SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi
Vì vậy giáo viên phải tốn rất nhiều thời gian vào đầu năm học để giúp trẻ có được những kỹ năng sống cơ bản ở trường mầm non, trẻ có kỹ năng tự phục vụ bản thân để phòng chống dịch như: đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, hướng đẫn trẻ sát khuẩn tay, đeo khẩu trang đúng cách, ở mỗi lớp học cô bố trí góc treo khẩu trang cho trẻ, chọn góc sạch sẽ thoáng, có ánh sáng, dán đủ móc và có ký hiệu riêng cho trẻ treo khẩu trang…Trẻ cần phải học về cách ứng xử khi vào trong các nhóm trẻ khác nhau, môi trường khác nhau. Khi trẻ tiếp thu được những kỹ năng giao tiếp xã hội và các hành vi ứng xử cơ bản trong nhóm bạn, thì trẻ sẽ nhanh chóng sẵn sàng và có khả năng tập trung vào việc học văn hóa một cách tốt nhất. Những phương pháp này vận dụng nguyên tắc lấy trẻ làm trung tâm, dựa vào kinh nghiệm và nhu cầu của trẻ. Những nội dung phải được tích hợp một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, không gò bó và hợp lý trong kế hoạch chăm sóc và giáo dục trẻ hằng ngày mới thu được hiệu quả trong quá trình giáo dục. Vì thế qua tham khảo, nghiên cứu tài liệu tôi mạnh dạn chọn đề tài:“Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi”.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BÁO CÁO SÁNG KIẾN MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5- 6 TUỔI 1. Mô tả bản chất của sáng kiến: “Trẻ em như búp trên cành Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan” Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước. Việc bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ là trách nhiệm của nhà nước, trách nhiệm của mỗi gia đình. Việc chăm sóc giáo dục trẻ ngay từ khi còn nhỏ là vô cùng quan trọng trong sự nghiệp giáo dục, nhằm hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ sau này. Bác Hồ nói “ Không có giáo dục thì không nói gì đến kinh tế văn hóa”. Sản phẩm của giáo dục là con người là mục tiêu, động lực của sự phát triển đất nước trong tương lai đó chính là thế hệ trẻ Trong những năm gần đây, giáo dục luôn không ngừng đổi mới về hình thức, nội dung và phương pháp tổ chức dạy học cho trẻ. Giáo dục kỹ năng sống là nội dung được rất nhiều người quan tâm. Theo nghiên cứu của các nhà tâm lý học, về đặc điểm tâm sinh lý trẻ em dưới 6 tuổi thì có nhiều kỹ năng quan trọng mà trẻ cần phải biết trước khi tập trung vào học văn hóa. Sự hợp tác, tự kiểm soát, tính tự tin, tự lập, tò mò, khả năng thấu hiểu và giao tiếp. Thực tế với xã hội hiện nay có rất nhiều người, nhiều bậc phụ huynh chưa hiểu hết được ý nghĩa của việc dạy kỹ năng sống cho trẻ, phụ huynh luôn che chở, làm giúp trẻ mọi việc vì họ nghĩ con mình còn nhỏ chưa tự làm được những việc đó. Họ đâu biết rằng chính những suy nghĩ và việc làm của các bậc cha mẹ đã tước đi quyền tự do của con, không cho con được nói, không cho con được làm và đến khi quay đầu lại cha mẹ mới biết con mình quá thụ động, nhu nhược, quá nhút nhát, luôn chờ vào sự giúp đỡ của người lớn. Ngay từ khi còn bé cha mẹ định hướng cho con những kỹ năng cần thiết