SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động âm nhạc lứa tuổi mẫu giáo 5-6 tuổi

Trong hệ thống giáo dục quốc dân thì giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên đặt nền móng cho sự phát triển của trẻ ở các giai đoạn tiếp theo. Mục đích của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển một cách toàn diện, hình thành những cơ sở đầu tiên cho nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Muốn thực hiện được mục tiêu đó, giáo viên phải tổ chức hướng dẫn cho trẻ tham gia vào các loại hình hoạt động phong phú, đa dạng trong đó phải kể đến hoạt động giáo dục âm nhạc. Âm nhạc là một trong những bộ môn nghệ thuật giáo dục con người, nhất là đối với trẻ.
Thật vậy, bởi mỗi người chúng ta ngay từ khi mới sinh ra đã được nghe những lời ru, tiếng hát, câu hò... của bà, của mẹ. Chính từ cái nôi đầu tiên ấy đã đưa tâm hồn trẻ thơ hòa vào âm nhạc. Đối với trẻ, âm nhạc dường như là một thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc thăng hoa. Âm nhạc có sức lay động tình cảm kỳ lạ, có thể đánh thức tâm hồn con người bằng những âm thanh nhẹ nhàng, bay bổng. Những lời ca và giai điệu ngọt ngào sâu lắng đã giúp trẻ có những rung cảm mạnh mẽ. Từ đó, trẻ biết cảm nhận tác phẩm và trải nghiệm những cảm xúc, ý nghĩ của mình để dần khám phá cuộc sống xung quanh trẻ. Vì vậy giáo dục thẩm mĩ cho trẻ thông qua hoạt động Âm nhạc ở trường mầm non góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của trẻ.
Trẻ mầm non dễ xúc cảm, ngây thơ trong sáng, nên việc được tiếp xúc với âm nhạc là nhu cầu không thể thiếu. Âm nhạc là món ăn tinh thần tạo cho trẻ cảm giác đầm ấm, an toàn, tươi vui. Đồng thời âm nhạc cũng có tác dụng giúp cho những trẻ thụ động nhút nhát trở nên linh hoạt khi được tiếp xúc với tính chất mạnh mẽ, lôi cuốn của tiết tấu và âm thanh trong âm nhạc.
Chính vì vậy, tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động âm nhạc có một vai trò rất quan trọng trong chương trình giáo dục mầm non mới hiện nay, nhưng để đạt được hiệu quả cao đối với các cháu 5-6 tuổi thì cần phải có sự hướng dẫn của người lớn, đặc biệt là vai trò của người giáo viên trong việc lựa chọn, phối hợp các biện pháp một cách nhuần nhuyễn, sáng tạo để dạy trẻ nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của trẻ trong các hoạt động âm nhạc.
docx 23 trang skmamnonhay 09/05/2024 1290
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động âm nhạc lứa tuổi mẫu giáo 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động âm nhạc lứa tuổi mẫu giáo 5-6 tuổi

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động âm nhạc lứa tuổi mẫu giáo 5-6 tuổi
 THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Tên sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt 
động âm nhạc lứa tuổi mẫu giáo 5-6 tuổi”.
2. Lĩnh vực (mã)/cấp học: Giáo dục/Giáo dục mầm non.
3. Thời gian áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
 Thời gian đã được triển khai thực hiện từ ngày 20/08/2019 đến 20/6/2020
4. Tác giả:
 Họ và tên: Nguyễn Thị Đoan
 Năm sinh: 1973
 Nơi thường trú: Thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định
 Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm
 Chức vụ công tác: Giáo viên
 Nơi làm việc: Trường mầm non thị trấn Rạng Đông
 Điện thoại: 0369 698 119
 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100%
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
 Tên đơn vị: Trường mầm non thị trấn Rạng Đông
 Địa chỉ: Thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định
 Điện thoại: 0228.3728.12 2
toàn diện nhân cách của trẻ sau này. Cũng chính vì những nội dung đã nêu ở trên, là 
một giáo viên dạy trẻ ở lứa tuổi mầm non nên tôi chọn đề tài “Một số biện pháp 
nâng cao chất lượng hoạt động âm nhạc lứa tuổi mẫu giáo 5-6 tuổi” để nghiên 
cứu và đúc rút kinh nghiệm.
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP.
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến.
* Thuận lợi:
 - Được nhà trường rất quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ trong việc tham gia 
các lớp tập huấn về chuyên đề về giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non. BGH tạo điều 
kiện để bản thân được dự giờ các tiết dạy chuyên đề do phòng và cụm chuyên môn 
tổ chức, giúp bản thân tôi được nâng cao trình độ chuyên môn.
