SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm quen chữ cái

Làm quen với chữ cái là một phần, một bộ phận của việc phát triển ngôn ngữ trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi, do đó làm quen với chữ cái nó có ý nghĩa quan trọng việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Trước hết làm quen với chữ cái là rèn luyện khả năng nghe, khả năng phát âm, khả năng hiểu ngôn ngữ tiếng việt.
Năm học 2022-2023 Tôi được nhà trường phân công giảng dạy lớp 5 tuổi A3. Tôi thấy đa số trẻ cũng đã tích cực trong việc trẻ làm quen với chữ cái, cùng được phụ huynh nhiệt tình hỗ trợ trẻ học ôn bài ở nhà. Song không vì thế mà đa số trẻ đều cảm thấy hào hứng với hoạt động này. Do đó trong quá trình giảng dạy cũng như việc truyền thụ những kiến thức kỹ năng cho trẻ làm quen với chữ cái tôi thấy: Khả năng ghi nhớ và yêu thích học tốt chữ cái của trường tôi nói chung và lớp 5 tuổi Tôi phụ trách nói riêng, vẫn còn nhiều hạn chế, kết quả trên tiết học chỉ đạt 40-50%.
Do vậy là giáo viên dạy trẻ 5 tuổi tôi đã nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc trẻ làm quen với chữ cái. Từ đó tôi đã đi sâu nghiên cứu và tìm ra "Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi làm quen chữ cái " và cùng phụ huynh giúp các con cảm thấy thoải mái, dễ nhớ các chữ cái hơn.
doc 19 trang skmamnonhay 26/07/2024 790
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm quen chữ cái", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm quen chữ cái

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm quen chữ cái
 2
phải là đưa chương trình tiếng việt của lớp 1 vào dạy mà ở đây trẻ mẫu giáo 5 
tuổi được sử dụng các yếu tố vui chơi và các nhiệm vụ học tập sáng tạo thông 
qua các hoạt động học tập. Vì các con đang quen với việc học thông qua các 
hoạt động vui chơi tích hợp. 
 Tôi nhận thấy rằng trẻ làm quen với chữ cái không phải là việc dễ làm, nó đòi 
hỏi người giáo viên phải kiên trì, chịu khó biết vận dụng những linh hoạt, sáng 
tạo trong quá trình lên lớp để trẻ lĩnh hội đầy đủ kiến thức của bộ môn chữ cái.
 Làm quen với chữ cái là một phần, một bộ phận của việc phát triển ngôn ngữ 
trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi, do đó làm quen với chữ cái 
nó có ý nghĩa quan trọng việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Trước hết làm quen 
với chữ cái là rèn luyện khả năng nghe, khả năng phát âm, khả năng hiểu ngôn 
ngữ tiếng việt. 
 Năm học 2022-2023 Tôi được nhà trường phân công giảng dạy lớp 5 tuổi A3. 
Tôi thấy đa số trẻ cũng đã tích cực trong việc trẻ làm quen với chữ cái, cùng 
được phụ huynh nhiệt tình hỗ trợ trẻ học ôn bài ở nhà. Song không vì thế mà đa 
số trẻ đều cảm thấy hào hứng với hoạt động này. Do đó trong quá trình giảng 
dạy cũng như việc truyền thụ những kiến thức kỹ năng cho trẻ làm quen với chữ 
cái tôi thấy: Khả năng ghi nhớ và yêu thích học tốt chữ cái của trường tôi nói 
chung và lớp 5 tuổi Tôi phụ trách nói riêng, vẫn còn nhiều hạn chế, kết quả trên 
tiết học chỉ đạt 40-50%.
 Do vậy là giáo viên dạy trẻ 5 tuổi tôi đã nhận thức rõ được tầm quan trọng 
của việc trẻ làm quen với chữ cái. Từ đó tôi đã đi sâu nghiên cứu và tìm ra "Một 
số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi làm 
quen chữ cái " và cùng phụ huynh giúp các con cảm thấy thoải mái, dễ nhớ các 
chữ cái hơn.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
 Tôi chọn đề tài này với mục đích nhằm tìm ra những biện pháp nâng cao chất 
lượng hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi làm quen chữ cái. Được tốt hơn, 
đồng thời phát triển tính mạnh dạn, tự tin, hứng thú khi tham gia vào hoạt động.
3. Đối tượng nghiên cứu:
 “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 
làm quen chữ cái”.
4. Đối tượng khảo sát thực nghiệm:
 Tại lớp 5 tuổi A4 khu mẫu giáo thôn 6 nơi tôi đang công tác.
