SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục theo hướng lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non

Nhận thức tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo lớp công dân tý hon đáp ứng với yêu cầu và xu thế hội nhập của toàn ngành giáo dục hiện nay. Thực hiện chủ trương đổi mới phương pháp giảng dạy trong toàn ngành Giáo dục nói chung và bậc học mầm non nói riêng. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, tôi luôn trăn trở để tìm ra hướng đi, giải pháp phù hợp với đặc điểm của khối lớp trong trường. Để việc đổi mới phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm không chỉ là phong trào, không chỉ được nhìn thấy trên bề nổi mà còn được nhân rộng ở các nhà trường, ở từng lớp học và phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm trở thành thói quen của mỗi cô giáo. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục theo hướng lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non”.
doc 19 trang skmamnonhay 05/04/2025 580
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục theo hướng lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục theo hướng lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục theo hướng lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
 Nhận thức tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo 
lớp công dân tý hon đáp ứng với yêu cầu và xu thế hội nhập của toàn ngành giáo 
dục hiện nay. Thực hiện chủ trương đổi mới phương pháp giảng dạy trong toàn 
ngành Giáo dục nói chung và bậc học mầm non nói riêng. Là một giáo viên trực 
tiếp giảng dạy, tôi luôn trăn trở để tìm ra hướng đi, giải pháp phù hợp với đặc điểm 
của khối lớp trong trường. Để việc đổi mới phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung 
tâm không chỉ là phong trào, không chỉ được nhìn thấy trên bề nổi mà còn được 
nhân rộng ở các nhà trường, ở từng lớp học và phương pháp dạy học lấy trẻ làm 
trung tâm trở thành thói quen của mỗi cô giáo. Xuất phát từ những lý do trên, tôi 
chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục theo hướng lấy trẻ 
làm trung tâm cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non”.
1.2. Điểm mới và phạm vi áp dụng của đề tài
* Điểm mới của đề tài:
 Đề tài đã sử dụng một số biện pháp mới có tính khả khi cao nhằm đổi mới 
công tác dạy và học ở trường Mầm non, mang lại hiệu quả cao trong việc tổ chức 
các hoạt động chơi và học, các biện pháp này giúp cho trẻ được trải nghiệm, khám 
phá, bổ ích, đó là các phương pháp phản ánh sự sáng tạo, độc đáo, sự tác động qua 
lại giữa trẻ và môi trường xung quanh. Vì vậy không chỉ giúp trẻ trưởng thành hơn 
mà tạo cho trẻ những phản xạ tự nhiên và sáng tạo ở trong hoạt động.
 Nếu thực hiện tốt biện pháp này sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục 
toàn diện trong trường mầm non, đáp ứng với yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện 
giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay.
* Phạm vi áp dụng của đề tài: 
 Đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục theo hướng lấy trẻ 
làm trung tâm cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non” với đề tài này tôi đã áp 
dụng tại trường mầm non nơi tôi công tác, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt chăm sóc 
giáo dục trẻ theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm trong năm học 2020 - 2021. Đề 
tài này có thể áp dụng rộng rãi, có hiệu quả đối với các trường mầm non trên địa 
bàn huyện, tỉnh nói riêng và có thể áp dụng rộng rãi trên toàn quốc nói chung.
 2. Phần nội dung
 2.1. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu:
 2 Qua thời gian công tác, làm nhiệm vụ giảng dạy lớp 5- 6 tuổi tôi đã có điều 
kiện để quan sát, theo dõi và nắm bắt được nhu cầu khả năng của trẻ tuy nhiên còn 
gặp nhiều hạn chế như:
 - Năm học 2020-2021 được nhà trường phân công đảm nhiệm lớp 5- 6 tuổi 
tổng số 32 cháu, đa số cháu là con của những gia đình nông dân thuần túy nên ít có 
điều kiện chăm sóc, giáo dục các cháu chu đáo và khoa học.
