SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở Trường Mầm non Kim Long

Trẻ em ở lứa tuổi mầm non là thời kỳ quan trọng nhất để thực hiện các hoạt động phát triển thể chất, việc luyện tập các động tác vận động, khả năng giữ thăng bằng, sự phối hợp các giác quan và vận động giữa các cơ với nhau là rất quan trọng; nó giúp trẻ hoàn thiện các mặt nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kĩ năng xã hội và thẩm mỹ.
Trong quá trình thực hiện giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong chương trình giáo dục mầm non, tôi luôn trú trọng đến tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ, song trong quá trình thực hiện tôi nhận thấy nội dung phát triển vận động có bài còn chưa phù hợp, phương pháp tổ chức còn chưa linh hoạt, hình thức tổ chức chưa phong phú, đồ dùng phục vụ cho phát triển vận động chưa đầy đủ còn đơn điệu. Một số phụ huynh chưa hiểu biết được vai trò của việc giáo dục phát triển vận động cho trẻ nên chưa tích cực phối hợp với giáo viên cùng thực hiện.
Từ những hạn chế trên, tôi mạnh dạn trọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở Trường mầm non Kim Long” để nghiên cứu và áp dụng thử nghiệm, nhằm nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động giáo dục vận động cho trẻ, đồng thời nâng cao nhận thức của phụ huynh về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục phát triển vận động đối với trẻ mầm non.
doc 27 trang skmamnonhay 27/10/2024 380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở Trường Mầm non Kim Long", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở Trường Mầm non Kim Long

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở Trường Mầm non Kim Long
 biết được vai trò của việc giáo dục phát triển vận động cho trẻ nên chưa tích cực 
phối hợp với giáo viên cùng thực hiện.
 Từ những hạn chế trên, tôi mạnh dạn trọn đề tài “Một số biện pháp nâng 
cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở 
Trường mầm non Kim Long” để nghiên cứu và áp dụng thử nghiệm, nhằm 
nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động giáo dục vận động cho trẻ, đồng thời 
nâng cao nhận thức của phụ huynh về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục 
phát triển vận động đối với trẻ mầm non.
 2. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát 
triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở Trường mầm non Kim Long”
 3. Tác giả sáng kiến
 Họ và tên: Đào Thị Thu Trang
 Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường Mầm non Kim Long, huyện Tam 
Dương, tỉnh Vĩnh Phúc 
 Số điện thoại: 0979.592.399
 - Email: daothithutrang.c0kimlongb@vinhphuc.edu.vn
 4. Chủ đầu tư ra sáng kiến
 Họ và tên: Đào Thị Thu Trang
 Chức vụ: Giáo viên 
 Đơn vị: Trường Mầm non Kim Long, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc 
 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
 5.1. Lĩnh vực áp dụng của sáng kiến: Lĩnh vực phát triển thể chất thông 
qua hoạt động dạy trẻ phát triển vận động lớp 5 - 6 tuổi ở trường Mầm non Kim 
Long, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc
 5.2. Vấn đề mà sáng kiến giải quyết 
 Vấn đề cần giải quyết trong sáng kiến: Đánh giá thực trạng, tìm ra nguyên 
nhân mặt mạnh, mặt yếu. Dựa trên cơ sở phân tích thực trạng để tìm ra biện 
pháp hữu hiệu nhất và phù hợp để phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm 
non Kim Long
 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu 
 Từ ngày 06 tháng 09 năm 2018 đến tháng 02 năm 2019. Các biện pháp 
được áp dụng trong thực tiễn giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phát 
triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại trường mầm non Kim Long huyện 
Tam Dương
 2 mang lại cho trẻ niềm vui, sự tự tin, mạnh dạn và có một sức khỏe tốt để tham 
gia vào các hoạt động trong gia đình, nhà trường và xã hội.
