SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với tạo hình

Hoạt động tạo hình ra đời từ rất sớm trên những vách đá đã có những bức tranh về sắn bắn, trồng trọt, nhảy múa, cỏ cây muông thú đã được con người mô tả lại. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy những bức tranh có giá trị lịch sử hàng ngàn năm. Đó là kết quả của tạo hình nó tồn tại và phát triển cùng với xã hội loài người. Trong đời sống con người hoạt động tạo hình là một hoạt động nghệ thuật, góp phần mang đến cái đẹp và làm phong phú cho cuộc sống con người.
Trước hết hoạt động này tạo điều kiện để trẻ phát triển khả năng tri giác đồ vật về hình dáng cấu trúc, màu sắc, hình thành ở trẻ các thao tác tư duy, phát triển khả năng sáng tạo của trẻ.
Về đạo đức, hoạt động tạo hình giúp hình thành ở trẻ các đức tính tốt như: Yêu thích cái đẹp, mong muốn tạo ra cái đẹp.
Về thể chất lao động giúp trẻ phát triển các khớp ngón tay, cổ tay, các cơ bàn tay…Giúp trẻ ngày càng khéo léo linh hoạt.
Về thẩm mỹ, giúp trẻ hình thành xúc cảm và thị hiếu thẩm mỹ khi trẻ tạo hình.
Trong trường mầm non tạo hình là một hoạt động học tập mang tính nghệ thuật, là phương tiện quan trọng trong việc giáo dục thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ, thể lực và lao động cho trẻ.
Hoạt động tạo hình còn là phương tiện để trẻ thể hiện mình, thông qua nghệ thuật tạo hình trẻ được thử sức mình trong việc thể hiện và sáng tạo thế giới riêng theo tư duy của mình. Nhất là với trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi, trẻ có tâm hồn nhạy cảm với thế giới xung quanh, nó chứa đựng bao điều mới lạ, hấp dẫn trẻ, trẻ dễ bị cuốn hút trước cảnh vật đẹp, những bức tranh sinh động hay những con vật ngội nghĩnh đáng yêu. Chính vì vậy hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động hấp dẫn nhất đối với trẻ mẫu giáo lớn, nó giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và thể hiện một cách sinh động những gì trẻ nhìn thấy trong thế giới xung quanh, những gì làm trẻ rung động mạnh mẽ. Mỗi sản phẩm của trẻ mang một nội dung, một tên gọi khác nhau.
Tôi là một giáo viên mầm non được phân công trực tiếp giảng dạy trên lớp và tôi rất yêu nghề, yêu sự ngây thơ trong sáng của các bé. Để nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với tạo hình. Ở năm học 2022-2023 này tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với tạo hình”.
Tôi quyết định chọn đề tài này với mục đích tìm hiểu các phương pháp trong việc dạy tạo hình để nâng cao chất lượng dạy bộ môn tạo hình ở trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Từ đó vận dụng những kiến thức có sẵn và qua học hỏi để nghiên cứu và áp dụng phương pháp vào môn tạo hình nhằm phát huy tính tích cực phù hợp với trình độ nhận thức của trẻ.
docx 21 trang skmamnonhay 12/07/2024 610
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với tạo hình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với tạo hình

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với tạo hình
 2
với thế giới xung quanh, nó chứa đựng bao điều mới lạ, hấp dẫn trẻ, trẻ dễ bị cuốn 
hút trước cảnh vật đẹp, những bức tranh sinh động hay những con vật ngội nghĩnh 
đáng yêu. Chính vì vậy hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động hấp dẫn 
nhất đối với trẻ mẫu giáo lớn, nó giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và thể hiện một cách 
sinh động những gì trẻ nhìn thấy trong thế giới xung quanh, những gì làm trẻ rung 
động mạnh mẽ. Mỗi sản phẩm của trẻ mang một nội dung, một tên gọi khác nhau. 
 Tôi là một giáo viên mầm non được phân công trực tiếp giảng dạy trên lớp và 
tôi rất yêu nghề, yêu sự ngây thơ trong sáng của các bé. Để nâng cao chất lượng cho 
trẻ làm quen với tạo hình. Ở năm học 2022-2023 này tôi đã chọn đề tài: “Một số biện 
pháp nâng cao chất lượng dạy và học cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với tạo hình”.
