SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 5-6 tuổi

Như vậy việc tìm hiểu cách tổ chức các hình thức giáo dục thể chất cho trẻ để từ đó tìm ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ là một việc làm rất quan trọng trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ của trẻ. Là giáo viên ngành học mầm non nhất lại là giáo viên dạy lớp 5 tuổi. Ở trường mầm non nông thôn vấn đề đặt ra hiện nay đối với tôi là cách tổ chức các hình thức giáo dục thể chất cho trẻ 5 tuổi nói riêng và trẻ ở trường Mầm non ra sao? Việc tạo cơ hội cho trẻ tham gia vào các hoạt động giáo dục phát triển thể chất là rất quan trọng giúp cho hệ thần kinh và các giác quan của trẻ nhanh nhạy hơn và có tác dụng tốt để nâng cao năng lực nhận thức của trẻ. Giáo dục phát triển thể chất là nhiệm vụ trọng tâm làm cơ sở cho trẻ phát triển toàn diện, đủ năng lực đức, tài trở thành những con người mới trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, hướng tới xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Vì vậy trong quá trình chăm sóc, giảng dạy trẻ về lĩnh vực phát triển thể chất tôi tìm tòi và đưa ra “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 5 tuổi”.
docx 31 trang skmamnonhay 11/02/2025 1650
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 5-6 tuổi

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 5-6 tuổi
 TÁC GIẢ XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP 
 (Ký, ghi rõ họ tên) DỤNG SÁNG KIẾN
` 
 `
 2 - Phòng tập rộng, dụng cụ thể dục, nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị 
phục vụ công tác nấu ăn đảm bảo ,vệ sinh an toàn thực phẩm, cân đối các chất dinh 
dưỡng.
 - Thời gian áp dụng sáng kiến từ: 
 - Đối tượng áp dụng: Trẻ 5 -6 tuổi
 3. Nội dung sáng kiến.
 * Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến:
 + Xây dựng môi trường hoạt động phù hợp cho trẻ.
 + Dụng cụ, đồ dùng tập luyện.
 + Lập kế hoạch tổ chức cho trẻ vận động và xây dựng góc vận động.
 + Xây dựng bài tập vận động đảm bảo tính khoa học và hệ thống, đảm bảo 
tính vừa sức và coi trọng đặc điểm cá nhân của trẻ.
 + Lựa chọn hình thức tổ chức phong phú đa dạng. 
 + Xây dựng bài tập vận động đảm bảo tính khoa học và hệ thống, đảm bảo 
tính vừa sức và coi trọng đặc điểm cá nhân của trẻ.
 + Lồng ghép các bài hát vào tiết thể dục và đưa bài tập Erobic vào bài tập phát 
triển trung.
 * Khả năng áp dụng của sáng kiến: Sáng kiến có tính khả thi, điều kiện thực 
hiện phù hợp với các lớp trẻ 5 tuổi.
 4. Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến.
 Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 5 tuổi đã giúp giờ thể 
dục diễn ra thường nhẹ nhàng, hấp dẫn, cô và trẻ hòa quyện vào nhau và kết quả đạt 
được thể hiện rõ nét, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng và giảm tỷ lệ béo phì đồng thời trẻ 
trở lên hoạt bát, tích cực hoạt động nhận thức tốt.
 5. Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng sáng kiến.
 + Giáo viên nắm chắc phương pháp, kỹ năng của môn học.
 + Dụng cụ để phục vụ các hoạt động phát triển vận động.
 4 MÔ TẢ SÁNG KIẾN
 1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.
 1.1. Thể chất đối với trẻ 5 tuổi rất quan trọng.
 Vấn đề vị trí của giáo dục Mầm non trong chiến lược “Phát triển nguồn lực 
con người” đã và đang được Đảng và Nhà nước ta rất quân tâm. Trong bộ chuẩn 
phát triển trẻ 5 tuổi năm 2011 cũng đã đưa ra từ chuẩn 1 đến chuẩn 6 bao gồm 26 
chỉ số thuộc lĩnh vực phát triển thể chất nhằm nâng cao sức khỏe cho trẻ, chuẩn bị 
tốt thể lực cho trẻ vào lớp1.