 Khi đến trường, trẻ cần được học các kĩ năng vận động như đi, chạy, 
nhảy, bò, tung bắt, ném Các hoạt động này không những được học trong các 
giờ vận động cơ bản mà còn phải được vận động trong nhiều khung giờ khác 
nhau như: Thể dục sáng, hoạt động ngoài trời, chơi trong góc, chơi với các dụng 
cụ thể dục, đồ chơi ngoài sân trường, tham gia vào các trò chơi vận động, trò 
chơi dân gian...
 Việc giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non đã được 
thực hiện thường xuyên. Nhưng trên thực tế trong trường mầm non nói chung và 
lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi nói riêng việc cho trẻ hoạt động phát triển vận động còn 
khô khan cứng nhắc, còn chưa linh hoạt khi lồng ghép các hoạt động khác vào 
hoạt động vận động, đồ dùng đồ chơi còn đơn điệu, khó thu hút trẻ dẫn đến trẻ 
nhàm chán. Một số giáo viên chưa tích cực linh hoạt sáng tạo vẫn còn mang tính 
chất đơn điệu, cứng nhắc, gò bó vì ở lứa tuổi này trẻ “ Học mà chơi chơi mà 
học”, hình thức tổ chức chưa sáng tạo hấp dẫn, dẫn đến hoạt động chưa đạt hiệu 
quả cao, trẻ chưa hứng thú tham gia vào các hoạt động.
 7.1.1.2. Đặc điểm phát triển và khả năng vận động của trẻ mẫu giáo 5 – 6 
tuổi
 Trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ, thì việc tổ chức các 
hoạt động giáo dục trẻ ở mọi lúc mọi nơi đều phải dựa vào đặc điểm phát triển 
tâm, sinh lí của trẻ. Là giáo viên mầm non nắm vững được những đặc điểm phát 
triển của trẻ, từ đó xây dựng một kế hoạch khoa học, thực hiện tốt công tác giáo 
dục mầm non nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển vận động cho trẻ 
mẫu giáo.
 Khi ở độ tuổi này trẻ đã có thể thực hiện động tác đứng trên 1 chân, trên 
các ngón chân, ngoài ra còn có thể quay vòng, đi lùi hay lộn một vòng trên 
giường. hoặc làm các động tác phức tạp hơn như chơi đá cầu, nhảy dây, leo trèo, 
lộn xà đơn Các ngón tay của trẻ 5 tuổi không những có thể hoạt động tự do, 
mà động tác còn nhanh nhẹn và hoàn chỉnh hơn, nên có thể cầm bút để viết hoặc 
vẽ, đồng thời còn thực hiện nhiều động tác mới và tinh tế hơn. Vận động của trẻ 
giai đoạn này đã hoàn thiện. Trẻ từ 5 – 6 tuổi trở đi đã có thể vận động toàn 
thân.
 Các kỹ năng vận động nặng và nhẹ của trẻ đang tiến bộ rõ rệt, tạo ra 
khoảng thời gian tuyệt vời để trẻ bộc lộ mình thông qua các hoạt động yêu cầu 
 4 - Bò, trườn, trèo:
 + Bò bằng bàn tay, bàn chân 4m – 5 m.
 + Bò zích zắc qua 7 điểm.
 + Bò chui qua ống dài 1,5m x 0,6m.
 + Trèo kết hợp trèo qua ghế dài 1,5m x 30cm.
 + Trèo lên xuống 7 gióng thang.
 - Tung, ném, bắt:
 + Tung bóng lên cao và bắt.
 + Tung đập bóng tại chỗ.
 + Đi và đập bóng.
 + Ném xa bằng một tay, hai tay.
 + Ném trúng đích bằng 1 tay, 2 tay.
 + Chuyền, bắt bóng qua đầu qua chân.
 - Bật nhảy:
 + Bật liên tục vào vòng.
 + Bật xa 40 - 50cm.
 + Bật nhảy từ trên cao xuống (40 – 45 cm).
 + Bật tách chân, khép chân qua 7 ô.
