SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 5-6 tuổi Trường Mầm non EaTung

Bác Hồ đã từng nói “ Làm mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ, muốn làm đựợc thế thì trước hết phải yêu trẻ. Các cháu nhỏ hay quấy, phải bền bỉ, phải chịu khó mới nuôi dạy được các cháu. Dạy trẻ cũng như trồng cây non, trồng cây non được tốt thì sau này cây mới lớn tốt. Dạy các cháu tốt thì sau này cháu thành tốt”. Lời Bác nói để ta biết rằng bậc học mầm non rất quan trọng nhất là trẻ 5 -6 tuổi giai đoạn mà trẻ đang phát triển mạnh mẽ về tính cách cũng như thể lực của trẻ.
Trường Mầm non là nơi có trách nhiệm tổ chức thực hiện mục tiêu kế hoạch đào tạo những thế hệ trẻ mầm non, trở thành những đứa trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, cơ thể phát triển cân đối hài hòa, giàu lòng thương yêu, biết quan tâm nhường nhịn những người xung quanh, thật thà, lễ phép, mạnh dạn, hồn nhiên, thông minh, ham hiểu biết, yêu thích cái đẹp, quý trọng cái đẹp, nhất là trẻ 5 tuổi, cần được giáo dục chăm sóc trẻ có một số kỹ năng sơ đẳng như: quan sát, ghi nhớ, so sánh, phân tích, tổng hợp, suy luận, phán đoán để trẻ vào trường phổ thông, trẻ thích được đi học.
Nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ là nhiệm vụ mục tiêu cơ bản nhất của trường mầm non. Thực hiện được mục tiêu này là góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non. Công tác giáo dục phải được nhân dân ta nhận thức rõ tầm quan trọng của ngành học mầm non. Chính vì vậy việc nâng cao công tác chăm sóc giáo dục trẻ, đặc biệt quan tâm đến chất lượng trẻ 5 tuổi để trẻ được phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ là nền móng hình thành nhân cách trẻ, làm cơ sở vững chắc cho các bậc học tiếp theo.
Sự lớn lên và phát triển của trẻ đều phải trải qua những đặc điểm chung nhưng ta nhận thấy rằng trẻ em ngày nay phát triển sớm hơn cả về tâm sinh lý, tình cảm, trí tuệ, các khuynh hướng, nhu cầu, hứng thú, thị hiếu, thẩm mỹ của trẻ ngày càng trở nên đa dạng phong phú, trẻ phát triển sớm, hiểu biết nhiều, nói năng mạch lạc hơn.
Là một giáo viên được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi đã 4 năm học liền. Trong quá trình chăm sóc nuôi dạy các cháu do tôi phụ trách, tôi càng thấy được trách nhiệm của mình là làm sao để chăm sóc giáo dục các cháu thật tốt, giúp trẻ phát triển toàn diện. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, tôi đã có nhiều suy nghĩ, thực hành và có những biện pháp để nâng cao chất lượng cho trẻ.
doc 23 trang skmamnonhay 22/06/2024 790
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 5-6 tuổi Trường Mầm non EaTung", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 5-6 tuổi Trường Mầm non EaTung

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 5-6 tuổi Trường Mầm non EaTung
 SKKN: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 5 -6 tuổi trường Mầm non EaTung, 
 xã EaNa, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk”
sát, ghi nhớ, so sánh, phân tích, tổng hợp, suy luận, phán đoán để trẻ vào trường 
phổ thông, trẻ thích được đi học.
 Nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ là nhiệm vụ mục tiêu cơ bản 
nhất của trường mầm non. Thực hiện được mục tiêu này là góp phần thực hiện 
mục tiêu giáo dục mầm non. Công tác giáo dục phải được nhân dân ta nhận thức 
rõ tầm quan trọng của ngành học mầm non. Chính vì vậy việc nâng cao công 
tác chăm sóc giáo dục trẻ, đặc biệt quan tâm đến chất lượng trẻ 5 tuổi để trẻ 
được phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ là nền 
móng hình thành nhân cách trẻ, làm cơ sở vững chắc cho các bậc học tiếp theo.
 Sự lớn lên và phát triển của trẻ đều phải trải qua những đặc điểm chung 
nhưng ta nhận thấy rằng trẻ em ngày nay phát triển sớm hơn cả về tâm sinh lý, 
tình cảm, trí tuệ, các khuynh hướng, nhu cầu, hứng thú, thị hiếu, thẩm mỹ của 
trẻ ngày càng trở nên đa dạng phong phú, trẻ phát triển sớm, hiểu biết nhiều, nói 
năng mạch lạc hơn.