 Vậy sự phát triển thể lực của trẻ em ở lứa tuổi 5 tuổi hiện nay như thế nào? 
Chúng ta đều biết tầm vóc của đứa trẻ lớn lên hàng ngày bởi vì cơ thể trẻ em là cơ 
thể đang lớn, đang phát trển không ngừng theo từng giai đoạn. Sự phát triển thể chất 
của trẻ được đánh giá dựa vào một số chỉ số thông thường như: chiều cao, cân nặng, 
vòng ngực, vòng đầu, tỉ lệ các phần của cơ thể.
 Xuất phát từ những đặc điểm cơ thể trẻ luôn phát triển tuân theo những quy 
luật cơ bản của sinh học, trình tự và tốc độ của sự phát triển phụ thuộc vào những 
yếu tố về di truyền, môi trường sống và đặc biệt là phương pháp nuôi dưỡng và rèn 
luyện thân thể một cách có ý thức. Trên thực tế có nhiều yếu tố ảnh hưởng không tốt 
đến sự phát triển thể chất của trẻ như: kinh tế, xã hội, chất lượng môi trường sống, 
song 3 yếu tố chính vẫn là hình thức tổ chức giáo dục thể chất cho trẻ.
 Như vậy việc tìm hiểu cách tổ chức các hình thức giáo dục thể chất cho trẻ 
để từ đó tìm ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 
là một việc làm rất quan trọng trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ của trẻ. Là giáo 
viên ngành học mầm non nhất lại là giáo viên dạy lớp 5 tuổi, vấn đề đặt ra hiện nay 
đối với tôi là cách tổ chức các hình thức giáo dục thể chất cho trẻ 5 tuổi ở trường 
Mầm non ra sao? 
 1.2. Từ tình hình thực tế của trẻ 5 tuổi.
 6 và trẻ cũng như phát triển tốt mối quan hệ bạn bè trong phối hợp vận động cùng các bạn. 
Cơ thể khoẻ mạnh, phát triển cân đối, hài hoà là một biểu hiện của nét đẹp về hình thể, 
những bài tập vận động có nhịp điệu.
 Kết hợp với âm nhạc giúp trẻ cảm nhận được sâu sắc về nhịp điệu, thể hiện tốt hơn, 
đẹp hơn các động tác và nhất là các hoạt động phát triển các cử động bàn tay, ngón tay giúp 
phát triển các vận động tinh tế khéo léo đặc biệt là hoạt động tạo hìnhgiúp trẻ trí tưởng 
tượng sáng tạo. Nhưng trên thực tế trong trường mầm non nói chung việc cho trẻ hoạt động 
phát triển thể chất chưa làm được điều đó, chưa tích cực linh hoạt sáng tạo vẫn còn mang 
tính chất đơn điệu, cứng nhắc, gò bò vì ở lứa tuổi này trẻ “Học mà chơi – chơi mà học’’, 
hình thức tổ chức chưa sáng tạo hấp dẫn, dẫn đến hoạt động chưa đạt hiệu quả cao, trẻ chưa 
hứng thú tham gia vào các hoạt động. 
 3. Thực trạng của vấn đề.
 3.1. Thuận lợi.
 - Được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện trang 
bị đầy đủ cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi trong lớp, thường xuyên cho đi thăm quan, 
kiến tập các trường mầm non trong huyện, các bạn đồng nghiệp.
 - Được sự chỉ đạo của Ban giám hiệu về lịch trình và kế hoạch tổ chức các 
hoạt động giáo dục, các hoạt động ngoại khóa của trẻ.
 - Có sân tập rộng rãi nên việc tổ chức các hoạt động cho trẻ cũng dễ dàng. 
 - Giáo viên đã công tác nhiều năm trong nghề, nhiệt tình, yêu trẻ. 
 - Sĩ số học sinh trong lớp vừa phải.
 - Được sự giúp đỡ của đồng nghiệp trong việc chăm sóc giáo dục trẻ và tổ 
chức các hoạt động.
 - Đa số phụ huynh quan tâm đến con, đến các hoạt động của lớp. 