 + Bật qua vật cản 15 – 20 cm.
 + Nhảy lò cò 5m.
 c. Tập các cử động của bàn tay, ngón tay và phối hợp tay mắt và sử dụng 
một số đồ dùng, dụng cụ
 - Các loại cử động của bàn tay, ngón tay và cổ tay.
 - Bẻ, nắm.
 - Lắp ráp.
 - Xé, cắt đường vòng cung.
 - Tô, đồ theo nét.
 - Cài, cởi cúc khóa áo, xâu, luồn, buộc dây.
 Chuyên đề Phát triển vận động là một trong những chuyên đề trọng tâm 
trong năm học này, luôn được xã hội quan tâm, cho nên cùng với việc lựa chọn 
giáo dục cho trẻ mầm non bằng cách “ Học bằng chơi, chơi mà học” theo quan 
điểm lấy trẻ làm trung tâm, mỗi giáo viên phải linh hoạt trong quá trình tổ chức 
 6 Về cơ sở vật chất đã được nhà trường quan tâm đáp ứng nhu cầu đồ dùng 
đồ chơi. Tuy vậy một số đồ dùng phục vụ hoạt động thể dục còn nhiều hạn chế, 
chưa đầy đủ, chưa phong phú.
 Nhà trường chưa có phòng tập thể chất cho trẻ tập vào những hôm nắng to, 
trời mưa.
 Trẻ chưa thực sự mạnh dạn, thiếu tự tin khi tham gia vào các hoạt động, 
khả năng thực hiện hoạt động phát triển vận động còn hạn chế.
 Nhận thức của một số phụ huynh về môn giáo dục thể chất không quan 
trọng mà chỉ là một môn phụ không cần quan tâm.
 7.1.2.3. Thực trạng
 * Về điều kiện cơ sở vật chất
 Lớp học diện tích chưa đảm bảo theo quy định, nhà trường chưa có phòng 
thể chất cho trẻ nên những hôm trời nắng hoặc trời mưa không có nơi tập chung 
cho trẻ tham gia vào các hoạt động vận động, Đồ dùng phục vụ chủ đề còn 
thiếu, một số đồ dùng được đầu tư chưa phù hợp với lứa tuổi, những đồ dùng đã 
dược đầu tư màu sắc còn chưa đẹp nên chưa thu hút được trẻ. 
 * Về giáo viên
 Bản thân tôi đã chú trọng đến việc phát triển vận động cho trẻ trong 
trường mầm non, đặc biệt là trong hoạt động dạy phát triển vận động; nắm chắc 
nội dung, phương pháp đặc trưng, song chưa có nhiều đổi mới, sáng tạo linh 
hoạt trong dạy vận động cho trẻ. Hình thức tổ chức hoạt động chỉ chú ý đến tổ 
chức trên tiết học, chưa chú ý đến rèn phát triển vận động cho trẻ ngoài tiết học, 
chưa chú ý đến việc sưu tầm đồ dùng tự tạo cho trẻ tham gia hoạt động ngoài 
trời. Chưa phát huy tính lấy trẻ làm trung tâm.
 * Về phụ huynh
 Có nhiều phụ huynh của lớp chưa hiểu được tầm quan trọng của việc rèn 
trẻ trong hoạt động phát triển vận động khi ở nhà. Đa số phụ huynh làm nghề 
nông, bận công việc ruộng đồng nhiều nên thời gian trò chuyện với trẻ, rèn 
luyện vận động cho trẻ còn hạn chế..
 * Về trẻ
 Lớp có 26 cháu, các cháu cùng một độ tuổi, sức khỏe tốt, đi học đều, tỷ lệ 
chuyên cần đạt 97%.. Số trẻ thấp còi 1 cháu.
 Còn một số cháu chưa thực sự mạnh dạn, thiếu tự tin khi tham gia vào các 
hoạt động, khả năng thực hiện hoạt động phát triển vận động còn hạn chế. 
