn nghệ để động viên trẻ tham gia. Thông qua các hoạt động 
này tôi và các giáo viên của lớp luôn chú ý quan sát và theo dõi để đánh giá trẻ được 
chính xác. Ngoài ra tôi còn đánh giá khả năng và kỹ năng của trẻ thông qua các hoạt 
động khác trong ngày và trao đổi cùng phụ huynh để nắm rõ đặc điểm của từng trẻ. 
 Khảo sát đồ dùng - đồ chơi phục vụ cho hoạt động giáo dục âm nhạc:
 - Từ đầu tháng 8/2017, tôi đã khảo sát đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động 
giáo dục âm nhạc của lớp. Qua đó để biết được có những đồ dùng gì? Đồ dùng nào 
đã cũ, đồ dùng nào đã hỏng, đồ dùng nào còn thiếu. Sau khi có kết quả khảo sát tôi 
tiến hành xây dựng kế hoạch đề xuất Ban giám hiệu mua và có kế hoạch tự làm một 
số đồ dùng - đồ chơi. 
* Kết quả đạt được: 
 KẾT QUẢ KHẢO SÁT ĐỒ DÙNG – ĐỒ CHƠI
 PHỤC VỤ CHO HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC ĐẦU NĂM 
 (THÁNG 8 – 2017)
 Đồ dùng Đồ dùng Đồ dùng Hướng
 Tên đồ dùng, đồ chơi đồ chơi đồ chơi khắc phục
 STT
 đồ chơi hiện có cần còn thiếu
 (cái) (cái) (cái)
 1 Xắc xô 5 10 5
 2 Trống cơm 3 5 2 Đề xuất BGH đầu tư 
 3 Trống con 2 10 8 mua 5 cái mỗi loại, 
 4 Trống lắc 0 10 10 giáo viên tự làm 5 cái
 Đề xuất BGH đầu tư 7 
 5 Song loan 3 10 7
 cái
 7 Phách tre (đôi) 4 10 6 Giáo viên tự làm 
 8/30 - Với các động tác múa khó cần sự khéo léo, mềm dẻo tôi luôn học hỏi những 
chị em có năng khiếu múa hướng dẫn và tự rèn luyện hàng ngày. 
* Kết quả đạt được: 
 - Bản thân tôi đã có nhiều kinh nghiệm xây dựng kế hoạch giáo dục âm nhạc 
với các nội dung hài hòa, hợp lý phù hợp với độ tuổi.
 - Nắm chắc phương pháp xây dựng kế hoạch giáo dục âm nhạc phù hợp với độ 
tuổi.
 - Hát được những bài hát khó, tiết tấu phức tạp để hát cho trẻ nghe trong các 
giờ hoạt động giáo dục âm nhạc, tham gia biểu diễn các phong trào do trường, địa 
phương, huyện tổ chức.
 - Có kỹ năng xây dựng những động tác múa minh họa phù hợp với tính chất 
bài hát để dạy trẻ.
 - Có nhiều kinh nghiệm trong việc làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ hoạt động 
giáo dục âm nhạc.
3.3. Biện pháp 3: Lựa chọn, sáng tạo các trò chơi âm nhạc, các đồ dùng dụng cụ 
phục vụ cho hoạt động giáo dục âm nhạc.
 Đối với trẻ thơ, trò chơi âm nhạc đã trở thành phương tiện để đem đến cho trẻ 
các yếu tố diễn tả của nghệ thuật âm nhạc, nó có tác dụng mạnh mẽ nhưng lại đến 
với trẻ một cách nhẹ nhàng, thoải mái. Nó có vai trò quan trọng giúp trẻ luyện tai 
nghe nhạc, củng cố ca hát, tạo cảm giác nhịp điệu. Chính vì vậy để tạo sự hứng thú 
và mới mẻ cho trẻ khi tham gia các hoạt động giáo dục âm nhạc, bản thân tôi đã lựa 
chọn, sáng tác, một số trò chơi nhằm làm tăng thêm sự phong phú, hấp dẫn, lôi cuốn 
trẻ. Bên cạnh đó các đồ dùng, dụng cụ âm nhạc cũng có tác dụng rất lớn không thể 
thiếu trong các hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ thơ. Vì vậy tôi đã học hỏi và sáng 
tạo để làm ra các đồ dùng, đồ chơi, dụng cụ âm nhạc, phục vụ cho các hoạt động 
giáo dục trẻ. Trẻ thấy thích thú khi được sử dụng các dụng cụ âm nhạc đó.
