SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Trong quá trình tham gia các vận động trẻ còn được phát triển thêm cả về mặt tình cảm - xã hội cũng như thẩm mỹ. Hoạt động thể chất làm thoả mãn nhu cầu vận động của trẻ tạo cho tinh thần trẻ được sảng khoái, vui vẻ, giúp phát triển mối quan hệ giữa cô và trẻ cũng như phát triển tốt mối quan hệ bạn bè trong phối hợp vận động cùng các bạn. Cơ thể khoẻ mạnh, phát triển cân đối, hài hoà là một biểu hiện của nét đẹp về hình thể, những bài tập vận động có nhịp điệu. Kết hợp với âm nhạc giúp trẻ cảm nhận được sâu sắc về nhịp điệu, thể hiện tốt hơn, đẹp hơn các động tác và nhất là các hoạt động phát triển các cử động bàn tay, ngón tay giúp phát triển các vận động tinh tế khéo léo. Nhưng trên thực tế trong trường mầm non nói chung việc cho trẻ hoạt động phát triển thể chất chưa làm được điều đó. Các hoạt động tổ chức giáo dục phát triển thể chất cũng chỉ gói gọn theo giáo trình cũ không kích thích được tính tích cực chủ động của trẻ, hình thức tổ chức chưa sáng tạo hấp dẫn, dẫn đến hoạt động chưa đạt hiệu quả cao, trẻ chưa hứng thú tham gia vào các hoạt động. Bên cạnh đó ngày nay các bậc phụ huynh có xu hướng sợ con em mình bị va chạm, tổn thương khi tham gia các vận động nên thường hạn chế cho trẻ vận động, để trẻ chơi với các thiết bị điện tử. Những điều này đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Vậy làm thế nào để thay đổi được nhận thức của phụ huynh về vấn đề phát triển sức khoẻ cho trẻ thông qua các hoạt động? làm thế nào để có những phương pháp tổ chức phát triển vận động cho trẻ tốt hơn để mang đến cho các em một thể lực phát triển cân đối? Đó là điều tôi thường băn khoăn và trăn trở, xuất phát từ những lí do trên tôi đã chọn đề tài: "Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi" làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm năm học 2017-2018.
doc 26 trang skmamnonhay 15/07/2024 710
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
 Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất
 cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ...............................................................................2
1. Lý do chọ đề tài.........................................................................................2
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................3
3. Đối tượng nghiên cứu ...............................................................................3
4. Đối tượng khảo sát thực nghiệm...............................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................3
6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu...............................................................4
PHẦN II: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN 
ĐỀ..................................................................................................................4
1. Cơ sở lý luận.............................................................................................4
2. Khảo sát thực trạng ..................................................................................4
3. Những biện pháp thực hiện ......................................................................6
4. Biện pháp thực hiện (Biện pháp từng phần).............................................6
4.1. Xây dựng kế hoạch giáo dục thể chất phù hợp với thực tế của lớp.......7 
4.2. Cho trẻ tập thể dục sáng đầy đủ và gáo dục chế độ dinh dưỡng hợp lý
 ......................................................................................................................7
4.3. Lồng ghép tích hợp giáo dục thể chất trong các hoạt động khác và đánh 
giá trẻ theo bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi ...........................................10
4.4. Xây dựng môi trường lớp học và làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ hoạt động
 ....................................................................................................................15
4.5. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh và cộng 
đồng ...........................................................................................................17
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..........................................20
1. Kết luận....................................................................................................21.
2. Đề xuất, khuyến nghị..............................................................................22
 PHẦN I:
 ĐẶT VẤN ĐỀ
 1. Lý do chọn đề tài:
 1 Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất
 cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
không thể khắc phục được. Phát triển thể chất là một trong năm mặt phát triển 
toàn diện cho trẻ ở trường mầm non. Ở trường mầm non việc giáo dục để phát 
triển thể lực cho trẻ thông qua nhiều nội dung như: chăm sóc nuôi dưỡng, 
phát triển các vận động tinh – vận động thô cho trẻ Và chúng ta có thể 
khẳng định rằng 1 cơ thể khoẻ mạnh luôn là tiền đề cho mọi tài năng.
