SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5-6 tuổi

Trẻ em là công dân của xã hội, là thế hệ của tương lai đất nước, nên ngay từ thuở lọt lòng chúng ta cần chăm sóc, giáo dục trẻ thật chu đáo. Đặc biệt giáo dục phát triển thể chất cho trẻ càng có ý nghĩa quan trọng hơn. Giáo dục thể chất là một bộ phận quan trọng của giáo dục phát triển toàn diện, có mối quan hệ mật thiết với giáo dục đạo đức, thẩm mỹ và lao động, bởi cơ thể trẻ đang phát triển mạnh mẽ, hệ thần kinh, cơ xương hình thành nhanh, bộ máy hô hấp đang hoàn thiện, cơ thể trẻ còn non yếu dễ bị phát triển lệnh lạc, mất cân đối nếu không được chăm sóc giáo dục đúng đắn thì có thể gây nên những thiếu sót trong sự phát triển cơ thể trẻ mà không thể khắc phục được. Vậy giáo dục thể chất là một trong những nội dung giáo dục quan trọng của nhà trường nhằm đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam phát triển trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức.
Vậy làm thế nào để có những biện pháp giúp trẻ phát triển thể chất được tốt phù hợp qua trình tâm sinh lý của trẻ. Qua thực tiễn giảng dạy tôi thấy, nếu phát huy đến mức tối đa khả năng tập trung chú ý của trẻ vào đối tượng, áp dụng đúng lúc đúng nơi các biện pháp sẽ dễ dàng gây hứng thú, lôi cuốn sự tập trung chú ý của trẻ hơn.
Bên cạnh đó để đáp ứng sự phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 - 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và thực hiện chuyên đề đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non, giai đoạn 2013-2016”.Nên tôi đã suy nghĩ tìm tòi và đưa ra “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5- 6 tuổi” làm đề tài nghiên cứu.
doc 12 trang skmamnonhay 15/07/2024 460
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5-6 tuổi

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5-6 tuổi
 Trong quá trình thực hiện công tác chăm sóc, giáo dục trẻ có lẽ đề tài này 
đã được nhiều giáo viên nghiên cứu và thực hiện. Song đối với tôi đây là một đề 
tài có nhiều điểm mới mang lại hiệu quả thiết thực nhất cho trẻ lớp tôi. Đặc biệt 
là những trẻ bị khuyết tật vận động, trẻ đã dần tiếp cận được với nhiều loại hình 
vận động khác nhau, khả năng vận động của trẻ phát triển rất tốt, trẻ tích cực, 
húng thú tham gia hòa nhập các hoạt động cùng các bạn... Chính vì lẽ đó tôi đã 
mạnh dạn chọn đề tài này nhằm:
 Đánh giá thực trạng việc tổ chức Giáo dục thể chất của trẻ mẫu giáo 5- 6 
tuổi ở trường mầm non nơi tôi giảng dạy.
 3.Phạm vi áp dụng đề tài: 
 Qua nhiều năm làm giáo viên đứng lớp, đối với chuyên đề Giáo dục phát 
triển vận động tôi cũng đã có một số kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động này. 
Đề tài này đã và đang được áp dụng rộng rãi ở trường, ở lớp và có hiệu quả trong 
quá trình phát triển vận động, 
 Đề tài đã nêu ra được những giải pháp tích cực giúp trẻ hát triển vận động, 
những cái làm được và những cái chưa làm được, phù hợp với đặc điểm tâm sinh 
lý của trẻ 5- 6 tuổi và có thể áp dụng cho tất cả các lớp mẫu giáo 5- 6 tuổi trên 
các vùng, miền huyện Lệ Thủy, trong và ngoài tỉnh Quảng Bình.
 II. NỘI DUNG:
 1. Thực trạng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5- 6 tuổi tại trường.
 Trong hai năm học trở lại đây, bậc học mầm non đang tập trung thực hiện 
tốt việc xây dựng môi trường theo hường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Chuyên 
đề này đã được các trường áp dụng một cách sâu rộng và hiệu quả. Trong đó đặc 
biệt chuyên đề phát triển thể chất chiếm vị trí vô cùng quan trọng. Để đạt được 
mục tiêu đó bản thân tôi đã xác định rõ vai trò trách nhiệm của mình khi được 
phân công phụ trách lớp mẫu giáo 5- 6 tuổi.