 * Cách làm:
 - Lựa chọn các trò chơi âm nhạc: Trong tuyển tập các trò chơi âm nhạc cho trẻ 2-6 
tuổi, có rất nhiều trò chơi âm nhạc cho các độ tuổi. Tôi đã lựa chọn các trò chơi âm 
nhạc có nội dung và cách chơi phù hợp với độ tuổi và đặc điểm của trẻ lớp mình. Trẻ 
lứa tuổi mẫu giáo lớn tai nghe đã rất phát triển, khả năng phản ứng nhanh và vận 
động của trẻ rất nhạy bén. Chính vì vậy các trò chơi âm nhạc cho trẻ mẫu giáo lớn 
phải phù hợp với đặc điểm của trẻ như: Có sự kết nối và suy luận từ 2 đến 3 đối 
tượng, phản xạ nhanh, thể hiện vận động tự chủ phù hợp với giai điệu. Những yêu 
 10/30 
 Hình ảnh trống cơm tự tạo bằng hộp sữa 
Ví dụ: Làm lục lạc:
 - Nguyên liệu: Lon bia, lon nước ngọt, kéo, đề can màu.
 - Cách làm: Dùng kéo cắt ở giữa lon bia làm đôi, cho những viên sỏi nhỏ vào 
trong và ghép 2 phần vừa cắt lại với nhau. Lấy đề can màu bọc phần thân lại sau đó 
dùng đề can màu cắt hoa trang trí xung quanh cho đẹp.
 - Cách sử dụng: Khi dùng lấy lục lạc lắc theo nhịp của giai điệu bài hát.
 Hình ảnh lục lạc tự tạo bằng lon bia 
 12/30 thì giáo viên cần phải luôn chú trọng được nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục 
âm nhạc trong tất cả các hoạt động học tập và vui chơi.
* Cách làm:
 - Lựa chọn nội dung cho phù hợp: Khi tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc 
cho trẻ trong giờ học tôi luôn chú ý lựa chọn nội dung hoạt động giáo dục sao cho 
phù hợp với khả năng vừa sức với trẻ của lớp mình.
 + Với những loại tiết có nội dung trọng tâm là: Dạy hát các bài hát dài, khó 
hát. Nội dung kết hợp tôi sẽ lựa chọn bài nghe hát và trò chơi có nội dung giáo dục 
nhẹ nhàng, ngắn gọn không gây quá sức cho trẻ. Bên cạnh đó tôi luôn thay đổi trình 
tự tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc để gây sự hứng thú tránh nhàm chán cho trẻ 
như: Tôi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi trước sau đó mới đến nội dung trọng tâm dạy 
hát và cuối cùng là nghe hát. 
 Ví dụ: Tổ chức hoạt động học - giáo dục âm nhạc chủ đề: Thực vật
 - Nội dung trọng tâm: Dạy hát: Em yêu cây xanh (Tác giả Hoàng Văn Tiến)
 - Nội dung kết hợp: Nghe hát: Cây trúc xinh (Dân ca quan họ Bắc Ninh)
 Trò chơi: Những âm thanh vui nhộn
 Với đề tài này tôi sẽ tổ chức trò chơi “Những âm thanh vui nhộn” trước, khi 
chơi trò chơi này trẻ sẽ ngồi vòng tròn và lắc dụng cụ âm nhạc theo độ nảy mạnh 
nhẹ, lăn nhanh chậm của quả bóng. Tiếp theo tôi tổ chức hoạt động dạy hát bài “Em 
yêu cây xanh”. Bài hát này dài, nhiều câu và khó hát. Lúc này trẻ đã rất thích thú sau 
khi được chơi trò chơi nên trẻ sẽ học hát rất nhanh và tích cực. Cuối cùng tôi cho trẻ 
cùng xem và lắng nghe nghệ sĩ gẩy đàn bầu giai điệu bài hát “Cây trúc xinh” và tôi 
hát cho trẻ nghe. Trẻ rất hứng thú và tích cực tham gia các hoạt động. Kết quả của 
hoạt động giáo dục âm nhạc trên trẻ rất tốt.
 + Với những loại tiết có nội dung trọng tâm là: Dạy hát các bài hát ngắn và dễ 
hát thì nội dung kết hợp tôi sẽ lựa chọn bài nghe hát và trò chơi yêu cầu trẻ cao hơn, 
trẻ phải tích cực hoạt động hơn. Với loại tiết này tôi sẽ tổ chức nôi dung trọng tâm 
trước là dạy hát sau đó cho trẻ nghe hát và cuối cùng là chơi trò chơi.
 + Với những loại tiết có nội dung trọng tâm là: Dạy múa, dạy vận động minh 
họa các bài hát dài, nhiều động tác khó thì nội dung kết hợp tôi chỉ tổ chức một nội 
 14/30

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_hoat_dong_giao_duc.doc