SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo cho trẻ 5-6 tuổi

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục, tạo nền tảng ban đầu và hết sức quan trọng cho việc giáo dục trẻ em trở thành công dân tốt cho đất nước. Do đó việc nâng cao nhận thức giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo vào các hoạt động giáo dục hàng ngày giúp trẻ có thái độ và hành vi tích cực trong việc bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo, biết yêu quý và trân trọng những giá trị của biển, hải đảo, biết sống thân thiện với môi trường biển, hải đảo ngay từ nhỏ. Việc giáo dục bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo không chỉ: “Cho hôm nay mà cho cả ngày mai” nhằm hình thành cho trẻ thói quen hành vi bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo. Vì vậy chúng ta cần phải nâng cao việc giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo cho trẻ từ những việc làm nhỏ, hành vi đơn giản nhất để trẻ có ý thức về bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo.
doc 21 trang skmamnonhay 05/04/2025 310
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo cho trẻ 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo cho trẻ 5-6 tuổi

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo cho trẻ 5-6 tuổi
 ===================================================================
tích lũy thêm những kỹ năng, kinh nghiệm sống làm nền tảng cho sự nghiệp giáo 
dục sau này. Qua đó trẻ học được những cái hay, cái đẹp, biết yêu lối sống lành 
mạnh, ghét những thói hư tật xấu, biết yêu quý và trân trọng những giá trị của biển 
và hải đảo mang lại cho cuộc sống và môi trường. 
 Là một giáo viên mầm non dạy lớp MG 5 tuổi, là thế hệ tương lai của đất 
nước, Tôi nhận ra một điều rất quan trọng trong công việc của mình là cần phải 
giáo dục trẻ ngay từ cấp học mầm non ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường 
biển, hải đảo. Điều này vô cùng quan trọng vì khi trẻ có ý thức bảo vệ tài nguyên 
và môi trường biển, hải đảo thì ý thức đó sẽ khắc sâu vào cuộc sống của trẻ, qua đó 
hình thành nhân cách cho trẻ ngày càng tốt hơn. Chính vì thế tôi luôn băn khoăn, 
suy nghĩ làm thế nào tìm ra những biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục bảo 
vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo cho trẻ 5-6 tuổi. Từ đó giúp trẻ có ý thức 
bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo, đảm bảo cho trẻ phát triển một cách 
toàn diện. Đó là lý do Tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng 
giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo cho trẻ 5-6 tuổi"
* Điểm mới của đề tài:
 Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục, tạo nền tảng 
ban đầu và hết sức quan trọng cho việc giáo dục trẻ em trở thành công dân tốt cho 
đất nước. Do đó việc nâng cao nhận thức giáo dục về tài nguyên và môi trường 
biển, hải đảo vào các hoạt động giáo dục hàng ngày giúp trẻ có thái độ và hành vi 
tích cực trong việc bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo, biết yêu quý và 
trân trọng những giá trị của biển, hải đảo, biết sống thân thiện với môi trường biển, 
hải đảo ngay từ nhỏ. Việc giáo dục bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo 
không chỉ: “Cho hôm nay mà cho cả ngày mai” nhằm hình thành cho trẻ thói quen 
hành vi bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo. Vì vậy chúng ta cần phải 
nâng cao việc giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo cho trẻ từ những 
việc làm nhỏ, hành vi đơn giản nhất để trẻ có ý thức về bảo vệ tài nguyên và môi 
trường biển, hải đảo. 
 Như chúng ta đã biết, vấn đề biển và hải đảo của Tổ quốc Việt Nam hiện 
nay là vấn đề lớn được cả xã hội quan tâm. Nước ta có đường bờ biển dài 3260km, 
vùng biển rộng trên 1 triệu km, gấp 3 lần diện tích đất liền, có hàng nghìn hòn đảo 
================================================================ 2 ===================================================================
 II. PHẦN NỘI DUNG:
1. Thực trạng:
 Năm học 2013-2014, Tôi được nhà trường phân công phụ trách lớp mẫu giáo 5 
- 6 tuổi ở cụm trung tâm của trường. Trường Tôi là một trường có bề dày truyền 
thống dạy và học. Nhiều năm liền trường đạt danh hiệu: “Tập thể lao động tiên 
tiến” và “Tập thể lao động xuất sắc”. Nhất là trong năm học này tập thể cán bộ, 
giáo viên, nhân viên của trường đang ra sức quyết tâm phấn đấu để giữ vững 
trường đạt chuẩn Quốc gia . Bản thân Tôi là một giáo viên dạy trong trường, Tôi 
xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình, cùng với chị em phấn đấu để trường đạt 
được kết quả trên, mà quan trọng là việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục 
trẻ. Để làm được điều đó Tôi mạnh dạn thực hiện đề tài: “Một số biện pháp nâng 
cao chất lượng giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo cho trẻ 5-6 
tuổi”. Trong quá trình thực hiện Tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn sau:
 a. Thuận lợi: 
 Bản thân Tôi được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của ban giám hiệu nhà 
trường về bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm và cung cấp đầy đủ 
các trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi.
 Nội dung các hoạt động giáo dục đã được nhiều phụ huynh quan tâm. Đặc 
biệt là phụ huynh đã nhận thức rất rõ tầm quan trọng của việc giáo dục bảo vệ tài 
nguyên và môi trường biển, hải đảo trong chương trình giáo dục mầm non và các 
phụ huynh rất chú ý đến việc giáo dục trẻ bảo vệ tài nguyên biển, hải đảo cho con 
em mình ở mọi lúc mọi nơi.
 Bản thân Tôi cũng được nhà trường tạo điều kiện cho đi dự các lớp tập huấn, 
bồi dưỡng chuyên môn tại phòng GD Lệ Thủy, sở GD Quảng Bình, tập huấn 
chuyên đề giáo dục bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo. Từ đó đã tích 
lũy được kinh nghiệm trong việc giáo dục trẻ các biện pháp bảo vệ tài nguyên và 
môi trường biển, hải đảo.
 Điều may mắn nhất là Tôi được sống trong tập thể chị em đoàn kết, yêu 
thương, quan tâm giúp đỡ nhau trong cuộc sống cũng như trong công việc, cùng 
nhau học hỏi, trao đổi kinh nghiệm. Từ đó Tôi học được những điều hay lẽ phải, 
những kinh nghiệm quý báu. Bản thân Tôi cũng có những thế mạnh của mình là 
================================================================ 4 ===================================================================
 Sĩ số lớp Tôi có 33 cháu, nhưng có 18 cháu là con trong gia đình nông 
nghiệp, 3 cháu con gia đình tiểu thương, 12 cháu con gia đình cán bộ.
 * Trình độ nhận thức của trẻ:
 T Nội dung Tốt % K % TB % Yếu %
 T há
 1 Trẻ có kiến thức về tài 4 12,1 6 18,2 14 42,4 9 27,3
 nguyên và môi trường % % % %
 biển, hải đảo.
 2 Trẻ có thói quen bảo vệ tài 6 18,2 6 18,2 12 36,3 9 27,3
 nguyên và môi trường % % % %
 biển, hải đảo.
 3 Trẻ biết tập trung, chú ý, 4 12,1 6 18,2 15 45,5 8 24,2
 nỗ lực xử lý các tình huống % % % %
 trong việc bảo vệ tài 
 nguyên và môi trường 
 biển, hải đảo.
 4 Kỹ năng nghe, hiểu người 5 15,2 7 21,2 11 33,3 10 30,3
 khác. % % % %
 Trẻ có kiến thức về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo: 17/33 trẻ chiếm 
51,5%
 Tỷ lệ trẻ chưa thường xuyên biết bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải 
đảo: 12/33 trẻ chiếm 36,4%.
 Trẻ có thói quen bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo : 18/33 trẻ 
chiếm 54,5%.
 Trẻ có một số biểu hiện và có ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, 
hải đảo : 17/33 trẻ chiếm 51,5%.
 Số trẻ biết tập trung, chú ý, nỗ lực, xử lý các tình huống trong việc bảo vệ tài 
nguyên và môi trường biển, hải đảo: 18/33 trẻ chiếm 54,5%.
 Một khó khăn nữa là trẻ trong lớp Tôi phụ trách tuy cùng một độ tuổi nhưng
================================================================ 6 ===================================================================
 Ví dụ: Hôm nay là chủ nhật gia đình mình cùng đi tắm biển. Khi ra biển trẻ ăn 
quà và vứt rác trên bãi biển. Phụ huynh nhắc nhở con: Con vứt rác như thế sẽ làm 
cho bãi 
biển xấu đi, nếu các bạn cũng vứt rác giống con thì sẽ làm cho môi trường biển bị 
ô nhiễm. Bây giờ con hãy cùng bố nhặt rác bỏ vào thùng nào. Chính những hoạt 
động này cũng góp phần giáo dục trẻ bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải 
đảo.
 Từ những đặc điểm và tình hình đó, để tạo điểu kiện cho trẻ nâng cao chất 
lượng giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo cho trẻ trong mọi hoạt 
động làm tiền đề cho sự phát triển tâm sinh lý của trẻ sau này, Tôi phải lên kế 
hoạch hướng dẫn, tổ chức và bồi dưỡng thêm cho trẻ.
2.2. Lập kế hoạch giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo cho trẻ:
 Việc lập kế hoạch là khâu đầu tiên không thể thiếu đối với việc giáo dục trẻ 
về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo. Nó có vai trò định hướng trong hoạt 
động của cô và trẻ nhằm phát huy tính tích cực nhận thức, tự ý thức của bản thân 
và có thói quen tốt. Cho nên khi lập kế hoạch ngoài việc đảm bảo một số yêu cầu 
chung của giáo dục như tính mục đích, tính khoa học, tính hệ thống, tính định 
hướng, tính toàn vẹn, tính thực tiễn.Bản thân Tôi còn đảm bảo mối quan hệ biện 
chứng giữa vai trò chủ thể tích cực (trẻ) với vai trò dẫn dắt của người lớn (cô) 
trong các hoạt động giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo.
 Tôi đã dựa vào tình hình của lớp, kế hoạch chung của nhà trường để lập kế 
hoạch cụ thể cho lớp mình phụ trách: Kế hoạch năm, tháng, chủ đề, tuần, ngày. Ví 
dụ: Tuần này lớp Tôi thực hiện chủ đề “Giao thông đường thủy”. Tôi lập kế hoạch 
giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo cho trẻ: Một số phương tiện 
giao thông trên biển ( Tàu, thuyền, ca nô...). Ích lợi của giao thông đường thủy. Ý 
thức của trẻ khi tham gia giao thông trên biển.
 Sau khi kế hoạch của lớp Tôi được nhà trường thông qua thì Tôi triển khai 
một cách cụ thể.
 Trước khi lập kế hoạch Tôi đã xác định cơ sở để lập kế hoạch dựa trên cơ sở 
phân tích khả năng giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo hiện tại của 
lớp và mức độ thể hiện qua những việc làm của trẻ theo các tiêu chí: 
================================================================ 8

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_giao_duc_ve_tai_ng.doc