SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 5- 6 tuổi ở trường mầm non

Giáo dục thể chất là một bộ phận quan trọng của giáo dục phát triển toàn diện, có mối quan hệ mật thiết với giáo dục đạo đức, thẩm mĩ và lao động. Hơn nữa Giáo dục thể chất cho trẻ mầm non càng có ý nghĩa quan trọng hơn bởi cơ thể trẻ đang phát triển mạnh mẽ, hệ thần kinh, cơ xương hình thành nhanh, bộ máy hô hấp đang hoàn thiện, cơ thể trẻ còn con yếu dễ bị phát triển lệch lạc, mất cân đối nếu không được chăm sóc giáo dục đúng đắn thì có thể gây nên những thiếu sót trong sự phát triển cơ thể trẻ mà không thể khắc phục được. Nhận thức được điều đó Đảng và Nhà nước ta trong những năm gần đây đã đặc biệt chú trọng tới công tác giáo dục trẻ mầm non. Vậy Giáo dục thể chất là một trong những nội dung giáo dục quan trọng của nhà trường nhằm đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam phát triển trí tuệ cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức.
Trong quá trình Giáo dục thể chất cho trẻ mầm non, các nhiệm vụ Giáo dục thể chất được hoàn thành bằng các hình thức khác nhau. Hình thức Giáo dục thể chất ở trường mầm non là sự tổng hợp giáo dục về những hoạt động vận động nhiều dạng của trẻ, mà cơ bản là tính tích cực vận động của chúng. Sự tổng hợp các hình thức đó tạo nên một chế độ vận động nhất định, cần thiết cho sự phát triển đầy đủ về thể chất và củng cố sức khỏe cho trẻ. Ở trường mầm non sử dụng hình thức giáo dục thể chất qua các tiết học thể dục.
Thể dục sáng và các tiết thể dục được tiến hành với tất cả với các lớp mẫu giáo, nhưng trong các hình thức đó đòi hỏi giáo viên phải chọn lọc những bài tập vận động và phương pháp tiến hành với từng độ tuổi nhất định. Ngoài ra giáo viên cần chú ý hướng đến việc giáo dục trí tuệ, cảm xúc, điều khiển hành vi vận động ở trẻ, giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của nhiệm vụ do giáo viên đề ra và tích cực vượt qua khó khăn xuất hiện trong vận động của mình.
Thực tế hiện nay trong trường mẫu giáo chúng tôi thấy rằng sự quan tâm đúng mức tới thể dục cho trẻ mẫu giáo thực sự chưa đầy đủ lắm. Vì vậy tôi đã chọn đề tài: “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 5- 6 tuổi ở trường mầm non”.
doc 17 trang skmamnonhay 17/03/2025 890
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 5- 6 tuổi ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 5- 6 tuổi ở trường mầm non

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 5- 6 tuổi ở trường mầm non
 Nam phát triển trí tuệ cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần và trong 
sáng về đạo đức.
 Trong quá trình Giáo dục thể chất cho trẻ mầm non, các nhiệm vụ Giáo dục 
thể chất được hoàn thành bằng các hình thức khác nhau. Hình thức Giáo dục thể 
chất ở trường mầm non là sự tổng hợp giáo dục về những hoạt động vận động 
nhiều dạng của trẻ, mà cơ bản là tính tích cực vận động của chúng. Sự tổng hợp 
các hình thức đó tạo nên một chế độ vận động nhất định, cần thiết cho sự phát 
triển đầy đủ về thể chất và củng cố sức khỏe cho trẻ. Ở trường mầm non sử dụng 
hình thức giáo dục thể chất qua các tiết học thể dục.
 Thể dục sáng và các tiết thể dục được tiến hành với tất cả với các lớp mẫu 
giáo, nhưng trong các hình thức đó đòi hỏi giáo viên phải chọn lọc những bài tập 
vận động và phương pháp tiến hành với từng độ tuổi nhất định. Ngoài ra giáo 
viên cần chú ý hướng đến việc giáo dục trí tuệ, cảm xúc, điều khiển hành vi vận 
động ở trẻ, giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của nhiệm vụ do giáo viên đề ra và tích 
cực vượt qua khó khăn xuất hiện trong vận động của mình.