 Là một giáo viên được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi đã 
4 năm học liền. Trong quá trình chăm sóc nuôi dạy các cháu do tôi phụ trách, 
tôi càng thấy được trách nhiệm của mình là làm sao để chăm sóc giáo dục các 
cháu thật tốt, giúp trẻ phát triển toàn diện. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, 
tôi đã có nhiều suy nghĩ, thực hành và có những biện pháp để nâng cao chất 
lượng cho trẻ.
 Đó là những lý do mà tôi luôn hiểu và mong muốn có ở trẻ, nên tôi đã 
chọn : 
 Đề tài :“ Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 5- 6 tuổi 
trường Mầm non EaTung ". Mong được tất cả các đồng nghiệp tham khảo và 
đóng góp ý kiến.
 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
 2
 Người thực hiện : Nguyễn Thị Thủy – Trường Mầm non EaTung SKKN: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 5 -6 tuổi trường Mầm non EaTung, 
 xã EaNa, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk”
 5. Phương pháp nghiên cứu
 Để thực hiện nghiên cứu đề tài này tôi tiến hành có một số phương pháp 
sau:
 - Phương pháp quan sát.
 - Phương pháp trò chuyện.
 - Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
 - Phương pháp kiểm tra, đánh giá.
 II. PHẦN NỘI DUNG
 1. Cơ sở lý luận
 Giáo dục mầm non là một ngành học mở đầu trong hệ thống giáo dục Quốc 
dân, chiếm vị trí rất quan trọng nó có nhiệm vụ xây dựng những cơ sở ban đầu 
đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách con người mới Xã Hội Chủ Nghĩa, 
chuẩn bị những điều kiện cần thiết để bước vào học phổ thông. 
 Giáo dục có tầm quan trọng rất lớn đối với con người nhất là lứa tuổi mầm 
non khi mới đến trường, đòi hỏi những nhà giáo dục trẻ là những con người có 
đạo đức, mẫu mực, có trình độ, yêu nghề, mến trẻ. Bởi thế cho nên đòi hỏi 
chúng ta phải đổi mới giáo dục để đào tạo ra những con người mới phải có tri 
thức khoa học tốt để vươn lên cùng với sự phát triển của xã hội.
 Muốn đạt được mục tiêu giáo dục mầm non thì trước hết phải quan tâm đến 
chất lượng chuyên môn của giáo viên. Hoạt động chuyên môn có tầm quan trọng 
rất rớn trong nhà trường. Nng cao chất lượng dạy học để từng bước hướng tới 
mục tiêu phấn đấu đạt chuẩn quốc gia giai đoạn I là nhiệm vụ mũi nhọn mà tất 
cả giáo viên chúng tôi đang phấn đấu hiện nay.
 2. Thực trạng
 2.1. Thuận lợi
 Giáo viên đạt chuẩn về trình độ là một người giáo viên tôi luôn có sự ham 
thích, nhiệt tình, sáng tạo, có tinh thần tự học, tự rèn luyện, tìm tòi, học hỏi đồng 
 4
 Người thực hiện : Nguyễn Thị Thủy – Trường Mầm non EaTung SKKN: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 5 -6 tuổi trường Mầm non EaTung, 
 xã EaNa, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk”
 2.2. Thành công- Hạn chế
 Thành công
 Năm học 2014-2015 tôi tiến hành tìm hiểu về các biện pháp nâng cao chất 
lượng chăm sóc và giáo dục trẻ 5- 6 tuổi.Trẻ được giáo dục một cách tốt nhất, 
phát triển một nhân cách toàn diện cho trẻ.
 Hạn chế
 Tuy nhiên vẫn có một số vấn đề gặp khó khăn trong lúc tôi thực hiện, trẻ 
rất chậm vì từ lúc nhỏ đến lớn trẻ đã quen với cuộc sống trẻ thời gian tiếp xúc 
của trẻ với cô còn ít, phụ huynh còn chưa hợp tác, đôi lúc muốn bỏ cuộc, tinh 
thần không vui vẻ.
 2.3. Mặt mạnh- Mặt yếu
 Mặt mạnh
 Là một giáo viên trẻ tâm huyết với nghề và yêu trẻ, mong trẻ đạt được 
những điều tốt đẹp nhất cũng như hình thành và phát triển 5 mặt (đức, trí, thể, 
mỹ, lao động). Đối tượng tôi tiến hành thử nghiệm là lớp 5- 6 tuổi là năm cuối 
để chuyển sang bậc học mới.
 Mặt yếu
 Có thể do tôi là giáo viên trẻ nên có nhiều tâm tư tình cảm và sự chia sẽ 
không bằng các đồng nghiệp khác .
 2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
 Do nhận thức của phụ huynh về tâm quan trọng của bậc học mầm non còn 
hạn chế
 Nhận thức về cuộc sống của phụ huynh chưa cao trong việc rèn kỹ năng 
sống cho trẻ.