 Để năm bắt được về khả năng vận động cũng như nhận thức của trẻ trong 
lớp mình tôi đã tiến hành khảo sát thực tế về sức khỏe của trẻ, cũng như đánh giá 
về khả năng vận động của từng trẻ để đề ra biện pháp thích hợp.
 Kết quả khảo sát đầu vào như sau: 
 Nội dung khảo sát Đạt Chiếm %
 - Trẻ hứng thú tham gia giờ học, thích vận 29/38 76,3
 động và hào hứng trong khi tham gia
 - Trẻ thực hiện thành thạo, nhịp nhàng các kỹ 30/38 78,9
 năng vận động ở lứa tuổi 5-6 tuổi
 - Trẻ đạt về chiều cao, cân nặng 29/38 76,3
 Với thực trạng nêu trên, tôi đã tiến hành chọn lựa một số biện pháp nhằm 
nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ thông qua những hoạt 
 2 sách các bài tập phát triển vận động và tuyển tập trò chơi phát triển vận động cho trẻ 
mẩu giáo... phù hợp với tâm sinh lý của từng độ tuổi. 
 Từ những tài liệu trên, tôi đã tích lũy và viết thành một quyển nhật ký tự học 
và tự làm bài để bồi dưỡng cho bản thân, tôi tự lên bài giảng cho mình, soạn giáo án. 
Sau đó tôi đã nghiên cứu sự phát triển tâm sinh lý của từng độ tuổi để biết được khả 
năng phát triển của trẻ.
 Tổ chức dự giờ chéo của chị em đồng nghiệp trong nhà trường, tham gia sinh 
hoạt chuyên môn liên trường do nhà trường và phòng giáo dục tổ chức. Tìm và 
nghiên cứu các tài liệu qua mạng, qua sách báo, tạp chí giáo dục để học hỏi và 
đúc rút kinh nghiệm cho bản thân.
 Ngoài ra tôi còn xây dựng giờ dạy mẫu cho đồng nghiệp dự giờ. Bên cạnh 
nghiên cứu những tài liệu, tôi còn sáng tạo ra một số trò chơi phù hợp với độ tuổi 
của trẻ, mang tính giáo dục cao phù hợp với mục đích và yêu cầu và mức độ 
nhận thức của trẻ như trò chơi vận động: Chèo thuyền, gia đình tài giỏi, chuyền 
trứng, quả bóng nẩy, khỉ đi lấy chuối, kiến về tổ, chú sâu ngộ nghĩnh, trổ tài cùng 
bạn...
 Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã trao đổi và tham khảo ý kiến của 
các bậc phụ huynh về sở thích của các cháu ở nhà, trẻ thường chơi gì, thích gì 
để làm tốt công tác giữa gia đình và giáo viên , thống nhất quan điểm chăm sóc 
giáo dục trẻ, đồng thời để tổ chức các hoạt động ở lớp phù hợp. 
 Không những tìm tòi tài liệu, sách báo mà tôi còn lên trang mạng để tìm 
những vi deo và clip hay có nội dung, ý nghĩ giáo dục phát triển thể chất cho trẻ 
như: Các bài tập đồng diễn, những bài dạy mẫu, những bài hát múa theo nhịp 
điệu.... tôi cũng thường xuyên xem các chương trình dành cho thiếu nhi, xem cách 
thức tổ chức các trò chơi mới, hấp dẫn với trẻ. Tôi ghi chép tất cả vào sổ và lựa chọn 
tổ chức cho trẻ chơi thay thế các trò chơi cũ để tránh sự nhàm chán.
 * Biện pháp 2. T¹o m«i tr-êng häc tËp phong phó cho trẻ.
 Tạo môi trường học tập cho trẻ là một việc làm vô cùng quan trọng, vì môi 
trường là nơi giúp cho trẻ lỉnh hội toàn bộ hệ thống kiến thức toàn diện nhất. Nếu 
môi trường không an toàn, không phù hợp, không hấp dẫn thì không lôi cuốn trẻ 
tham gia các hoạt động và đặc biệt trẻ sẽ có cảm giác không an tâm khi chơi. 
