SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục Âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi A trong Trường Mầm non Đại Đình II
Có thể nói rằng giáo dục âm nhạc đã trở thành một hoạt động không thể thiếu được trong trường, lớp mầm non. Tất cả trẻ mầm non đều yêu thích âm nhạc chúng muốn được hòa mình vào những bài hát nhí nhảnh, hồn nhiên, hòa mình vào những điệu múa mềm mại, hòa mình vào những trò chơi âm nhạc ngộ nghĩnh đáng yêu và các hoạt động âm nhạc đã giúp cho chúng được thảo mãn được nhu cầu ấy, giúp những tâm hồn thơ ấu trẻ thơ phát triển toàn diện nhân cách. Giáo dục âm nhạc là hoạt động nghệ thuật có tác dụng giáo dục thẩm mỹ ngoài ra nó còn giúp trẻ phát triển trí tuệ, trẻ có khả năng trải nghiệm những cảm xúc trong quá trình cảm thụ và thể hiện âm nhạc: Khi nghe nhạc, trẻ cảm nhận được tính chất, tình cảm của âm nhạc, ảnh hưởng những trạng thái cảm xúc có trong tác phẩm. Đồng thời âm nhạc cũng dẫn dắt trẻ đến với những hiện tượng sống động của đời sống, giúp trẻ hình thành sự liên tưởng. Nhịp điệu rắn giỏi của bản hành khúc gợi cho trẻ niềm vui hào hứng phần khởi... Bài hát êm dịu đưa trẻ đến những tình cảm nhẹ nhàng.... Âm nhạc có tác động trực tiếp thổi vào những tâm hồn trong trẻo, gây thơ những rung động, cảm thụ về âm nhạc để trẻ có những cảm giác vui tươi, hưng phấn trong học tập và vui chơi. Như vậy, hoạt động âm nhạc có vai trò quan trọng, góp phần phát triển toàn diện 5 lĩnh vực cho trẻ mầm non.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục Âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi A trong Trường Mầm non Đại Đình II", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục Âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi A trong Trường Mầm non Đại Đình II
vào thế giới của điều thiện, tạo ra được sự đồng cảm và là một phương tiện bồi dưỡng năng lực sáng tạo của trí tuệ mà không một phương tiện nào sánh được”. Nhiều nhà hoạt động xã hội đã đánh giá cao vai trò âm nhạc trong cuộc sống của trẻ, nó tạo ra cảm xúc, nó khơi gợi ở trẻ tất cả những cái đẹp đẽ tốt lành và có sức thuyết phục mạnh mẽ. Nghệ thuật âm nhạc đem đến cho trẻ cái đẹp, đồng thời phê phán nhẹ nhàng những cái xấu tạo nên trạng thái tâm hồn thanh thản, khoan khoái. Có thể nói rằng giáo dục âm nhạc đã trở thành một hoạt động không thể thiếu được trong trường, lớp mầm non. Tất cả trẻ mầm non đều yêu thích âm nhạc chúng muốn được hòa mình vào những bài hát nhí nhảnh, hồn nhiên, hòa mình vào những điệu múa mềm mại, hòa mình vào những trò chơi âm nhạc ngộ nghĩnh đáng yêu và các hoạt động âm nhạc đã giúp cho chúng được thảo mãn được nhu cầu ấy, giúp những tâm hồn thơ ấu trẻ thơ phát triển toàn diện nhân cách. Giáo dục âm nhạc là hoạt động nghệ thuật có tác dụng giáo dục thẩm mỹ ngoài ra nó còn giúp trẻ phát triển trí tuệ, trẻ có khả năng trải nghiệm những cảm xúc trong quá trình cảm thụ và thể hiện âm nhạc: Khi nghe nhạc, trẻ cảm nhận được tính chất, tình cảm của âm nhạc, ảnh hưởng những trạng thái cảm xúc có trong tác phẩm. Đồng thời âm nhạc cũng dẫn dắt trẻ đến với những hiện tượng sống động của đời sống, giúp trẻ hình thành sự liên