SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi học qua video tại nhà trong thời gian nghỉ phòng, chống dịch covid-19

Do dịch bệnh mà trẻ mầm non chưa thể đến trường và không tham gia học trực tuyến như các cấp học khác. Vậy phải làm thế nào để trẻ ở nhà mà việc ôn tập, củng cố kiến thức cũng như cung cấp kiến thức mới cho trẻ theo chương trình, mục tiêu giáo dục đã đề ra theo kế hoạch. Đặc biệt là đối với trẻ 5-6 tuổi rất cần thiết để trẻ có những kiến thức, kỹ năng cơ bản, có tâm lý ổn định để chuẩn bị sẵn sàng bước vào lớp 1. Một trong những yếu tố để làm được điều đó là khả năng xây dựng ý tưởng kết hợp với phương pháp linh hoạt, sáng tạo và để đáp ứng yêu cầu đó thì yêu cầu mỗi giáo viên phải biết ứng dụng công nghệ thông tin vào trong công tác giáo dục khi trẻ nghỉ dịch ở nhà một cách hiệu quả, không nhàm chán, xây dựng các video clip hướng dẫn trẻ học gần gũi, ngắn gọn, trực quan sinh động với những nội dung vô cùng bổ ích, thú vị nhằm thu hút trẻ vừa học, vừa chơi tại nhà. Để làm được điều đó thì CBQL, giáo viên phải mang hết tâm huyết, nhiệt tình, trách nhiệm, tự tìm tòi khám phá học tập mọi lúc mọi nơi… Muốn thực hiện được như vậy, mỗi CBQL, giáo viên phải được bồi dưỡng kỹ năng và phương pháp nghệ thuật giảng dạy để thu hút trẻ, tạo cho trẻ hứng thú trong giờ học... Ngoài ra giáo viên mầm non phải kiên trì, chịu khó, linh hoạt trong mọi tình huống giáo dục nhất là đối với trẻ cá biệt, giáo viên trực tiếp đứng lớp phải tìm ra cho mình một số phương pháp giáo dục để thu hút được trẻ.
Để thực hiện được các yêu cầu trên CBQL và giáo viên không những phải có trình độ chuyên môn vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt và thực sự là tấm gương sáng cho các cháu noi theo mà còn phải có trình độ, hiểu biết về công nghệ thông tin tốt thì mới đáp ứng được yêu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ trong tình hình mới khi trẻ nghỉ dịch ở nhà. Chính vì vậy tôi đã hướng dẫn CBQL và giáo viên trường Mầm non Nam Sơn thực hiện đề tài: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi học qua video tại nhà trong thời gian nghỉ phòng chống dịch covid-19”
doc 45 trang skmamnonhay 26/03/2025 330
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi học qua video tại nhà trong thời gian nghỉ phòng, chống dịch covid-19", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi học qua video tại nhà trong thời gian nghỉ phòng, chống dịch covid-19

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi học qua video tại nhà trong thời gian nghỉ phòng, chống dịch covid-19
 1
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
 ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
 Kính gửi: - Hội đồng thẩm định sáng kiến PGD&ĐT TP Tam Điệp
 - Hội đồng thẩm định sáng kiến thành phố Tam Điệp
 Chúng tôi là:
 Nơi Tỷ lệ (%) 
 công tác Trình đóng góp 
 (hoặc Chức độ vào việc tạo 
STT Họ và tên Năm sinh
 nơi danh chuyên ra sáng 
 thường môn kiến
 trú)
 Trưởng 
 Sở 
 phòng 
 GD&ĐT 
 Giáo 
 1 Trịnh Thị Bản 08/11/1972 tỉnh Thạc sỹ 20%
 dục 
 Ninh 
 Mầm 
 Bình
 non 
 Trường 
 Mầm 
 Hiệu 
 2 Vũ Thị Tam Thảo 20/06/1979 non Đại học 10%
 trưởng
 Nam 
 Sơn
 Trường 
 Mầm Phó 
 3 Trần Thị Tuyết 13/04/1980 non hiệu Đại học 15%
 Nam trưởng
 Sơn 3
 Do dịch bệnh mà trẻ mầm non chưa thể đến trường và không tham gia học 
trực tuyến như các cấp học khác. Vậy phải làm thế nào để trẻ ở nhà mà việc ôn tập, 