 Thực tế hiện nay trong trường mẫu giáo chúng tôi thấy rằng sự quan tâm 
đúng mức tới thể dục cho trẻ mẫu giáo thực sự chưa đầy đủ lắm. Vì vậy tôi đã 
chọn đề tài: “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 
5- 6 tuổi ở trường mầm non”.
2.Mục đích nghiên cứu.
 Nghiên cứu nhằm mục đích phát hiện được thực trạng nâng cao chất lượng 
của hoạt động giáo dục thể chất ở trường mầm non .
 Từ đó để đề xuất cách khắc phục nhằm nâng cao năng lực và trình độ 
chuyên môn cho bản thân cũng như góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cho 
nhà trường ngày càng đạt kết quả cao . 
3.Đối tượng nghiên cứu 
 Nghiên cứu thực trạng cho trẻ 5-6 tuổi học hoạt động giáo dục thể chất 
ở trường mầm non 
4 Đối tượng khảo sát ,thực nghiệm
 Nghiên cứu thực trạng cho trẻ MGL 5-6 tuổi học hoạt động giáo duc thể 
chất ở trường mầm non 
5.Phương pháp nghiên cứu
 - Phương pháp lý luận: Đọc tài liệu.
 - Phương pháp thực tiễn: Điều tra khảo sát, quan sát thực tế.
6.Phạm vi kế hoạch nghiên cứu
 2 + Cần tăng cường ưu tiên các nhóm cơ bắp còn yếu về mặt sinh lí và giáo 
dục tư thế đúng cho trẻ, giúp trẻ có một thân hình cân đối, các động tác nhẹ 
nhàng, chính xác.
 + Sự phát triển vận động được thực hiện thông qua nhiều hình thức phong 
phú phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ mẫu giáo như trò chơi vận động, thể 
dục sáng, tiết học thể dục, dạo chơi, các trò chơi thể thao lao động.
 Do đó, phát triển tính tích cực vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ em 
cần được tiến hành một cách mạnh mẽ, toàn diện, cần được sự quan tâm ủng hộ 
của toàn xã hội, tạo điều kiện cho trẻ phát triển tốt nhất.
 2.Khảo sát thực trạng
 * Đặc điểm tình hình nhà trường
- Trường tôi là một trường nằm trên địa bàn thuộc 7 xã miền núi có điều kiện 
kinh tế đặc biệt khó khăn. Trường có 2 điểm trường một trung tâm và một điểm 
lẻ. Với tổng số 271 học sinh ,trong đó nhà trẻ 51 học sinh . và mẫu giáo 220 
học sinh gồm 12 nhóm lớp, có 12 phòng học kiên cố. 
 - Tổng số cán bộ giáo viên, nhân viên: 36 đồng chí
 Cán bộ quản lý: 3; Giáo viên: 25 ; Nhân viên: 8
 Trong những năm qua, việc nâng cao chất lượng giáo dục trẻ trong trường 
còn có nhiều hạn chế.. Do trình độ, chuyên môn, tay nghề của giáo viên chưa 
đồng đều; Đa số giáo viên vừa học vừa làm. Bên cạnh đó phụ huynh thiếu quan 
tâm, chăm sóc giáo dục con, cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng chưa đáp ứng 
với yêu cầu đổi mới giáo dục . Vì vậy việc nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 
nhằm thực hiện tốt chất lượng giáo dục phát triển, tiếp cận đổi mới giáo dục 
mầm non, phương pháp giáo dục trẻ một cách toàn diện là cần thiết.
 Với quyết tâm phấn đấu đạt trường tiên tiến, vì vậy ngoài những trang thiết 
bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi phục vụ chăm sóc, giáo dục trẻ còn cần phải có 
nhiều biện pháp tích cực để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.
 Để thực hiện mục tiêu đó đầu năm tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng của 
lớp mình tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn như sau:
* Thuận lợi : 
 - Được sự quan tâm của phòng giáo dục huyện Ba Vì hàng năm đã tổ chức 
chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ giáo viên.
 4 Nhìn vào bảng khảo sát trên tôi thấy những biện pháp thông thường, bài 
 soạn dập khuôn, cứng nhắc chưa có biện pháp mới tác động thì chất lượng đạt 
 được trên trẻ về các mức độ trung bình và yếu còn ở mức rất cao. Vì vậy tôi đã 
 suy nghĩ làm thế nào để có biện pháp hữu hiệu nhất trong việc thực hiện nâng 
 cao hiệu quả cho trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi phát triển giáo dục thể chất đạt hiệu 
 quả cao.
