SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy vận động theo nhạc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Hiện nay, chương trình âm nhạc đang được phổ biến rộng rãi trong các trường Mầm non, nhằm giúp cho việc thực hiện giáo dục âm nhạc cho trẻ theo đúng chương trình quy định, đồng thời giúp giáo viên có được những cơ hội và điều kiện thể hiện khả năng của mình. Tuy nhiên trong thực tế, nhiều giáo viên chưa chú ý hình thành kỹ năng vận động theo nhạc cho trẻ, chưa vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, chưa có biện pháp thiết thực trong quá trình dạy trẻ, dẫn tới kết quả chưa đạt được so với yêu cầu. Do vậy, việc áp dụng biện pháp tiên tiến để dạy trẻ Mẫu giáo vận động theo nhạc là rất cần thiết, cần được chú trọng. Nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy trẻ vận động theo nhạc, tôi nghiên cứu để tìm ra “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy vận động theo nhạc cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi.
doc 17 trang skmamnonhay 08/01/2025 1190
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy vận động theo nhạc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy vận động theo nhạc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy vận động theo nhạc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
 chưa chú ý hình thành kỹ năng vận động theo nhạc cho trẻ, chưa vận dụng lý thuyết 
vào thực tiễn, chưa có biện pháp thiết thực trong quá trình dạy trẻ, dẫn tới kết quả 
chưa đạt được so với yêu cầu. Do vậy, việc áp dụng biện pháp tiên tiến để dạy trẻ 
Mẫu giáo vận động theo nhạc là rất cần thiết, cần được chú trọng.
 Nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy trẻ vận động theo nhạc, tôi 
nghiên cứu để tìm ra “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy vận động theo 
nhạc cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 Nghiên cứu hoạt động vận động theo nhạc của trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi, tìm ra 
được một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy nhằm hình thành kỹ năng vận động 
theo nhạc cho trẻ.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Nghiên cứu lý luận
 - Các loại sách nói về hoạt động âm nhạc
 - Chương trình hoạt động Giáo dục âm nhạc lớp Mẫu giáo 5-6 tuổi.
2. Quan sát khoa học:
 Quan sát trẻ vận động theo nhạc, quan sát trẻ thực hiên bài tập cô ra để xác 
định mức độ nhận thức và kỹ năng của trẻ.
3. Thực nghiệm khoa học:
 Áp dụng biên pháp nâng cao chất lượng sau đó đưa ra một số bài tập để kiểm 
tra kết quả hình thành kỹ năng của trẻ.
 PHẦN II. NỘI DUNG
I . CƠ SỞ LÝ LUẬN: 
 1. Khái niêm về vận động theo nhạc: 
 Vận động theo nhạc là hoạt động phối hợp giữa âm nhạc và động tác nhảy múa 
hoặc sử dụng đồ chơi âm nhạc, gõ đệm theo hát tạo cho con người có được sự cảm 
nhận về nhịp điệu, góp phần tích cực vào việc phát triển toàn diện nhân cách.
 Hoạt động vận động theo nhạc ở lứa tuổi Mầm non có thể chia làm 2 nhóm trên 
cơ sở tri giác âm nhạc và tái tạo các phương tiện truyền cảm trong động tác.
 * Nhóm thứ nhất: Là những động tác đơn giản biểu hiện cảm xúc theo tính chất, 
nhịp điệu âm nhạc như vỗ tay, gõ đệm, nhún nhảytrẻ nghe và phân biệt cao độ, 
sắc thái, tốc độ, trọng âm, âm hình tiết tấu.
 * Nhóm thứ hai: Hướng vào những kỹ năng chuyển động trong quá trình vận 
động theo nhạc.
 Tất cả các động tác vận động theo nhạc như gõ nhịp, âm hình, tiết tấu, 
múađều thực hiện nhiệm vụ chung là cảm nhận tiết tấu âm nhạc, nhưng mỗi loại 
vận động có chức năng riêng, do đó khác nhau về yêu cầu.
 2 - Phụ huynh luôn mong muốn con em mình vui vẻ, yêu thích hoạt động âm 
nhạc.
* Khó khăn: 
 - Các cháu phần lớn con em làm nông nghiệp, kinh tế gia đình eo hẹp, ít có 
điều kiện cho con em mình tiếp xúc với âm nhạc nhiều.
 - Vào đầu năm học có khoảng 65% cháu mới đi học, trẻ thiếu hụt kiến thức 
âm nhạc và chưa có nề nếp, thói quen tốt.