của từng lứa tuổi như: Dạy con biết nói cảm ơn, xin lỗi, chào hỏi, dạy con biết cách tự lập như phục vụ bản thân, dạy con biết bảo vệ bản thân “Ngã phải tự đứng lên, phải làm gì khi bị người khác bắt nạt mà không phải mách cô giáo, mách bố mẹ”. Nếu cha mẹ dạy cho con được những kỹ năng đó ngay từ khi còn bé chắc chắn đứa trẻ sẽ hình thành cho mình được các kỹ năng ban đầu, sẽ thích nghi được với môi trường sống hiện nay. Với xu hướng như hiện nay, bậc phụ huynh nào cũng muốn con mình được học đọc và học viết ngay trong những năm tháng ở trường Mẫu giáo. Thực ra còn nhiều kỹ năng quan trọng khác mà trẻ cần phải biết trước khi tập trung vào việc học văn hóa. Kết quả của nghiên cứu đều cho thấy các kỹ năng quan trọng nhất trẻ phải học vào thời gian đầu của năm học chính là những kỹ năng sống như: sự hợp tác, tự kiểm tra, tính tự tin, tự lập, tò mò, khả năng thấu hiểu và giao tiếp. Điều đặc biệt hiện nay là cần đảm bảo an toàn về thể chất và tinh thần cho trẻ em trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. 2 + Khi cô giáo chia thức ăn xong, trẻ lấy phần cho mình và giúp cô mang thức ăn cho bạn như: Cơm, canhthì cần phải đi theo lối cô hướng dẫn để tránh va vào bạn làm rơi vãi thức ăn, nước canh nóng lên bạn và mình. - Tôi trò chuyện với trẻ những món ăn ngon và ích lợi của chúng đối với cơ thể của trẻ để từ đó hình thành cho trẻ khả năng quan sát và ghi nhớ để phân biệt những thức ăn như thế nào là ngon bổ dưỡng và những thức ăn như thế nào là không hợp vệ sinh, không thích hợp cho trẻ trong cuộc sống thường ngày. (Hình 1) * Trong văn hóa chào hỏi, giao tiếp: - Tôi luôn niềm nở chào hỏi lễ phép đối với những phụ huynh lớn tuổi hơn, tạo thiện cảm với phụ huynh để cho các cháu thấy và từ đó học tập theo. - Tôi luôn trò chuyện với trẻ về cách chào cô, chào bạn, chào bố mẹ, chào khách tới nhà. - Tôi gợi mở để các cháu kể một số tình huống hay câu chuyện mà trẻ biết được về tấm gương của các bạn nhỏ chào hỏi lễ phép hay một số bạn nhỏ chưa ngoan để từ đó rút ra bài học cho bản thân. - Để cho trẻ tự rèn trong giao tiếp thì việc dùng các con rối là cần thiết, vì trẻ ở lứa tuổi này rất thích được nói chuyện với những con rối và đặc biệt là những con vật rất gần gũi với trẻ. Ví dụ: Trong lớp có cháu Ánh Hồng rất ít nói, nhưng khi cô đưa ra bức tranh ra để hỏi: “Bức tranh này vẽ gì vậy con? Nhà bạn có ai? Nói cho cô nghe nào!” Thì bé Ánh Hồng đã trả lời ngay. - Tôi thường xuyên dán những hình ảnh tuyên truyền về văn hóa trong giao tiếp ở những nơi mà trẻ thấy được hằng ngày. - Thường xuyên nhắc nhở trẻ khi giao tiếp với người lớn phải nói to, rõ ràng, trọn câu, lễ phép. - Không tuỳ tiện giao tiếp với người lạ mặt, không đi theo người lạ, không nhận quà bánh của người lạ khi không có sự cho phép của người thân và cô giáo. * Trong mọi tình huống và cách xử lý tình huống - Hãy luôn luôn nhắc nhở trẻ bình tĩnh giải quyết những khó khăn với một suy nghĩ tích cực rằng hầu hết mọi người đều tốt bụng và sẵn sàng giúp đỡ. - Khi thấy có các dấu hiệu của sự nguy hiểm như: khói, mùi khét, lửa