 - Trong lớp nhận thức các cháu không đồng đều, có nhiều trẻ sinh vào cuối 
năm nên tư duy trẻ còn hạn chế. Đa số bố mẹ các cháu làm ăn xa các cháu phải ở 
với ông bà các cháu ít được tiếp xúc với môi trường bên ngoài chính vì thế các 
cháu còn rụt rè nhút nhát, trẻ còn thụ động, chưa tự tin vào khả năng của bản thân 
và không hứng thú khi tham gia vào các hoạt động của lớp tổ chức.
 - Một số phụ huynh chưa có nhận thức cao về tầm quan trọng của bậc học 
mầm non, chưa thường xuyên phối, kết hợp với cô giáo trong việc chăm sóc trẻ. 
 - Điểm trường nơi tôi công tác đang xây dựng chưa xong phải học tạm ở các 
phòng chức năng của điểm trường trung tâm nên việc xây dựng môi trường trong 
lớp để cho trẻ hoạt động còn gặp nhiều khó khăn.
 - Giáo viên còn hạn chế về tính linh hoạt, sáng tạo trong việc áp dụng giáo 
dục lấy trẻ làm trung tâm, chưa nhận thức đầy đủ về phương pháp “Giáo dục lấy 
trẻ làm trung tâm”.
 - Phương pháp của giáo viên mới dừng lại ở đổi mới hình thức tổ chức các 
hoạt động, chưa tích hợp nội dung và phương pháp giáo dục thông qua các hoạt 
động, nội dung nặng về kiến thức theo môn học và thiếu thực tế.
 Để có cơ sở cho việc nghiên cứu của mình, tôi tiến hành điều tra, khảo sát 
tình hình của trẻ ở lớp tôi đầu năm với tổng số 32 trẻ. Qua điều tra khảo sát kết quả 
cho thấy như sau:
 Đạt Chưa đạt
 TT Tiêu chí
 Số trẻ Tỷ lệ % Số trẻ Tỷ lệ %
 1 Trẻ hứng thú tham gia vào giờ học 13/32 41% 19/32 59%
 Trẻ có ý thức tự thực hiện tốt yêu cầu 
 2 15/32 47% 17/32 53%
 của tiết học
 3 Trẻ nắm vững kiến thức, kỹ năng vận 17/32 53% 15/32 47%
 4 Dự giờ thao giảng có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc bồi dưỡng và tự 
bồi dưỡng của mỗi giáo viên, qua dự giờ thao giảng cả người dạy và người dự đều 
rút ra được những kinh nghiệm về chuyên môn cho mình. Để giúp bản thân hiểu 
sâu sắc vấn đề đổi mới phương pháp và đối chiếu giữa kiến thức sách vở với thực 
tiễn tôi đã mạnh dạn xây dựng một số hoạt động và đăng ký dạy thao giảng để 
CBQL nhà trường và đồng nghiệp dự giờ, thông qua các tiết mẫu, tôi được nghe 
đồng nghiệp thảo luận, góp ý rút kinh nghiệm, được nghe các đồng chí CBQL 
phân tích cụ thể các tiết dạy đó là: tiết dạy đã đổi mới chưa? đổi mới ở chỗ nào? đã 
lấy trẻ làm trung tâm chưa, có gì khác so với cách dạy khác và tiết dạy đó thực sự 
mang lại hiệu quả chưa?... Từ đó rút ra được những kinh nghiệm cho bản thân 
trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy và việc vận dụng lấy trẻ làm trung tâm 
vào quá trình giảng dạy.
 Ví dụ: Qua thao giảng hoạt động MTXQ “ động vật sống dưới nước” thay vì 
tôi tổ chức một hoạt động thông thường thì tôi tổ chức cho trẻ một hoạt động lấy 
trẻ làm trung tâm, tôi luôn cho trẻ tự khám phá, tự nói lên những gì trẻ biết, trẻ 
hiểu và được trò chuyện với nhau trong nhóm của mình. Qua đó phát huy được 
tính tích cực cho trẻ.