tưởng. Nhịp điệu rắn giỏi của bản hành khúc gợi cho trẻ niềm vui hào hứng phần khởi... Bài hát êm dịu đưa trẻ đến những tình cảm nhẹ nhàng.... Âm nhạc có tác động trực tiếp thổi vào những tâm hồn trong trẻo, gây thơ những rung động, cảm thụ về âm nhạc để trẻ có những cảm giác vui tươi, hưng phấn trong học tập và vui chơi. Như vậy, hoạt động âm nhạc có vai trò quan trọng, góp phần phát triển toàn diện 5 lĩnh vực cho trẻ mầm non. Nhận thức: Các nghiên cứu về thần kinh cho thấy sự tiếp xúc với âm nhạc có thể thiết lập được phản xạ có điều kiện ở trẻ, đồng thời thúc đẩy trí lực của bán cầu trái, phát triển khả năng nhận thức và các kỹ năng lập luận phức tạp. Ngôn ngữ: Kinh nghiệm tiếp cận với âm nhạc giúp trẻ sử dụng ngôn ngữ để miêu tả, cách phát âm thông qua việc lắng nghe và hát. Thể chất: Việc vận động theo nhạc giúp trẻ phát triển cơ bắp và các tố chất như độ bền, độ linh hoạt, dẻo dai, tính chính xác, sự nhanh nhạy, sự cân bằng, sự 2 khác như làm quen tác phẩm văn học, làm quen với toán, tạo hình, môi trường xung quanh, thế dục, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, các trò chơi.; trả trẻ Giúp trẻ tiếp thu, lĩnh hội kiến thức nhanh, nhẹ nhàng, kích thích sự sáng tạo của trẻ. Khi áp dụng các phương pháp của đề tài giúp trẻ mạnh dan, tự tin, hứng thú với hoạt động và có thể lĩnh hội kiến thức, thể hiện hết khả năng ham hiểu biết sáng tạo của mình. Qua đó góp phần phát triển toàn diện nhân cách của trẻ. 5.2. Vấn đề mà sáng kiến giải quyết: Vấn đề mà sang kiến giải quyết được so với các sáng kiến trước đây trong nhà trường thực hiện và một số sáng kiến tham khảo của các đồng chí giáo viên đã thực hiện trong và ngoài tỉnh là: - Áp dụng được cho nhiều môn học, nhiều hoạt động. - Có thể áp dụng phổ biến. - Phát huy được tính chủ động sáng tạo của trẻ trong quá trình “Học – chơi” - Tạo được sự hứng thú chủ động sáng tạo của cô trong quá trình dạy trẻ 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử. Đề tài được đưa vào áp dụng từ tháng 9 năm 2018 đến tháng 5 năm 2019. 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: a. Nội dung, phương pháp nghiên cứu. - Nội dung nghiên cứu: + Nghiên cứu một đề tài hay một lĩnh vực nào đó thì việc đầu tiên cần phải xác định đối tượng nghiên cứu, công việc tiếp theo là tiến hành thử nghiệm, tôi đã theo dõi, đánh giá kết quả học tập cụ thể của từng trẻ trong lớp. + Xuất phát từ thực tế giảng dạy, từ lý do chọn đề tài cho thấy để tạo ra hiệu quả đề tài chúng ta cần xác định đúng đối tượng nghiên cứu và phạm vi áp dụng, bài học kinh nghiệm qua các năm. + Đưa âm nhạc vào trong các hoạt động hàng ngày của trẻ ở trường mầm non: Giáo viên không nhất thiết phải có biệt tài đặc biệt gì trong việc múa hát mới thành công trong việc dạy nhạc, vận động và kịch cho trẻ, bởi vì đức tính quan trọng nhất của một cô giáo là một thái độ tích cực, công nhận và thận trọng các biểu hiện của trẻ. Mỗi trường cần có một môi truờng mang thông điệp “Ở đây con làm gì cũng 4 - Giáo viên thường xuyên được đi dự các lớp tập huấn do phòng, sở tổ chức. Thường xuyên được thăm, dự giờ, kiến tập theo kế hoạch của từng chủ đề, chuyên đề. - Bản thân