 3.2. Khó khăn.
 - Diện tích lớp học còn chật hẹp so với qui định.
 8 Vì thế môi trường học tập tốt sẽ khuyến khích trẻ tích cực hoạt động - việc 
xây dựng môi trường học tập phù hợp và hấp dẫn trẻ cộng với việc lấy trẻ làm trung 
tâm là vô cùng cần thiết.
 Đối với lớp học ngay từ đầu năm tôi trang trí lớp đẹp theo các chủ 
điểm để gây hứng thú cho trẻ khi tới trường, với mỗi chủ điểm tôi luôn có sự thay 
đổi phù hợp, gợi mở ý tưởng sáng tạo của trẻ trong hoạt động góc tạo các sản phẩm 
của trẻ để trang trí lớp học nhất là góc vận động thuận tiện cho trẻ vận động.Từ việc 
cô cho trẻ tham gia tạo ra các sản phẩm trẻ được phát triển các vận động tinh như: 
cắt dán, cầm nắm, vẽ, tô màu qua đó trẻ thấy thích thú tham gia các hoạt động 
dưới sự động viên khuyến khích của cô.
 Môi trường ngoài lớp học các cô giáo trong trường cùng phối hợp bố trí thời 
gian để thay đổi tạo quang cảnh sư phạm mới mẻ hấp dẫn. Đồ chơi ngoài trời trường 
bố trí sắp xếp tạo khoảng trống của sân trường cho trẻ tập thể dục sáng, trẻ có địa 
điểm để tham gia các hoạt động phát triển thể chất. Bên cạnh đó là việc trồng cây, 
chăm sóc cây cũng được tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động lao động ngoài trời từ 
đó trẻ hứng thú tham gia hoạt động này như chăm sóc cây, tưới cây Từ đó giúp 
trẻ phát triển và nắm được các kiến thức kỹ năng theo yêu cầu của chương trình.
 Ví dụ: Tổ chức hoạt động giáo dục thể chất củng cố rèn luyện kĩ năng cho nội 
dung chính của hoạt động, tôi tổ chức cho trẻ leo trèo lên các thiết bị chơi ngoài trời 
hoặc leo lên bước xuống qua các bậc thang của trường hay chơi các trò chơi vận 
động, trò chơi dân gian ở ngoài sân trường.
 Môi trường đa dạng, phong phú hấp dẫn sẽ gây hứng thú cho trẻ và tạo ra kết 
quả của hoạt động cao nhất. Từ đó góp phần hình thành và nâng cao mối quan hệ 
thân thiện giữa cô và trẻ, giữa trẻ và giáo viên. Qua việc vận dụng khi thực hiện 
trong môi trường học tập, tôi nhận thấy trẻ tham gia sôi nổi hơn với các hoạt động 
đặc biệt là hoạt động giáo dục thể chất.
 4.1.2. Dụng cụ, đồ dùng tập luyện:
 10 Trong các trò chơi vận động tôi nghiên cứu và làm đồ dùng đồ chơi hướng 
dẫn trẻ sử dụng chơi có hứng thú và đạt kết quả cao.
 Trong trường mầm non việc đảm bảo an toàn cho trẻ được đặt lên hàng đầu, 
người giáo viên luôn lấy nhiệm vụ an toàn cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi là trọng tâm kế 
hoạch đề ra. Trẻ cần được đảm bảo, an toàn trong mọi hoạt động có sự giám sát của giáo 
viên đó là với các đồ dùng đồ chơi, dụng cụ luyện tập, địa điểm cho trẻ hoạt động. Tôi 
luôn quan tâm làm tốt công tác chuẩn bị: Sân tập, kiểm tra dụng cụ trước khi cho trẻ 
luyện tập. Đối với các đồ dùng như: ghế thể dục, thang thể dục tôi kiểm tra độ chắc 
trước khi cho trẻ sử dụng nếu thấy chưa chắc chắn có biện pháp sửa chữa ngay. Có kế 
hoạch kiểm tra thường xuyên đồ dùng, đồ chơi trong lớp để đảm bảo an toàn tuyệt đối 
cho trẻ khi tham gia hoạt động.