 6
 Người thực hiện : Nguyễn Thị Thủy – Trường Mầm non EaTung SKKN: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 5 -6 tuổi trường Mầm non EaTung, 
 xã EaNa, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk”
phương pháp thực hiện giáo dục trẻ, lồng ghép các môn học trong giáo dục trẻ, 
tạo cho trẻ tâm thế vững vàng đê cháu bước vào lớp một.
 3. Giải pháp thực hiện
 3.1. Những giải pháp thực hiện
 Với những giải pháp tôi chọn trong việc giáo dục trẻ lồng ghép qua các 
hoạt động, giúp trẻ tiếp thu một cách dễ dàng hơn, nhanh hơn và hiệu quả hơn.
 Với 2 giải pháp:
 - Tạo môi trường cho trẻ giao tiếp
 - Giáo dục trẻ thông qua các tác phẩm văn học
 Sau đây tôi xin trình bày để các đồng nghiệp cùng tham khảo.
 3.2. Nội dung
 Giải pháp 1: Tạo môi trường giao tiếp đối với sự phát triển của trẻ
 * Môi trường giao tiếp:
 Nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo 5 tuổi là giúp trẻ phát 
triển một cách toàn diện, hình thành ở trẻ nhân cách ban đầu của con người 
mới. Ở lứa tuổi này, trẻ học thông qua “học mà chơi và chơi mà học”. Vì vậy, 
đòi hỏi giáo viên phải có năng lực tổ chức, hướng dẫn, dìu dắt trẻ phù hợp với 
đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Trẻ được phát triển thông qua các hoạt động “học”, 
qua giao tiếp, hoạt động vui chơiCác công trình nghiên cứu của các nhà tâm 
lý học và giáo dục đã chứng minh rằng: “Giao tiếp đóng vai trò quyết định 
không chỉ làm giàu nội dung ý thức trẻ em mà giao tiếp còn quyết định cấu trúc 
ý thức, xác định cấu trúc của các quá trình tâm lý đại cương cao cấp của loài 
người”. Trong cuộc sống của trẻ, trẻ sống giữa xã hội loài người nhưng về mặt 
tâm lý cũng có sự phát triển khác nhau. Sự phát triển của nó còn phụ thuộc vào 
sự giao tiếp.
 Ví dụ: Những đứa trẻ sống trong gia đình ít giao tiếp với xung quanh sẽ 
chậm phát triển về mặt thể chất và đặc biệt chậm phát triển về tâm lý. Người lớn 
hay bố mẹ ít quan tâm chăm sóc, giao lưu với trẻ sẽ dẫn đến tình trạng trẻ rất 
 8
 Người thực hiện : Nguyễn Thị Thủy – Trường Mầm non EaTung SKKN: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 5 -6 tuổi trường Mầm non EaTung, 
 xã EaNa, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk”
chắn. Hoặc cháu Tư tuy nhút nhát nhưng biết yêu thương bạn, luôn giúp bạn, 
nhường nhịn bạn. Hoặc cháu Quân mấy hôm nay không chịu đi học, tới tìm hiểu 
và tự soát lại mình thì chợt nhớ ra hôm trước đã nặng lời trách cháu vì ăn cơm 
làm đổ vãi ra nhà. Đối với cháu này tôi hiểu ra rằng, các cháu rất tình cảm, chỉ 
cần nhắc nhỡ nhẹ nhàng là các cháu tự sửa sai được, không nên la mắng cháu.
 Ở tuổi mẫu giáo lớn, các cháu ham thích học hỏi, tìm tòi khám phá. Trẻ 
thường xuyên đặt ra các câu hỏi như tại sao? Cái gì? Cô ơi con gà có rốn không 
ạ? Hoặc như vào ban đêm có mặt trời không?...Tôi đã luôn giải thích những câu 
hỏi của trẻ, không tìm cách lãng tránh hay bỏ qua từng câu hỏi của trẻ. Bởi vì, 
nếu không trả lời câu hỏi của trẻ thì sẽ làm thui đột tính ham hiểu biết của trẻ. 
Bên cạnh đó, tôi phải luôn tạo cho trẻ tính tò mò, ham hiểu biết, tôn trọng trẻ, 
phải biết kết hợp nhiều hoạt động để giáo dục trẻ. Những câu hỏi tôi đặt ra cho 
trẻ là những câu hỏi mở, ví dụ: Cháu có nhận xét gì? Cháu thấy thế nào? Theo 
cháu thì thế nào? Nếu trẻ không trả lời cháu sẽ đem câu hỏi đó về hỏi bố mẹ và 
như vậy bố mẹ trẻ đã tham gia vào hoạt động nhận thức của trẻ.
