SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển thể chất cho trẻ 5-6 tuổi thông qua các trò chơi vận động
Giáo dục thể chất cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non là một việc làm hết sức cần thiết đối với giáo viên chủ nhiệm, trực tiếp giảng dạy các con. Vì đến trường các con không chỉ biết học giỏi về kiến thức mà còn phải được giáo dục thể chất, rèn luyện sức khỏe, rèn luyện các kỹ năng sống cần thiết.
Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non, thông qua hoạt động vui chơi trẻ được phát triển nhân cách một cách toàn diện. Việc tổ chức các trò chơi vận động cho trẻ đòi hỏi phải có sự linh hoạt và tính sáng tạo cao. Mức độ khó hay dễ của trò chơi không giống nhau. Có những trò chơi vô cùng đơn giản nhưng cũng có những trò chơi phức tạp, đòi hỏi người chơi phải tư duy trong quá trình chơi.
Trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ phát triển thể chất thông qua các trò chơi vận động là một nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với trẻ mầm non. Phát triển thể chất là một trong những điều cơ bản để trẻ nhận thức thế giới xung quanh, trẻ biết nhiều kỹ năng vận động thì trẻ càng có nhiều cơ hội tiếp xúc, khám phá thế giới xung quanh, tạo điều kiện tốt để trẻ tham gia vào nhiều hoạt động và trẻ sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm qua các hoạt động đó, nhờ thế mà vốn kiến thức của trẻ được tăng lên, đồng thời khi thực hiện các yêu cầu của vận động cũng giúp trẻ rèn thêm một số kỹ năng nhận thức như: sự chú ý, tính kiên trì… Trong quá trình tham gia vào các trò chơi vận động trẻ còn được phát triển thêm về mặt tình cảm xã hội cũng như thẩm mỹ.
Có thể nói trò chơi vận động là hình thức vận động phát triển thể chất phù hợp và có hiệu quả nhất đối với trẻ mầm non. Trò chơi vận động không những giúp trẻ phát triển về thể lực mà còn phát huy tính tích cực, ham muốn vận động. Vì vậy mỗi giáo viên cần quan tâm đến trò chơi vận động và sử dụng một cách tối đa để giúp trẻ phát triển toàn diện.
Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non, thông qua hoạt động vui chơi trẻ được phát triển nhân cách một cách toàn diện. Việc tổ chức các trò chơi vận động cho trẻ đòi hỏi phải có sự linh hoạt và tính sáng tạo cao. Mức độ khó hay dễ của trò chơi không giống nhau. Có những trò chơi vô cùng đơn giản nhưng cũng có những trò chơi phức tạp, đòi hỏi người chơi phải tư duy trong quá trình chơi.
Trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ phát triển thể chất thông qua các trò chơi vận động là một nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với trẻ mầm non. Phát triển thể chất là một trong những điều cơ bản để trẻ nhận thức thế giới xung quanh, trẻ biết nhiều kỹ năng vận động thì trẻ càng có nhiều cơ hội tiếp xúc, khám phá thế giới xung quanh, tạo điều kiện tốt để trẻ tham gia vào nhiều hoạt động và trẻ sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm qua các hoạt động đó, nhờ thế mà vốn kiến thức của trẻ được tăng lên, đồng thời khi thực hiện các yêu cầu của vận động cũng giúp trẻ rèn thêm một số kỹ năng nhận thức như: sự chú ý, tính kiên trì… Trong quá trình tham gia vào các trò chơi vận động trẻ còn được phát triển thêm về mặt tình cảm xã hội cũng như thẩm mỹ.
