SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động dạy hát dân ca cho trẻ mầm non 5 tuổi

Để triển khai thực hiện tốt và đáp ứng được những mục tiêu, yêu cầu về sự phát triển chung và nhất là lĩnh vực giáo dục nghệ thuật cho trẻ mầm non 5 - tuổi về hoạt động dạy hát dân ca, rất cần có những nghiên cứu đề xuất các biện pháp khả thi, hữu hiệu thúc đẩy hiệu quả hoạt động dạy hát dân ca cho trẻ mầm non 5 tuổi. Là một cán bộ quản lý công tác chuyên môn, tôi luôn băn khoăn và tìm biện pháp để thúc đẩy chất lượng hoạt động dạy hát dân ca cho trẻ mầm non 5 tuổi tại trường Mầm non Hoa Hồng - đơn vị tôi đang công tác. Giúp các giáo viên nhận thức tốt vai trò quan trọng của việc dạy hát dân ca, tìm ra những phương pháp giảng dạy hấp dẫn sáng tạo góp phần đem lại cho cô và trẻ giờ học hát dân ca đầy hứng thú và có kết quả cao, để trẻ mầm non có thêm nhiều cảm xúc tốt và hiểu biết hơn về phong tục tập quán của các vùng miền từ đó giáo dục trẻ về lòng tự hào văn hóa dân tộc và để những lời hát dân ca tiếp tục được nuôi dưỡng, trân trọng gìn giữ và lưu truyền cho các thế hệ mai sau tôi mạnh dạn chọn đề tài “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động dạy hát dân ca cho trẻ mầm non 5 tuổi” từ đó áp dụng khả thi trên địa bàn huyện Krông Ana.
doc 29 trang skmamnonhay 09/05/2024 2071
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động dạy hát dân ca cho trẻ mầm non 5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động dạy hát dân ca cho trẻ mầm non 5 tuổi

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động dạy hát dân ca cho trẻ mầm non 5 tuổi
 Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động dạy hát dân ca cho trẻ MN 5 tuổi
 -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 --
các giáo viên nhận thức tốt vai trò quan trọng của việc dạy hát dân ca, tìm ra 
những phương pháp giảng dạy hấp dẫn sáng tạo góp phần đem lại cho cô và trẻ 
giờ học hát dân ca đầy hứng thú và có kết quả cao, để trẻ mầm non có thêm 
nhiều cảm xúc tốt và hiểu biết hơn về phong tục tập quán của các vùng miền từ 
đó giáo dục trẻ về lòng tự hào văn hóa dân tộc và để những lời hát dân ca tiếp 
tục được nuôi dưỡng, trân trọng gìn giữ và lưu truyền cho các thế hệ mai sau tôi 
mạnh dạn chọn đề tài “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động dạy hát 
dân ca cho trẻ mầm non 5 tuổi” từ đó áp dụng khả thi trên địa bàn huyện Krông 
Ana.
 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:
 Mục tiêu: Nâng cao chất lượng hoạt động dạy hát dân ca cho trẻ mầm non 
5 tuổi.
 Nhiệm vụ: Đánh giá thực trạng hoạt động dạy hát dân ca cho trẻ mầm non 
5 tuổi, đề ra giải pháp nhằm:
 - Giúp trẻ có kỹ năng cảm thụ âm nhạc tốt hơn, mạnh dạn, tự tin khi thể 
hiện các bài hát dân ca.
 - Tuyên truyền để mọi người hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của dân ca 
– nét đẹp văn hóa tinh thần con người Việt Nam
 3. Đối tượng nghiên cứu:
 Biện pháp nhằm thúc đẩy chất lượng hoạt động dạy hát dân ca cho trẻ mầm 
non 5 tuổi.