 - Tổng số trẻ là 21 trẻ trong đó: Trẻ nam là: 11 trẻ. Trẻ nữ là: 10 trẻ. 4
ba trăm học sinh thuộc các độ tuổi từ 2- 5 tuổi. Điểm trường chính nằm tại khu 
thôn 3 xã Thuần Mỹ, Huyện Ba Vì thành phố Hà Nội. Bằng sự nỗ lực cố gắng 
của cán bộ quản lý, các giáo viên, nhân viên trong trường, nhà trường đã dành 
được rất hiều bằng khen trong các năm học vừa qua.
 Cùng với sự lãnh đạo tài tình của các đồng chí cán bộ quản lý trong năm học 
vừa qua nhà trường cũng đã đạt được một số thành tựu to lớn trong công tác 
chăm sóc sóc giáo dục trẻ nói riêng và các phong trào thi đua, đoàn thể nói 
chung của nhà trường. Đội ngũ cán bộ quản lý của trường luôn quan tâm hướng 
dẫn các cô sử dụng phần mềm công nghệ thông tin để soạn giảng cho trẻ dễ hiểu 
dễ hình dung, cảm thấy thích thú khi học ở nhà.
 Một trong những khó khăn của nhà trường hiện nay đó chính là vấn đề cơ sở 
vật chất của nhà trường, trường chưa có khu trung tâm chính, một số điểm 
trường diện tích lớp học còn nhỏ hẹp, cơ sở vật chất vẫn còn hạn chế. Tuy nhiên 
nhà trường cùng đội ngũ giáo viên luôn cố gắng, đoàn kết cùng góp phần đưa 
nhà trường đi lên và phát triển từng ngày.
 Vào đầu tháng 9 năm 2022 tôi được phân công giảng dạy lớp 5 tuổi với số 
lượng trẻ là 21 trẻ, tôi thấy có một số thuận lợi và khó khăn sau:
2.1. Thuận lợi:
 Được chỉ đạo sát xao về chuyên môn của phòng giáo dục Huyện và sự quan 
tâm tạo điều kiện mọi mặt của Ban Giám Hiệu nhà trường và giáo viên được bồi 
dưỡng hè về nhiệm vụ năm học mới.
 Bản thân tôi được Ban Giám Hiệu giao nhiệm vụ là giáo viên giảng dạy lớp 5 
tuổi. Từ khi thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non mới tôi tổ chức các hoạt 
động học theo hướng lấy trẻ làm trung tâm và trẻ được dần làm quen với 
phương pháp dạy học tiên tiến đó là steam trẻ được hoạt động học tích cực, được 
tìm tòi khám phá được rèn các kỹ năng tự phục vụ bản thân ...
 Được nhà trường cung cấp đủ tài liệu thực hiện chương trình
 Có ý thức học tập chuyên môn, học hỏi trao đổi, trau dồi kiến thức kinh 
nghiệm cùng đồng nghiệp. Tổ chuyên môn luôn sẵn sàng hỗ trợ về công nghệ 
thông tin qua các bài video, powerpoint khi soạn giảng.
2.2. Khó khăn:
 Ngoài những thuận lợi nêu trên thì tôi cũng gặp 1 số khó khăn như sau:
 - Phòng học còn trật hẹp, đồ dùng, đồ chơi còn thiếu, sáng tạo chưa 
nhiều, chưa phong phú, tính thẩm mỹ chưa cao. Phòng chức năng chưa có: Chưa 6
 Dựa vào những kết quả khảo sát trên tôi đã lựa chọn một số biện pháp 
như sau để nâng cao chất lượng hoạt động làm chữ cái cho trẻ.
3. Những biện pháp chủ yếu của đề tài. 
3.1. Biện pháp 1: Gây hứng thú cho trẻ trên hoạt động "Làm quen chữ cái"
3.2. Biện pháp 2: Tạo môi trường "Làm quen chữ cái" 
3.3. Biện pháp 3: Tổ chức trên tiết học:
3.4. Biện pháp 4: Dạy trẻ làm quen với chữ cái qua trò chơi
3.5. Biện pháp 5: Lồng ghép tích hợp các môn học khác 
3.6. Biện pháp 6: Cho trẻ làm quen với chữ cái ở mọi lúc, mọi nơi.
7. Biện pháp: Phối hợp với phụ huynh:
4. Những biện pháp thực hiện từng phần.
4.1: Biện pháp 1: Gây hứng thú cho trẻ trên hoạt động "Làm quen chữ cái"
 Giáo dục bắt đầu từ đứa trẻ, trẻ là trung tâm của mọi hoạt động. Muốn đạt 
được mục tiêu đó trước tiên tôi phải chú ý đến đặc điểm tâm sinh lý của trẻ.. 
