SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Thực tế cho thấy, giáo dục KNS cho trẻ thường được thực hiện bằng cách cho trẻ xem tranh truyện, tổ chức hội thi: “Bé khỏe, bé ngoan” có giáo viên, cha mẹ và trẻ cùng tham gia thi hoặc tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống để khơi dậy lòng nhân ái trong trẻ, giúp trẻ có được những kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp ứng xử. Tuy nhiên do tác động ngoại cảnh hay trẻ được nuông chiều và đáp ứng mọi thứ theo yêu cầu nên có những biểu hiện không đúng trong giao tiếp với mọi người trong gia đình và bạn bè, trẻ không có được kỹ năng tự phục vụ bản thân, kỹ năng hợp tác, kỹ năng học tập…
Chưa bao giờ việc giáo dục KNS cho trẻ mẫu giáo được giáo viên mầm non và các bậc cha mẹ trẻ quan tâm nhiều như hiện nay. Tuy nhiên vẫn còn nhiều giáo viên mầm non và các bậc cha mẹ lúng túng về kiến thức và phương pháp giáo dục KNS cho trẻ. Những năm gần đây các trung tâm về giáo dục KNS cho trẻ em được mở ra rất nhiều ở hầu khắp các tỉnh thành. Thế nhưng không phải trẻ em nào cũng có điều kiện để tham gia và liệu cứ tham gia các trung tâm đó là trẻ có KNS tốt hay không?
Với những thực trạng mà tôi vừa nêu ở phần trên. Bản thân tôi luôn trăn trở phải tìm ra những biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ như thế nào để đạt được kết quả tốt hơn. Nói một cách cụ thể hơn là giúp trẻ tìm hiểu, nhận biết và thực hành một số KNS cần thiết có hiệu quả hơn, giáo dục cho trẻ biết ứng xử tốt với mọi tình huống, mọi hoàn cảnh trong cuộc sống đời thường một cách văn minh và hồn nhiên đúng với độ tuổi của trẻ. Một tập thể trẻ có KNS tốt sẽ tạo nên môi trường sống ấm áp, hoà thuận, vui vẻ và phát triển. Vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi”.
Chưa bao giờ việc giáo dục KNS cho trẻ mẫu giáo được giáo viên mầm non và các bậc cha mẹ trẻ quan tâm nhiều như hiện nay. Tuy nhiên vẫn còn nhiều giáo viên mầm non và các bậc cha mẹ lúng túng về kiến thức và phương pháp giáo dục KNS cho trẻ. Những năm gần đây các trung tâm về giáo dục KNS cho trẻ em được mở ra rất nhiều ở hầu khắp các tỉnh thành. Thế nhưng không phải trẻ em nào cũng có điều kiện để tham gia và liệu cứ tham gia các trung tâm đó là trẻ có KNS tốt hay không?
Với những thực trạng mà tôi vừa nêu ở phần trên. Bản thân tôi luôn trăn trở phải tìm ra những biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ như thế nào để đạt được kết quả tốt hơn. Nói một cách cụ thể hơn là giúp trẻ tìm hiểu, nhận biết và thực hành một số KNS cần thiết có hiệu quả hơn, giáo dục cho trẻ biết ứng xử tốt với mọi tình huống, mọi hoàn cảnh trong cuộc sống đời thường một cách văn minh và hồn nhiên đúng với độ tuổi của trẻ. Một tập thể trẻ có KNS tốt sẽ tạo nên môi trường sống ấm áp, hoà thuận, vui vẻ và phát triển. Vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi”.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
đáp ứng mọi thứ theo yêu cầu nên có những biểu hiện không đúng trong giao tiếp với mọi người trong gia đình và bạn bè, trẻ không có được kỹ năng tự phục vụ bản thân, kỹ năng hợp tác, kỹ năng học tập Chưa bao giờ việc giáo dục KNS cho trẻ mẫu giáo được giáo viên mầm non và các bậc cha mẹ trẻ quan tâm nhiều như hiện nay. Tuy nhiên vẫn còn nhiều giáo viên mầm non và các bậc cha mẹ lúng túng về kiến thức và phương pháp giáo dục KNS cho trẻ. Những năm gần đây các trung tâm về giáo dục KNS cho trẻ em được mở ra rất nhiều ở hầu khắp các tỉnh thành. Thế nhưng không phải trẻ em