SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục Âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non

- Nghiên cứu một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 5- 6 tuổi trong trường mầm non, nhằm tìm ra một vài kinh nghiệm tốt nhất và thực hiện một số vấn đề mới để trẻ phát triển tốt khả năng nghe nhạc, khả năng ca hát, vận động theo nhạc và tạo điều kiện cho trẻ hoạt động tư duy nhiều hơn, được tìm hiểu và được trải nghiệm trong những bài học đầu tiên.
Qua đề tài nhằm giúp cho giáo viên có kiến thức sâu hơn bộ môn giáo dục âm nhạc và biết tầm quan trọng của việc đưa âm nhạc vào đời sống của trẻ.
- Tìm hiểu thực trạng tổ chức hoạt động âm nhạc có trong trường mầm non bao gồm tổ chức trong hoạt động học: dạy hát, nghe nhạc- nghe hát, vận động theo nhạc, trò chơi âm nhạc; biểu diễn văn nghệ sau chủ đề và trong ngày hội ngày lễ
doc 35 trang skmamnonhay 03/05/2024 1260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục Âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục Âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục Âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
 ĐỀ TÀI
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ÂM 
 NHẠC CHO TRẺ 5-6 TUỔI TRONG TRƯỜNG MẦM NON 
I. Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài 
 Ở mọi thời đại, giáo dục chiếm một vị trí rất quan trọng. Cùng với một số 
ngành khác, giáo dục góp phần nâng cao nhận thức và đời sống xã hội của con 
người. Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn, giáo dục lại được tổ chức theo những cách 
thức khác nhau. Do đặc điểm lứa tuổi, việc giáo dục cho trẻ mầm non được triển 
khai theo phương châm “Chơi mà học, học mà chơi”. Và giáo dục âm nhạc cũng 
vậy.
 Giáo dục âm nhạc cho lứa tuổi này góp phần không nhỏ vào việc giáo 
dục toàn diện cho trẻ. Mục đích của giáo dục âm nhạc là giáo dục tình cảm đạo 
đức, thẩm mỹ cho trẻ. Giáo dục âm nhạc hình thành cho trẻ lòng yêu thiên 
nhiên, yêu Tổ quốc, tình yêu thương con người. Không chỉ vậy, giáo dục âm 
nhạc còn là phương tiện nâng cao khả năng trí tuệ, phát triển thể chất, giúp trẻ 
phát triển trí tưởng tượng, củng cố kiến thức trẻ qua học tập, vui chơi. Quá trình 
trẻ tiếp xúc và hoạt động âm nhạc như học hát, nghe hát, vận động theo nhạc, 
chơi trò chơi âm nhạc... sẽ hình thành ở trẻ những yếu tố của một nhân cách phát 
triển toàn diện, hài hoà, là sự phát triển về thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ và thể lực. 
Âm nhạc ảnh hưởng đến quá trình hoàn thiện cơ thể trẻ. Trước hết, âm nhạc 
được coi là phương tiện hữu hiệu để phát triển tai nghe cho trẻ. Tính chất đa 
dạng của âm nhạc gợi ra những phản ứng gắn với sự thay đổi nhịp tim mạch, sự 
trao đổi máu. Vì vậy, giáo dục âm nhạc đối với trẻ mầm non là vô cùng cần 
thiết, đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ chuyên môn, yêu nghề. Trong quá 
trình dạy và học cần cho trẻ làm quen với âm nhạc trong tất cả các hoạt động.
 Ở trường Mầm non, đặc biệt đối với lứa tuổi mẫu giáo, âm nhạc là một 
loại hình nghệ thuật phát triển năng lực cảm xúc, tưởng tượng, sáng tạo, khả 
 2 khả năng ca hát, vận động theo nhạc và tạo điều kiện cho trẻ hoạt động tư duy 
nhiều hơn, được tìm hiểu và được trải nghiệm trong những bài học đầu tiên.