 - Sĩ số lớp đông, phòng học nhỏ khó khăn trong việc tổ chức hoạt động cho 
trẻ.
 CHƯƠNG II. NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
 I. THỰC TRẠNG
 Thực hiện giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non theo đúng chương trình quy định 
là bổn phận của mỗi người giáo viên. Bản thân tôi luôn soạn bài tỉ mỉ, sắp xếp hợp 
lý các nội dung cần truyền đạt, phân bố thời gian cho từng phần phù hợp, nghiên 
cứu bài và dạy đúng phương pháp bộ môn, có chuẩn bị đủ và sử dụng đồ dùng cho 
cô và trẻ trong hoạt động. Để khảo sát và đánh giá được kỹ năng vận động theo 
nhạc của trẻ. 
 Bài tập 1: Con hãy hát và vỗ tay theo nhịp bài Hoà bình cho bé của tác giả Huy 
 Trân
 Bài tập 2: Con hãy múa bài Mẹ Yêu không nào của tác giả Lê Xuân Thọ.
 BẢNG A: KHẢO SÁT KỸ NĂNG VẬN ĐỘNG THEO NHẠC CỦA TRẺ 5-6 
 TUỔI
 STT Họ và tên trẻ Bài tập 1 Bài tập 2
 Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt
 1 Phạm Phương Anh * *
 2 Vũ Vân Anh * *
 Nhận xét: Bài tập 1 và Bài tập 2
Bài tập 1 số cháu thực hiện đạt là 15 cháu chiếm 50%. Số cháu chưa đạt là 15 
chiếm 50%. Các cháu thường mắc lỗi sau:
 + Trẻ vỗ tay theo phách.
 + Vỗ tay lúc theo nhịp, lúc theo phách.
 + Vỗ tay vào phách nhẹ, đưa tay ra vào phách mạnh.
 + Trẻ không tự thực hiện.
Bài tập 2: Số cháu thực hiện đạt là 14 cháu chiếm 47%. Số cháu chưa đạt là 16 
cháu chiếm 53%. Các cháu thường mắc lỗi sau:
 + Trẻ không thuộc động tác.
 + trẻ múa còn lẫn lộn đông tác.
 4 - Dạy vỗ tay (hoặc gõ) tiết tấu chậm: Vỗ tay hoặc gõ 3 tiếng, mỗi tiếng bằng 
một nốt đen, rồi nghỉ bằng một tiếng(Vỗ tay hoặc gõ vào phách mạnh ở đầu ô nhịp)
 Ví dụ: Trong bài Hoa trường em có câu:
 Em ngắm chiếc lá, em ngắm cánh hoa.
 Vỗ vỗ vỗ nghỉ vỗ vỗ vỗ nghỉ
Ví dụ: Dạy trẻ vỗ tay theo tiết tấu chậm bài Cháu thương chú bộ đôi
- Vào bài cô đố trẻ: 
 Ai nơi hải đảo biên cương
 Diệt thù giữ nước coi thường khó khăn.
 (Chú bộ đội)
- Cô hỏi trẻ: 
 + Câu đố kể về ai?
 + Các con đã được làm quen với những bài hát nào kể về chú bộ đội?
 + Ai sáng tác bài Cháu thương chú bộ đội?
- Cô nói: Để bài hát khi biểu diễn thêm vui, nhịp nhàng cô cùng các con vỗ tay theo 
tiết tấu chậm kết hợp với lời ca nhé.
- Cả lớp cùng hát lại bài hát
- Cô làm mẫu. Cách vỗ tay như sau:
 Cháu thương chu bộ đội nơi rừng sâu biên giới. 
 V v v nghỉ v v v 
v: Vỗ tay.
Nghỉ: nghỉ không vỗ tay.
- Cô giải thích cho trẻ: Các con vỗ tay 3 tiếng rồi nghỉ bằng một tiếng, vỗ tay 3 
tiếng rồi nghỉ bằng một tiếng, cứ tiếp tục như vậy cho đến hết bài. bắt đầu vỗ vào 
tiếng “chú”
- Cô hướng dẫn cho trẻ vỗ tay:
 + Đầu tiên cô cho trẻ vỗ tay kết hợp với đếm.
 1 - 2 - 3 - nghỉ -1 - 2 - 3 - nghỉ 
 + Khi trẻ đã quen với cách vỗ theo tiết tấu chậm thì tôi cho trẻ vỗ 
 tay kết hợp với lời ca.
