SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giấc ngủ trưa cho trẻ 5-6 tuổi thông qua việc rèn trẻ có thái độ nghiêm túc với giấc ngủ và ngủ đủ giấc tại Lớp 5 tuổi B Trường Mầm non Vạn Thọ
Giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe của mỗi người, khi ngủ không đủ giấc hoặc ngủ không ngon thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ, sẽ làm cho cơ thể uể oải, mệt mỏi, thiếu tập chung và làm chậm quá trình phát triển cả về chiều cao, thể lực và trí lực. Còn khi cơ thể của chúng ta được nghỉ ngơi thông qua giấc ngủ thì sẽ giúp cho cơ thể khoẻ mạnh, phát triển tốt về thể chất lẫn tinh thần. Vì vậy, giấc ngủ trưa tuy thời gian ngắn ( 140 - 150 phút) nhưng cũng rất quan trọng đối với mỗi người sau một buổi sáng hoạt động mệt mỏi, ngủ trưa giúp làm giảm mức độ căng thẳng, mệt mỏi và tăng năng suất, hiệu quả làm việc, cải thiện bộ nhớ và tăng khả năng nhận thức. Do đó giấc ngủ trưa rất quan trọng đối với cơ thể của mỗi chúng ta và đặc biệt là trẻ nhỏ.
Đối với trẻ, giấc ngủ rất quan trọng, giúp phát triển thể lực, tinh thần và trí tuệ trong những năm đầu đời. Giấc ngủ giúp trẻ tỉnh táo, thông minh, khả năng tập trung tốt và giấc ngủ giúp tinh thần trẻ luôn hào hứng, phấn khởi, tăng trưởng chiều cao được tốt hơn. Sáng kiến có cơ sở lý luận sâu sắc, có luận cứ khoa học xác thực, được tổ chức thực hiện tại lớp 5 tuổi B Trường mầm non Vạn Thọ. Các biện pháp đưa ra đều dễ áp dụng, thực tế cho thấy sau 1 năm thực hiện đã đạt được kết quả rất tốt.
Đối với trẻ, giấc ngủ rất quan trọng, giúp phát triển thể lực, tinh thần và trí tuệ trong những năm đầu đời. Giấc ngủ giúp trẻ tỉnh táo, thông minh, khả năng tập trung tốt và giấc ngủ giúp tinh thần trẻ luôn hào hứng, phấn khởi, tăng trưởng chiều cao được tốt hơn. Sáng kiến có cơ sở lý luận sâu sắc, có luận cứ khoa học xác thực, được tổ chức thực hiện tại lớp 5 tuổi B Trường mầm non Vạn Thọ. Các biện pháp đưa ra đều dễ áp dụng, thực tế cho thấy sau 1 năm thực hiện đã đạt được kết quả rất tốt.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giấc ngủ trưa cho trẻ 5-6 tuổi thông qua việc rèn trẻ có thái độ nghiêm túc với giấc ngủ và ngủ đủ giấc tại Lớp 5 tuổi B Trường Mầm non Vạn Thọ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giấc ngủ trưa cho trẻ 5-6 tuổi thông qua việc rèn trẻ có thái độ nghiêm túc với giấc ngủ và ngủ đủ giấc tại Lớp 5 tuổi B Trường Mầm non Vạn Thọ

2 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do- Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Đại Từ Tác giả sáng kiến: Nguyễn Thị Huệ Đơn vị: Trường mầm non Vạn Thọ - Huyện Đại Từ - Tỉnh Thái Nguyên Tỷ lệ (%) Ngày, Trình độ đóng góp Chức TT Họ và tên tháng, Nơi công tác chuyên vào việc danh năm sinh môn tạo ra sáng kiến 1 Nguyễn Thị Huệ 15/7/1989 Trường MN Giáo Đại học 100% Vạn Thọ viên Mầm non Đề nghị xét công nhận sáng kiến: “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng giấc ngủ trưa cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua việc rèn trẻ có thái độ nghiêm túc với giấc ngủ và ngủ đủ giấc tại lớp 5 tuổi B Trường Mầm non Vạn Thọ” 1. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Huệ 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phát triển tình cảm kỹ năng xã hội 3. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 18/9/ 2020 4. Mô tả bản chất của sáng kiến: 4.1. Tính mới - Trẻ tham gia vào giờ ngủ trưa ở trên lớp một cách nghiêm túc và ngủ đủ giấc có tác động mạnh đến sự phát triển thể chất, tinh thần và trí tuệ của trẻ. Ngủ trưa sẽ là một quá trình chuyển tiếp mà các cơ quan nội tạng của trẻ được nghỉ ngơi một cách đầy đủ, giúp trẻ thực hiện tốt các hoạt động trong chế độ sinh 4 giấc ngủ và ngủ đủ giấc đối với sự phát triển toàn diện của trẻ, nó là biện pháp không thể thiếu để trẻ có một giấc ngủ ngon và đủ giấc. Thông qua đó trẻ phát triển tốt cả về thể chất, tinh thần và trí tuệ. Sáng kiến đã thay phương pháp tổ chức giấc ngủ cũ cứng nhắc, áp đặt, chưa linh hoạt bằng sự sáng tạo linh hoạt, tự nguyện trong phương pháp tổ chức giấc ngủ cho trẻ. Tạo được niềm tin từ các bậc phụ huynh học sinh, ban giám hiệu nhà trường và các bạn đồng nghiệp. Sáng kiến ngắn gọn dễ hiểu và dễ áp dụng thực hiện, phù hợp với trẻ 5 - 6 tuổi nói riêng và trẻ mẫu giáo nói chung tại trường mầm non Vạn Thọ. 4.3: Tính thực tiễn 4.3.1: Thực trạng của biện pháp “Nâng cao chất lượng giấc ngủ trưa cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua việc rèn trẻ có thái độ nghiêm túc với giấc ngủ và ngủ đủ giấc tại lớp 5 tuổi B Trường Mầm non Vạn Thọ”. Năm học 2020 - 2021, tôi được nhà trường phân công phụ trách lớp mẫu giáo 5 tuổi B với tổng số trẻ là 30 trẻ trong đó: Nam là 13; nữ 17; dân tộc là 17 trẻ. Những ngày đầu đón các con vào lớp mẫu giáo 5 tuổi B bản thân tôi nhận thấy tình hình ở lớp tôi phụ trách như sau: a. Thuận lợi: Cơ sở vật chất được trang bị tương đối đầy đủ, lớp học thoáng mát về mùa hè, ấm áp vào mùa đông, lớp có hệ thống rèm che nắng, chắn sáng, có quạt và điều hoà phục vụ giấc ngủ trưa của trẻ. Trẻ được trang bị đầy đủ xốp dải nền, sập, chăn, đệm, chiếu ngủ, gối có ký hiệu riêng của từng trẻ để phục vụ giờ ngủ cho trẻ. Giáo viên được học tập, bồi dưỡng thường xuyên và được tham gia các lớp tập huấn về chuyên môm nghiệp vụ. Lớp được chia theo đúng độ tuổi, 100% trẻ được ăn bán trú tại trường. Trẻ ở lớp đa số ngoan ngoãn, khỏe mạnh. 6 Trẻ biết tự lấy, cất đồ dùng 4 30 11/30 36,7% cá nhân trước và sau khi ngủ * Nhận xét: Với kết quả ban đầu như trên tôi thấy băn khoăn với trẻ lớp mình. Số trẻ ngủ ngon sâu giấc chỉ đạt 8/30 trẻ bằng 26,7%, trong khi đó số trẻ khó ngủ, nhanh thức dậy 12/30 trẻ bằng 40% và số trẻ không nghịch khi đi ngủ 10/30 trẻ bằng 33,3%. Số trẻ biết tự lấy, cất đồ dùng cá nhân trước và sau khi ngủ 11/30 trẻ bằng 36,7%. Chính vì lý do trên để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, bản thân tôi đã mạnh dạn đưa ra “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng giấc ngủ trưa cho trẻ 5- 6 tuổi thông qua việc rèn trẻ có thái độ nghiêm túc với giấc ngủ và ngủ đủ giấc” tại lớp 5 tuổi B Trường Mầm non Vạn Thọ, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. * Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên: + Nguyên nhân chủ quan: - Trẻ chưa có kỹ năng tự phục vụ trước và sau giờ ngủ và chưa hiểu được tầm quan trọng của giấc ngủ trưa đối với cơ thể. - Một số trẻ chưa thực sự nghiêm túc tham gia giờ ngủ trưa cùng các bạn trong lớp. - Giáo viên còn hạn chế trong việc hát ru cho trẻ ngủ. - Các giờ ngủ trưa của trẻ còn mang tính áp đặt, trẻ chưa tự nguyện đi ngủ đúng giờ. + Nguyên nhân khách quan: - Phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến giấc ngủ trưa của trẻ và không có thói quen rèn trẻ ngủ trưa khi ở nhà. - Một số trẻ ở nhà có thói quen không ngủ trưa đúng thời gian. - Lớp học gần khu bếp ăn nên nhiều khi tiếng động ở bếp làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ. 