 Qua đề tài nhằm giúp cho giáo viên có kiến thức sâu hơn bộ môn giáo dục 
âm nhạc và biết tầm quan trọng của việc đưa âm nhạc vào đời sống của trẻ.
* Nhiệm vụ của đề tài
- Tìm hiểu thực trạng tổ chức hoạt động âm nhạc có trong trường mầm non bao 
gồm tổ chức trong hoạt động học: dạy hát, nghe nhạc- nghe hát, vận động theo 
nhạc, trò chơi âm nhạc; biểu diễn văn nghệ sau chủ đề và trong ngày hội ngày lễ
3. Đối tượng nghiên cứu
- Một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn giáo dục âm nhạc 
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Trẻ 5-6 tuổi trường mầm non Ea Tung- xã Ea Na- Huyện Krông Ana- Đăk Lăk
5. Phương pháp nghiên cứu 
- Phương pháp trực quan
- Phương pháp thực hành- luyện tập
- Phương pháp dùng lời
II. Phần nội dung
1. Cơ sở lí luận 
 Nói về tầm quan trọng của âm nhạc mầm non, không ai có thể phủ nhận 
đây là loại hình nghệ thuật tác động sớm nhất đến tâm lý và tình cảm của trẻ. 
Những ca khúc hay không chỉ mang lại những cảm xúc trong sáng, lành mạnh 
nơi tâm hồn trẻ thơ mà còn giáo dục các em biết yêu gia đình, thầy cô, bè bạn, 
yêu quê hương, đất nước...
 Ngoài ra Âm nhạc còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, phát triển tai nghe và 
cảm xúc cho trẻ. Âm nhạc vốn rất gần gũi với trẻ em nhưng ở những năm đầu 
tiên của cuộc sống, những phản ứng vui vẻ của trẻ khi nghe âm nhạc vẫn còn mơ 
 4 * Khó khăn
- Thứ nhất: Sự phát triển của trẻ về lĩnh vực âm nhạc cũng còn nhiều hạn chế:
 + Số lượng bài hát trẻ nghe và thuộc không được nhiều. 
 + Trẻ chưa tích cực tham gia vào hoạt động ca hát
 + Trẻ chưa hát đúng giai điệu, hát không rõ lời hoặc hát sai lời.
 + Trẻ chưa tạo được âm thanh hợp lý khi hát (hát nhỏ hoặc la hét 
căng cứng).
 + Khi hát trẻ chưa hoà quyện giọng hát của mình vào giọng hát của tập 
thể.
- Thứ hai: Số lượng cháu đông làm giảm hiệu quả luyện tập. Hệ thống máy móc 
phục vụ cho công tác văn nghệ còn ít, chất lượng không tốt. Trang phục, đạo cụ 
để sử dụng cũng còn rất nghèo nàn, kém phong phú. 
- Thứ ba: giáo viên còn nhiều hạn chế trong việc tổ chức các hoạt động âm nhạc:
 + Chưa gây được hứng thú với trẻ đến các tác phẩm âm nhạc.
 + Chưa chú trọng đến rèn kỹ năng ca hát cho trẻ, gò ép trẻ học hát theo 
kiểu ''Học thuộc lòng''
 + Giáo viên chưa thực sự đầu tư về nghệ thuật, kỹ năng ca hát.
 + Chưa lựa chọn các tác phẩm khi giới thiệu với trẻ. Các tác phẩm giới 
thiệu đến trẻ còn nghèo nàn, đơn điệu và phụ thuộc vào chương trình chung. 
- Thứ tư: nhận thức của phụ huynh về giáo dục mầm non còn quá hạn chế. Phụ 
huynh ít quan tâm đến việc học của con cái nhất là cấp học mầm non. Đời sống 
phụ huynh lại còn bấp bênh nên dù muốn ủng hộ về vật chất, giúp đỡ về tinh 
thần cho nhà trường trong một số phong trào thì cũng không có đủ điều kiện và 
thời gian tham gia.