 Một vấn đề tôi quan tâm đó là phải kiên trì, phải thật sự yêu thương trẻ. Tôi 
không bao giờ nói: Hỏi gì mà hỏi nhiều thế?...Đối với các cháu 5 tuổi, giao tiếp 
nhân cách ngoài tình huống phát triển mạnh, chủ yếu là đặt ra các câu hỏi về xã 
hội, về con người và về mối quan hệ xung quanh trẻ. Điều này giúp trẻ hình 
thành và phát triển tốt nhất vì trẻ rất muốn được hiểu biết, muốn được yêu 
thương, động viên, khuyến khích, có tấm lòng yêu thương trẻ cô giáo mới giáo 
dục được trẻ, trẻ dễ tiếp thu. Còn ngược lại, giáo viên không độ lượng, thờ ơ với 
trẻ thì trẻ sẽ tiếp thu một cách miễn cưỡng hoặc có khi không nghe lời cô, có khi 
trẻ biết sai mà vẫn cứ làm. 
 Phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ thật cần thiết, nhưng đòi hỏi cô giáo 
mầm non phải luôn gần gũi trẻ, hiểu trẻ, tạo mọi cơ hội để trẻ được nói thật thoải 
mái ở mọi nơi, vì chỉ khi nào trẻ sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ lưu loát thì trẻ mới có 
cơ hội phát triển toàn diện.
 10
 Người thực hiện : Nguyễn Thị Thủy – Trường Mầm non EaTung SKKN: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 5 -6 tuổi trường Mầm non EaTung, 
 xã EaNa, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk”
đồng cảm với nhân vật một cách sâu sắc. Ví dụ: Cô út biết thương bà nên cô út 
được các con yêu quý. Vậy, thương yêu chính là điều mà ta giáo dục trẻ.
 Từ chỗ giáo dục trẻ những việc làm cụ thể như đánh răng, rửa tay chân, 
vâng lời mẹ, dần dần đứa trẻ biết đánh giá bạn khác qua động cơ chứ không phải 
qua hành vi nữa.
 Ví dụ: trong câu chuyện Ba cô gái, cô chị Cả và chị Hai chỉ mới nói “Chưa 
về thăm mẹ” mà đã bị biến thành những con vật. Sóc con trong chuyện không 
phải con đẻ của bà cụ mà lại nhiệt tình( Sóc ở đây có thể là một người hàng xóm 
chẳng hạn). Khi mẹ ốm nặng, việc thăm mẹ cần thiết hơn hay việc cọ chậu, xe 
chỉ là cần thiết hơn? Thăm mẹ lúc này là điều động viên, an ủi mẹ, mẹ đang xót 
xa chờ con. Chỉ cả và chị Hai quá thờ ơ, lạnh lùng khi nghe tim mẹ ốm. Cô 
giảng giải như thế sẽ giúp trẻ hiểu, làm cho trẻ động lòng, rung cảm. Thông qua 
giáo dục đạo đức mới hình thành lòng nhân ái, luôn luôn đối xử tốt với mọi 
người xung quanh. Có đối xử tốt với mọi người thì mọi người mới đối xử tốt với 
mình được. 
 Tác phẩm văn học đem lại cho các cháu lòng hướng thiện, tình cảm yêu 
cuộc sống, vươn tới cái hay, cái đẹp. Qua tác phẩm văn học nó đọng lại cái gì ở 
trẻ? Ví dụ: chuyện: Chú dê đen, giáo dục trẻ phải bình tĩnh, gan dạ, không nên 
nhút nhát, sợ sệt. Vai trò của giáo dục ở đây giúp trẻ định hướng nhưng không 
áp đặt. Qua tác phẩm văn học giúp trẻ hướng tới cái thiện mà còn hiểu được ở 
hiền gặp lành.
 Đối với trẻ, nhờ làm quen với tác phẩm văn học mà trẻ phát triển vốn từ. 
Thông qua tác phẩm văn học mà làm cho vốn kinh nghiệm, vốn tù của trẻ phát 
triển. Ví dụ: nóng: nóng rát; lạnh: se lạnh.
 Nếu vốn từ phong phú thì giúp trẻ phát âm đúng. Ví dụ: Nước chảy ào ào; 
cậu bé lao theo tiếng chim én kêutừ đó giúp trẻ diễn đạt mạch lạc hơn. Diễn 
đạt mạch lạc liên quan đến tư duy. Nếu trẻ hiểu được vấn đề ngôn ngữ phát triển 
mới mới diễn đạt mạch lạc được. Đối với trẻ ngay từ đầu đã có khả năng sáng 
 12
 Người thực hiện : Nguyễn Thị Thủy – Trường Mầm non EaTung

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_giao_duc_tre_5_6_t.doc