Để tạo sự hứng thú cho trẻ và trẻ tích cực vận động theo nhạc tôi có thể linh hoạt, 
làm đa dạng các cách học thuộc.
 . Dạy cả lớp vận động theo nhạc.
 . Nối tiếp theo tổ. ( Cô nói: Cô giả làm con chim, khi chim bay về phía tổ nào 
thì tổ đó vừa hát vừa gõ đệm theo nhịp)
 . Theo nhóm bạn trai, nhóm bạn gái. (Cô nói: Khi cô bắt nhip cao tay thì các bạn 
trai vừa hát vừa gõ đệm theo nhịp, khi thấy cô bắt nhịp thấp tay thì các bạn gái thực 
hiện.
 . Nhóm hát, nhóm vận động. (Cô nói: Các bạn trai làm các nhạc công gõ đệm 
theo nhịp cho các bạn gái cầm micro làm ca sĩ.
 6 + Cô cho cả lớp múa. (Đội hình đứng vòng tròn, cô cũng đứng ở vòng 
 tròn múa cùng trẻ).
 + Trẻ múa theo nhóm các bạn trai và các bạn gái đứng riêng theo từng vòng 
tròn. (hai vòng tròn đồng tâm)
 + Trẻ múa từng đôi. (Hai trẻ quay mặt vào nhau hoặc tự chọn bạn để múa)
 + Trẻ múa theo nhóm nhỏ.
 + Cá nhân múa.
 Do trẻ học thông qua bắt chước nên tôi phải làm mẫu nhiều lần. Trẻ bắt 
chước có thể không như giáo viên nhưng những gì nghe nhìn qua mẫu giúp trẻ khắc 
sâu ấn tượng, nhận biết một cách xúc cảm các động tác, bài múa. Như vậy bằng 
nhiều hình thức sinh động, cô sẽ hình thành tư duy trực quan, tạo được những yếu 
tố ban đầu cho mọi cảm nhận nghệ thuật.
2. Tăng cường luyện tập vận động theo nhạc cho trẻ.
 Cũng giống như học hát, trẻ phải bắt chước và luyện tập nhiều lần các động 
tác mới một cách chính xác và chi tiết. Tôi cần sử dụng một số biện pháp sau:
 * Làm mẫu lại các động tác có sự kết hợp của âm nhạc với mục đích khôi 
phục lại trong trí nhớ, tri giác thính giác và trình tự động tác. Khi luyện
 tập cô phải cùng làm với trẻ nhiều lần từ đầu đến cuối bài hát ( Bản nhạc). Những 
động tác khó, cô có thể cho trẻ múa lại kết hợp với lời ca (tiết nhịp) trọn vẹn câu 
hát.
 * Chỉ dẫn trẻ thực hiện động tác cùng với âm nhạc. Chỉ dẫn chi tiết, chính 
xác, đặc điểm động tác cùng với âm nhạc, đồng thời khích thích trẻ hoạt động độc 
lập.
 * Sửa chữa dần những chi tiết không chính xác (Tách ra để tập riêng)
Ví dụ: Trẻ múa sai câu “Lúc lên bờ vẫy cái cánh cho khô” Trong bài Một con vịt 
của tác giả Kim Duyên. Có rất nhiều cách sửa sai như là cô cho trẻ múa riêng động 
tác Hoặc có thể cô nói “Khi cô đưa tay về phía các con thì các con múa, khi cô chỉ 
vào cô thì cô múa” Trong khi cô múa thì trẻ tri giác toàn bộ động tác và trẻ tự điều 
chỉnh động tác của mình cho đúng.
 * Tổ chức linh hoạt, đa dạng cách học thuộc các động tác để gây hứng thú và 
trẻ tích cực hoạt động dưới các hình thức cả lớp, tổ, nhóm trẻ luyện tập, tổ hát, tổ 
vận động. Cô khuyến khích trẻ tự vận động để tạo khả năng theo dõi, và giúp trẻ 
làm chính xác lại.
 * Căn cứ vào hình thức vận động theo nhạc như vỗ tay hoặc gõ đệm theo tiết 
tấu, vận động minh hoạ, múaCô luôn chú ý tới đội hình của trẻ, sao cho cô làm 
mẫu, tất cả nhìn thấy cô và cô quan sát được trẻ.
 * Đa dạng hoá các vận động:
 Để khi trẻ đỡ chán và nâng cao khả năng của trẻ tôi nghiên cứu và thấy cần 
phải đa dạng hoá các vận động. Tôi có thể tạo thành trò chơi cho trẻ.