nào cũng có điều kiện để tham gia và liệu cứ tham gia các trung tâm đó là trẻ có KNS tốt hay không? Với những thực trạng mà tôi vừa nêu ở phần trên. Bản thân tôi luôn trăn trở phải tìm ra những biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ như thế nào để đạt được kết quả tốt hơn. Nói một cách cụ thể hơn là giúp trẻ tìm hiểu, nhận biết và thực hành một số KNS cần thiết có hiệu quả hơn, giáo dục cho trẻ biết ứng xử tốt với mọi tình huống, mọi hoàn cảnh trong cuộc sống đời thường một cách văn minh và hồn nhiên đúng với độ tuổi của trẻ. Một tập thể trẻ có KNS tốt sẽ tạo nên môi trường sống ấm áp, hoà thuận, vui vẻ và phát triển. Vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi”. 2. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi”. 3. Tác giả sáng kiến: - Họ và tên : Nguyễn Thị Nhung. - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường mầm non Hướng Đạo_xã Hướng Đạo – huyện Tam Dương – tỉnh Vĩnh Phúc. - Điện thoại: 0973956584. - Email: nguyenthinhung.c0huongdao@vinhphuc.edu.vn 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Nhung_Trường mầm non Hướng Đạo, xã Hướng Đạo – huyện Tam Dương – tỉnh Vĩnh Phúc. 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: - Việc xác định được các kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi sẽ giúp giáo viên lựa chọn đúng những nội dung trọng tâm, nội dung kết hợp để dạy trẻ ở lớp mình phụ trách. Vì vậy tất cả các lĩnh vực trong chương trình giáo dục mầm non đều có thể tích hợp các nội dung giáo dục KNS sau: + Giáo dục kỹ năng tự tin: Nhận biết, thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của cá nhân với mọi người. b. Cơ sở thực tiễn *. Thuận lợi - Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương nên lớp học được xây dựng khang trang sạch đẹp. - Bản thân tôi có nhiều cố gắng trong việc tự học hỏi, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn. Yêu nghề mến trẻ, tâm huyết với nghề. - Trẻ cùng một độ tuổi, trẻ khỏe mạnh nhanh nhẹn, tích cực tham gia vào các hoạt động. - Về phụ huynh: Luôn quan tâm đến việc con em mình ra lớp được học gì và học như thế nào để phối hợp với nhà trường cho trẻ học mọi lúc, mọi nơi, mua sắm đầy đủ đồ dùng, sách cần thiết cho trẻ. *. Khó khăn. - Mặc dù nhà trường đã hỗ trợ và đầu tư, tuy nhiên kinh phí trong việc tổ chức các hoạt động ngoại khoá nhằm dạy kỹ năng sống cho trẻ còn hạn chế và chưa thường xuyên. - Năm học 2018- 2019 Tôi được phân công chủ nhiệm lớp 5 tuổi B Trường mầm non Hướng Đạo với sỹ số 40 trẻ, trong đó có 25 trẻ nam, 15 trẻ nữ và có 1 trẻ dân tộc thiểu số. - Lớp có số lượng trẻ đông nên việc uốn nắn hành vi, cử chỉ cho từng trẻ cũng là vấn đề khó khăn, ảnh hưởng đến việc triển khai các hoạt động cho trẻ. - Trình độ nhận thức của trẻ không đồng đều, do đó cùng một thời gian và biện pháp dạy trẻ các nội dung kỹ năng sống nhưng kết quả trên trẻ đạt chưa tương đương với nhau. Một số trẻ nhút nhát nên không tự tin khi tham gia vào các hoạt động , một số trẻ lại quá hiếu động nên khi hoạt động chưa chú ý vào sự hướng dẫn của cô. - Trẻ bị ảnh hưởng bởi cuộc sống hiện đại như: Ti vi, trò chơi điện tử, mạng Internet... - Nhiều phụ huynh chưa hiểu và chưa quan tâm đến việc giáo dục rèn KNS cho trẻ. c. Kết quả nghiên cứu trước khi áp dụng đề tài. * Đối với trẻ. ( Với 40 học sinh) - Trẻ có KNS không đồng đều. Một số trẻ ngoan ngoãn và nhanh trí thì có nhiều kỹ năng cơ bản tốt, với sự hướng dẫn, động viên của cô giáo trẻ luôn biết phát huy những kỹ năng tốt đó. Ngược lại, một