SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục Âm nhạc đối với trẻ 5­6 tuổi ở Trường Mầm non Bình Minh I

Trong những năm qua, bản thân tôi đã và đang cố gắng đi sâu tìm những biện pháp thích hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học cho hoạt động làm quen giáo dục âm nhạc. Bởi tôi biết rằng giáo dục âm nhạc có tác dụng giáo dục thẩm mỹ ngoài ra nó còn giúp trẻ phát triển trí tuệ, trẻ có khả năng trải nghiệm những cảm xúc trong quá trình cảm thụ và thể hiện âm nhạc: Khi nghe nhạc trẻ cảm thụ được tính chất, tình cảm của âm nhạc, ảnh hưởng những trạng thái cảm xúc có trong tác phẩm . Đồng thời âm nhạc cũng dẫn dắt trẻ đến với những hiện tượng sống động của đời sống, giúp trẻ hình thành sự liên tưởng. Ngoài ra âm nhạc còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, phát triển tai nghe và cảm xúc cho trẻ. Với tôi âm nhạc giống như một bí quyết riêng giúp tôi thu hút trẻ. Tôi là một giáo viên mầm non, rất tâm huyết với nghề dạy trẻ. Tôi nhận thấy trẻ em bây giờ rất thông minh và lanh lợi. Tôi luôn mong muốn truyền đạt thật nhiều kiến thức cho trẻ, giúp trẻ phát triển hết khả năng vốn có. Tôi đã luôn trăn trở, tìm tòi và sáng tạo, để tìm ra những cách thức hay,những phương pháp tốt nhất cho bài giảng của mình. Chính vì điều đó trong năm học này tôi quyết định chọn đề tài : “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc đối với trẻ 5­6 tuổi ở trường Mầm non Bình Minh I” .
docx 23 trang skmamnonhay 31/01/2025 1380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục Âm nhạc đối với trẻ 5­6 tuổi ở Trường Mầm non Bình Minh I", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục Âm nhạc đối với trẻ 5­6 tuổi ở Trường Mầm non Bình Minh I

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục Âm nhạc đối với trẻ 5­6 tuổi ở Trường Mầm non Bình Minh I
 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm
 MỤC LỤC
Nguyễn Thị Loan 2 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm
 Tôi là một giáo viên mầm non, rất tâm huyết với nghề dạy trẻ. Tôi nhận 
thấy trẻ em bây giờ rất thông minh và lanh lợi. Tôi luôn mong muốn truyền đạt 
thật nhiều kiến thức cho trẻ, giúp trẻ phát triển hết khả năng vốn có. Tôi
đã luôn trăn trở, tìm tòi và sáng tạo, để tìm ra những cách thức hay,những
phương pháp tốt nhất cho bài giảng của mình. Chính vì điều đó trong năm học 
này tôi quyết định chọn đề tài :
 “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc đối với trẻ 
5­6 tuổi ở trường Mầm non Bình Minh I” .
Nguyễn Thị Loan 4 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm
 ­ Được sự quan tâm của Phòng Giáo Dục, Ban Giám Hiệu nhà trường
thường xuyên quan tâm bồi dưỡng về chuyên môn cho giáo viên.
 ­ Được đi tham quan , dự giờ một số trường điểm của thành phố, của huyện 
để học hỏi kinh nghiệm ứng dụng vào trường lớp mình.
 ­ Phòng đã thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng nâng cao kĩ năng âm
nhạc và sử dụng đàn ocgan
 ­ Luôn được đồng nghiệp giúp đỡ, phụ huynh quý mến, tin tưởng ủng hộ 
những nguyên vật liệu như: bìa, lịch cũ, giấy màu, thùng cattong, các vỏ 
hộp.để làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động âm nhạc
 2.2 Khó khăn:
 * Đối với cô:
 ­ Số lượng cháu đông nên việc rèn cho trẻ cảm nhận được âm nhạc, hát 
đúng giai điệu, lời ca trong các hoạt động học còn nhiều hạn chế.
 ­ Chưa có phòng chức năng phục vụ cho hoạt động âm nhạc
 * Đối với trẻ
 ­ Một số trẻ còn mải chơi chưa tích cực tham gia vào hoạt động ca hát tập 
thể, khi hát chưa tạo được âm thanh hợp lý lúc hát to, lúc hát nhỏ.