 - Được sự giúp đỡ nhiệt tình của các đồng nghiệp là những người có chuyên 
môn vững.
 - Góc nghệ thuật được giáo viên trong lớp trang trí đẹp, khoa học với những 
đồ chơi tự tạo mới lạ hấp dẫn trẻ.
 - Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho trẻ học âm nhạc tương đối đầy đủ.
 - Trẻ thông minh, ngoan ngoãn, thích được ca hát, thích chơi với các đồ dùng, 
dụng cụ âm nhạc...
 - Nhà trường có phòng âm nhạc cho trẻ hoạt động.
 - Bản thân là giáo viên phụ trách lớp 5 tuổi đã nhiều năm, tôi luôn không 
ngừng tự học tự bồi dưỡng, giữ gìn phẩm chất đạo đức tốt, để xứng đáng là người 
mẹ hiền thứ hai của trẻ, là tấm gương sáng cho trẻ noi theo, có nhiệt huyết trong công 
tác giảng dạy nên đã tích lũy được kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động dạy 
trẻ.
 - Phụ huynh luôn quan tâm ủng hộ các phong trào văn nghệ, hay hoạt động 
chung ở lớp điều đó đã tạo điều kiện cho bản thân xây dựng được những tiết học hay, 
có chất lượng.
* Khó khăn:
 Bên cạnh những thuận lợi đó, trong thực tiễn tôi còn gặp một số khó khăn 
như sau: 4
bản thân
 Tự học, tự bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn của bản thân là một 
trong những biện pháp tất yếu, tiên quyết của mỗi người giáo viên mầm non. Tuy 
nhiên công tác tự học, tự bồi dưỡng trau dồi kiến thức cho bản thân như thế nào cho 
có hiệu quả mới là điều quan trọng nhất.
 Trước hết, tôi luôn tu dưỡng, rèn luyện giữ gìn phẩm chất đạo đức, không 
ngừng bồi dưỡng trau dồi kiến thức, nâng cao năng lực chuyên môn, năng động, sáng 
tạo, luôn có tinh thần tự học, tự bồi dưỡng và luôn luôn hoàn thành xuất sắc mọi 
nhiệm vụ được giao, thực sự yêu nghề mến trẻ.
 Bản thân không ngừng học hỏi để tiếp cận những đổi mới của chương trình 
giáo dục mầm non hiện nay. Tôi được dự giờ học hỏi đúc rút kinh nghiệm qua các 
tiết dạy của đồng nghiệp ở trường, các tiết dạy mẫu hay do phòng và cụm trường 
thực hiện hoặc cho đi tham quan học hỏi ở các trường bạn. Từ đó tôi đã tích lũy dần 
vốn kinh nghiệm cho mình về những đổi mới trong phương pháp và hình thức tổ 
chức hoạt động học. Trong năm học tôi mạnh dạn phối hợp với các đồng chí trong 
tổ chuyên môn của trường xây dựng tiết dạy mẫu môn âm nhạc và trực tiếp dạy trước 
trẻ để đồng nghiệp đúc rút kinh nghiệm, qua đó tôi biết được những cái mình đã làm 
được và chưa được để tiếp tục điều chỉnh trong quá trình thực tế giảng dạy tại nhóm 
lớp. Đồng thời tôi thường xuyên sưu tầm những giáo án hay, những sáng kiến kinh 
nghiệm đạt hiệu quả cao có liên quan đến bộ môn Âm nhạc trên các tạp chí giáo dục 
mầm non, trên mạng Internet, thông qua trang giáo án điện tử như: Trên youtobe 
trang dạy trực tuyến mầm non, google, trang teaching preschool...
 Trước khi dạy hát hoặc hát cho trẻ nghe, tôi tập đi tập lại nhiều lần, hát cho 
thuộc lời, đúng giai điệu. Tôi còn tập hát kết hợp đánh đàn để giúp trẻ cảm nhận trọn 
vẹn hơn giai điệu của mỗi bài hát. Vào những buổi sinh hoạt văn nghệ cuối ngày, 
cuối tuần, biểu diễn văn nghệ cuối chủ đề, tôi luôn thể hiện năng khiếu, giọng hát 
của mình cho trẻ nghe, không những thế tôi còn khuyến khích trẻ tham gia, hưởng 
ứng cùng với tôi như múa cùng cô, hoặc cô hát trẻ sử dụng dụng cụ âm nhạc phụ họa 
theo...