Ví dụ: Dạy trẻ vận động gõ đệm theo tiết tấu chậm 
 8 một môi trường âm nhạc là rất cần thiết. Vì vậy tôi luôn cố gắng tạo nhiều đồ 
dùng, đồ chơi đẹp, hấp dẫn trang trí xung quanh lớp.
- Sử dụng đồ dùng điện tử hiện đại như: Đàn Oocgan, ti vi, đầu đĩa, vi tính
- Tôi vẽ tranh, sưu tầm tranh ảnh từ hoạ báo, lịchcó nội dung về hoạt động âm 
nhạc, nội dung bài sắp học để trang trí hoặc làm đồ dùng cho giảng dạy.
- Tôi chuẩn bị đồ chơi âm nhạc, bởi vì đồ chơi là nhu cầu tự nhiên không thể thiếu 
đối với cuộc sống của trẻ. Đồ chơi có 2 loại chủ yếu:
 * Đồ chơi công nghiệp: Đàn, xắc xô, trống, kèn, mõ, trang phục
 * Đồ chơi tự tạo: Đồ chơi tự tạo có muôn hình muôn vẻ bởi chúng được tạo 
ra từ những vật sẵn có, dễ kiếm, dễ làm. Nguồn gốc của đồ chơi tự tạo là vô tận. 
Làm đồ chơi tự tạo là hoạt động sáng tạo và độc đáo. Có 
thể dùng luôn những đồ vật thông thường trong sinh hoạt hàng ngày, sử dụng trực 
tiếp những vật liệu tự nhiên làm đồ chơi và bằng những vật liệu thu lượm được.
Ví dụ: 
 + Tận dụng những đoạn tre già để đẽo phách tre.
 + Tận dụng bìa cứng, trang trí giấy đề can để tạo thành nhiều cái đàn có hình 
dáng khác nhau.
 + Tận dụng các vỏ lon bia, nước ngọt để làm trống, xúc xắc.
 + Làm đàn tơ rưng bằng tre nhỏ.
 + Vỏ hộp sữa làm trống cơm.
 + Tận dụng vải vụn của thợ may làm hoa cài tay.
 + Mút xốp làm mũ múa..v.v
 Tôi xây dựng góc hoạt động âm nhạc với cách trang trí đẹp, nhiều đồ chơi 
đảm bảo an toàn, đa dạng về chủng loại, chất liệu. Các đồ chơi được sắp xếp sao 
cho gọn gàng, dễ lấy, dễ cất, có thể sử dụng vào các hoạt động khác.
3.2. Sử dụng một cách có hiệu quả:
 Âm nhạc là trừu tượng nhưng có tính giáo dục nghệ thuật sâu sắc. Vì vậy 
việc sớm hình thành tư duy trực quan và kích thích những yếu tố ban đầu là rất cần 
thiết. Vai trò của cô giaó trong vấn đề này là phải tạo được sự hứng thú say mê hoạt 
động nghệ thuật.
Ví dụ: Dạy trẻ gõ đệm theo nhịp bài Cháu vẽ ông mặt trời của tác giả Tân Huyền. 
Cô tạo hứng thú cho trẻ bằng cách cho trẻ quan sát hình ông mặt trời từ từ nhô lên 
khỏi dãy núi. Cô trò chuyện cùng trẻ về mặt trời, giáo dục trẻ khi đi ra ngoài trời 
nắng to cần đội mũ, nón. Cô hỏi trẻ đã được làm quen với bài hát nào kể về mặt 
trời? Ai sáng tác bài hát? Sau đó cô dạy trẻ vận động theo nhạc
 Trẻ được mặc trang phục và sử dụng đạo cụ và biểu diễn phù hợp với tính 
chất âm nhạc và nội dung bài hát sẽ làm phong phú thêm đời sống văn hoá, có tác 
dụng giáo dục tình cảm đạo đức, góp phần vào việc hình thành nhân cách trẻ thơ.
Ví dụ: Dạy trẻ vận động minh hoạ bài Chú bộ đội của tác giả Hoàng Hà. Tôi cho cả 
lớp mặc trang phục của chú bộ đội. Tôi nhận thấy trên nét mặt vui tươi, hồ hởi 
trên mỗi trẻ. Trẻ vui sướng ngỡ mình là chú bộ đội vác súng bước đi hùng tráng. 
 10

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_day_van_dong_theo.doc