 ­ Đôi khi có trẻ hát đúng giai điệu, nhưng không hát rõ lời hoặc hát sai lời. 
cho nên dẫn đến hoạt đông âm nhạc đạt kết quả không cao. Qua đó việc nâng 
cao chất lượng giáo dục âm nhạc đối với trẻ 5­ 6 tuổi ở trường Mầm non” còn 
gặp nhiều hạn chế
 Đạt Không đạt
STT Nội dung khảo sát
 Số trẻ Tỷ lệ % Số trẻ Tỷ lệ %
 15/39 38% 24/39 62%
 1 Trẻ hứng thú
 2 Thể hiện đúng giai điệu bài hát 13/39 33% 26/39 67%
Nguyễn Thị Loan 6 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm
 ( Hình ảnh cô và trẻ trong giờ đón trẻ)
* Giáo dục âm nhạc thông qua hoạt động ngoài trời:
 Hoạt động ngoài trời cũng cần cho trẻ làm quen với âm nhạc, trẻ hát những bài 
hát có nội dung theo đề tài hoặc giáo dục cho trẻ thông qua đề tài.
VD: Giờ hoạt động ngoài trời “ Quan sát cây lộc vừng ”
 Sau khi quan sát xong tôi cho trẻ hát” Em yêu cây xanh” hoặc chơi trò chơi “ 
Trồng cây” . Qua bài hát trẻ sẽ được củng cố lại bài hát cũ và làm quen với bài 
hát mới ,giáo dục trẻ trồng nhiều cây xanh có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây. 
Hình thành cho trẻ tình yêu thiên nhiên cuộc sống.
Nguyễn Thị Loan 8 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm
đặc biệt tôi cho trẻ thể hiện vai cô giáo dạy các cháu hát có cả đàn minh họa tôi 
nhận thấy trẻ rất hào hứng tham gia và nhập vai rất đạt.
 ( Hình ảnh trẻ đang hoạt động góc trong góc âm nhạc)
 2.2 Biện pháp 2: Giáo dục âm nhạc thông qua các hoat động học
khác:
 Có thể nói hoạt động âm nhạc góp phần rất quan trọng trong việc tích
hợp với các hoạt động khác trong trường mầm non. Nhờ giáo dục âm nhạc mà 
trẻ tham gia vào các hoạt động khác phát huy tính tích cực rất mạnh ở trẻ. Nếu 
không có hoạt động âm nhạc lồng ghép vào các hoạt động khác giờ hoạt động 
đó sẽ cảm thấy khô khan, trầm lắng. Vì vậy người giáo viên mầm non
phải biết cách tổ chức áp dụng, phối hợp giáo dục âm nhạc vào các hoạt
động khác hợp ý, đúng chỗ giúp giờ hoạt động đó đạt hiệu quả cao
 * Trong hoạt động Làm Quen Chữ Viết:
Nguyễn Thị Loan 10 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm
 VD: Khi tổ chức hoạt động dạy trẻ đọc thơ bài "Hạt gạo làng ta” của Trần 
 Đăng Khoa sau khi trẻ đọc thơ xong tôi kết hợp cho trẻ nghe bài hát “ Hạt 
 gạo làng ta” do Trần Viết Bính phổ nhạc. Chính giai điệu trữ tình của bài 
 hát giúp hoạt động học thêm sinh động, phong phú và sẽ thu hút được trẻ 
 hơn.
 ­ Qua đó giúp trẻ tiếp thu nhanh hơn, mau thuộc và gây hứng thú trong 
quá trình học của trẻ.
 * Trong hoạt động khám phá khoa học:
 ­ Để giúp trẻ hiểu hơn vể những đề tài trong chương trình học tôi trò
chuyện , giảng giải, đàm thoại và cho trẻ quan sát bằng chính mắt của mình, trẻ 
phải được sờ, mó vào những vật thật để cảm nhận được hương vị, màu sắc, hình 
dángqua đó trẻ sẽ so sánh được sự giống và khác nhau của từng loại vật mẫu. 
Trong giờ học này tôi sử dụng âm nhạc để kích thích trẻ ham muốn , tìm tòi , tạo 
cho trẻ cảm xúc hơn với công việc của mình.