 Trong quá trình tham gia các vận động trẻ còn được phát triển thêm cả 
về mặt tình cảm - xã hội cũng như thẩm mỹ. Hoạt động thể chất làm thoả mãn 
nhu cầu vận động của trẻ tạo cho tinh thần trẻ được sảng khoái, vui vẻ, giúp 
phát triển mối quan hệ giữa cô và trẻ cũng như phát triển tốt mối quan hệ bạn 
bè trong phối hợp vận động cùng các bạn. Cơ thể khoẻ mạnh, phát triển cân 
đối, hài hoà là một biểu hiện của nét đẹp về hình thể, những bài tập vận động 
có nhịp điệu. Kết hợp với âm nhạc giúp trẻ cảm nhận được sâu sắc về nhịp 
điệu, thể hiện tốt hơn, đẹp hơn các động tác và nhất là các hoạt động phát 
triển các cử động bàn tay, ngón tay giúp phát triển các vận động tinh tế khéo 
léo. Nhưng trên thực tế trong trường mầm non nói chung việc cho trẻ hoạt 
động phát triển thể chất chưa làm được điều đó. Các hoạt động tổ chức giáo 
dục phát triển thể chất cũng chỉ gói gọn theo giáo trình cũ không kích thích 
được tính tích cực chủ động của trẻ, hình thức tổ chức chưa sáng tạo hấp dẫn, 
dẫn đến hoạt động chưa đạt hiệu quả cao, trẻ chưa hứng thú tham gia vào các 
hoạt động. Bên cạnh đó ngày nay các bậc phụ huynh có xu hướng sợ con em 
mình bị va chạm, tổn thương khi tham gia các vận động nên thường hạn chế 
cho trẻ vận động, để trẻ chơi với các thiết bị điện tử. Những điều này đã và 
đang ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Vậy 
làm thế nào để thay đổi được nhận thức của phụ huynh về vấn đề phát triển 
sức khoẻ cho trẻ thông qua các hoạt động? làm thế nào để có những phương 
pháp tổ chức phát triển vận động cho trẻ tốt hơn để mang đến cho các em một 
thể lực phát triển cân đối? Đó là điều tôi thường băn khoăn và trăn trở, xuất 
phát từ những lí do trên tôi đã chọn đề tài: "Một số biện pháp nâng cao chất 
 3 Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất
 cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
cân đối nếu không được chăm sóc giáo dục đúng đắn thì có thể gây nên 
những thiếu sót trong sự phát triển cơ thể trẻ mà ta không thể khắc phục được. 
 Hoạt động thể chất đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển toàn 
diện của trẻ. Làm tăng lưu lượng máu, tăng cường sức khỏe và sức đề kháng, 
tăng khả năng của phổi, giúp ích cho quá trình tiêu hóa, tăng cường trao đổi 
chất, tăng mật độ của xương, giúp xương phát triển tốt, tạo tinh thần sảng 
khoái, rèn luyện tính nhạy bén của các cơ quan thần kinh.
 Ở tuổi mẫu giáo 5-6 tuổi tất cả các cơ quan và hệ cơ quan của cơ thể trẻ 
phát triển mạnh nhưng chưa ổn định, khả năng vận động còn hạn chế, hệ thần 
kinh dần phát triển, trẻ có khả năng phân tích, đánh giá hình thành các kỹ 
năng kỹ xảo, phân biệt được hiện tượng xung quanh, củng cố các kỹ năng cần 
thiết giúp cơ thể phát triển một cách toàn diện.
 Vậy làm thế nào để có những phương pháp tổ chức thu hút được nhiều 
sự chú ý của trẻ làm cho trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động một cách tự 
nguyện, được trải nghiệm, khám phá thỏa mãn nhu cầu hoạt động mang đến 
cho trẻ một thể lực phát triển cân đối là điều làm tôi chăn trở và cần quan tâm.
 2. Khảo sát thực trạng.
* Khảo sát thực tế.
 - 34 cháu lớp 5-6 tuổi. Trường mầm non nơi tôi công tác.
a. Tình trạng thực tế khi chưa thực hiện:
 2.1 Thuận lợi
 -Trường được đầu tư cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia, phòng lớp rộng 
rãi, thoáng mát và có quang cảnh sư phạm xanh-sạch đẹp. Có đồ dùng, dụng 
cụ dạy học, phù hợp cho mỗi lứa tuổi, 
 - Được sự quan tâm giúp đỡ của BGH nhà trường, Phòng giáo dục và 
Đào tạo Ba Vì, tổ chuyên môn, các bạn bè đồng nghiệp, khi thực hiện đề tài.
 - Sự giúp đỡ tạo điều kiện, tín nhiệm của hội cha mẹ học sinh, nên các 
cháu đến trường, học tập đạt tỷ lệ chuyên cần cao.
 -Bản thân tôi với lòng yêu nghề, mến trẻ, ham học hỏi và luôn tìm tòi, 
sáng tạo trong giảng dạy, có trình độ đào tạo trên chuẩn, có thời gian công tác, 
nên cũng có chút kinh nghiệm, được học tập từ bạn bè đồng nghiệp, Thầy cô 
giảng dạy, đó cũng là một điều kiện thuận lợi cho tôi, trong việc thực hiện 
mọi nhiệm vụ được nhà trường giao cho.
 5 Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất
 cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
 Khảo sát 34 trẻ 5-6 tuổi theo các nội dung, kết quả như sau:
STT Nội dung Đạt yêu cầu Chưa đạt yêu cầu
 Trẻ mạnh dạn, tích cực tham 
 1 18/34 = 52,9% 16/34 = 47,1%
 gia hoạt động.