cháy, cần biết chạy ra xa và báo hiệu cho người lớn. - Học thuộc một số thông tin cá nhân: Họ tên, địa chỉ, số nhà, số điện thoại, tên ba mẹ để khi cần thiết biết nhờ người lớn giúp đỡ. - Khi đến những nơi đông người, trẻ cần phải đi theo ba mẹ hay người thân để tránh bị lạc, không tự ý đi lại một mình. * Dạy trẻ kỹ năng sống trong việc “sống xanh” 4 Tôi tiến hành cho trẻ được kể về gia đình của trẻ, về những thành viên trong gia đình tình yêu thương mà những người thân trong gia đình dành cho nhau như thế nào?...Qua đó, trẻ biết chia sẻ thông tin về gia đình, những việc trẻ thường làm ở nhà. Trẻ còn được rèn luyện sự mạnh dạn, tự tin khi đứng trước cô và các bạn để kể về gia đình thân yêu của trẻ, trẻ biết thể hiện tình cảm với các thành viên trong gia đình mình. Từ đó hình thành cho trẻ biết những hành vi, việc làm và tỏ thái độ đúng mực với các thành viên trong gia đình của mình. Tôi cho lần lượt các trẻ được đứng lên trước lớp để kể về gia đình mình, những trẻ khác ngồi lắng nghe và đưa ra nhận xét của mình về gia đình của bạn. Tôi cho trẻ xem các hình ảnh, các đoạn video về tình cảm gia đình, các hoạt động trong gia đình, những công việc của các thành viên trong gia đình...Qua đó trẻ cảm nhận được tình yêu thương của những người thân trong gia đình, trẻ biết yêu quý mọi người, yêu gia đình mình hơn. Kỹ năng sống trẻ học được đó là: Giao tiếp cởi mở với bạn, lắng nghe bạn nói và chờ đến lượt mình nói, trẻ biết lắng nghe, phân tích và hiểu nội dung vấn đề. Biết nói rõ ràng để bạn hiểu và chơi cùng bạn. - Đối với hoạt động tạo hình: Vẽ những người thân yêu của bé. Tôi giáo dục trẻ biết yêu quý ngôi nhà mình ở, biết quét dọn nhà cửa sạch sẽ, sắp xếp đồ dùng trong gia đình ngăn nắp gọn gàng...Trẻ biết tái tạo lại về ngôi nhà hạnh phúc của mình, thậm chí một số trẻ còn có sự sáng tạo về mơ ước ngôi nhà của mình, những mong muốn về gia đình như: Cả nhà cùng nhau đi tắm biển, cả nhà cùng đi chơi công viên hay cả nhà cùng nhau đi siêu thị. Tôi tiến hành cùng trẻ tự tay làm một số đồ dùng, đồ chơi. Qua đó, cung cấp cho trẻ một số kỹ năng về tạo hình và cũng qua đó trẻ cảm thấy vui sướng khi được cùng cô làm ra sản phẩm đồ chơi theo ý thích của trẻ. Cũng qua đó, tôi giáo dục trẻ biết yêu quý, trân trọng, giữ gìn đồ dùng, đồ chơi của lớp. Thông qua giờ học tạo hình, tôi nhận thấy được khả năng cảm nhận cái đẹp và tái tạo lại cái đẹp theo sự hiểu biết của trẻ, theo mong muốn, sở thích của trẻ...Và đây cũng là cơ hội để giáo viên quan sát, nắm bắt tâm lý trẻ một cách dễ dàng, hiệu quả. - Đối với hoạt động làm quen chữ cái: - Dạy trẻ phát âm đúng, nói rõ ràng, biết sắp xếp đồ dùng học tập gọn gàng, ngăn nắp. - Hoạt động Giáo dục âm nhạc: Dạy bài hát “ Đường em đi” Qua bài hát này, hình thành cho trẻ biết chấp hành luật lệ giao thông khi tham gia giao thông, đi bộ thì đi bên phải đường, phải có người lớn đi cùngTừ đò hình thành cho trẻ thói quen, hành vi văn minh khi tham gia giao thông. * Hoạt động ngoài trời: - Vào những giờ hoạt động ngoài trời, tôi luôn cho trẻ được tự do vui chơi với