Nếu như cô giáo cứ ép buộc trẻ ngồi học một cách tuân thủ như một học sinh 
tiểu học hoặc một tiết dạy không có sáng tạo, dập khuôn chưa có hình thức đổi 
mới còn theo phương pháp cũ dẫn đến trẻ uể oải trong tiết học phân tán tư 
tưởng, nhàm chán, tiếp thu bài hạn chế. Và tôi đã tìm ra một số giải pháp gây sự 
hứng thú cho trẻ đó là: Trước hết là chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cho cô và trẻ vì đồ 
dùng rất cần thiết, trẻ mẫu giáo suy nghĩ bằng hình thức tư duy hình tượng, tư 
duy gắn liền với tình cảm. Trẻ ghi nhớ những gì gây ấn tượng mạnh, một câu 
chuyện hấp dẫn hay một bức tranh đẹp mới lạ .... Chính vì thế, khi dạy một tiết 
"Làm quen chữ cái" tôi cho rằng: Đồ dùng trực quan là yếu tố đầu tiên yêu cầu 
điểm đặc biệt phải bảo đảm an toàn.
 Bước đầu trẻ được làm quen với từng chữ cái có trong nhóm chữ và trẻ được 
lần lượt làm quen các chữ qua vật chất, tranh ảnh mà trong đó có chứa một chữ 
cái mà chúng ta định cho trẻ làm quen.
 Ví dụ: Trẻ làm quen với chữ g, y (chủ đề phương tiện giao thông).
 Trước tiên là cách vào bài đã gây sự hứng thú đối với trẻ, tôi cho cả lớp đọc 
thơ "Cô dạy con". 
 "Mẹ, Mẹ ơi cô dạy
 Bài phương tiện giao thông 
 Máy bay bay đường không 8
4.3. Biện pháp 3: Tổ chức trên tiết học:
 Một yêu cầu đặt ra đối với giáo viên khi cho trẻ "Làm quen chữ cái" là các 
kiến thức khi truyền thụ đến trẻ phải hết sức ngắn gọn, tuyệt đối tránh hình thức, 
dập khuôn, luôn sáng tạo đổi mới vì thế trước khi lên lớp một tiết dạy "Làm 
quen chữ cái" tôi phải chuẩn bị đồ dùng, soạn bài và nghiên cứu kỹ bài soạn. 
Nắm rõ yêu cầu của bài dạy chọn trò chơi phù hợp với nguyên tắc động - tĩnh 
phù hợp với chủ đề. 
 Ví dụ: Cho trẻ làm quen với chữ b, d, đ chủ đề "Mùa xuân" tôi giới thiệu: 
Hôm nay chúng mình tổ chức hội hoa xuân, các loài hoa về dự hội rất là đông 
đủ. Nào chúng mình cùng xem có những loài hoa gì? (Trẻ đi và hát bài "Màu 
hoa" sau đó kể tên hoa hồng, hoa đào, hoa phù dung, hoa cánh bướm.... lần lượt 
đưa từng tranh ra cho trẻ xem tranh hoa bướm và trẻ làm quen với chữ d).
 Hình ảnh 3: Tiết học làm quen chữ cái
4.4. Biện pháp 4: Dạy trẻ làm quen với chữ cái qua trò chơi
 Dựa vào đặc điểm của trẻ mẫu giáo là hay bắt chước và dạy nói cho trẻ dựa 
trên hình thức nói theo cô, trẻ chưa biết phân tích cách cấu tạo về âm. Do đó có 
nhiều lỗi phát âm trong tiếng việt. Chính vì vậy cô giáo cần xây dựng các trò 
chơi luyện phát âm đúng các âm phù hợp. 
 Ví dụ: Các trò chơi "Bắt chước tiếng kêu của các con vật" để rèn luyện 
phát âm cho trẻ như: Gà con kêu "chiếp chiếp", ếch kêu " ộp ộp", vịt con kêu 
"vít vít"... Để trẻ phát âm theo cô một cách tự nhiên và cô không cần phải giải 
quyến cho trẽ cách khép môi, bật hơi. 