 4. Phạm vi nghiên cứu.
 Trẻ mầm non 5 tuổi tại trường Mầm non Hoa Hồng, xã Băng Adrênh, 
huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk trong năm học 2015 - 2016
 5. Phương pháp nghiên cứu.
 Để thực hiện nghiên cứu đề tài này, tôi đã sử dụng một số phương pháp 
như:
 Phương pháp nghiên cứu lý luận: Thông qua việc nghiên cứu tài liệu để 
nâng cao kiến thức và hiểu biết sâu hơn về các vấn đề liên quan đến đề tài 
nghiên cứu. Từ đó có được cơ sở lý luận để thực hiện đề tài.
 Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế: Tiến hành phỏng vấn đối với từng 
giáo viên và học sinh sau đó dựa vào phiếu điều tra để chấm điểm, tổng hợp 
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 2
Nguyễn Thị Mến Thương – Trường MN Hoa Hồng Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động dạy hát dân ca cho trẻ MN 5 tuổi
 -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 --
 Trẻ có khả năng ghi nhớ các giai điệu bài hát và thể hiện lại theo sự hứng 
thú của trẻ. Không chỉ ở trong lớp mà ở mọi nơi trong cuộc sống đời thường 
nhiều trẻ vừa đi vừa hát rất vô tư, rất tự nhiên những giai điệu bài hát dân ca. Vì 
giọng hát của cô là cơ sở để trẻ bắt chước nên cô cần hát thật chuẩn xác về cao 
độ, ca từ, giai điệu và diễn cảm thật phù hợp với bài dân ca.
 Ở độ tuổi mầm non hệ thống dây thanh quản ngắn, lưỡi hình thành chưa 
hoàn chỉnh. Sự phát triển sinh lý của trẻ về tai nghe và trí nhớ âm nhạc chưa 
hoàn thiện nên trẻ khó có thể hát và nghe tốt các bài hát dân ca khó. Vì vậy giáo 
viên cần nắm bắt được điều này để lựa chọn các bài hát dân ca phù hợp với độ 
tuổi của trẻ.
 Trẻ được sử dụng nhạc cụ gõ đệm theo bài hát, làm quen với tiết tấu âm 
nhạc từ đó phát triển âm nhạc. Tuy nhiên cấu trúc các làn điệu dân ca tương đối 
phức tạp, có nhiều nốt luyến láy, đảo phách..khó có thể biểu diễn theo tiết tấu vì 
thế giáo viên mầm non có vai trò rất quan trọng, cần có khả năng hát dân ca tốt, 
nâng cao khả năng múa của mình để hướng dẫn trẻ trong việc minh họa các bài 
hát.
 Trong khi tập hát, nghe hát hoặc đàm thoại, trẻ cảm nhận âm thanh tiết tâu 
để biểu diễn, thể hiện tính chất sắc thái của bài hát. Khi nhảy múa vận động theo 
nhạc, trẻ được rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo và mềm dẻo. Các hoạt động 
này giúp trẻ phát triển trí tuệ và thể chất.
 Cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi tiếp xúc với âm nhạc giàu tính đân tộc cả về lời ca 
và âm thanh là một việc rất cần thiết để hình thành cơ sở những năng khiếu thẩm 
mỹ âm nhạc dân tộc cho trẻ. Bởi vì lúc còn được bế trên tay mẹ, được bà bồng 
trong lòng, trẻ đã được nghe những làn điệu êm dịu, nhẹ nhàng trìu mến của 
những bài hát ru, được chơi đùa cùng với những bài đồng dao. Dân ca gắn bó 
với trẻ như thế thì những giáo viên mầm non cần coi trọng và nâng cao chất 
lượng dạy hát dân ca trong các giờ hoạt động âm nhạc. 
 2. Thực trạng 
 Trường Mầm non Hoa Hồng là một đơn vị trường đạt chuẩn Quốc gia cấp 
độ I. Đơn vị có rất nhiều thành tích trong các hoạt động của Ngành từ hoạt động 
chuyên môn đến mọi hoạt động phong trào khác..