4.3.2. Một số biện pháp nâng cao chất lượng giấc ngủ trưa cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua việc rèn trẻ có thái độ nghiêm túc với giấc ngủ và ngủ đủ giấc tại lớp 5 tuổi B Trường Mầm non Vạn Thọ. 8 Đối với trẻ chưa quen với nề nếp sinh hoạt ở lớp, trẻ khóc tôi luôn gần gũi, trò chuyện hỏi han trẻ, để trẻ quen và dần dần đưa trẻ quen với giờ ngủ trưa của lớp. Biện pháp 2: Công tác chuẩn bị và tổ chức giấc ngủ trưa cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua việc rèn trẻ có thái độ nghiêm túc với giấc ngủ và ngủ đủ giấc tại lớp 5 tuổi B Trường Mần non Vạn Thọ * Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cho trẻ ngủ: Trước khi cho trẻ ngủ tôi luôn quét và lau sàn nhà sạch sẽ bằng nước lau sàn đảm bảo lớp sạch sẽ thoáng mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông. Trước khi ngủ tôi hướng dẫn trẻ ghép xốp, chải chiếu( kê sập, chải chiếu, chải đệm về mùa đông) và lấy gối xếp gọn gàng thành dãy đúng khoảng cách giữa các trẻ. ( Hình ảnh cô hướng dẫn trẻ chuẩn bị cho giờ ngủ được đăng trên trang website nhà trường). Lớp tôi không có phòng ngủ riêng cho trẻ nên trẻ ngủ trưa tại phòng hoạt động chung do đó tôi giảm ánh sáng bằng cách đóng bớt một số cửa sổ, tắt bóng điện, kéo rèm cửa, kéo rèm che nắng chắn sáng bên ngoài hành lang của lớp. Cho trẻ nam nằm ngủ riêng một dãy, trẻ nữ ngủ riêng một dãy để cô dễ bao quát trẻ.( Hình ảnh trẻ nam nằm ngủ riêng một dãy, trẻ nữ nằm ngủ riêng một dãy được đăng trên trang website nhà trường). Muốn trẻ có một giấc ngủ say tôi luôn chú ý đến giấc ngủ của trẻ, tạo cho trẻ tâm lý thoái mái, tự nguyện và luôn chú ý đến khoảng cách ngủ giữa các trẻ để tránh trường hợp trẻ nằm ngủ chật quá sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ, trẻ có ngủ đúng giờ và đủ giấc thì khi thức dậy trẻ mới tỉnh táo, hoạt động tích cực, ăn sẽ ngon miệng và người khoẻ mạnh hơn. Về mùa đông trước khi trẻ đi ngủ tôi cho trẻ cởi bớt quần áo, bỏ mũ, khăn cho trẻ, sau đó quần áo, mũ, khăn của trẻ được gấp lại gọn gàng và để riêng vào ngăn tủ cá nhân của trẻ để tránh nhầm lẫn và khi trẻ ngủ dậy tôi nhắc nhở trẻ mặc ngay để khỏi bị lạnh. Mùa đông trẻ ngủ được đắp chăn đủ ấm và nằm trên đệm.( Hình ảnh trẻ ngủ nằm trên đệm, đắp chăn đủ ấm vào mùa đông được đăng trên trang website nhà trường). Mùa hè có đủ quạt mát và điều hoà để cho trẻ ngủ ngon giấc, tôi luôn chú ý tránh không cho trẻ nằm trực tiếp trên nền nhà và 10 Luôn bao quát trẻ để phát hiện kịp thời các tình huống có thể xảy ra trong khi ngủ như trẻ vệ sinh ra quần áo, trẻ lạnh, người khó chịu, tôi có mặt kịp thời để thay quần áo cho trẻ rồi đưa trẻ vào ngủ tiếp. Chú ý không để trẻ úp mặt vào gối hoặc trùm chăn kín đầu để ngủ vì như vậy có thể làm trẻ bị ngạt thở. Mùa hè dùng quạt điện, tôi luôn chú ý vặn tốc độ vừa phải và để xa từ phía chân trẻ, còn điều hoà thì bật ở nhiệt độ phù hợp và luôn nhớ để chậu nước nhỏ trong góc phòng ngủ khi bật điều hoà để không làm khô da của trẻ. Mùa đông tôi luôn chú ý đắp chăn ấm cho trẻ, cho phép trẻ đi vệ sinh trong khi ngủ khi trẻ có nhu cầu. * Chăm sóc sau khi trẻ thức dậy Thời gian ngủ trưa của trẻ là 140 - 150 phút vì vậy tôi luôn đảm bảo cho trẻ ngủ đủ giấc, đúng thời gian quy định. Khi đến giờ dậy thì tôi cho trẻ dậy lần lượt sau đó cho trẻ cất chăn, chiếu, gối, đệm, xốp... vào nơi quy định của lớp theo sự phân công của cô lúc đầu tuần. Sau khi trẻ ngủ dậy cô trò chuyện hỏi trẻ: + Hôm nay con ngủ như thế nào? + Ngủ có ngon giấc không? + Sau khi ngủ trưa dậy con thấy cơ thể