 4.2. Giáo dục các kỹ năng và thói quen vệ sinh.
 Đây là nội dung quan trọng trong giáo dục thể chất và hinh thành nhân cách 
cho trẻ, cần rèn những nội dung sau:
 - Vệ sinh thân thể: Tạo cho trẻ có thói quen rửa tay bằng xà phòng trước khi 
ăn và sau khi đi vệ sinh, súc miệng, dùng khăn 
 - Thái độ ăn, uống: Khi ăn, không nói chuyện, nhai kỹ, không bốc, không làm 
rơi vãi thức ăn, ăn xong súc miệng, lau miệng
 4.3. Tổ chức cho trẻ ăn.
 - Cần cho trẻ ăn , đủ lượng và chất, vì vậy cần có chế độ ăn phù hợp cho từng độ 
tuổi.
 - Cần chăm sóc cho trẻ trong các bữa ăn thật tốt cả về chất lẫn tinh thần, có 
như vậy mới phát triển tốt thể chất của trẻ.
 - Một số yêu cầu khi tổ chức cho trẻ mẫu giáo ăn:
 + Phòng sạch sẽ, thoáng mát, bàn ghế thuận lợi cho trẻ ngồi xuống đứng lên.
 + Bàn ăn, bát đĩa phù hợp với lứa tuổi và xếp có thẩm mỹ.
 12 - Cần phối hợp với gia đình để hiểu rõ các phương pháp đúng đắn để tổ chức 
giấc ngủ cho trẻ.
 4.5. Phát triển vận động:
 4.5.1. Lập kế hoạch tổ chức cho trẻ vận động và xây dựng góc vận động.
 - Dựa trên kế hoạch năm học của nhà trường xây dựng và căn cứ vào nội dung 
trong chương trình theo độ tuổi; Căn cứ vào thời gian thời điểm thực hiện bài tập ở 
vào giai đoạn nào của chương trình năm học; Căn cứ vào mức độ phát triển, khả 
năng thực tế của trẻ, tôi đã xây dựng kế hoạch nội dung các vận động tập luyện cho 
trẻ, xác định độ khó của từng bài tập và sắp xếp theo trình tự để đưa vào hướng dẫn 
trẻ cho phù hợp đi từ dễ đến khó đảm bảo củng cố, phát triển những vận động trẻ đã 
biết, đồng thời chuẩn bị cho những kỹ năng vận động cao hơn. Nội dung trong 
chương trình đã được trình bày từng loại vận động và mức độ tăng dần từ dễ đến 
khó, đồng thời phù hợp với từng chủ đề, phù hợp với các hoạt động khác và các sự 
kiện. 
 -Khi lập được kế hoạch tổ chức rồi tôi thấy rất yên tâm và thực hiện rất hiệu 
quả. 
 Sau khi xây dựng kế hoạch nội dung các vận động tập luyện cho trẻ tôi tiếp 
tục xây dựng “góc vận động”. Xây dựng góc vận động, để thuận tiện cho trẻ sử dụng 
và tuyên truyền đến tất cả các bậc phụ huynh, tôi chọn vị trí trước cửa lớp. Tôi sắp 
xếp các đồ dùng dụng cụ để cho trẻ dễ lấy, dễ sử dụng. Đến mỗi hoạt động như thể 
dục sáng, giờ học thể dục, hoạt động ngoài trời trẻ có thể tự lấy đồ dùng đồ chơi phù 
hợp với vận động mà giáo viên yêu cầu. Ngoài ra khi xây dựng góc vận động trẻ có 
thể tự tham gia vận động khi trẻ được bố mẹ đón và cho chơi ở sân trường, trẻ có thể 
rủ bạn cùng tập lại bài tập mà buổi sáng đã học cho bố mẹ xem. Khi xây dựng góc 
vận động tôi nhận thấy trẻ lớp tôi tiến bộ nhiều hơn, trẻ tham gia vận động tự nhiên 
và tích cực hơn, đồng thời phụ huynh lớp tôi thấy được rõ hơn tầm quan trọng của 
giáo dục thể chất, họ quan tâm hơn đến sự vận động của con mình, xem với vận động 
 14

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_giao_duc_the_chat.docx