 Theo điều tra trên 18 giáo viên với 15 bài hát dân ca của chương trình giáo 
dục âm nhạc cho trẻ thì có: 
 - 11% giáo viên không biết
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 4
Nguyễn Thị Mến Thương – Trường MN Hoa Hồng Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động dạy hát dân ca cho trẻ MN 5 tuổi
 -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 --
 Với những giai điệu, tiết tấu...độc đáo của dân ca, giúp trẻ dễ dàng cảm 
nhận và nảy sinh tình yêu âm nhạc, hứng thú và có nhu cầu hoạt động âm nhạc
 Thông qua việc cho trẻ mầm non tiếp xúc với làn điệu dân ca góp phần bảo 
tồn và phát huy di sản âm nhạc dân gian nói chung và dân ca nói riêng, tạo điều 
kiện cho dân ca có sức sống bền vững trong đời sống nhân dân.
 Hạn chế: 
 Hầu hết giáo viên trong trường đều là nữ, trong độ tuổi sinh đẻ, tuổi cao, 
do hoàn cảnh gia đình nên việc tham gia đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn để nâng 
cao trình độ âm nhạc có lúc chưa thường xuyên. Vì vậy, mặc dù nhà trường có 
sự quan tâm chỉ đạo đối với công tác nâng cao năng lực chuyên môn cho đội 
ngũ giáo viên, song năng lực chuyên môn nghiệp vụ một số giáo viên, nhất là 
giáo viên người đồng bào dân tộc thiểu số có mặt còn hạn chế.
 Các bài dân ca thuộc nhiều vùng miền nên giáo viên rất khó thể hiện đúng 
chất giọng và ca từ của các vùng miền đó, rất khó truyền tải tốt các bài dân ca 
khác vùng miền cho trẻ cảm nhận.
 Nhà trường thiếu các trang phục biểu diễn và dụng cụ âm nhạc nên giáo 
viên bị hạn chế trong việc truyền tải âm nhạc đến với trẻ.
 2.3. Mặt mạnh - mặt yếu
 Mặt mạnh: 
 Bậc học mầm non đang rất chú trọng tới các hoạt động văn hóa mang đậm 
bản sắc dân tộc do vậy các hoạt động cho trẻ hát dân ca, làm quen với các bài ca 
dao, đồng dao rất được khích lệ thực hiện.
 Kho tàng ca dao, dân ca rất đa dạng phong phú. Các giải pháp của đề tài 
đặt ra phù hợp với tình hình thực tiễn nhà trường, đã giải quyết thực trạng, yêu 
cầu đặt ra về nâng cao chất lượng hoạt động dạy hát dân ca cho trẻ 5 tuổi
 Mặt yếu: 
 Tuy nhiên đây là những giải pháp mang tính lâu dài, cần được thực hiện 
thường xuyên, liên tục; trong khi đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên thường 
xuyên được luân chuyển, tuyển dụng mới nên kết quả đạt được chưa thật sự toàn 
diện
 Do phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ giới hạn trong phạm vi đối tượng 
nghiên cứu là trẻ 5tuổi tại trường Mầm non Hoa Hồng nên kết quả nghiên cứu 
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 6
Nguyễn Thị Mến Thương – Trường MN Hoa Hồng Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động dạy hát dân ca cho trẻ MN 5 tuổi
 -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 --
 Phụ huynh đa số thích nghe và hát dân ca nhưng do điều kiện và môi 
trường sống nên ít khi họ cho con được nghe – hát dân ca.
 2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng 
 Qua thực tế điều tra, khảo sát thực trạng như: Phát phiếu điều tra, thăm dò 
cho ban giám hiệu, cho giáo viên, cho phụ huynh. Đi dự giờ dạy dân ca cho trẻ 
tại các nhóm lớp. Trực tiếp lên tiết dạy dân ca cho trẻ.