 Để tạo được sự gần gũi, giao lưu giữa cô và trẻ trên mỗi tiết học Âm nhạc, tôi 6
hiện tác phẩm một cách hấp dẫn vì hiệu quả giáo dục ảnh hưởng trực tiếp tới trẻ. Bên 
cạnh đó, giáo viên cũng phải đặc biệt chú ý đến đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của cá 
nhân trẻ. Có như vậy thì giờ học âm nhạc mới đạt được những kết quả tốt. Giáo viên 
mới có thể truyền tải hết những cái hay, cái đẹp trong Âm nhạc đến với trẻ một cách 
có hiệu quả.
 2.2. Biện pháp 2: Tạo môi trường, làm đồ dùng, dụng cụ âm nhạc phong 
phú phục vụ cho hoạt động giáo dục âm nhạc
 Môi trường hoạt động dạng mở hấp dẫn với những bộ đồ dùng, dụng cụ âm 
nhạc phong phú, sáng tạo có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần không nhỏ nâng cao 
hơn nữa hiệu quả hoạt động giáo dục âm nhạc. Nó không chỉ góp phần làm cho giờ 
học thêm phần sinh động, hấp dẫn mà còn giúp cô giáo thể hiện tốt, hay, trọn vẹn tác 
phẩm âm nhạc đó đến với trẻ.
 Ngoài việc tận dụng tối đa chức năng của phòng học âm nhạc, tôi đã khai thác 
triệt để không gian lớp học để trang trí và tổ chức các hoạt động âm nhạc. Với không 
gian rộng, cùng với hình thức trang trí đẹp mắt bằng những hình ảnh ngộ nghĩnh gần 
gũi với trẻ trên các mảng tường đã kích thích trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động 
âm nhạc hơn.
 (Góc âm nhạc lớp tôi)
 Bản thân tôi cũng đã tìm tòi, trang trí trong lớp học của mình một môi trường 
hoạt động âm nhạc rất đẹp mắt và gần gũi, thân thiện đối với trẻ. Tôi đặc biệt chú ý 
tới góc hoạt động nghệ thuật, vì ở góc này các cháu lớp tôi rất thích được thực hành 8
 Ví dụ 1: Làm bộ trống: Tôi lựa chọn các loại vỏ hộp bánh quy bằng sắt có 
dạng hình tròn to nhỏ và có âm thanh trầm bổng khác nhau. Sau đó trang trí thêm 
các họa tiết hoa lá, nốt nhạc... để tạo sự đẹp mắt mới lạ cho trẻ. Để bộ trống dễ sử 
dụng tôi làm thêm các chân giá để trống bằng sắt chắc chắn, hay đính thêm dây để 
đeo khi sử dụng. Một kết quả đáng mong đợi là trẻ lớp tôi rất thích thú khi sử dụng 
loại nhạc cụ này.
 Ví dụ 2: Làm đàn: Để làm được chiếc đàn tôi tận dụng những chiếc vợt cầu 
lông, vợt bắt muỗi không dùng nữa rồi trang trí vải mếch, dán hoa, nốt nhạc... lên 
trên thân, đính thêm dây để trẻ dễ sử dụng.
 Ví dụ 3: Làm trang phục biểu diễn: Để làm các bộ trang phục cho trẻ biểu 
diễn âm nhạc tôi hướng dẫn trẻ cùng làm với mình. Đầu tiên tôi dùng các loại lá 
cây bàng, lá chuối, rơm khô, bẹ cau... xé nhỏ thành sợi, rồi đan tết lại. Sau đó dùng 
keo dính nến dán các sợi đan tết đó lại với nhau, trang trí thêm những bông hoa, 
dải nơ tạo thành những chiếc váy quần áo hay mũ đội rất xinh xắn. Ngoài ra, tôi 
còn sử dụng ống hút nhiều màu cắt thành từng doạn ngắn cho trẻ dùng dây dù xâu 
xen kẽ các màu tạo thành những chiếc váy nhiều màu sắc rất vui nhộn. Bên cạnh 
đó tôi còn tận dụng những tờ giấy gói hoa, quà, bao đựng vỏ táo, lê... để tạo ra các 
loại váy áo, nơ tay mà trẻ rất thích.
 (Hình ảnh trang phục biểu diễn tự làm) 10
Đồng thời tạo được một tâm thế thoải mái cho trẻ trước khi bước vào các hoạt 
động học tập.
 Đây là một biện pháp rất đỗi bình thường nhưng khi tôi áp dụng thì lại có 
hiệu quả rất cao, đã lôi cuốn được sự chú ý của trẻ, trẻ nhanh hòa mình với cô và 
các bạn khi đến trường.