số trẻ nhận thức còn chậm lại hay nghịch ngợm nên kết quả dạy KNS của cô trên trẻ đó đạt kết quả thấp. - Giáo viên đã tích cực thực hiện lồng ghép nội dung dạy KNS cho trẻ vào các hoạt động trong ngày, đã đưa các chỉ số phát triển trẻ 5 tuổi vào mục tiêu của chủ đề để rèn một số kỹ năng qua các chỉ số đó nhưng tổ chức chưa linh hoạt, chưa sáng tạo nên chưa kích thích tối đa sự hứng thú của trẻ. Những biện pháp thực hiện: *Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch và bồi dưỡng kiến thức cho bản thân về KNS cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi. - Ngay từ đầu năm học tôi đã xác định giáo dục KNS cho trẻ mẫu giáo là một trong những nội dung quan trọng cần phải bồi dưỡng thường xuyên. Vì vậy tôi đã chọn “Module 39 Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo” vào nội dung bỗi dưỡng thường xuyên của cá nhân. - Tìm đọc, tham khảo các biện pháp dạy KNS cho trẻ trên sách báo, Intrernet, xem các chương trình truyền hình như: Qùa tặng cuộc sống, Cặp lá yêu thương... - Tham gia các đợt kiến tập, bồi dưỡng chuyên đề do Phòng giáo dục, nhà trường tổ chức. - Tôi đã xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục KNS cụ thể theo tháng, tuần, ngày sao cho phù hợp với tình hình thực tế của lớp mình. Có nhận xét, đánh giá cuối ngày, có ghi tên cụ thể những cháu cá biệt để có kế hoạch rèn thêm cho những cháu này. Có phiếu đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo sau mỗi chủ đề để ghi chép sự chuyển biến và những hiện tượng hành vi, thói quen chưa đúng của trẻ diễn ra trong ngày, trong chủ đề. Nắm bắt, tập trung giáo dục trẻ cá biệt theo phương pháp thiết thực nhất cho từng trẻ. Ngoài ra, tự tham khảo tài liệu nghiên cứu và thí điểm những vấn đề do kế hoạch đặt ra, tìm những biện pháp sáng tạo, rút kinh nghiệm chuyên đề ở lớp mình. (Kế hoạch giáo dục KNS cho trẻ chủ đề Thế giới thực vật Tết và mùa xuân). TT Tên hoạt động Tuần 1 Dạy trẻ biết nói lời cảm ơn khi nhân quà. Tuần 2 Dạy trẻ không đi theo và nhận quà của người lạ. Tuần 3 Dạy trẻ cách rửa quả. Tuần 4 Dạy trẻ cách cắm lọ hoa. *Biện pháp 2: Lồng ghép giáo dục KNS vào các môn học, các hoạt động trong ngày. Theo kế hoạch Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ của khối 5 tuổi Tôi đã áp dụng lồng ghép, tích hợp giáo dục KNS vào tất cả các môn học và các hoạt động từng ngày, từng tuần trong các chủ đề. - Hoạt động đón trẻ, thể dục sáng. + Tạo thói quen cho trẻ cách chào hỏi, cất đồ dùng đúng nơi quy định khi đến lớp. cá nhân: biết che miệng khi ho, hắt hơi, ngáp, biết giữ đầu tóc, quần áo gọn gàng... . (Các bé gái chải buộc tóc cho bạn) Giáo dục trẻ biết kính trọng, vâng lời, lễ phép với người trên, nhường nhịn em bé, biết xin phép bố mẹ đi chơi, biết quan tâm đến người thân bị ốm, biết chất liệu của các đồ dùng trong gia đình để từ đó trẻ biết cẩn thận khi sử dụng những đồ dùng dễ vỡ khi trẻ học về chủ đề Gia đình. Tôi cho trẻ trải nghiệm về cách sơ chế rau, củ, quả trước khi nấu ăn, hướng dẫn trẻ cách dùng dao, dùng dụng cụ gọt vỏ, cách rửa rau, củ, quả...Qua các hoạt động trải nghiệm, đưa ra các tình huống cho trẻ phán đoán, quan sát. (Bé nhặt rau cùng cô) hiện tượng tự nhiên. Giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn đồ dùng học tập và sử dụng đồ dùng học tập đúng cách khi cho trẻ tìm hiểu về Trường tiểu học, tổ chức cho trẻ trải nghiệm được tham quan trường Tiểu học, được giao lưu với các anh chị ở trường Tiểu học. Qua đó trẻ được làm quen với môi trường, với không gian, với