 Kết quả như sau: 
 - Về trình độ đào tạo của giáo viên:
 Trình độ đào tạo
 Giáo 
 Năm học ĐH CĐ TC SC
 viên
 SL % SL % SL % SL %
 2014 - 2015 18 11 61 2 11 5 28 0 0
 - Khả năng âm nhạc của giáo viên:
 Khả năng Sử dụng nhạc cụ Hát Múa
 Chất lượng Tốt Khá TB Tốt Khá TB Tốt Khá TB
 18 giáo viên 0 8 10 12 5 1 11 6 2
 * Nhận xét: Theo điều tra, ta thấy rằng hầu hết các giáo viên trong trường 
đều có khả năng, hát múa và sử dụng nhạc cụ một cách cơ bản. Song, vẫn còn 
một số ít giáo viên chưa thể sử dụng được nhạc cụ và múa được tốt vì những lý 
do cá nhân (năng khiếu, thời gian, tuổi đời)
 - Khả năng hát dân ca của giáo viên:
 Phong cách
 Chất giọng
 Nét mặt Điệu bộ Động tác minh họa Trang phục
 40% 80 70 61% 30%
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 8
Nguyễn Thị Mến Thương – Trường MN Hoa Hồng Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động dạy hát dân ca cho trẻ MN 5 tuổi
 -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 --
phát âm sai thì trẻ cũng có thể bắt chước cách phát âm sai ấy. Vì vậy, giáo viên 
phải tìm hiểu đặc điểm dân ca các vùng miền, cấu trúc, ca từ và giai điệu của các 
bài dân ca trước khi giới thiệu cho trẻ. Nhưng do điều kiện sống và môi trường 
làm việc nên một số giáo viên không có nhiều thời gian, điều kiện học tập rèn 
luyện nâng cao khả năng hát dân ca. 
 Việc thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy hát dân ca nhằm mục 
đích không chỉ đơn thuần cung cấp các hiểu biết, kiến thức, kĩ năng thực hành 
âm nhạc mà còn giúp trẻ có được môi trường trải nghiệm mở rộng những hiểu 
biết, ứng xử văn hóa, tạo tiền đề cho trẻ bước vào bậc học Tiểu học.
 Hy vọng rằng quá trình tiếp tục nghiên cứu và mở rộng phạm vi ứng dụng 
kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ không ngừng nâng cao hiệu quả, chất lượng 
hoạt động giáo dục dân ca trong hoạt động âm nhạc, trong sự tích hợp với các 
nội dung, lĩnh vực giáo dục ở trường mầm non và đồng thời cũng hài hòa trong 
hệ thống nội dung chương trình giáo dục trẻ. Đáp ứng những yêu cầu và nhiệm 
vụ của bậc học mầm non, tạo tiền đề vững chắc cho các bậc học tiếp theo trong 
nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công 
nghiệp hóa - hiện đại hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế. 
 3. Giải pháp, biện pháp.
 Với thực trạng đặt ra ở trên, tôi có một số biện pháp để giải quyết vấn đề.
 Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn
 Biện pháp 2: Giúp giáo viên tự tin, mạnh dạn khi thể hiện các bài hát dân 
ca cho trẻ mầm non.
 Biện pháp 3: Rèn kỹ năng hát dân ca cho trẻ.
 Biện pháp 4: Đổi mới nội dung và phương pháp dạy hát dân ca cho trẻ
 Biện pháp 5: Lồng ghép dạy dân ca vào các hoạt động của trẻ hằng ngày.
 Biện pháp 6: Xây dựng môi trường tạo cảm xúc cho trẻ hứng thú hoạt động 
hát dân ca
 3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
 - Khắc phục khó khăn của giáo viên mầm non khi hát dân ca cho trẻ nghe. 
Giúp giáo viên tự tin hơn khi đưa dân ca đến với trẻ.
 - Giúp giáo viên tiếp cận với cách thức và phương pháp dạy dân ca mới.
 - Tạo cho trẻ hứng thú, ngày càng yêu thích các làn điệu dân ca.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 10
Nguyễn Thị Mến Thương – Trường MN Hoa Hồng

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_hoat_dong_day_hat.doc