 2. Mục đích nghiên cứu
 Tôi quyết định chọn đề tài này với mục đích tìm hiểu các phương pháp trong 
việc dạy tạo hình để nâng cao chất lượng dạy bộ môn tạo hình ở trẻ mẫu giáo 5-6 
tuổi. Từ đó vận dụng những kiến thức có sẵn và qua học hỏi để nghiên cứu và áp 
dụng phương pháp vào môn tạo hình nhằm phát huy tính tích cực phù hợp với trình 
độ nhận thức của trẻ.
 3. Đối tượng nghiên cứu
 “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học cho trẻ 5-6 tuổi làm quen 
với tạo hình”.
 4. Đối tượng khảo sát thực nghiệm
 Đề tài được thực hiện tại lớp 5 tuổi A2 trường mầm non nơi tôi đang công tác.
 5. Các phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp trực quan.
 Phương pháp sử dụng lời nói.
 Phương pháp luyện tập.
 Phương pháp đánh giá kết quả.
 6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu
 Tại trường mầm non Phú Cường nơi tôi đang công tác.
 Từ tháng 9/2022 đến tháng 4/2023. 4
kỹ năng tạo hình cho trẻ.
 Hoạt động tạo hình ở lớp tôi luôn được tổ chức lồng ghép ở các hoạt động như 
hoạt động học, hoạt động góc, hoạt động chiều và ở mọi lúc mọi nơi đều rất hiệu quả.
 2. Khảo sát thực trạng
 Ngay từ đầu năm học tôi đã được phân công chủ nhiệm lớp mẫu giáo lớn A2, 
với sĩ số là 28 cháu trong đó: Nam 14 cháu, nữ 14 cháu.
 2.1. Thuận lợi
 100 % trẻ của lớp học đúng độ tuổi.
 Trẻ khỏe mạnh, hồn nhiên thích đến trường mầm non. Giáo viên đứng lớp có 
 trình độ trên chuẩn, nhiều năm đứng lớp 5 tuổi, nắm chắc phương pháp.
 Được sự quan tâm của ban giám hiệu luôn chỉ đạo sát sao với công tác chuyên 
 môn. Trang thiết bị tương đối đầy đủ đảm bảo cho các hoạt động của trẻ ở trường 
 mầm non.
 Nhiều gia đình có cuộc sống đầy đủ, sung túc hơn, trình độ dân trí cũng ngày 
 được nâng cao. Nên rất quan tâm tới con em mình.
 2.2. Khó khăn
 Khả năng nhận thức của các cháu không đồng đều, có những cháu nhút nhát, 
nghịch do đó cùng một thời gian và biện pháp dạy trẻ nhưng kết quả nhận thức trên 
trẻ không giống nhau. Do đặc thù của công việc giáo viên mầm non phải ở trường cả 
ngày. Ít có thời gian để nghiên cứu tài liệu, ít có cơ hội để giao lưu học hỏi dự giờ 
đồng nghiệp.
 Sự quan tâm của gia đình dành cho các cháu là không đồng đều. Nhiều phụ 
huynh chưa quan tâm còn nuông chiều con em mình. 
 2.3. Khảo sát thực trạng của lớp trước khi thực hiện đề tài
 - Khi bắt đầu thực hiện đề tài tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng đầu năm. Để 
phát huy được những thuận lợi, khắc phục những khó khăn và nhằm nâng cao hiệu 
quả khi thực hiện đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học cho trẻ 
5-6 tuổi làm quen với tạo hình”. 
 Bước đầu khảo sát kết quả trên 28 trẻ lớp 5 - 6 tuổi cho thấy:
 Minh chứng 1: Hình ảnh bảng khảo sát kết quả của trẻ đầu năm. 6
 Ví dụ 2: Với kế hoạch tháng dựa trên chủ đề giao thông ở góc tạo hình tôi đã 
làm một số phương tiện giao thông mẫu to, đẹp có màu sắc đẹp như: ô tô, xe máy, 
máy bay, tàu hỏa, thuyềnbày ở giá trưng bày sản phẩm hay treo tranh vẽ hoặc xé 
dán các phương tiện giao thông để cung cấp kiến thức cho trẻ, khi trẻ vào góc chơi 
thu hút sự quan sát những sản phẩm đó và đặt câu hỏi: ( Đây là cái gì? Phương tiện 
này đi được ở đâu? Cô các phương tiện này như thế nào?...). Từ đó kích thích lòng 
mong muốn say mê học tạo hình của trẻ.