 Trò chơi cũng không thể thiếu trong tiết học này tôi lựa chọn trò chơi cho 
phù hợp với bài hát "Màu hoa" sau đó kể tên hoa hồng, hoa đào, hoa phù dung, 
hoa cánh bướm".... Lần lượt tôi đưa từng trang cho trẻ xem tranh hoa bướm và 
trẻ làm quen với chữ b. Hoa phù dung để trẻ được làm quen với chữ d và hoa 
đào được làm quen với chữ đ. Tôi lựa chọn trò chơi cho phù hợp với chủ điểm 
có những trò chơi như tìm chữ cái trong câu đố. Đi chợ tết. Tổ chức tìm tên các 
loại hoa có chứa chữ cái vừa học.
* Cách hướng dẫn trò chơi: 
 Trò chơi tìm tên các loại hoa có chữa chữ cái b, d, đ "Mùa xuân đến cho 
chúng mình được đi chơi ở những đâu?" (Được đi xem pháo hoa, đi công viên) 
trong công viên có rất nhiều loại hoa bây giờ cô cho các con đọc bài "Rềnh rềnh 
ràng ràng" đến các loại hoa nào các con đoán hoa đó và giơ tranh lô tô đọc to 
chữ cái chúng mình vừa học. 10
một bài thơ có các nhân vật, sự vật, con vật có tên gọi trong đó có chứa chữ cái 
mà cô định cho trẻ làm quen. Ví dụ: Câu chuyện "Sự tích Hồ Gươm" cô kể cho 
trẻ nghe câu chuyện sau đó đưa tranh "Rùa vàng" ra cho trẻ lên rút chữ cái đã 
được học. Hôm nay cô sẽ dạy các con chữ cái V và R.
* Tích hợp môn âm nhạc 
 Và cũng như trên một tiết học giáo viên đưa bộ môn âm nhạc vào cũng 
không thể thiếu bởi nó có tính chất vui nhộn với bộ môn làm quen với chữ cái 
tôi thường chọn những bài hát phù hợp với loại tiết và phù hợp với từng chủ 
điểm. Ví dụ: Nhóm chữ o, ô, ơ tôi cho trẻ hát và vận động bài "chữ o tròn". Chữ 
o là chữ o tròn như vầng trăng đêm rằm chiếu sáng chữ ô là chữ ô cô dạy chúng 
em biết được bài khác. Qua những bài hát đó tăng thêm sự chú ý ở trẻ.
* Tích hợp môn môi trường xung quanh:
 Môi trường xung quanh tạo cho trẻ cảm giác gần gũi và nhất là tiết chữ cái, 
muốn cho trẻ làm quen chữ cái một cách hiệu quả phải có tranh ảnh, mô hình vật 
thật có chứa các chữ cái mà cô định cho trẻ làm quen mà những cái đó đều xuất 
phát từ môi trường xung quanh. Ví dụ: Khi dạy một tiết chữ cái h, k. Tôi cho trẻ 
tìm hiểu chữ h qua từ "Hoa hồng" trẻ được quan sát bông hoa, trẻ nói rõ cấu tạo, 
đặc điểm hương thơm, màu sắc của loại hoa....
* Tích hợp bộ môn tạo hình:
 Sau khi trẻ đã hoạt động nhiều thì môn tạo hình rất phù hợp với trạng thái 
tĩnh. Tôi cho trẻ màu khoảng trống có chứa các chữ cái gì đó theo yêu cầu của 
cô hoặc trẻ được cắt ra dán, xé dán các chữ cái.
* Tích hợp bộ môn làm quen với Toán
Trẻ được đếm và ghi nhớ kết quả số lượng các nét để tạo thành 1 chữ cái
Ví dụ: Cô yêu cầu trẻ tìm 2 nét để tạo thành chữ Y: 
 Hình ảnh 5: Tích hợp toán trong giờ học chữ cái
 4.6. Biện pháp 6: Cho trẻ làm quen với chữ cái ở mọi lúc, mọi nơi.
 Các hoạt động ngoài giờ học cũng góp phần rất lớn vào việc cho trẻ làm quen 
với chữ cái. Việc làm quen với chữ cái ở đây nhằm thoả mãn nhu cầu giải trí cho 
trẻ, bổ sung nhiều mặt về kiến thức của các tiết học trên lớp, giúp trẻ hiểu sâu và 
nhớ lâu các chữ cái đã làm quen, biết cách phát âm đúng, không nói ngọng, 
không nói tiếng địa phương. Từ đó giúp trẻ trau dồi kiến thức chữ cái của mình.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_hoat_dong_cho_tre.doc