Chính vì thế xây dựng tạo môi trường đồi hỏi phải có sự giáo dục tổng hợp hai 
mặt vật chất và tinh thần.
 + Môi trường vật chất.
 Để tạo một môi trường học tập bên trong cho trẻ được tốt, tôi dành nhiều 
thời gian cho việc trang trí ở góc vận động, tôi thường xuyên thay đổi, bố trí và 
sắp xếp lại một số hình ảnh phù hợp với chủ đề mà trẻ đang học, tạo môi trường 
cho trẻ vận động một cách phong phú và hợp lý nhằm gây hứng thú cho trẻ giúp 
cho trẻ hoạt động mọi lúc, mọi nơi. 
 4 giáo viên trong lớp làm thêm một số đồ dùng có thể và có giá trị sử dụng cao và 
được làm bằng gỗ như: Làm thang leo, ghế thể dục dài 2 m x 0,25m x 0,35m, bục 
cao cho trẻ nhảy từ trên xuống khoảng 40- 50 cm, bập bênh. 
 * Biện pháp 3. Tổ chức tốt hoạt động giáo dục phát triển thể chất.
 + Hoạt động trên lớp.
 Tôi đã linh hoạt lựa chọn các bài vận động cơ bản phù hợp với với từng 
chủ đề, xây dựng những giờ hoạt động phát triển thể chất lôi cuốn trẻ bằng các 
hình thức tổ chức, phương pháp và dụng cụ trực quan để thu hút trẻ.
 Trong hoạt động có chủ đích với hoạt động vận động được xem như hoạt 
động chính nhằm giúp trẻ vận động một cách có trình tự, Thực hiện bài tập linh 
hoạt với những đội hình khác nhau như đứng tự do, đứng vòng tròn, đứng theo 
hàng dọc, hàng ngang. Mỗi bài được thực hiện trong vòng 25- 30 phút tùy vào 
hứng thú của trẻ. Khi cung cấp kiến thức cho trẻ, tôi làm mẫu động tác chính xác, 
chậm vừa phải và hiệu lệnh dứt khoát. Lựa chọn những bài tập phù hợp với độ 
tuổi 5- 6 tuổi. Chú ý sửa sai cho trẻ và động viên trẻ thực hiện vận động.
 Để trẻ tập trung chú ý, tôi đã sử dụng tín hiệu khác nhau như: xắc xô, đó 
là tín hiệu dễ thu hút sự chú ý của trẻ. 
 Ví dụ: Khi dạy vận động: Bò thấp - chui qua cổng. Giáo viên chỉ cần 
chọn nhạc và điều chỉnh nhanh hay chậm theo nhạc to - nhỏ rồi cho trẻ thi đua 
vận động theo nhạc. Khi bản nhạc kết thúc bạn nào về trước không làm đổ cổng 
là thắng cuộc. Tuy nhiên, trong một tiết học tôi sử dụng một loại dụng cụ tín hiệu 
thống nhất để khỏi ảnh hưởng đến sự chú ý của trẻ. Bên cạnh, những tín hiệu 
trên, giáo viên có thể sử dụng khẩu lệnh, mệnh lệnh. 
 Khi xây dựng kế hoạch cho trẻ tham gia hoạt động có chủ đích cùng một 
chủ đề, giáo viên phải linh hoạt xây dựng cho phù hợp khi kết hợp các bài tập 
phát triển và rèn luyện đủ các nhóm cơ như: cơ bả vai, cơ chân, cơ mình, những 
động tác phát triển hệ hô hấp và những động tác hỗ trợ cho bài tập vận động cơ 
bản.
 Ví dụ: Bài tập vận động cơ bản là “Chuyền bóng theo hàng ngang” thì khi 
chọn động tác cho bài tập phát triển chung, giáo viên lưu ý chọn động tác tay và 
tập động tác này số lần nhiều hơn các động tác còn lại..
 Khi tập, nên cho trẻ cầm các dụng cụ như cờ, nơ, gậy thể dục,nhưng các 
dụng cụ đó phải phù hợp với vận động và không gây mệt mỏi cho trẻ. Các dụng 
cụ đó phải tạo cho trẻ vận động chính xác, được sắp đặt theo từng thể loại để dễ 
lấy và phân phát cho trẻ. Khi chia dụng cụ cho trẻ, giáo viên phải lựa chọn các 
biện pháp sao cho không mất thời gian và phải được tiến hành nhanh, gọn.