 8 tắc từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Sau khi hoàn thành kế hoạch, tôi 
tham khảo ý kiến của các thành viên trong tổ và xin ý kiến của Tổ trưởng, Ban 
giám hiệu, sau đó điều chỉnh và thực hiện.
 Để đạt được mục tiêu kế hoạch chủ đề đặt ra, tôi đặc biệt quan tâm đến kế 
hoạch hoạt động ngày. Khi thiết kế hoạt động ngày, tôi căn cứ vào bài tập vận 
động cơ bản, lựa chọn trò chơi phù hợp để xác định mục tiêu bài học, đồ dùng 
học liệu cần chuẩn bị, phương pháp tổ chức tiết học, cách chơi của trò chơi vận 
động sao cho trẻ dễ hiểu, dễ tiếp thu. . 
 7.2.2. Biện pháp 2: “Trang bị đầy đủ cơ sở vật chất; cung cấp dụng cụ, 
phục vụ trẻ vận động và sử dụng hiệu quả đồ dùng dụng cụ trong các hoạt động 
phát triển vận động cho trẻ”
 Sử dụng đồ dùng trực quan là một biện pháp vô cùng quan trọng trong 
hoạt động giáo dục thể chất đối với trẻ. Có đồ dùng trực quan đẹp, hấp dẫn sẽ 
làm cho hoạt động của trẻ thêm sinh động, làm cho trẻ hứng thú hơn nên đạt kết 
quả cao hơn. Vì vậy, tôi đã tham mưu với ban giám hiệu nhà trường đầu tư, 
trang bị bổ sung đầy đủ những đồ dùng, dụng cụ còn thiếu như cột ném bóng, 
thang leo, ghế thể dục... đồng thời tôi tích cực tìm kiếm những phế liệu như lốp 
xe làm cổng chui, xích đu, gỗ và vành nón làm cột ném bóng, ống nước cắt 
cuốn giấy màu làm gậy, vành nón bỏ cuốn giấy màu làm vòng, vải vụn làm nơ, 
vổ ốc chơi ô ăn quan, và chơi cắp cua bỏ giỏ. để cho trẻ hoạt động, trẻ rất 
hứng thú và thích tham gia các hoạt động. Việc lựa chọn đồ dùng dụng cụ tập 
luyện cho trẻ rất quan trọng đây là việc làm thường xuyên của người giáo viên 
phải quan tâm.
 Tôi đã sử dụng đồ dùng, dụng cụ phù hợp trong từng vận động. Với giờ 
thể dục sáng, tôi thường xuyên thay đổi đồ dùng cho trẻ theo tuần: khi thì sử 
dụng vòng thể dục, khi thì gậy thể dục, nơ, cờ, vòngsử dụng các đồ dùng này 
phù hợp với nội dung bài họcvà chủ đề đang thực hiện, hay khi chuẩn bị đồ 
dùng cho trẻ vận động cơ bản tôi có thể trang trí các đồ dùng học tập như cổng 
thể dục, tạo các đường hẹp bằng các dây hoa thanh nhựa có màu sắc hấp dẫn 
kích thích thu hút trẻ vào giờ hoạt động thể chất để đạt kết quả cao. Các loại đồ 
dùng phục vụ học tập của trẻ được cô tạo ra luôn tuân thủ nguyên tắc, bền chắc, 
không sắc nhọn, không có nguy cơ gây tai nạn cho trẻ, đảm bảo an toàn cho trẻ.
 Việc sử dụng đồ dùng cho trẻ vận động phải đảm bảo an toàn, trước khi sử 
dụng các đồ dùng, dụng cụ để luyện tập, tôi luôn quan tâm làm tốt công tác 
chuẩn bị: kiểm tra dụng cụ trước khi cho trẻ luyện tập, kiểm tra độ chắc trước 
khi cho trẻ sử dụng nếu thấy chưa chắc chắn có biện pháp sửa chữa ngay. Có kế 
 10

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_giao_duc_phat_trie.doc