 Minh chứng 3: Hình ảnh sản phẩm mẫu
 Ở góc tạo hình: Tôi giới thiệu đây là ngôi nhà nghệ thuật của chúng mình và 
cùng trẻ đặt cái tên thật hay như: Hoạ sĩ nhí, bé khéo tay, bé làm hoạ sĩ, hoạ sĩ tí 
hon có thể chọn làm tên góc hoạt động.
 Ví dụ 3: Cô giới thiệu các bức tranh và khuyến khích động viên trẻ hãy làm 
thật nhiều những sản phẩm đẹp để trang trí cho ngôi nhà của chúng mình, từ lời gợi 
mở như vậy đã kích thích trẻ tạo ra sản phẩm mới.
 Minh chứng 4: Hình ảnh cô giới thiệu tranh góc tạo hình cho trẻ
 Ở trẻ 5-6 tuổi vốn kinh nghiệm phong phú, tư duy của trẻ phát triển mạnh, tư 
duy trực quan hình tượng và trừu tượng đang được hình thành và phát triển. Để phát 
huy tính tích cực và sáng tạo và niềm say mê hoạt động của trẻ tôi đã tận dụng thời 
điểm hợp lý trong ngày từ trò chuyện buổi sáng hay hoạt động vui chơi ngoài trời, đi 
dạo, đi thăm quan ở mọi lúc, mọi nơi, tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc thường xuyên 
với môi trường xung quanh, môi trường thiên nhiên muôn hình, muôn vẻ.
 Trong quá trình cung cấp biểu tượng về đối tượng tạo hình tôi chỉ cho trẻ thấy 
được những nét đặc trưng nổi bật, những cái đẹp lý thú, gần gũi trẻ. Đồng thời giúp 
trẻ phân tích so sánh tổng hợp tìm ra những đặc điểm riêng, chung, của những đồ vật 
cùng nhóm, cùng loại.
 Ví dụ 4: Khi tổ chức cho trẻ vẽ "Vườn hoa mùa xuân", tôi cho trẻ tìm
hiểu về các loại hoa, cho trẻ quan sát, sờ, ngửi, trẻ sẽ có được sự nhận xét về sự giống 
và khác nhau về màu sắc, hình dáng giữa các loại hoa như: hoa hồng màu đỏ, cánh 
hoa tròn, lá có răng cưa, thân cành có nhiều gai. Hoa cúc màu vàng, cánh hoa nhỏ, 
dài...các loài hoa đều có cánh, nhuỵ, đài, lá, cành và làm đẹp cho thiên nhiên.
 Minh chứng 5: Hình ảnh trẻ vẽ “Vườn hoa mùa Xuân”
 Khi có tiết tạo hình chúng ta trang trí như một ngày hội “Bé làm họa sĩ” để tạo 8
 4.2. Biện pháp 2: Lựa chọn nội dung, phương pháp hướng dẫn phù hợp 
lấy trẻ làm trung tâm
 Trước đây khi thực hiện chương trình đổi mới hình thức chỉ thực hiện 
những bài tạo hình trong tài liệu hướng dẫn, còn đối với chương trình giáo dục mầm 
non mới không chỉ lấy trong chương trình mà có thể chọn bài ngoài chương 
trình sao cho phù hợp từng tháng dựa trên chủ để, các sự kiện, lễ hội. Ngoài ra còn 
lựa chọn mọi hình thức dạy dựa trên khả năng tiếp thu của trẻ, với cách chọn bài như 
vậy trẻ hứng thú hơn khi học. Giáo viên sử dụng phương pháp hướng dẫn dựa vào 
trẻ lấy trẻ làm trung tâm là một phương pháp rất quan trọng trong quá trình phát huy 
tính tích cực sáng tạo của trẻ. 
 Trong các hoạt động học nói chung và trong giờ hoạt động học tạo hình nói 
riêng. Tôi thường để trẻ tự thể hiện, cô luôn là người động viên, khuyến khích trẻ 
sáng tạo. Trẻ cần được động viên để thể hiện ý muốn, tình cảm, cảm xúc và những 
hiểu biết của trẻ đối với sự vật trẻ muốn được lựa chọn. 