củng cố kiến thức cũng như cung cấp kiến thức mới cho trẻ theo chương trình, mục 
tiêu giáo dục đã đề ra theo kế hoạch. Đặc biệt là đối với trẻ 5-6 tuổi rất cần thiết để 
trẻ có những kiến thức, kỹ năng cơ bản, có tâm lý ổn định để chuẩn bị sẵn sàng 
bước vào lớp 1. Một trong những yếu tố để làm được điều đó là khả năng xây 
dựng ý tưởng kết hợp với phương pháp linh hoạt, sáng tạo và để đáp ứng yêu cầu 
đó thì yêu cầu mỗi giáo viên phải biết ứng dụng công nghệ thông tin vào trong 
công tác giáo dục khi trẻ nghỉ dịch ở nhà một cách hiệu quả, không nhàm chán, 
xây dựng các video clip hướng dẫn trẻ học gần gũi, ngắn gọn, trực quan sinh động 
với những nội dung vô cùng bổ ích, thú vị nhằm thu hút trẻ vừa học, vừa chơi tại 
nhà. Để làm được điều đó thì CBQL, giáo viên phải mang hết tâm huyết, nhiệt 
tình, trách nhiệm, tự tìm tòi khám phá học tập mọi lúc mọi nơi Muốn thực hiện 
được như vậy, mỗi CBQL, giáo viên phải được bồi dưỡng kỹ năng và phương pháp 
nghệ thuật giảng dạy để thu hút trẻ, tạo cho trẻ hứng thú trong giờ học... Ngoài ra 
giáo viên mầm non phải kiên trì, chịu khó, linh hoạt trong mọi tình huống giáo dục 
nhất là đối với trẻ cá biệt, giáo viên trực tiếp đứng lớp phải tìm ra cho mình một số 
phương pháp giáo dục để thu hút được trẻ. 
 Để thực hiện được các yêu cầu trên CBQL và giáo viên không những phải có 
trình độ chuyên môn vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt và thực sự là tấm gương 
sáng cho các cháu noi theo mà còn phải có trình độ, hiểu biết về công nghệ thông 
tin tốt thì mới đáp ứng được yêu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ trong tình 
hình mới khi trẻ nghỉ dịch ở nhà.
 Chính vì vậy tôi đã hướng dẫn CBQL và giáo viên trường Mầm non Nam Sơn 
thực hiện đề tài: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ mẫu 
giáo 5-6 tuổi học qua video tại nhà trong thời gian nghỉ phòng chống dịch 
covid-19” 
 Đây là đề tài không những giúp cán bộ quản lý xây dựng và thực hiện kế 
hoạch, phù hợp sát tình hình thực tế, chỉ đạo linh hoạt, sáng tạo mọi hoạt động, 
nhất là công tác xây dựng và quản lý trong trường Mầm non, cán bộ quản lý có 5
 Chúng tôi luôn tâm huyết, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ coi trẻ như con em 
mình. Luôn tích cực học hỏi, tìm tòi, sáng tạo tìm ra các biện pháp mới trong công 
tác chăm sóc giáo dục trẻ.
 Đa số trẻ trong lớp đều thông minh, nhanh nhẹn. 
 Đa số các bậc phụ huynh đều sử dụng zalo, facebook thuận tiện cho việc trao 
đổi các vấn đề chăm sóc giáo dục trẻ nói chung và việc phòng chống dịch bệnh cho 
trẻ nói riêng.
 * Nhược điểm: 
 Một số trẻ có tỷ lệ chuyên cần chưa cao, một số trẻ phụ huynh còn cho nghỉ ở 
nhà vì lo lắng dịch bệnh (Trong thời gian dịch bệnh chưa diễn ra phức tạp)
 Do điều kiện của từng gia đình trẻ là khác nhau. Nhiều gia đình chưa có wifi, 
điện thoại thông minh, máy tính laptop. Nhiều nhà dành thời gian ưu tiên các anh 
chị lớn học trên truyền hình, zoom... nên các con rất ít có cơ hội được học.
 Một số phụ huynh không quan tâm, chưa thấy được tầm quan trọng của việc 
hướng dẫn trẻ học tại nhà trong đợt nghỉ phòng chống dịch covid-19, đặc biệt phụ 
huynh cũng chưa quan tâm đến việc chuẩn bị kiến thức và kỹ năng cho trẻ để 
chuẩn bị bước vào lớp 1.
 Tuy nghỉ phòng chống dịch nhưng bố mẹ các cháu vẫn phải đi làm ở các công 
ty nên việc hỗ trợ các con học tập là rất khó khăn. Nhiều nhà giao con cho ông bà ở 
nhà trông các cháu.