* Thể dục sáng:
 Họat động thể dục sáng nếu được lồng ghép âm nhạc vào thì sẽ mang lại 
những hiệu quả rất tốt cho trẻ. Khi trẻ tập thể dục sáng, giáo viên cho trẻ cảm nhận 
âm thanh, nhịp điệu của bài nhạc tập thể dục sáng, hướng dẫn trẻ tập các động tác 
thể dục theo đúng tiết tấu và nhịp điệu của bài hát, bản nhạc, khuyến khích trẻ có 
những biểu hiện cảm xúc, hành động tích cực với âm nhạc.
 Khi tiếng nhạc cất lên tất cả các cháu đều rất hứng thú tham gia, qua đó 
giúp giáo viên bớt mệt mỏi mỗi khi phải dùng các hiệu lệnh khác để hướng dẫn 
trẻ. Âm nhạc còn có tác dụng giúp trẻ biết chú ý vận động theo đúng nhịp điệu của 
nhạc để thực hiện đúng các động tác thể dục một cách nhịp nhàng.
 (Hình ảnh trẻ tập thể dục sáng với nhạc) 12
 Ví dụ: Nội dung trọng tâm là dạy hát hoặc dạy vận động, nội dung kết hợp sẽ 
là nghe hát và trò chơi thì tôi sẽ xây dựng theo một chương trình âm nhạc. Cô là 
người dẫn chương trình hướng dẫn, dẫn dắt trẻ, còn trẻ sẽ là các thành viên của đội 
chơi với các phần chơi cụ thể. Kết thúc sẽ có giải thưởng cho đội xuất sắc để kích 
thích sự hứng thú, tích cực của trẻ.
 (Hình ảnh trẻ múa hát trong giờ âm nhạc)
 Để tạo sự hứng thú và giúp trẻ làm quen với hoạt động âm nhạc được tốt hơn. 
Vào đầu giờ học tôi tạo những tình huống, yếu tố bất ngờ như: đóng vai nhân vật hài 
hước, hoặc nhân vật trong câu chuyện, bộ phim, chương trình truyền hình mà trẻ yêu 
thích (Ví dụ: Chị Ong Vàng, bạn Heo Mập, Chị Kính Hồng, cô tiên mùa xuân...)
 Hay, tôi trò chuyện với trẻ về chủ đề kết hợp cho trẻ xem vật thật, tranh ảnh, 
hình ảnh qua màm hình ti vi...
 Ví dụ: Khi dạy trẻ hát và vận động bài “Em yêu cây xanh ”
 Tôi cho trẻ xem hình ảnh một số loại cây xanh trên màm hình, hay cho trẻ chơi 
trò chơi: Gieo hạt, hoặc tuỳ vào một số bài tôi có thể cho trẻ đóng vai vào nhân vật 
trong bài hát để tạo sự thay đổi mới lạ hấp dẫn để dẫn dắt vào bài học. Chẳng hạn, 14
 Với hoạt động vui chơi ở các góc, trẻ không chỉ tự mình khám phá những điều 
thú vị của đồ chơi mà trẻ còn được thực hành đóng vai chơi của mình rất tự nhiên và 
thoải mái. Để bồi dưỡng thêm cho những trẻ có năng khiếu về âm nhạc, hay những 
trẻ còn nhút nhát tôi hướng trẻ chơi với góc chơi nghệ thuật. Mỗi tuần tôi chọn một 
lần cho trẻ hoạt động ở góc này vì những âm thanh của dụng cụ âm nhạc thường làm 
ảnh hưởng tới các góc chơi khác. Khi trẻ chơi tôi động viên khuyến khích trẻ mạnh 
dạn biểu diễn nhằm khơi dậy ở trẻ niềm đam mê ca hát. Bên cạnh đó tôi còn cho trẻ 
chơi các trò chơi âm nhạc trên máy vi tính thông qua trò chơi “Thế giới sôi động 1, 
2, 3” qua đó luyện kỹ năng nghe cao độ, trường độ của các nốt nhạc, trẻ có thể tự 
mình sáng tạo ra những bản nhạc ngộ nghĩnh của riêng mình làm tiền đề cho năng 
khiếu âm nhạc của trẻ sau này.
 (Các cháu biểu diễn trong giờ hoạt động góc)
 * Hoạt động ngoài trời:
 Trong các buổi dạo chơi ngoài trời trẻ không những được hít thở không khí 
trong lành rất tốt cho sức khỏe mà trẻ còn được trực tiếp khám phá thế giới nhiều 
màu sắc, âm thanh và muôn điều kì thú hấp dẫn mới lạ và gần gũi xung quanh trẻ. 
Hàng ngày tôi thường chuẩn bị những hoạt động quan sát có mục đích khác nhau 
theo các chủ đề nhánh trong tuần.
 Ví dụ chủ đề nhánh: Trường Mầm Non của bé.

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_hoat_dong_am_nhac.docx