 + Cái trẻ muốn làm (nội dung). 
 + Làm thế nào để đạt được (quá trình). 
 + Cái hoàn thành sẽ như thế nào (kết quả, sản phẩm). 
 Mong muốn của trẻ cần đạt được tự thể hiện với những phương tiện tạo hình 
khác nhau. Sự thể hiện mang tính cá nhân, bởi vì trẻ luôn tiếp cận theo đặc tính riêng 
của mình. 
 Tăng cường các câu hỏi gợi ý giúp trẻ củng cố và áp dụng những kinh nghiệm 
đã lĩnh hội trong các hoạt động khác nhau, động viên trẻ suy nghĩ, thăm dò, tìm cách 
giải quyết vấn đề của trẻ. Hãy để trẻ tự miêu tả những gì mà trẻ biết và có thể làm. 
 Ví dụ 1: “Hãy cho cô biết vì sao”, “Nếu như vậy thì sao”, “Vì sao con lại biết”, 
“Con có suy nghĩ gì” 
 Với những cử chỉ, hành động, lời nói tạo ra cho trẻ thấy là trẻ được đánh giá tốt 
(khá) qua việc làm của trẻ. 
 Ví dụ 2: “Ôi cô rất thích cách tô màu ngôi trường này của bạn Bảo Ngân”, “Bức 
tranh này của bạn Nam trông đẹp quá!” 
 Không lạm dụng các sản phẩm mẫu và làm mẫu, càng ít làm mẫu và ít sử dụng 
mẫu sẽ càng kích thích trẻ tư duy và tìm kiếm cách thể hiện. 10
nằm ngang, đuôi gà là nét cong, cô vẽ thêm các bộ phận của con gà mỏ, mắt, mào, 
chân sau đó cô tiến hành cho trẻ vẽ và cô vẫn để mẫu cho trẻ quan sát cho đến hết 
tiết học. 
 Minh chứng 9: Hình ảnh cô làm mẫu
 * Đối với tiết đề tài
 Đây là hình thức tạo hình mang tính tự do, ít phụ thuộc vào mẫu. Ở hình thức 
này cô trao đổi với trẻ về nội dung đề tài, giúp trẻ phát triển trí nhớ hình tượng. Dạy 
trẻ biết lựa chọn đối tượng, thể hiện phù hợp với đề tài đã cho, để tạo ra sản phẩm 
theo ấn tượng của trẻ, củng cố những kiến thức kỹ năng đã học. Dạy trẻ những 
phương thức tạo hình riêng biệt để tạo ra một đề tài có kết cấu chặt chẽ mạch lạc. 
Thông qua nó sẽ phát triển về năng lực thể hiện màu sắc, đường nét. Hình thức này 
thể hiện ở ý tưởng của trẻ là chủ yếu, vì thế tôi chỉ là người gợi ý và định hướng cho 
trẻ, khuyến khích trẻ nói lên ý tưởng của mình là chính.
 Ví dụ: Với đề tài “Cắt dán trình ngôi nhà” cô sẽ lần lượt đưa từng tranh cho trẻ 
quan sát, phân tích, đàm thoại, tên gọi màu sắc, hình học, bố cục sau đó cất hết tranh 
và hỏi ý tưởng, gợi ý trẻ vẽ sáng tạo. 
 Minh chứng 10: Hình ảnh trẻ cắt, dán ngôi nhà
 * Đối với tiết ý thích
 Dưới hình thức hoạt động này, trẻ được chủ động tích cực, tự lựa chọn và thể 
hiện nội dung miêu tả (đề tài cụ thể) mà mình thích theo dự định tạo hình của cá 
nhân. Đối với trẻ nhỏ, đôi lúc dự định mình chưa được rõ ràng mơ hồ và dễ mất đi 
nhanh chóng. Hiểu được những hạn chế đó trên trẻ, tôi luôn có những phương pháp 
để định hướng các đề tài tự chọn trong phạm vi những kinh nghiệm những cảm xúc, 
tình cảm mà trẻ đã được trải nghiệm. Từ đó phát huy những khả năng thế mạnh ở trẻ 
một cách tự nhiên. 