 Trẻ mầm non là lứa tuổi bé nhất trong các cấp học, vì vậy mà khi thực hiện 
hướng dẫn cha mẹ trẻ qua hình thức quay video, audio gửi cho cha mẹ trẻ qua zalo, 
hay qua Facebook trong tổ chức hoạt động giáo dục còn gặp nhiều khó khăn. 
 Nội dung tuyên truyền đến phụ huynh và học sinh thường dài dòng, nội dung 
tuyên truyền mang tính máy móc, thiếu tính sáng tạo.
 Bản thân còn yếu về thiết kế bài giảng nên chưa tự tin khi quay video hướng 
dẫn phụ huynh và trẻ học tại nhà.
 2. Giải pháp mới:
 Mô tả bản chất của sáng kiến: 7
năng, trách nhiệm và năng lực để truyền đạt kiến thức, kĩ năng cần thiết cho trẻ khi 
nghỉ dịch ở nhà. 
 Bồi dưỡng nhận thức về CNTT, chông nghệ giáo dục cho tập thể CBGV để 
năm bắt kịp thời các thành tựu khoa học công nghệ, ứng dụng công nghệ hiện đại, 
sử dụng thiết bị tiên tiến để đổi mới phương pháp.
 Ảnh 1: Giáo viên tham dự các buổi tập huấn
 Do tình hình dịch bệnh ngày một phức tạp, cô và trò chưa biết bao giờ mới có 
thể quay trở lại trường. Nên việc trẻ quên kiến thức cũng như các kỹ năng mà cô 
đã cung cấp cho các cháu là không thể tránh khỏi. Trước tình hình này chúng tôi đã 
thực hiện một số nội dung sau:
 - Tự thiết kế bài giảng Powpoint, E-learning cho cả 5 lĩnh vực giáo dục như: 
 + Lĩnh vực phát triển thể chất
 + Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ
 + Lĩnh vực phát triển nhận thức
 + Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ
 + Lĩnh vực phát triển tình cảm – kĩ năng xã hội
 Chúng tôi đã tự làm các video về các hoạt động học, hoạt động giáo dục kỹ 
năng, chăm sóc sức khỏe cho trẻ tại nhà phù hợp với trẻ 5 - 6 tuổi và điều kiện thực 
tế của từng gia đình.
 Để xây dựng được video hướng dẫn có nội dung hấp dẫn, mới lạ chúng tôi 
thường xuyên tham khảo các video hướng dẫn trên youtube, facebook từ đó tìm ra 
những điểm mới sáng tạo và rút ra kinh nghiệm cho bản thân.
 Thường xuyên trao đổi với đồng nghiệp để tìm ra một số phần mềm, ứng 
dụng chỉnh sửa video để tạo ra những video có chất lượng tốt nhất gửi đến phụ 
huynh và trẻ như: 
 + Phần mềm chỉnh sửa video trên máy tính: phần mềm Shotcut, phần mềm 
Olive,
 + Phần mềm chỉnh sửa video trên điện thoại: phần mềm Youcut – Video 
Editor, phần mềm Kine Master, phần mềm Cap cut, 9
thẩm mỹ. Qua các video mà CBQL hướng dẫn, chỉ đạo giáo viên thực hiện quay 
giúp trẻ nắm được các kiến thức cơ bản, đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu của bài 
học.
 2.2. Giải pháp 2: Sử dụng một số phương pháp phát huy tính tích cực của 
trẻ khi xem video hướng dẫn học tại nhà
 Việc học một mình, không có cô giáo và các bạn cùng tương tác khiến trẻ 
cảm thấy cô đơn và dễ nản. Để tạo cho trẻ cảm thấy hứng thú khi tham gia hoạt 
động hướng dẫn trẻ học tại nhà đạt hiệu quả tránh cảm giác nhàm chán, không 
thích học chúng tôi đã đưa ra một số phương pháp phát huy tính tích cực của trẻ 
như sau:
 2.2.1. Xác định mục tiêu cụ thể của từng hoạt động
 Mục tiêu là gì? Mục tiêu có định nghĩa là một ý tưởng của tương lai hoặc kết 
quả mong muốn của một người hay một nhóm người đã hình dung ra, kế hoạch và 
cam kết để đạt được.
 Chính vì trẻ còn nhỏ nên việc tiếp thu kiến thức mà chúng tôi muốn gửi đến 
trẻ qua video hướng dẫn còn chậm nên cần phải xác định mục tiêu bài học rõ ràng. 