con người nơi trẻ sẽ được học tập khi bước vào lớp một. (Bé tham quan trường tiểu học) + Hoạt động giáo dục phát triển thể chất: Cô giáo dục trẻ năng tập thể dục đều đặn nhất là lúc sáng sớm sau khi ngủ dậy sẽ giúp cơ thể khoẻ mạnh. Trong giờ thể dục sáng tôi kết hợp kiểm tra vệ sinh tay, chân, mặt mũi, quần áo, giày dép, khen ngợi những trẻ giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, nhắc nhở động viên những trẻ chưa sạch. Giáo dục trẻ trong lúc tập các con không chen lấn, không xô đẩy nhau. Rèn cho trẻ có ý thức, kỷ luật trong khi luyện tâp, chú ý nghe và làm theo hiệu lệnh của cô. (Bé chơi trò chơi Kéo co) Xuất phát từ những tình hình đặc điểm của lớp tôi đã mạnh dạn cho trẻ làm quen với một số truyện cổ tích Việt Nam. Tôi thấy số lượng truyện cổ tích Việt Nam đưa vào giờ hoạt động học cũng rất ít.trong khi đó kho tàng truyện cổ tích của chúng ta rất phong phú, truyện cổ tích dù ở thể loại nào: truyện cổ về loài vật, truyện cổ tích thần kỳ hay truyện cổ tích sinh hoạt đều mang nội dung tình cảm, nêu được những bài học đạo đức cho các em ở lứa tuổi mầm non. Chính vì vậy tôi đã bỏ ra khá nhiều thời gian sưu tầm lựa chọn một số truyện cổ tích Viêt Nam để đưa vào chương trình để cho trẻ của tôi được học để giáo dục tình cảm đạo đức cho trẻ. Ví dụ: Trong truyện “Sự tích cây vú sữa”. Qua truyện này giáo dục trẻ phải biết quan tâm, yêu quý, vâng lời không chỉ với mẹ mag còn với tất cả mọi người lớn trong gia đình. Qua bài thơ “Làm anh” giáo dục cho trẻ làm anh, chị phải nhường nhịn, giúp đỡ các em bé. + Hoạt động giáo dục âm nhạc: Với bài hát “Vườn trường mùa thu”, giáo dục trẻ phải giữ gìn sân trường sạch sẽ, không vứt rác bừa bãi, thấy rác thì tự giác nhặt bỏ vào thùng rác. Với bài hát “Cái mũi” , giáo dục trẻ phải bảo vệ, giữ gìn cái mũi của mình không chọc ngoáy hay cho những vật nhỏ vào mũi. Với bài hát “Mời bạn ăn”, giáo dục trẻ ăn uống đầy đủ các loại thức ăn để cơ thể khỏe mạnh, lớn nhanh. Khi ăn phải từ tốn, không ăn nhồm nhoàm, không nói chuyện trong khi ăn. Với những bài hát “Nhà của tôi”, “Ngôi nhà mới” giáo dục trẻ yêu quý, bảo vệ ngôi nhà của mình. Tương tự ở tất cả các bài hát trong các chủ đề đều có sự lồng ghép giáo dục KNS trong đó. - Giáo dục KNS qua hoạt động góc. Đối với trẻ lứa tuổi này trẻ học mà chơi, chơi mà học, trong giờ vui chơi trẻ được thực hành trải nghiệm nhiều vai chơi khác nhau trong cuộc sống của người lớn, tôi tiến hành lồng KNS vào vui chơi, qua đó trẻ được đối thoại những câu chào hỏi lễ phép, câu cảm ơn, xin lỗi, trao nhận bằng hai tay, tôi theo dõi quan sát lắng nghe để kịp thời uốn nắn trẻ khi có biểu hiện chưa chuẩn mực. Qua đó giúp trẻ hình thành thói quen hành vi văn minh trong giao tiếp. Chính vì vậy, tôi rất chú trọng đến việc tạo các tình huống khi trẻ đóng vai để trẻ tìm cách giải quyết, cũng như quan sát những điều trẻ thể hiện được những kiến thức mà trẻ đã có. Nhắc nhở trẻ chơi giao tiếp với nhau nhưng không gây ồn ào, không vứt, ném đồ chơi để bảo vệ đồ chơi, sau khi trẻ chơi xong biết cất đồ chơi gọn gàng, đúng nơi quy định. + Góc sách truyện: Dạy trẻ cầm sách đúng chiều, không cuộn sách, không tẩy xoá, không xé sách truyện, mở nhẹ nhàng từng trang. + Góc thiên nhiên: Dạy trẻ chăm sóc cây, tưới cây, gieo hạt, nhặt cỏ cho bồn cây, bảo vệ cây, làm các thí nghiệm về cây xanh với ánh sáng và nước, thí nghiệm nước ô nhiễm, làm sạch nước bẩn, thí nghiệm với kính lúp...
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_giao_duc_ky_nang_s.docx