 Ví dụ: Với đề tài “Xé dán đàn cá” tôi chỉ khơi gợi những ý tưởng của trẻ như: 
cách xé dán đàn cá, cách chọn giấy làm màu nước cho cá bơi, sau đó trẻ xé dán. 
 Minh chứng 11: Hình ảnh trẻ xé dán đàn cá
 Để lôi cuốn được trẻ tham gia vào hoạt động, thì người giáo viên cần phải tìm 
tòi những sáng kiến mới, những thủ thuật sư phạm. Và từ đó dùng ngôn ngữ của 
mình để truyền đạt tới trẻ một cách sinh động và lôi cuốn. Đặc biệt người giáo viên 12
 Trẻ biết kết hợp các hình học cơ bản, các hình khối để biết những cái phức tạp 
thành cái đơn giản, làm cho sản phẩm thêm sinh động.
 Đối với trẻ mầm non với các ngày lễ, hội góp phần không nhỏ trong việc giáo 
dục và làm giàu cho những tâm hồn trẻ thơ. Tôi đã lồng ghép vào các tiết dạy nó giúp 
trẻ có ấn tượng sâu sắc về những ngày đó.
 Vào đầu năm học tôi đã xây dựng các bài học theo tháng dựa trên chủ đề, sự 
kiện, tôi lựa chọn đề tài sáng tạo phù hợp với trẻ lấy trẻ làm trung tâm.
 Ví dụ 3: Để chuẩn bị cho ngày lễ giáng sinh tôi tôi đã lựa chọn đề tài: “Làm đồ 
dùng trang trí ngày lễ Giáng Sinh”. Để thực hiện được đề tài tôi kêu gọi phụ huynh 
mang cho hộp bìa có kích thước khác nhau, những chiếc tất cũ, gối ôm không dùng 
đến, cúc áo, cốc giấy.... Khi có đủ các nguyện vật liệu theo yêu cầu thì tôi tiến hành 
cho trẻ làm sẽ hướng dẫn trẻ gói những hộp quà, làm người tuyết bằng những chiếc 
tất cũ, làm tuần lộc bằng những chiếc cốc giấy đã qua sử dụng. 
 Minh chứng 14: Hình ảnh trẻ làm trang trí sự kiện giáng sinh
 Trong đôi mắt trong trẻo của trẻ thơ, ngày Tết luôn là những kỷ niệm đẹp đẽ. 
Được bố mẹ mua sắm quần áo mới, được đi chơi và được nhận lì xì Để ngày tết 
của trẻ thơ thêm phần ý nghĩa, năm nay, Trường mầm non nơi tôi công đã tổ chức 
Chương trình “ Tết yêu thương” và đưa nhiều hoạt động trải nghiệm thú vị gắn với 
chủ đề Tết nguyên đán vào chương trình học. Qua đó không chỉ rèn luyện cho các 
con kỹ năng phù hợp với từng lứa tuổi mà còn giúp các con hiểu hơn về ý nghĩa, tập 
tục ngày Tết để yêu quý và trân trọng những giá trị mà Tết mang lại.
 Khi những nét văn hóa truyền thống trong ngày Tết cổ truyền, đang dần mai 
một bởi yếu tố ngoại lai, thì việc đưa các hoạt động trải nghiệm về Tết vào chương 
trình học cho các em là điều hết sức cần thiết. Qua đó giúp các em thêm hiểu, thêm 
yêu những giá trị truyền thống trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc và càng thêm yêu 
thương, gắn bó với gia đình, cộng đồng.
 Hòa chung với không khí của nhà trường tổ chức. Cô và trò lớp A2 cũng đã 
cùng nhau trang trí góc sự kiện của lớp mình với đề tài “ Chào Xuân”. Các cô và trò 
đều vui vẻ, hớn hở, hân hoan cùng nhau làm ra các sản phẩm đặc trưng của ngày Tết 
để trưng bày, trang trí cho không khí ngày Tết thêm ý nghĩa.
 Ví dụ 4: Chuẩn bị cho trẻ những cành cây, lá cây khô để trẻ có thể thi đua trang 
trí thành cành Đào, cành Mai ngày Tết. Ngoài ra còn chuẩn bị bìa cát tông, ống nước, 

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_day_va_hoc_cho_tre.docx