 Sau đợt thao giảng được các đồng nghiệp góp ý, rút kinh nghiệm những ưu 
điểm, tồn tại để tôi xây dựng một hoạt động được tốt hơn.
 2.2.2. Thực hiện tốt phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm thông 
qua hoạt động giáo dục
 Với quan điểm “mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt” và “mỗi đứa trẻ đều có 
cơ hội được học bằng nhiều cách khác nhau”, các giáo viên mầm non đã tiếp cận 
phương pháp “lấy trẻ làm trung tâm”, giúp trẻ hứng thú với việc học và phát triển 
thế mạnh của mỗi trẻ. 
 Ở độ tuổi 5- 6 tuổi, hoạt động chủ đạo của trẻ “Chơi mà học, học mà chơi” 
thông qua các hoạt động đa dạng phong phú mà trẻ lĩnh hội tri thức trong cuộc 
sống xung quanh trẻ, chương trình giáo dục mầm non mới lấy trẻ làm trung tâm, 
tạo điều kiện cho mỗi đứa trẻ được hoạt động tích cực phù hợp với sự phát triển 
của bản thân trẻ, đáp ứng được tối đa nhu cầu và hứng thú, dựa vào khả năng của 
mỗi trẻ. 
 6 Nội dung dạy học tích cực trong giáo dục mầm non không phải hoàn toàn 
mới, mà chính là sự kế thừa và phát huy tối đa những ưu điểm và khả năng có sẵn 
của các phương pháp dạy học truyền thống. Việc sử dụng và phối hợp một cách 
khéo léo, hợp lý các phương pháp dạy học khác nhau sẽ phát huy tính tích cực và 
sự hợp tác của đứa trẻ. Tùy thuộc vào đặc điểm tiếp nhận kiến thức của trẻ mà giáo 
viên lựa chọn phương pháp tiếp cận cho phù hợp. Để thực hiện tốt các nội dung 
dạy học tích cực thì giáo viên phải được tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn về nội 
dung này, thường xuyên rèn luyện cho mình kỹ năng ứng xử các tình huống sư 
phạm thật tinh tế và linh hoạt, sử dụng thành thạo các trang thiết bị dạy học hiện 
đại, biết định hướng sự phát triển của trẻ theo mục tiêu giáo dục nhưng cũng đảm 
bảo sự tự do của trẻ trong các hoạt động giáo dục
 Không thể không nói đến việc thực hiện chương trình khi mà nói đến việc 
giáo dục ở trường mầm non bởi vì chương trình là phương tiện cơ bản để giáo dục 
toàn diện. Muốn thực hiện tốt chương trình thì đòi hỏi phải nắm được nội dung 
chương trình giáo dục mầm non.
 Hình thức tổ chức tiết học đa dạng, phong phú tùy vào sự sáng tạo của mỗi 
giáo viên để tiết học trở nên nhẹ nhàng, không gò bó áp đặt trẻ theo đúng tính nhất 
định “ Học mà chơi, chơi mà học” theo đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mầm non.
 Giáo viên nên hướng dẫn trẻ cách trả lời những câu hỏi ngắn, có khi chỉ cần 
một từ. Tất cả ý kiến của trẻ đều cần được giáo viên khích lệ, thừa nhận. Đặc biệt, 
không phê phán các câu trả lời của trẻ và luôn khen ngợi trẻ đúng lúc. Cuối giờ 
thảo luận cần nhấn mạnh kết quả có được là thành quả của cả nhóm hoặc của tất cả 
các thành viên trong nhóm.