 .3. Những biện pháp thực hiện
 3.1 Biện pháp 1: Lập kế hoạch tổ chức cho trẻ vận động và xây dựng 
 góc vận động.
 3.2 Biện pháp 2: Tập luyện liên tục thừơng xuyên và đúng giờ ( Đối với 
 thể dục sáng )
 3.3 Biện pháp 3 : Khuyến khích tính tự giác và tính tích cực của trẻ.
 3.4 Biện pháp 4: Sử dụng đồ dùng trực quan.
 3.5 Biện pháp 5: Lồng ghép các bài hát vào tiết thể dục và đưa bài tập 
 Erobic vào bài tập phát triển chung.
 3.6 Biện pháp 6: Phối kết hợp với gia đình, cộng đồng để giáo dục trẻ
 3.7 Biện pháp 7: Tổ chức cho trẻ giao lưu vận đông với các trẻ lớp khác trong 
 khối.
 3.8 Biện pháp 8: Phối kết hợp với gia đình, cộng đồng để giáo dục trẻ:
 4.Biện pháp thực hiện(Biện pháp từng phần)
 4.1 Biện pháp 1: Lập kế hoạch tổ chức cho trẻ vận động và xây dựng 
 góc vận động.
 Ngay từ đầu năm học dựa trên kế hoạch của nhà trường xây dựng và căn 
 cứ vào nội dung trong chương trình theo độ tuổi, thời gian, thời điểm; Căn cứ 
 vào mức độ phát triển, khả năng thực tế của trẻ, tôi đã xây dựng kế hoạch nội 
 dung các vận động tập luyện cho trẻ, xác định độ khó của từng bài tập và sắp 
 xếp theo trình tự để đưa vào hướng dẫn trẻ cho phù hợp đi từ dễ đến khó đảm 
 bảo củng cố, phát triển những vận động trẻ đã biết, đồng thời chuẩn bị cho 
 những kĩ năng vận động cao hơn. Khi lập được kế hoạch tổ chức rồi tôi thấy yên 
 tâm và thực hiện rất hiệu quả.
 + Ví dụ: Kế họach tổ chức các hoạt động Giáo dục thể chất: 
STT THÁNG NỘI DUNG YÊU CẦU CẦN ĐẠT
 - Tung bóng lên cao và bắt - Tung bóng lên thẳng hướng, không 
 1 9
 bóng. làm rơi bóng và bắt bóng bằng 2 tay.
 6 40cm. nhảy.
 - Nhảy khép và tách chân 7 - Bật liên tục khép và tách chân đúng ô, 
 ô, đập và bắt bóng. đập bóng xuống sàn khi bóng nảy lên thì 
 bắt bóng. 
 - Trườn sấp trèo qua ghế thể - Trườn áp sát ngực vào sàn nhà tay nọ 
 dục. chân kia.
 - Chạy 18m trong khoảng 5- - Chạy nhanh đều.
 7giây.
8 4
 - Trèo lên, xuống ghế. - Trèo lên xuống phối hợp chân nọ tay 
 kia.
 - Lăn bóng bằng 2 tay theo - Biết lăn bóng và di chuyển theo bóng 
 đường dích dắc qua 5 hộp qua các hộp, không chạm vào hộp. 
 cách nhau 60cm.
 - Bài tập tổng hợp:
9 5
 + Bật khép tách chân. - Bật liên tục khép và tách chân đúng ô.
 + Ném đích ngang (1 tay) - Biết cầm bao cát và ném trúng vào 
 đích.
 + Chạy nhanh 21m. - Chạy nhanh đều liên tục
 Sau khi xây dựng kế hoạch nội dung các vận động tập luyện cho trẻ tôi tiếp 
 tục xây dựng “Góc vận động”. Xây dựng riêng góc vận động để thuận tiện cho 
 trẻ sử dụng và tuyên truyền tới tất cả phụ huynh. Tôi sắp xếp các đồ dùng, dụng 
 cụ để cho trẻ dễ lấy, dễ sử dụng mỗi khi hoạt động như: Thể dục sáng, giờ học 
 thể dục, hoạt động ngoài trời trẻ có thể tự lấy đồ dùng, đồ chơi phù hợp với vận 
 động mà giáo viên yêu cầu. Khi xây dựng góc vận động tôi nhận thấy trẻ lớp tôi 
 tiến bộ nhiều hơn, trẻ tham gia vận động tự nhiên và tích cực hơn. Đồng thời phụ 
 huynh lớp tôi thấy rõ được tâm quan trọng của giáo dục thể chất, họ quan tâm 
 tới vận động của con mình, xem vận động này, vận động kia mà con mình thực 
 hiện đến đâu và có thực hiện bài tập tốt không.