 VD1: Trong chủ điểm “ Giao thông” Tôi chọn những bài hát phù hợp với
chủ điểm như: “Em đi qua ngã tư đường phố”, “Em làm công an tý hon” “
Đèn xanh, đèn đỏ”. Nhằm giúp trẻ phần nào hiểu được luật giao thông và giáo 
dục trẻ khi tham gia giao thông trên đường phải luôn chấp hành luật lệ giao 
thông.
 VD2: Trong chủ điểm" Trường Tiểu Học" tôi chọn những bài hát phù
hợp với chủ điểm như " Em yêu trường em"...giúp trẻ biết và hiểu về những đồ 
dùng học tập sẽ sử dụng đến khi bước vào trường tiểu học như sách , vở, bút 
mực, thước kẻ...
 VD3: Trong chủ điểm " Nước và các mùa trong năm" tôi chọn những bài 
phù hợp chủ điểm như " Trời nắng, trời mưa; Cho tôi đi làm mưa với..." tôi lồng 
ghép các bài hát này giúp trẻ khắc sâu vào nội dung khám phá của mình, hiểu rõ 
hơn về các hiện tượng tự nhiên xung quanh mình
 * Trong hoạt động Tạo hình
Nguyễn Thị Loan 12 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm
 ( Hình ảnh tích hợp trong hoạt động làm quen với toán )
3.3 Biện pháp 3: Tổ chức tốt hoạt động âm nhạc:
 Khi tổ chức hoạt động âm nhạc thì việc thu hút trẻ vào giờ học và giúp trẻ làm 
quen với hoạt động âm nhạc được tốt hơn thôi thúc tôi phải nghiên cứu , sáng 
tạo những phương pháp dạy học tốt nhất có hiệu quả với trẻ.
 ­ Nếu trọng tâm là vận động theo nhạc: Trước tiên tôi cho 1 số trẻ nêu ý 
tưởng vận động của mình; có trẻ nêu cách vận động vỗ tay theo nhịp, có trẻ 
thích vận động bằng chân, sau đó tôi mới giới thiệu cách vận động mới của cô 
giáo đó là vận động " múa minh họa động tác". Để dạy trẻ vận được theo yêu 
cầu của cô bước tiếp theo cô vận động mẫu cho trẻ quan sát, rồi cô phân tích 
từng động tác cho trẻ hiểu, sau đó cho trẻ vận động bài hát để tạo cho bài hát 
hay hơn, trẻ hứng thú hơn, hoạt động âm nhạc đạt hiệu quả cao hơn. Tất cả 
những vận động của chân tay, thân mình nhờ có phụ họa của âm nhạc trở nên 
chính xác, , nhịp nhàng hơn. Vận động theo nhạc tạo cho trẻ sự hoạt bát,
Nguyễn Thị Loan 14 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm
­ Ở tại lớp A3 tôi phụ trách phong trào văn hóa văn nghệ được mở rộng và rất 
sôi động. Hàng tuần vào chiều thứ 6 tôi và trẻ lại tổ chức ôn lại những bài hát đã 
học qua đó trẻ cũng rèn luyện giọng hát của mình và đồng thời cho trẻ giao lưu 
văn nghệ giữa các lớp trong khối 5 tuổi. Do điều kiện cơ sở còn hạn chế, nhà 
trường chưa có phòng chức năng phục vụ riêng cho hoạt động âm
nhạc nên tôi đã mạnh dạn đề xuất ý kiến của mình với ban giám hiệu nhà
trường cho các cháu được giao lưu văn nghệ trên phòng hội đồng nhà trường để 
có không gian rộng rãi giúp cho trẻ thể hiện năng khiếu ca múa hát của mình 
một cách tốt nhất
 Bên cạnh đó tôi thường xuyên bồi dưỡng thêm cho các cháu có năng khiếu 
trong lớp để tham gia vào hội thi “Tiếng hát trẻ thơ " được tổ chức vào những 
dịp như khai giảng, 20.11, bế giảng năm học, tết trung thu, hội làng...Trong 
những dịp tham gia vào hội thi lớp tôi thường đạt được những giải thưởng 
cao.Tôi nhận thấy trong những lần trẻ được tham gia vào những cuộc thi như 
vậy rất có hiệu quả, trong cuộc thi trẻ hào hứng hơn, mạnh dạn hơn, tự tin
hơn và tôi thấy một số trẻ rất thích biểu diễn . Trẻ thể hiện một cách tự
nhiên, không ngại ngùng, biểu diễn rất say mê điều đó đã làm tôi thật sự vui 
sướng, sự hưng phấn của trẻ càng thôi thúc tôi hăng say hơn trong công việc và 
điều quan trọng hơn cả là tôi thấy rằng việc làm và hướng tôi lựa chọn hoàn toàn 
phù hợp với trẻ.