những trò chơi trẻ thích và làm những gì mà trẻ thích khi vui chơi ở ngoài sân 6 - Trong khi ngủ tôi rèn cho cháu không được nói chuyện, phá bạn, nằm đúng tư thế ngủ để có được giấc ngủ sâu hơn. - Sau khi cháu ngủ dậy, tôi rèn cho cháu tự đi xếp gối của mình vào tủ một cách gọn gàng. Để cháu không chen lấn xô đẩy nhau tôi cho cháu xếp hàng đi theo từng tổ, đợi bạn xếp gối xong mình xếp lên trên cho gọn gàng không bị đổ gối. Khi xếp xong gối, cô nhắc cháu tự ra vệ sinh sạch sẽ. - Khi đi vệ sinh phải mang dép để tránh trượt ngã. Chú ý các xô, chậu có nước đầy, không cúi đầu vào kẻo ngã úp mặt sẽ bị ngạt nước rất nguy hiểm. - Không mở vòi nước quá mạnh, không xả nước nhiều để tránh tình trạng nước tràn trên sàn dễ trơn trượt, không làm ướt quần áo. (Hình 4) * Hoạt động trả trẻ: - Đối với các cháu mẫu giáo lớn trước khi về tôi thường xuyên tổ chức cho các cháu “Nêu gương cắm cờ” những giây phút ngồi lại bên nhau khi gần đến cuối giờ ra về lúc này tôi rèn cho cháu tính tự giác mạnh dạn bày tỏ những điều hay điều tốt mà trẻ đã làm trong ngày để tôi cùng các bạn có những lời khen ngợi và tôi cũng khuyến khích việc nhận lỗi của các bạn làm sai để tôi có những lời động viên dành cho bé. - Tập cho trẻ thói quen chào cô, chào bạn trước khi ra về, tôi luôn nhắc nhở các cháu tính cẩn thận ở mọi lúc mọi nơi và ở từng hoàn cảnh, khi làm rơi đồ phải biết nhặt lên và để đúng lại vị trí cho các bạn, tôi động viên và khen ngợi trẻ khi trẻ làm đúng dù là một cử chỉ rất nhỏ. (Hình 5) Biện pháp 3: Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua việc phối hợp với phụ huynh: - Có thể thấy, trẻ thường dễ dàng kết bạn khi chơi theo đôi bạn trong môi trường của riêng trẻ hơn là chơi trong một nhóm bạn tại trường. Nhiều giáo viên thấy rằng, một số trẻ có khó khăn trong việc kết bạn hoặc chia sẻ với bạn theo nhóm lớn, lại có thể hình thành mối liên kết thân thiết với bạn mới trong môi trường gia đình của trẻ. Cha mẹ có thể giúp trẻ phát triển kỹ năng cảm xúc và xã hội bằng cách tạo ra các mối liên kết bạn bè tại gia đình. Do đó, tôi kết hợp với phụ huynh trong việc rèn kỹ năng sống cho trẻ qua các việc làm sau: - Tuyên truyền để cha mẹ trẻ biết về các hoạt động ở trường, lớp có sự hướng dẫn của cô chứ không phải cho rằng trẻ chỉ biết chơi suốt ngày. Cha mẹ cần có niềm tin với sự hướng dẫn của giáo viên và năng khiếu tò mò bẩm sinh của trẻ, trẻ có thể lĩnh hội kinh nghiệm nhằm giải quyết các vấn đề quan trọng, đọc, làm toán, thử nghiệm một số kỹ năng khoa học khi chơi với nhau. - Cha mẹ trẻ cần phối hợp với giáo viên một cách chặt chẽ và hợp lý bằng việc tham gia tình nguyện vào quá trình giáo dục trong nhà trường. Cha mẹ nên tham gia vào các buổi trao đổi với giáo viên, tham gia các buổi họp của nhà trường chỉ bằng cách đó thôi cha mẹ đã giúp trẻ hiểu rằng học là phải học cả đời. - Trong buổi họp phụ huynh đầu năm tôi đã trao đổi với cha mẹ trẻ về mục tiêu, kế hoạch ở lớp về chương trình giáo dục mầm non, về việc hình thành kỹ 8
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_giao_duc_ky_nang_s.doc