 Tôi đã xây dựng chương trình hoạt động cho từng tuần, tháng, năm theo 
từng chủ đề. Sau đó trình BGH nhà trường xét duyệt, góp ý kiến, thống nhất 
chương trình giảng dạy, phù hợp với kế hoạch chung của nhà trường để thực hiện 
chương trình giáo dục có hiệu quả, không bị gián đoạn 
 Ngoài ra còn phải xây dựng mục tiêu chủ đề, lựa chọn các chỉ số, lên kế 
hoạch hoạt động góc, hoạt động chung và tổ chức cho trẻ hoạt động khai thác triệt 
để nội dung của bài dạy sao cho không gò bó, áp đặt trẻ. Lựa chọn nội dung phù 
hợp với đặc điểm, tâm sinh lý của trẻ theo độ tuổi mình phụ trách, nội dung phải đi 
 8 cách bố trí, sắp xếp nội vụ trong lớp, trưng bày đồ dùng, đồ chơi sao cho hấp dẫn 
đẹp mắt mà vẫn gọn gàng ngăn nắp. 
 Ví dụ : Cứ cuối chủ đề tôi đóng chủ chủ đề củ và trang trí chủ đề mới ở các 
góc để tạo sự mới ở trong chủ đề sau. Khi trang trí lớp bao giờ tôi cũng chú ý tới 
những mảng tường lớn trong góc chơi, hoặc những mảng trung tâm mà trẻ thường 
hoạt động để trang trí. Các mảng này vừa được sử dụng để trang trí vừa được gắn 
những hình ảnh rất ngộ nghĩnh, sinh động. Từ những nguyên vật liệu đơn giản, dễ 
kiếm tôi đã cắt, vẽ dán trang trí những hình ảnh ngộ nghĩnh, có hiệu quả giáo dục. 
Vào ngày đầu tuần khi trẻ đến trường tôi gợi ý cho trẻ xem ở các góc có gì mới để 
kích thích tính tò mò, tính khám phá ở trẻ. Chính vì vậy mà mỗi lần tôi tổ chức một 
hoạt động gì trẻ luôn hứng thú tham gia vào hoạt động một cacha tích cực. 
 Xây dựng các góc hoạt động khác nhau trong lớp nhằm tạo điều kiện cho trẻ 
hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm nhỏ được nhiều hơn, hình thức hoạt động 
phong phú, đa dạng hơn .Giúp trẻ tìm hiểu và khám phá cái mới, hoạt động với đồ 
vật và rèn luyện kỹ năng. Trong lớp tôi đã bố trí các góc như sau: Góc yên tĩnh xa 
góc hoạt động ồn ào. 
 Góc xây dựng và góc phân vai ở gần nhau và xa góc sách, góc xây dựng tránh 
lối đi lại. Góc tạo hình gần nguồn nước, góc thiên nhiên ở ngoài hiên Các góc có 
khoảng rộng, cách nhau hợp lý để bảo đảm an toàn và vận động của trẻ. Tạo ranh 
giới giữa các góc hoạt động. Ngoài ra cần làm phong phú tên gọi, các mảng trang 
trí ở các góc phù hợp với chủ đề nhằm hấp dẫn trẻ.
 Sử dụng giá dựng đồ chơi quay lại tạo thành ranh giới cho góc chơi. Ranh giới 
ở các góc không che tầm nhìn của trẻ và không cản việc quan sát của giáo viên. 
Thay đổi vị trí các góc sau mỗi chủ đề để tạo cảm giác mới lạ, kích thích hứng thú 
của trẻ. Đặt tên các góc phải đơn giản, dễ hiểu và phù hợp với nội dung từng chủ 
đề đang thực hiện, tên góc rõ ràng để tích hợp lồng ghép chữ cái. 
 Trang trí góc trưng bày sản phẩm của trẻ: Tôi xắp xếp vị trí đủ rộng, dễ nhìn 
để làm góc trưng bày sản phẩm của trẻ. Có hình ảnh minh hoạ ngộ nghĩnh, tên gọi 
gần gũi, hấp dẫn trẻ 
 VD: Họa sỹ tý hon, hoặc Ai khéo tay, tranh đẹp của bé. Tôi bố trí giá sách chủ 
yếu là sách vẽ con vật, cây cối, hoa lá, quả hạt  Tranh ảnh vừa tầm với của trẻ để 
 10

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_giao_duc_theo_huon.doc