 ­ Trong các ngày hội lớn được tổ chức tại trường tôi hoàn toàn tự tin với 
học trò của mình. Những ngày hội đó tôi nhận thấy được niềm tự hào, phấn khởi 
trên khuôn mặt của các cô, các bác trong BGH , đặc biệt là niềm vui sướng, 
hãnh diện trên khuôn mặt của các bậc phụ huynh . Tuy chỉ là những tiết mục văn 
nghệ nhỏ bé góp phần vào ngày hội lớn nhưng tôi tin chắc rằng nó là một trong 
những hành trang cho các con bước vào đời bằng chính đôi chân vững trãi của 
mình .
Nguyễn Thị Loan 16 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm
 ­ Trò chơi này giúp trẻ củng cố kiến thức về tên bài hát và củng cố lại giai 
điệu bài hát đã học, đồng thời tạo cho trẻ sự tập trung chú ý lắng nghe và nhanh 
nhẹn, linh hoạt, rả lời rõ ràng, chính xác tên bài hát.
 VD: Cô bật nhạc cho trẻ nghe giai điệu” Trèo cây nhanh thoăn thoắt đố bạn 
biết con gì” thì trẻ phải trả lời được đó là bài hát “ Đố bạn”
 * Trò chơi 2: “ Ô cửa bí mật”
 ­ Trò chơi này giúp trẻ được ôn luyện các bài hát, tạo cho trẻ mạnh dạn lên 
biểu diễn và mong muốn được khám phá những bí mật bên trong ô cửa.
 VD: Trẻ mở ô cửa số 3 có đồ chơi là một con búp bê thì phải hát bài hát 
nói về búp bê như: “Tạm biệt búp bê thân yêu”.
 Khi mở ô cửa số 4 có hình ảnh một bông hoa thì trẻ phải tìm những bài hát 
cho phù hợp như: “ Mồng 8/3” , “Hoa trường em” hoặc” Bông hoa mừng cô”.
 ­ Cứ như vậy mở được ô cửa nào mà hát được bài hát có nội dung đúng với 
hình ảnh trong ô cửa đó thì đội đó được tặng một đồng tiền vàng. Tiếp tục đội 
kia được chọn ô cửa. Nếu đội nào chọn ô cửa mà không tìm ra bài hát có nội 
dung như hình ảnh trong ô cửa thì quyền hát thuộc về đội bạn.
 *Trò chơi 3:” Ai biết nhiều bài hát hơn”.
 ­ Trong trò chơi này mục đích chính là luyện trí nhớ cho trẻ, luyện khả 
năng ca hát của trẻ.
 VD: Với đề tài tầu thuyền, trẻ đầu tiên hát” Em đi chơi thuyền trong thảo 
cầm viên”. Trẻ thứ 2 hát tiếp” Một đoàn tàu nhỏ tí xíu”
 VD: Người quản trò đề nghị khi hát phải có từ “ Mẹ”.
 + Trẻ thứ 1 hát: “ Mẹ của em ở trường là cô giáo mến thương..”
 + Trẻ thứ 2 hát: “  cô là mẹ và các cháu là con..”
 ­ Cứ như vậy trẻ nào hát được nhiều bài hát hơn trẻ đó sẽ dành chiến 
thắng.
 * Trò chơi 4: “ Cánh hoa tuyệt vời”
 ­ Đây là một trò chơi vô cùng sáng tạo và hấp dẫn. Với những âm thanh 
đặc sắc sống động và cách chơi dễ hiểu, trẻ bị lôi cuốn vào trò chơi và thực
Nguyễn Thị Loan 18

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_giao_duc_am_nhac_d.docx