tôi luôn có tinh thần học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn. Luôn yêu nghề mến trẻ. - 36/36 cháu đều đã qua lớp 4 tuổi. Các cháu luôn ham học hỏi, thích khám phá những điều mới lạ xung quanh. b. Khó khăn. - Trường mầm non Đại Đình II thuộc xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc là một xã nông thôn đông dân. Chủ yếu là con em dân tộc Sán Dìu còn nhút nhát, ngại giao tiếp ít vận động, trẻ ít được gia đình quan tâm, ít được làm quen với đàn, nhạc nên trẻ hát sai lời, hát sai giai điệu còn rất phổ biến. Trẻ đa phần là dân tộc nên nói ngọng, nhận thức không đồng đều, tai nghe âm nhạc còn kém, các vận động còn vụng về thô cứng. - Đối với giáo viên: Một số giáo viên vẫn còn hát chưa đúng nhạc, các động tác múa vẫn còn khô cứng chưa được mềm dẻo và chưa linh hoạt, sáng tạo trong việc lựa chọn phương pháp khi tổ chức hoạt động âm nhạc. Có thể một bộ phận giáo viên chưa thực sự tự chủ trong việc tự học, tự nghiên cứu về chuyên môn nghiệp vụ. Tổ chức các hoạt động của trẻ theo kiểu lối mòn còn diễn ra nhiều, chưa phát huy được tính tích cực, sáng tạo của trẻ. Các tài liệu và vốn hiểu biết về âm nhạc ở một số giáo viên còn hạn chế, do vậy việc tổ chức âm nhạc thường lặp đi lặp lại dẫn đến sự nhàm chán ở trẻ. Mặt khác, ở Trường mầm non Đại Đình II trình độ của đội ngũ giáo viên thì không đồng đều, một số giáo viên thực hiện tốt nhưng một số giáo viên do lớn tuổi, một số lại mới vào ngành chưa có kinh nghiệm... dẫn đến chất lượng chưa đạt theo yêu cầu. Một số giáo viên chưa biết lồng ghép giáo dục âm nhạc trong một số hoạt động như thế nào để phù hợp không bị lạm dụng không cho là tham lam trong nội dung tích hợp... - Các điều kiện về đạo cụ, nhạc cụ, đồ dùng, đồ chơi phục vụ hoạt động âm nhạc còn thiếu. - Trẻ mầm non thường rất mạnh dạn, tự tin, thông minh, thích tham gia vào các hoạt động âm nhạc. Tuy nhiên, khả năng chú ý có chủ định của trẻ còn kém. Trẻ dễ dàng nhập cuộc nhưng cũng nhanh chóng tự mất tập trung khi trẻ không còn hứng thú. 6 Từ thực trạng nêu trên nhằm khắc phục hạn chế để nâng cao chất lượng hoạt động âm nhạc của trẻ trong trường mầm non và cụ thể là tại lớp 5 - 6 tuổi A trường mầm non Đại Đình II tôi xin đưa ra một số biện pháp nâng cao chất lượng âm nhạc cho trẻ 5 - 6 tuổi đã được áp dụng có hiệu quả tại lớp 5 - 6 tuổi A trường mầm non Đại Đình II cụ thể như sau: Biện pháp 1: Tổ chức tuyên truyền cho phụ huynh về nâng cao nhận thức giáo dục âm nhạc cho trẻ 5 - 6 tuổi trong trường mầm non. Hình thức tuyên truyền: Thông qua các buổi họp phụ huynh, các buổi đón trả trẻ. - Tổ chức hội thảo, chuyên đề nâng cao chất lượng âm nhạc cho trẻ trong trường mầm non nhằm nâng cao nhận thức cho giáo viên, phụ huynh, trẻ nhận thức được giáo dục âm nhạc là cần thiết. - Thường xuyên trao đổi với phụ huynh cho trẻ nghe băng đĩa ở nhà, cha mẹ có trẻ cùng trẻ thể hiện bài hát. Từ đó làm phong phú thêm vốn hiểu biết vì âm nhạc của trẻ, giúp trẻ tự nhiên khi thể hiện trẻ yêu thích. Thường xuyên tôi trao đổi với phụ huynh cho trẻ nghe băng đĩa ở nhà, cha mẹ có trẻ cùng trẻ thể hiện bài hát. Từ đó làm phong phú thêm vốn hiểu biết về âm nhạc của