 2 Trẻ có kỹ năng vận động. 12/34 = 35,3% 22/34 = 64,7%
 Khả năng tập trung, chú ý khi 
 3 25/34 = 73,5% 9/34 = 26,5%
 tham gia vận động.
 3. Những biện pháp thực hiện:
 Biện pháp 1: Cho trẻ tập thể dục sáng đầy đủ và giáo dục chế độ dinh 
dưỡng hợp lý. 
 Biện pháp 2: Lồng ghép tích hợp giáo dục thể chất trong các hoạt động 
khác và đánh giá trẻ theo bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi.
 Biện pháp 3: Xây dựng môi trường lớp học và làm đồ dùng, đồ chơi 
cho trẻ hoạt động.
 Biện pháp 4: Thực hiện tốt công tác tuyên truyền - phối hợp với phụ 
huynh và cộng đồng.
 4. Biện pháp thực hiện (Biện pháp từng phần):
4.1. Cho trẻ tập thể dục sáng đầy đủ và giáo dục chế độ dinh dưỡng hợp lý
 Như chúng ta đã biết, tác dụng của tập thể dục sáng vô cùng tốt đối với 
mọi người, góp phần phát triển sức mạnh cơ bắp, giúp các khớp, dây chằng 
được mềm dẻo, linh hoạt. Buổi sáng ngay sau khi ngủ dậy, được tập luyện thể 
dục đơn giản, con người sẽ được sảng khoái, cho cả ngày hoạt động, học tập 
và làm việc. Đối với trẻ em nhất là tuổi mẫu giáo, làm sao để trẻ có thói quen 
tập thể dục ngay sau khi ngủ dậy, điều này chỉ sẩy ra ở một số ít gia đình mà 
phần lớn là trẻ trong trường có đến 95% là bố mẹ làm nông nghiệp, phải dậy 
đi làm từ khi con chưa ngủ dậy, nên làm sao trẻ có được thói quen thể dục sau 
ngủ dậy ở nhà. Vì thế đến trường, nhà trường, các cô giáo phải thực hiện 
nghiêm túc, duy trì thường xuyên việc cho trẻ tập thể dục sáng, nhận thức 
 7 Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất
 cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
 (Hình ảnh trẻ tập thể dục sáng trong lớp học)
 9 Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất
 cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
đạt tỷ lệ các chất như thế nào, vì thấy có sự phát triển chậm, hay nhanh hơn, 
để có biện pháp tham mưu với tổ nuôi, thay đổi thực đơn, tạo cho trẻ ăn ngon 
miệng hơn. Nói đến chế độ dinh dưỡng, không thể thiếu được khâu an toàn 
thực phẩm, nên tôi luôn chú trọng đến an toàn thực phẩm cho trẻ như: Khi 
được phân công đến lịch giám sát giao nhận thực phẩm, tôi luôn quan tâm đến 
chất lượng thực phẩm, khi nhận thức ăn về cho trẻ, cũng cần chú ý các khâu 
an toàn thực phẩm cho trẻ ăn.
 Với trẻ tôi luôn giáo dục vệ sinh cá nhân, giáo dục trẻ ăn hết xuất, ăn đủ các 
chất phù hợp, có biện pháp rèn trẻ không ăn rau xanh, hoặc một số thực phẩm 
khác, nên lớp tôi 100% trẻ đều ăn các loại thực phẩm, mà nhà trường tổ chức 
cho ăn, một cách ngon miệng và hết xuất.
 4.2. Lồng ghép tích hợp giáo dục thể chất trong các hoạt động khác 
và đánh giá trẻ theo bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi.
 Ngoài những tiết dạy hoạt động chung, của hoạt động phát triển thể 
chất, được quy định trong chương trình giáo dục mầm non, thì trong các hoạt 
động học và hoạt động khác, tôi đã lồng giáo dục thể chất một cách nhẹ 
nhàng, không gò bó mà đem lại kết quả cho trẻ, tôi luôn lấy trẻ làm trung tâm 
và lồng ghép các trò chơi có luật, của hoạt động giáo dục thể chất vào các giờ 
hoạt động học, điều này giúp cho giờ học được đan xen tĩnh, động hợp lý mà 
không để trẻ chán, ngược lại trẻ rất thích thú, trẻ rất vui vẻ học trong những 
tiếng hò reo cổ vũ, niềm phấn khởi của trẻ được thể hiện rõ, trên những khuôn 
mặt đáng yêu, làm cho các giờ học đó đều đạt kết quả cao hơn. 
 VD: Trong hoạt động làm quen văn học, tôi cho trẻ chơi trò chơi: 
“Ghép tranh” Trẻ phải đi theo đường hẹp, rồi bật qua con suối để mang những 
miếng ghép lên bảng, ghép sao cho hợp lý theo yêu cầu của cô.
 Trong hoạt động khám phá khoa học, Tôi cho trẻ chơi trò chơi như sau: 
Các con sẽ đi theo đường zíc zắc, mang những đồ dùng để đúng nơi quy định.
 11

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_giao_duc_the_chat.doc