* Khảo sát đầu năm
- Đặc điểm tình hình của lớp
 6 * Mặt mạnh
- Giáo viên biết cách tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc đúng phương pháp, 
biết múa, hát; có tình thần tự giác, biết tìm tòi, học hỏi trên internet
- Trẻ 5- 6 tuổi nên khả năng tập trung chú ý tương đối cao, có nề nếp trong học 
tập 
* Mặt yếu
- Kĩ năng tổ chức hoạt động của giáo viên chưa linh hoạt, cứng nhắc theo một 
khuôn mẫu gò bó; thiếu sự lôi cuốn hấp dẫn trẻ; trang phục, dụng cụ âm nhạc 
chưa được chú trọng
- Số trẻ đông nên việc luyện tập, sửa sai cho trẻ còn hạn chế, kiến thức về âm 
nhạc ở trẻ ít, chủ yếu trẻ chỉ được học trên lớp, việc tiếp cận âm nhạc của trẻ 
trong gia đình hầu như rất ít.
2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
- Giáo viên mầm non chỉ được học một số kiến thức khá đơn giản vầ âm nhạc, 
nên chưa có kiến thức sâu rộng trong lĩnh vực âm nhạc. Mặc khác thời gian 
đứng lớp cả ngày nên việc bồi dưỡng, rèn luyện kĩ năng âm nhạc còn gặp nhiều 
khó khăn, việc đầu tư làm đồ dùng chưa mang lại hiệu quả, đa số trẻ là con em 
của gia đình làm nông, bố mẹ ít quan tâm đến trẻ, chưa đáp ứng được nhu cầu 
âm nhạc cho trẻ, ít tạo điều kiện cho trẻ được nghe nhạc, nghe hát; một số gia 
đình chưa có điều kiện mua đĩa nhạc thiếu nhi cho trẻ nghe
2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng đã đặt ra
 Qua khảo sát thực trạng tổ chức giờ hoạt động âm nhạc tại lớp lá 2- trường 
MN Ea Tung tôi nhận thấy, tuy các cháu ở cùng độ tuổi nhưng trình độ không 
đồng đều. Có cháu thuộc rất nhanh các bài hát, biết hát đúng nhạc và tự tin khi 
thể hiện ngược lại rất nhiều cháu thụ động, chưa mạnh dạn, nhiều cháu phát âm 
còn ngọng, hát chưa rõ lời, đúng nhạc, khẳ năng hát và kết hợp vận động còn 
hạn chế, hầu như trẻ không theo kịp nhạc, Một số trẻ dân tộc chưa học qua các 
lớp bé, nhỡ, khả năng nhận biết cũng như hiểu và nói ngôn ngữ Tiếng Việt còn 
 8 Hoa bé ngoan
 Trường chúng cháu là trường mầm non
 Em đi mẫu giáo
 Hoa vườn trường
 Cháu vẫn nhớ trường mầm non
 Trường em
 Vui tới trường
 Lời chào buổi sáng
 Lớp chúng ta kết đoàn
Bản thân Nhảy lò cò
 Bé cưng
 Thiên đàng búp bê
 Con nít con nôi
 Ngày vui của bé
 Chúc mừng sinh nhật
 Anh Tí Sún
 Cả tuần đều ngoan
 Năm ngón tay ngoan
 Em bé khỏe em bé ngoan
 Tay thơm tay ngoan
 Hoa bé ngoan
Gia đình Cả nhà thương nhau
 Bàn tay mẹ
 Ba ngọn nến lung linh
 Bà Còng đi chợ trời mưa
 Cái Bống
 Hôm nay mẹ trực đêm
 Gánh gánh gồng gồng
 Cô và mẹ
 Bố là tất cả
 Chiếc khăn tay
 10 Phi ngựa 
 Chú gà chú vịt
 Gọi bướm
 Con ếch ộp
 Con cào cào
 Câu ếch
 Chú mèo con
 Con chim vành khuyên
 Chú khỉ con
 Con chuồn chuồn
 Chú voi con ở Bản Đôn
 Mấy chú ngan con
 Tôm, cua, cá thi tài
 Chim sáo
 Giao thông Đường em đi
 Đoàn tàu nhỏ xíu
 Đường và chân
 Em đi chơi thuyền
 Đèn giao thông
 Đèn xanh đèn đỏ
 Em đi qua ngã đi đường phố
 Nhớ lời cô dặn
 Âm thanh đường phố
 Tàu chú lại ra khơi
 Anh phi công ơi
 Đoàn tàu nhỏ
 Đi đâu mà vội mà vàng
Hiện tượng tự nhiên Đập chang chang
 Gánh gánh gồng gồng
 Trồng cây
 Bé và trăng
 Ông mặt trời óng ánh
 12 Nên khi sửa sai cho trẻ tôi vừa hát vừa vỗ tay đệm theo tiết tấu nhanh để 
trẻ hát theo cho đúng.