mình như thế nào? Sau đó cô động viên khuyến khích trẻ các con phải ngủ trưa mỗi ngày để đảm bảo cho cơ thể chúng ta luôn cao lớn, khoẻ mạnh như vậy mới học tập, vui chơi được tốt nhất. Sau đó dần chuyển sang hoạt động khác như hát, đọc thơ và nhắc nhở trẻ đi vệ sinh khi có nhu cầu. Biện pháp 3: Nâng cao chất lượng giấc ngủ trưa cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua việc rèn trẻ có thái độ nghiêm túc với giấc ngủ và ngủ đủ giấc tại lớp 5 tuổi B Trường Mần non Vạn Thọ thông qua hoạt động học. Việc lồng ghép nội dung “Nâng cao chất lượng giấc ngủ trưa cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua việc rèn trẻ có thái độ nghiêm túc với giấc ngủ và ngủ đủ giấc” vào hoạt động học sẽ có rất nhiều ưu thế nhằm hình thành cho trẻ những thói quen hàng ngày, có ý thức và thái độ nghiêm túc với giấc ngủ và ngủ đủ giấc, có những hành vi văn minh trong cuộc sống, trẻ sẽ có tinh thần tự giác và luôn ý thức được tầm quan trọng của giấc ngủ trưa đối với sự phát triển của cơ thể. Từ đó, trẻ được tham gia vào nhiều hoạt động như kể chuyện, đọc 12 Qua đó cô giáo dục cho các con nếu ăn đủ chất, ngủ đủ giấc thì sẽ làm cho cơ thể chúng ta khoẻ mạnh, cao lớn hơn và tinh thần được thoải mái để tham gia vào các hoạt động hàng ngày hiệu quả mà không thấy mệt mỏi. Biện pháp 5: Tuyên truyền phụ huynh phối hợp với nhà trường trong việc rèn thói quen ngủ trưa cho trẻ và rèn trẻ có thái độ nghiêm túc đối với giấc ngủ. Gia đình là nơi đầu tiên hình thành ý thức và nhân cách cho trẻ. Vì vậy, việc kết hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc nâng cao chất lượng giấc ngủ trưa cho trẻ là một vấn đề hết sức quan trọng. Trong buổi họp phụ huynh đầu năm, tôi trao đổi với phụ huynh về tầm quan trọng của giấc ngủ trưa đối với trẻ và thời gian ngủ trưa của trẻ cho phụ huynh nắm được để phụ huynh rèn cho trẻ ngủ trưa đúng thời gian, đủ giấc và rèn trẻ có thái độ nghiêm túc với giấc ngủ khi nghỉ học ở nhà. Giấc ngủ có thể làm ảnh hưởng đến việc học tập và hình thành nhân cách cho trẻ mai sau, cho nên phụ huynh nắm rõ và cùng thảo luận đưa ra các biện pháp để nâng cao chất lượng giấc ngủ cho trẻ. Phụ huynh phải luôn mẫu mực để trẻ noi theo và phải chú ý sửa sai khi trẻ mắc lỗi hàng ngày. Thông qua giờ đón và trả trẻ, tôi thường xuyên trao đổi trực tiếp với phụ huynh để phụ huynh nắm bắt kịp thời tình hình tiến triển của trẻ. Qua một thời gian thực hiện chăm sóc giấc ngủ cho trẻ, các con đã có những tiến bộ rõ rệt như: Trước giờ ngủ trẻ biết tự giác đi chuẩn bị đồ dùng chuẩn bị cho giờ ngủ, đến giờ ngủ trẻ tự đi vào đúng vị trí của mình không phải để cô nhắc nhở, trong giờ ngủ trẻ im lặng không nói chuyện riêng, không nghịch đồ chơi, không nghịch bạn bên cạnh, không dậy trước khi cô chưa đánh thức và một điều đáng mừng là trẻ ngoan ngoãn và có ý thức hơn rất nhiều. Vì vậy, việc kết hợp với gia đình trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ là rất cần thiết. Có câu nói “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, đúng vậy nếu chúng ta biết cách phối hợp với nhau để cùng nhau giáo dục trẻ thì chắc chắn sẽ thành công. Hiện tại tình hình dịch bệnh covid 19 rất phức tạp vì vậy để đảm bảo thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh covid 19, tôi tuyên truyền với phụ huynh cho trẻ ăn uống đủ chất, ngủ đủ giấc và đeo khẩu trang để đảm bảo sức khỏe phòng chống bệnh tật. 4.4: Tính hiệu quả
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_giac_ngu_trua_cho.doc