 Xây dựng Góc vận động.
 4.2 Biện pháp 2: Thống nhất với giáo viên trong tổ nhóm.
 Sau khi lập kế hoạch tổ chức các hoạt động vận động cho trẻ ở lớp rồi tôi 
 cùng các đồng chí ở trong tổ nhóm trao đổi để cùng thống nhất cách tổ chức và 
 8 hỏi trẻ phải vận động tích cực, đôi khi điều đó quá dồn dập so với những hoạt 
động thường ngày của trẻ. Bên cạnh đó, cơ thể của trẻ còn non nớt, khả năng tập 
trung kém, khiến trẻ khó mà theo kịp nội dung của bài học. Nhiệm vụ của cô là 
phải thường xuyên bồi dưỡng cho trẻ có thói quen lắng nghe những lời chỉ bảo 
trong quá trình tập luyện, đồng thời cũng động viên, khuyến khích trẻ tự giác 
tích cực trong hoạt động. Kèm theo đó cô cũng cần không ngừng cải tiến 
phương pháp dạy, lựa chọn nội dung phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của trẻ, 
để trẻ có thể theo kịp bài học một cách mạnh dạn, tự nhiên nhất.
 4.5 Biện pháp 5: Sử dụng đồ dùng trực quan.
 Trẻ mầm non có tư duy và nhận thức theo lối trực quan cảm tính, vì vậy 
mọi hoạt động giảng dạy đối với lứa tuổi này đều cần phải sử dụng những hình 
mẫu trực tiếp và hấp dẫn. Có hai hình thức giảng dạy trực quan là làm mẫu trực 
tiếp cho trẻ quan sát (trực quan trực tiếp) và dùng lời nói để mô tả động tác cùng 
với đồ dùng, phim, ảnh, mô hình cho trẻ hình dung ra cách tập (trực quan - gián 
tiếp). Khi giảng dạy giáo dục thể chất cho trẻ mầm non cô cần phối hợp vận 
dụng cả hai loại trực quan trên, nhất là ở giai đoạn đầu khi mới học động tác. 
Nguyên tắc trực quan là tiền đề để trẻ tập và làm quen động tác mới. Giáo viên 
phân tích mẫu trên đồ dùng trực quan và cho trẻ cùng thực hiện bài tập trên đồ 
dùng trực quan đó.
 4.5 Biện pháp 6: Lồng ghép các bài hát vào hoạt động thể dục và đưa bài 
tập Erobic vào bài tập phát triển chung.
 Để cho tiết học thể dục không trở nên khô cứng, nhàm chán. Đồng thời 
không làm cho trẻ thấy mệt mỏi, không thích tập, giáo viên có thể thay đổi nhiều 
hình thức vào bài.
 Thường thì các giáo viên tổ chức phần khởi động bằng bài hát: “Đoàn tàu 
nhỏ xíu” đi các kiểu chân sau đó về tập bài tập phát triển chung. Với phần khởi 
động tôi kể chuyện, hay hát một bài phù hợp với chủ đề, hoặc dẫn dắt cùng tham 
gia cuộc thi: “ Bé khỏe, bé khéo, Đường lên đỉnh Olympia, Đi hội rừng xanh, ” 
và xuyên suốt tiết học đó giáo viên tổ chức dưới dạng các trò chơi liên hoàn, 
khởi động, vượt chướng ngại vật, tăng tốc về đích. Để tăng sự hứng thú cho trẻ, 
giáo viên có thể thoát ly khỏi hình thức khởi động quen thuộc. Thay vào đó là 
những bài tập sôi động nhẹ nhàng nhưng cũng không tách rời mục đích chính 
của phần khởi động tôi có thể chọn một bản nhạc sôi động sau đó cho trẻ về đội 
 10

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_giao_duc_the_chat.doc