Khi xây dựng video chúng tôi thường đưa vào ngay phần đầu sau khi giới thiệu tên 
hoạt động. Khi có mục tiêu cụ thể, trẻ và phụ huynh mới biết được qua hoạt động 
này con cần đạt được những kiến thức, kĩ năng và thái độ gì? Cũng là cách nhanh 
nhất giúp cho phụ huynh và trẻ hiểu được nội dung mà chúng tôi xây dựng trong 
video. Và từ đó sẽ giúp trẻ tập trung, phát huy tính tính cực của trẻ khi có kế hoạch 
học tập rõ ràng cũng như chủ động khắc phục các khó khăn gặp phải trong quá 
trình học tập. 
 2.2.2. Tăng cường các hoạt động vận động 
 Phát triển vận động là một lĩnh vực quan trọng trong sự phát triển toàn diện 
của mỗi đứa trẻ bởi vận động không chỉ liên qua đế sức khỏe cơ thể mà còn liên 
quan đến trí tuệ và tâm lý. Vì vậy việc kích thích phát triển kỹ năng vận động của 
trẻ rất quan trọng, bởi đó là những kỹ năng thiết yếu, cần được duy trì đều đặn 
hằng ngày. Vận động rất có lợi cho sự tập trung và khả năng tư duy. Do vậy chúng 
tôi đã khuyến khích các bậc phụ huynh dành thời gian cùng con tập thể dục, chơi 11
 Thiết kế không gian học tập sáng tạo sẽ phần nào tạo niềm vui, sự hứng khởi 
cho trẻ. Việc tạo ra một không gian học tập lý tưởng sẽ giúp trẻ nâng cao tính chủ 
động và hiệu quả học tập cao. Vì mỗi trẻ có một cá tính, sở thích riêng nên việc lựa 
chọn không gian học cũng khác nhau. Nếu trẻ có một không gian được trang trí 
theo sở thích của mình thì khi trẻ ngồi học sẽ thấy thoải mái và hứng thú với việc 
học hơn. Phụ huynh cũng có thể thường xuyên thay đổi không gian học phù hợp 
với các hoạt động cho trẻ.
 Ví dụ: Hoạt động chơi thì trẻ có thể học ở nơi có không gian rộng, thoáng mát 
như ngoài sân, ban công. Hoạt động học thì phụ huynh có thể cho trẻ ngồi học ở 
trong phòng riêng hoặc phòng khách.
 Trẻ sẽ thấy việc học bị áp lực, gò bó và cảm giác khó chịu khiến trẻ giảm khả 
năng tập trung khi phụ huynh bắt trẻ phải ngồi ngay ngắn trên ghế, trước bàn học, 
trong không gian quá yên tĩnh. Chính vì vậy phụ huynh hãy khuyến khích trẻ tự 
sáng tạo hoặc lựa chọn không gian học mà trẻ thích phù hợp với nội dung của bài 
học, miễn là trẻ thấy hào hứng và thoải mái nhất.
 Ảnh 5: Những góc học tập của trẻ
 2.2.6. Động viên, khen thưởng kịp thời
 Bản chất của lời động viên, khen ngợi là tích cực, nhưng nó có thể hiệu quả 
hơn nhiều khi nhắm vào một mục tiêu cụ thể. Cách tốt nhất để dành lời khen là hãy 
nhận xét tích cực về những điều thực tế mà một đứa trẻ đã làm tốt. 
 Ví dụ: Tương tác lại video cô gửi, làm theo hướng dẫn, đưa ra một câu trả lời 
đúng hoặc chỉ đơn giản là bé đã hát tốt một bài hát.
 Điều này chỉ ra rằng: khi giáo viên hoặc phụ huynh đánh giá cao một khía 
cạnh cụ thể nào đó của trẻ, sẽ giúp con không ngừng củng cố nó và sẵn sàng trở 
thành tấm gương cho những đứa trẻ khác nhìn vào.
 Một khía cạnh khác của lời khen ngợi thường bị bỏ qua đó chính là sự nỗ lực. 
Đối với trẻ nhỏ, sự nỗ lực ít nhiều cũng quan trọng như kết quả. Ca ngợi những nỗ 
lực trẻ đã thực hiện, sẽ giúp trẻ cảm thấy cô giáo và cha mẹ luôn đồng hành, ghi 
nhận thành tích của mình một cách khách quan và trẻ cũng cảm thấy thích thú 
muốn khẳng định mình hơn khi nhận được lời khen ngợi đó.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_giao_duc_cho_tre_m.doc