Có thể nói trò chơi vận động là hình thức vận động phát triển thể chất phù hợp và có hiệu quả nhất đối với trẻ mầm non. Trò chơi vận động không những giúp trẻ phát triển về thể lực mà còn phát huy tính tích cực, ham muốn vận động. Vì vậy mỗi giáo viên cần quan tâm đến trò chơi vận động và sử dụng một cách tối đa để giúp trẻ phát triển toàn diện.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển thể chất cho trẻ 5-6 tuổi thông qua các trò chơi vận động", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển thể chất cho trẻ 5-6 tuổi thông qua các trò chơi vận động

A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài Trẻ em là niềm vui niềm hạnh phúc của mỗi gia đình. Trẻ em là những mầm non tương lai của đất nước. Ngay từ lúc sinh ra trẻ em như một tờ giấy trắng, các con luôn phải chịu sự tác động rất lớn từ môi trường xung quanh. Cơ thể trẻ còn non yếu, rất dễ bị các yếu tố về môi trường tác động làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển trí tuệ của trẻ. Chúng ta đều biết tầm vóc của đưa trẻ lớn lên hàng ngày bởi vì cơ thể trẻ em là cơ thể đang lớn, đang phát triển không ngừng theo từng giai đoạn. Giáo dục thể chất cho trẻ mầm non mang lại nhiều ý nghĩa vì khi ấy trẻ đang ở những năm đầu đời của sự phát triển, những năm tháng định hình tính cách cũng như suy nghĩ sau này của trẻ. Nên việc tiếp cận nhiều với các môn thể dục thể thao giúp trẻ rèn luyện được nhiều đức tính tốt đẹp, đặc biệt là thói quen rèn luyện thể thao. Hơn thế nữa, việc tiếp xúc nhiều với các môn thể thao sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển về thể lực của trẻ, là tiền đề để phát triển trí lực. Bởi có sức khoẻ tốt thì trẻ mới có thể học tập tốt được. “Khỏe thể lực - lành mạnh về nhân cách”. Đối với thế hệ trẻ, đặc biệt như trẻ mầm non giáo dục thể chất và thể thao lại càng quan trọng hơn bao giờ hết. Vì đây là thời kỳ nhạy cảm nhất để phát triển và hoàn thiện thể chất, nhân cách trong cuộc đời của con người. Một phương pháp hiệu quả nhất, nhằm giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, trong hiện tại và cả tương lai của dân tộc. Nhiều ba mẹ hiện đại ngày nay đã ý thức được điều này, cho các bé tiếp xúc với nhiều phương pháp giáo dục sớm, tạo điều kiện cho con học những môn năng khiếu nhưng ba mẹ vẫn quên đi tầm quan trọng và ý nghĩa giáo dục thể chất cho trẻ mầm non. II. Mục đích nghiên cứu Xuất phát từ tình hình thực tế của trường, của lớp khi tổ chức các trò chơi vận động cho trẻ nhằm phát triển thể chất, bản thân tôi chọn đề tài này nhằm mục đích tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhất giúp trẻ nhanh nhẹn, hoạt bát, phát huy cao nhất tính tích cực của trẻ. Đồng thời khắc phục tình trạng suy dinh dưỡng và thừa cân của trẻ lớp tôi đang trực tiếp giảng dạy. III. Đối tượng nghiên cứu, khảo sát thực nghiệm * Đối tượng nghiên cứu: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển thể chất cho trẻ 5 -6 tuổi thông qua các trò chơi vận động” * Đối tượng khảo sát thực nghiệm: Trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi IV. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu - Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế trên trẻ - Phương pháp quan sát - Phương pháp thực nghiệm V. Phạm vi và thời gian thực hiện đề tài * Phạm vi nghiên cứu: Lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi A1 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lý luận Giáo dục thể chất cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non là một việc làm hết sức cần thiết đối với giáo viên chủ nhiệm, trực tiếp giảng dạy các con. Vì đến trường các con không chỉ biết học giỏi về kiến thức mà còn phải được giáo dục thể chất, rèn luyện sức khỏe, rèn luyện các kỹ năng sống cần thiết. Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non, thông qua hoạt động vui chơi trẻ được phát triển nhân cách một cách toàn diện. Việc tổ chức các trò chơi vận động cho trẻ đòi hỏi phải có sự linh hoạt và tính sáng tạo cao. Mức độ khó hay dễ của trò chơi không giống nhau. Có những trò chơi vô cùng đơn giản nhưng cũng có những trò chơi phức tạp, đòi hỏi người chơi phải tư duy trong quá trình chơi. Trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ phát triển thể chất thông qua các trò chơi vận động là một nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với trẻ mầm non. Phát triển thể chất là một trong những điều cơ bản để trẻ nhận thức thế giới xung quanh, trẻ biết nhiều kỹ năng vận động thì trẻ càng có nhiều cơ hội tiếp xúc, khám phá thế giới xung quanh, tạo điều kiện tốt để trẻ tham gia vào nhiều hoạt động và trẻ sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm qua các hoạt động đó, nhờ thế mà vốn kiến thức của trẻ được tăng lên, đồng thời khi thực hiện các yêu cầu của vận động cũng giúp trẻ rèn thêm một số kỹ năng nhận thức như: sự chú ý, tính kiên trì Trong quá trình tham gia vào các trò chơi vận động trẻ còn được phát triển thêm về mặt tình cảm xã hội cũng như thẩm mỹ. Có thể nói trò chơi vận động là hình thức vận động phát triển thể chất phù hợp và có hiệu quả nhất đối với trẻ mầm non. Trò chơi vận động không những giúp trẻ phát triển về thể lực mà còn phát huy tính tích cực, ham muốn vận động. Vì vậy mỗi giáo viên cần quan tâm đến trò chơi vận động và sử dụng một cách tối đa để giúp trẻ phát triển toàn diện. 2. Khó khăn + Trẻ mầm non thường rất mạnh dạn, tự tin, thông minh, thích tham gia vào các trò chơi vận động. Tuy nhiên khả năng chú ý có chủ đích của trẻ còn kém. Trẻ dễ dàng nhập cuộc chơi nhưng cũng nhanh chóng tự rút khỏi trò chơi khi trẻ không còn hứng thú. + Giáo viên chưa có nhiều hình thức tổ chức linh hoạt, sáng tạo trong việc tổ chức các trò chơi vận động cho trẻ + Thời gian tổ chức cho trẻ chơi rất hạn hẹp vì một trò chơi không thể diễn ra trong suốt cả một hoạt động của trẻ mà chủ yếu chỉ được lồng ghép và tích hợp vào các hoạt động khác. + Nhiều phụ huynh chưa hiểu rõ tầm quan trọng của trò chơi vận động đối với sự phát triển của trẻ. 1. Biện pháp 1: Lập kế hoạch lựa chọn, sưu tầm các trò chơi vận động phù hợp với trẻ Như chúng ta đã biết trò chơi vận động rất phong phú, đa dạng nhưng không phải trò chơi nào cũng phù hợp với trẻ. Vì thế đòi hỏi giáo viên phải cân nhắc lựa chọn cho phù hợp nếu không sẽ không đạt hiệu quả, phản tác dụng giáo dục. Chính vì vậy khi lựa chọn các trò chơi vận động cho trẻ, tôi thực hiện theo các tiêu chí sau: + Trò chơi không quá đơn giản nhưng cũng không quá phức tạp + Đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trẻ chơi dễ kiếm, dễ tìm + Giúp củng cố tư duy, ngôn ngữ, vận động, kỹ năng cho trẻ + Gây được hứng thú, thu hút sự chú ý của trẻ + Có sự tham gia của tập thể lớp hoặc nhóm trẻ trong lớp Việc sắp xếp trò chơi vận động theo đúng chủ đề, sự kiện là rất cần thiết. Tôi đã nghiên cứu chương trình chăm sóc giáo dục trẻ cả năm học, đặc điểm tâm sinh lý cùng sự phát triển vận động của trẻ sau đó lập kế hoạch lựa chọn, sắp xếp các trò chơi vận động phù hợp với từng chủ đề, sự kiện để trẻ được trải nghiệm nhiều trò chơi và đồng thời giúp trẻ không bị nhàm chán. * Kết quả đạt được: - Khi lựa chọn các trò chơi theo chủ đề sự kiện đã giúp tôi sử dụng các trò chơi vận động có hiệu quả tốt nhất và nhận ra những điều hợp lý, không hợp lý khi sử dụng các trò chơi. - Trẻ hào hứng tham gia vào các trò chơi không gây nhàm chán - Trẻ nắm được cơ bản cách chơi, luật chơi của các trò chơi. * Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi Đồ dùng, đồ chơi của các trò chơi vận động cũng vô cùng đa dạng và phong phú, mang tính đặc trưng, được thiết kế dựa vào cách chơi, luật chơi của từng trò chơi. Mỗi trò chơi vận động sẽ có một hoặc nhiều loại đồ dùng, đồ chơi tương ứng mà thiếu nó thì trò chơi không thể tiến hành được. Ví dụ: Khi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “Cướp cờ” đòi hỏi phải có lá cờ, ống cắm cờ đặt ở giữa sân, ở đầu mỗi sân vẽ một vạch ngang làm mốc. Với trò chơi “kéo co” thì phải có một sợi dây thừng 6m, vạch thẳng làm ranh giới giữa hai đội. Trò chơi “Lăn bóng vào gốc cây” thì đòi hỏi phải có bóng, quả trùy (bowling) Hình ảnh 2: Trẻ chơi trò chơi kéo co Hình ảnh 3: Trẻ chơi trò chơi lăn bóng vào gốc cây trong HĐH * Chuẩn bị phương tiện chơi - Xây dựng môi trường chơi cho trẻ như chọn địa điểm chơi: sử dụng các góc chơi của trẻ, chơi ngoài sân trường, chơi trong lớp học, chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi cho đủ nhóm trẻ tham gia chơi - Sỏi, hạt gấc, ngô và một số loại hạt khác - Một số loại lá cây như: lá mít, lá chuối * Kiểm tra sức khỏe của trẻ Trước khi tổ chức cho trẻ chơi tôi bao quát trẻ, kiểm tra tình hình sức khỏe của trẻ sau đó mơi tiến hành tổ chức trò chơi vận động * Tổ chức thực hiện các hoạt động của cô và trẻ (quá trình chơi) Tôi tạo hứng thú cho trẻ đến với trò chơi bằng nhiều cách khác nhau như: lời gợi ý, đề nghị trẻ chơi, tình huống chơi, câu đố, bài đồng dao, cùng trẻ đàm thoại, trao đổi làm Hình ảnh 4: Trẻ chơi trò chơi mèo đuổi chuột cho trẻ nhớ lại các trò chơi đã từng chơi hoặc giới thiệu với trẻ về trò chơi mới dẫn dắt trẻ vào cuộc chơi. Sau đó, tôi cùng trẻ thảo luận, bàn bạc và triển khai các góc chơi của nhóm và cho trẻ từng nhóm tự kiếm đồ chơi của mình trên các giá đồ chơi cô đã chuẩn bị sẵn. Hình ảnh 5: Trẻ chơi trò chơi oẳn tù tì Hình ảnh 6: Trẻ chơi trò chơi lựa đậu trong HĐG Hình ảnh 9: Trẻ chơi trò chơi nhảy vào vòng Hình ảnh 10: Trẻ chơi trò chơi cắp cua bỏ giỏ trong HĐG C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ I. Hiệu quả của sáng kiến 1. Đối với trẻ - Những hoạt động lồng ghép trò chơi vận động đã mang lại hiệu quả rất cao. Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động, đạt được mục đích yêu cầu đề ra. - Trẻ có khả năng phản ứng nhanh nhẹn, hoạt bát hơn, có vốn hiểu biết rộng mở về thế giới xung quanh, cùng bạn bè chia sẻ niềm vui, làm cho tuổi thơ của trẻ trở thành một ký ức đẹp. - Trẻ đã biết tự tổ chức một số trò chơi vận động đơn giản với các bạn trong lớp 2. Đối với giáo viên - Tôi đã trau dồi thêm được nhiều kiến thức tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ hiệu quả hơn và có những hiểu biết sâu rộng hơn. - Giáo viên linh hoạt, sáng tạo trong việc tổ chức các trò chơi vận động cho trẻ. 3. Đối với phụ huynh - Phối hợp tích cực cùng giáo viên trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. - Phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của việc giáo dục thể chất cho trẻ 5 - 6 tuổi là một việc làm hết sức cần thiết giúp trẻ rèn luyện sức bền, sự khéo léo, nhanh nhẹn, linh hoạt, tự tin hơn. II. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm Trò chơi vận động có tầm quan trọng rất lớn đối với sự phát triển thể chất cho trẻ. Trò chơi vận động là hình thức vui chơi, nghỉ ngơi tích cực vừa là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện. Trò chơi vận động thu hút nhiều trẻ tham gia chơi và hoàn thiện kỹ năng vận động cho trẻ. Nó góp phần nâng cao nhận thức, giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và trí tưởng tượng. Nội dung các trò chơi vận động phong thú và phản ánh hiện thực đơn giản của cuộc sống tự nhiên, xã hội diễn ra hằng ngày rất gần gũi với cuộc sống của trẻ. Tên trò chơi hấp dẫn, hành động thỏa mãn nhu cầu về thể lực, trí tuệ của trẻ, luật chơi, cách chơi khá đơn giản, dễ nhớ, dễ hiểu, đồ dùng đồ chơi kèm theo cũng không phải đầu tư nhiều kinh phí, có thể tận dụng đồ dùng sẵn có ở xung quanh. Trò chơi vận động có thể tổ chức ở mọi lúc mọi nơi ít bị gò bó. Giáo viên là người khai thác các tình huống và các vật liệu trong môi trường để khuyến khích trẻ chơi, hoạt động cùng trẻ, hoạt động cá nhân kết hợp hoạt động nhóm giúp trẻ phát triển thể lực, trí thông minh và phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. IV. Những khuyến nghị và đề xuất 1. Về phía giáo viên - Giáo viên dành nhiều thời gian nghiên cứu các trò chơi vận động mới nhằm kích thích sự tò mò, sáng tạo của trẻ. - Cần linh hoạt thay đổi phương pháp, hình thức tổ chức các trò chơi vận động phù hợp với tâm sinh lý và khả năng nhận thức của trẻ. 2. Về phía nhà trường - Trong sinh hoạt tổ chuyên môn cần đi sâu thảo luận hình thức, biện pháp tổ chức hiệu quả trò chơi vận động cho trẻ. - Tổ chức các chuyên đề giáo dục phát triển thể chất nâng cao để giáo viên học tập vận dụng vào công tác chăm sóc giáo dục trẻ lớp mình.
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_giao_duc_phat_trie.ppt