 VD2: Bài ''Cô và mẹ''. Câu hát ''Cô là mẹ và các cháu là con'' thì trẻ hát 
thành ''Cô và mẹ và các cháu là con''. Tôi đọc lại câu đó cho trẻ nghe 2 - 3 lần 
sau đó hát lại kết hợp với đàn để cho trẻ hát theo cho đúng.
 VD3: Khi cho trẻ hát ''Bông hồng tặng cô'' thì tôi trò chuyện với trẻ nội 
dung bài hát. Từ đó giúp trẻ thể hiện được phong cách khi biểu diễn phải tình 
cảm, trìu mến vì đó là tình cảm mà trẻ dành cho cô giáo của mình.
 - Lựa chọn bài hát tùy thuộc vào chủ đề, thời gian dạy và mức độ tiếp thu 
của trẻ
 VD4: Đối với chủ đề “Bản thân”, do việc thực hiện chủ đề này vào 
khoảng tháng 10 nên cần chọn bài hát có độ dài vừa phải và tiết tấu cũng khá 
đơn giản, pù hợp với trẻ ở thời điểm này như bài “Cả tuần đều ngoan”
 VD5: Khi dạy bài hát “Bàn tay mẹ” ở chủ đề gia đình, tôi chọn hoạt động 
trọng tâm là dạy hát “Bàn tay mẹ”. Hoạt động nghe nhạc - nghe hát: Ba ngọn 
nến lung linh. Trò chơi âm nhạc: Ghép tranh “Gia đình bên mâm cơm”. Đầu 
tiên, tôi sẽ cho cả lớp chơi trò chơi Ghép tranh từ những mảnh ghép chuẩn bị sẵn 
bằng các que kem để tạo hình bức tranh về cảnh “gia đình bên mâm cơm”. Trẻ 
chơi trên nền nhạc giai điệu các bài hát trong chủ đề. Tiếp theo, là hoạt động dạy 
hát. Tôi cho trẻ trực tiếp nghe trọn vẹn bài hát kết hợp với nhạc đàn để trẻ có ấn 
tượng về bài hát. Cùng trẻ tìm hiểu về tên và nội dung của bài hát. Chú ý nói 
tính chất “nhẹ nhàng, tình cảm” của bài hát cho trẻ biết để hướng trẻ thể hiện 
tình cảm của mình khi hát. Đối với bài này cô nên dạy trẻ hát thuộc từng câu. 
Sau khi cháu tương đối thuộc cô có thể cho trẻ luyện tập bằng hình thức hát 
karaoke.
 - Cách dẫn dắt vào bài hát cũng rất quan trọng. Nếu cô chọn lựa cách giới 
thiệu bài hát bình thường cháu sẽ không thấy hấp dẫn, lôi cuốn ngay từ đầu buổi 
hoạt động, nhưng nếu cô chú ý thay đổi cách dẫn dắt sẽ làm cho buổi học trở 
nên sinh động hơn.Với bài hát
 14

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_giao_duc_am_nhac_c.doc