trẻ, giúp trẻ tự nhiên khi thể hiện ca khúc từ yêu thích. - Tôi còn kết hợp với phụ huynh sưu tầm băng đĩa nhạc hay, những bài hát hay có nội dung phù hợp với trẻ ngoài chương trình để dạy trẻ hoặc ghi âm giọng hát của trẻ vài đĩa và xây dựng thư viện âm nhạc của lớp. - Ngoài ra còn phối kết hợp với các bậc phụ huynh bằng cách: Viết chương trình dạy theo thời khoá biểu, theo chủ điểm đang thực hiện hàng tuần lên bảng thông báo của lớp để các bậc phụ huynh được biết và phối kết hợp với giáo viên rèn luyện thêm cho trẻ ở nhà. Vận động các bậc phụ huynh hỗ trợ đóng góp các nguyên vật liệu như: Hộp sữa, chai nhựa, thùng các tông, chai nhựa, quần áo cũ, vải vụn, dụng cụ hoá trang.. - Cô cần quan tâm gần gũi phát hiện sự sáng tạo của trẻ. Động viên khích lệ, khen ngợi trẻ kịp thời những cách thể hiện của trẻ qua các bài hát mà giáo viên đã tiến hành dạy trẻ trong và ngoài tiết học. 8 - Vào buổi sáng giờ đón trẻ tôi cho trẻ nghe nhạc, hát những bài trong và ngoài chương trình phù hợp với lứa tuổi và đề tài. Để lôi cuốn trẻ, để trẻ yêu trường yêu lớp thích đi học như : bài hát “Em đi Mẫu giáo” sáng tác Dương Minh Viên bởi vì bài hát có nhịp điệu vừa phải, sắc thái vui vẻ trong lời ca : “ Nắng vừa lên em đi Mẫu giáo. Rồi những bài “Cháu đi Mẫu giáo” của Phạm Thanh Hưng, bài “Trường chúng cháu là trường Mầm non” của Phạm Tuyên. Hoà với khung cảnh thiên nhiên, niềm phấn chấn đến trường của trẻ qua bài hát “Con chim hót trên cành cây”. Rồi một ngày mới lại bắt đầu sôi động với âm thanh và màu sắc thiên nhiên qua bài “Vui đến trường” của Hồ Bắc. - Ngoài ra, để tạo cho trẻ nề nếp trước khi vào lớp phải lễ phép, tự tin qua bài “Lời chào buổi sáng” của Nguyễn Thị Nhung nhắc nhở cháu phải chào bố mẹ...Cho trẻ nghe những bài trẻ có thể hát theo được như ở trên. Ngoài tác động âm nhạc còn giúp trẻ làm quen, củng cố các bài trong chương trình trẻ phải học hát. Còn có nhiều bài hát không cần trẻ phải hát được cũng tạo không khí vui vẻ khi đến trường: “Đi học” của Bùi Đình Thảo, “Bài ca đi học” của Phan Trần Bảng không chỉ giúp trẻ làm quen, nhận biết cuộc sống xung quanh mà còn chăm từng bữa ăn giấc ngủ: “Cô giáo như mẹ hiền”, “Ngày đầu tiên đi học” của Nguyễn Ngọc Thiện. * Giờ thể dục buổi sáng. - Đối với giờ thể dục buổi sáng tôi sưu tầm, lựa chọn những bài hát, những bản nhạc có nội dung phù hợp với chủ đề để tập và kết hợp thể dục nhịp điệu: giúp cho trẻ phát triển đồng thời cảm nhận âm nhạc và các cử động cơ bắp, đầu, tay, chân và toàn thân. Thể dục nhịp điệu cũng giúp trẻ thư giãn, nhất là những trẻ có rối loạn cảm xúc. Nó cũng giúp cho trẻ phát triển được khả năng định hướng trong không gian. Ví dụ: với chủ điểm trường mầm non tôi chọn bài hát: “Trường chúng cháu là trường mầm non” Chủ điểm: thế giới thực vật, nhánh cây xanh: “Em yêu cây xanh”... Chủ điểm thế giới động vật, nhánh con vật sống trong rừng: “Đố bạn”... * Trong các hoạt động chung. - Ngoài giờ âm nhạc, còn tổ chức nghe nhạc trong các giờ khác. Đây là phương pháp giáo dục mầm non đạt hiệu quả cao. Qua thực tế, trong các giờ dạy trẻ về thơ, 10
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_giao_duc_am_nhac_c.doc