 Giáo viên có thể nhận xét ngay trong tiết học hoặc cuối tiết học, trong tiết 
học khen trẻ kịp thời. Cuối tiết học chủ yếu động viên trẻ.
 + Kết hợp với các hoạt động khác
 6 - Với hoạt động chiều
 Ở hoạt động chiều với nội dung ôn luyện hay làm quen những kiến thức, kĩ 
năng mới. Tôi đã linh hoạt đưa những trò chơi vận động mới vào để rèn luyện kĩ 
năng cho trẻ trước khi trẻ tham gia hoạt động. Với hình thức tổ chức thi đua giữa 
các nhóm có tất cả các trẻ đều được tham gia vào trò chơi, đã tạo sự hứng thú 
cho trẻ và cố gắng để thể hiện mình khi thực hiện được trò chơi vận động đó. 
Đây cũng là cơ hội để cho những trẻ có vận động kém, trẻ nhút nhát thực hành và 
ôn luyện nhiều hơn. 
 - Thông qua các ngày hội, hội thi 
 Ngày hội thể dục thể thao của bé hay hội thi “Bé khỏe bé ngoan” là một 
hoạt động thể dục thể thao bổ ích của trường mầm non, giúp trẻ được giao lưu 
học hỏi với các bạn trong trường, góp phần khẳng định những thành tích trong 
phong trào rèn luyện thân thể giúp trẻ đồng thời là động lực để đẩy mạnh hoạt 
động giáo dục thể chất và tinh thần. Mạnh dạn tự tin, tích cực tham gia các hoạt 
động, từ đó chuẩn bị tốt tâm thế để sẵn sàng bước vào lớp một. Thông qua hội thi 
giúp trẻ nhận thức sâu hơn về bản thân, về nhà trường. Phát triển khả năng vận 
động thô, vận động tinh, khả năng xử lý các tình huống thường gặp trong cuộc 
sống.
 Trong hoạt động giáo dục thể chất, trẻ tham gia vào hoạt động tích cực thì 
người giáo viên phải lôi cuốn thu hút trẻ vào hoạt động một cách thoải mái không 
gò bó, gây mất hứng thú của trẻ. Dựa vào mục đích của chương trình giáo dục 
mầm non: Làm sao để tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm sáng tạo, thể hiện mình 
và trẻ có nhu cầu bộc lộ mình qua vận động. Từ đó tôi có suy nghĩ và áp dụng 
liên kết xây dựng các hội thi, ngày hội vào các hoạt động giáo dục thể chất để 
mọi trẻ đều được tham gia tích cực vào các hội thi đó. 
 * Biện pháp 4. Động viên khích lệ, giúp đỡ những trẻ còn hạn chế về 
khả năng vận động.
 Để tất cả trẻ đều phát triển tốt các tố chất vận động linh hoạt, nhanh nhẹn, 
khéo léo, thường xuyên thực hiện các hoạt động vận động ở lớp và ở trường một 
cách đồng đều tôi đặc biệt chú trọng quan tâm đến các cháu còn hạn chế về khả 
năng vận động và những trẻ khuyết tật về vận động. 
 Đối với những trẻ có vận động hạn chế và những trẻ khuyết tật vận động, 
tôi lên kế hoạch về thời gian rèn luyện và bồi dưỡng cho trẻ vào những giờ hoạt 
động chiều, mọi lúc mọi nơi, khuyến khích trẻ phát triển vận động. Đặc biệt, 
thường xuyên trao đổi với phụ huynh dưới nhiều hình thức. 
 Cho trẻ hoạt động theo nhóm để các cháu vận động nhanh nhẹn hơn có thể 
hướng dẫn, giúp đỡ các bạn còn hạn chế. 
 Ví dụ: Khi tổ chức trò chơi “Kẹp bóng về đích” tôi sắp xếp cho 1 bạn khéo 
léo, nhanh nhẹn cùng chơi với bạn còn chậm khi di chuyển và chưa tự tin. Khi đó 
 8

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_giao_duc_phat_trie.doc