SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy trẻ 5-6 tuổi làm quen với biểu tượng Toán về số lượng, con số và phép đếm

*Đối với trẻ:
Giúp trẻ yêu thích hoạt động “Làm quen với toán” biểu tượng về số lượng. Trẻ tiếp thu bài tốt có thể: đếm đến 10 và đếm theo khả năng, thêm bớt trong phạm vi 10, biết chia 10 đối tựơng thành hai phần bằng nhiều cách, biết so sánh số lượng của hai nhóm đồ vật, biết xếp tương ứng 1:1, biết tạo nhóm các đối tượng theo đặc điểm hay dấu hiệu, ghi nhớ được các con số từ 1 đến 10. Và đặc biệt hơn trẻ học tốt môn toán sẽ giúp trẻ có tính độc lập tự tin trước mọi người.
*Đối với bản thân tôi:
Sau khi áp dụng đề tài tôi nắm vững phương pháp giảng dạy, biết lồng ghép tích hợp hoạt động “LQVT” về số lượng vào các hoạt động khác một cách l hoạt, sáng tạo. Ngoài ra tôi làm đồ dùng phục vụ cho hoạt động “LQVT” về số lượng, từ đó tôi sẽ tự tin hơn khi cho trẻ “LQVT” được kết quả mình mong đợi.
* Đối với phụ huynh:
Giúp cho các bậc phụ huynh hiểu tầm quan trọng của hoạt động làm quen với toán. Từ đó cùng cô giáo có phương pháp dạy trẻ và ủng hộ kinh phí nguyên vật liệu để làm đồ dùng đồ chơi khi “LQVT” về số lượng. Đặc biệt sẽ cùng cô giáo cho trẻ “LQVT” về số lượng tại gia đình góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
docx 19 trang skmamnonhay 13/05/2024 2991
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy trẻ 5-6 tuổi làm quen với biểu tượng Toán về số lượng, con số và phép đếm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy trẻ 5-6 tuổi làm quen với biểu tượng Toán về số lượng, con số và phép đếm

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy trẻ 5-6 tuổi làm quen với biểu tượng Toán về số lượng, con số và phép đếm
 Để có thể trang bị cho trẻ một hành trang tốt nhất bước vào trường tiểu 
học thì điều quan trọng trẻ phải được phát triển toàn diện về mặt tư duy, trí tuệ. 
Điều này đã làm tôi chăn trở và muốn tìm ra: “ Một số biện pháp nâng cao chất 
lượng dạy trẻ 5 - 6 tuổi làm quen với biểu tượng toán về số lượng, con số và 
phép đếm”. tôi hy vọng đề tài này sẽ góp phần nhỏ bé vào việc nâng cao chất 
lượng trẻ 5 – 6 tuổi làm quen với toán trong trường mầm non. Bởi vì kết quả 
trên trẻ là niềm tin giữa phụ huynh với cô giáo, nhà trường.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
*Đối với trẻ:
 Giúp trẻ yêu thích hoạt động “Làm quen với toán” biểu tượng về số 
lượng. Trẻ tiếp thu bài tốt có thể: đếm đến 10 và đếm theo khả năng, thêm bớt 
trong phạm vi 10, biết chia 10 đối tựơng thành hai phần bằng nhiều cách, biết so 
sánh số lượng của hai nhóm đồ vật, biết xếp tương ứng 1:1, biết tạo nhóm các 
đối tượng theo đặc điểm hay dấu hiệu, ghi nhớ được các con số từ 1 đến 10. Và 
đặc biệt hơn trẻ học tốt môn toán sẽ giúp trẻ có tính độc lập tự tin trước mọi 
người.
*Đối với bản thân tôi:
 Sau khi áp dụng đề tài tôi nắm vững phương pháp giảng dạy, biết lồng 
ghép tích hợp hoạt động “LQVT” về số lượng vào các hoạt động khác một cách 
l hoạt, sáng tạo. Ngoài ra tôi làm đồ dùng phục vụ cho hoạt động “LQVT” về số 
lượng, từ đó tôi sẽ tự tin hơn khi cho trẻ “LQVT” được kết quả mình mong đợi.
 * Đối với phụ huynh:
 Giúp cho các bậc phụ huynh hiểu tầm quan trọng của hoạt động làm quen 
với toán. Từ đó cùng cô giáo có phương pháp dạy trẻ và ủng hộ kinh phí 
nguyên vật liệu để làm đồ dùng đồ chơi khi “LQVT” về số lượng. Đặc biệt sẽ 
cùng cô giáo cho trẻ “LQVT” về số lượng tại gia đình góp phần nâng cao chất 
lượng giáo dục.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 
Lớp 5 - 6 tuổi A2 số trẻ 30 trẻ.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 • Phương pháp thực hành trải nghiệm:
Tôi cho trẻ thực hành trải nghiệm những kỹ năng và kiến thức mà trẻ đã thu 
nhận được.
 • Phương pháp giáo dục bằng tình cảm và khích lệ.
Tôi thường xuyên dùng lời nói nhẹ nhàng, tình cảm để thu hút trẻ vào hoạt động 
“LQVT” về số lượng và luôn luôn động viên, khích lệ trẻ.
 2 * Về cơ sở vật chất: Do nhà trường kinh phí còn hạn hẹp nên việc đầu tư thêm 
trang thiết bị, đồ dùng để phục vụ cho hoạt động toán còn hạn chế, đồ dùng chưa 
phong phú và đa dạng.
*Về phụ huynh: Nhận thức của phụ huynh còn hạn chế nên chưa kết hợp chặt 
chẽ được với giáo viên để chăm sóc, rèn trẻ tốt hơn.
1.3. Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài.
 Ngay vào đầu năm học tôi đã khảo sát chất lượng học sinh qua hoạt động 
“Làm quen với toán” được kết quả sau: 
-Bảng 1 : Đối với trẻ:
 - Tổng số trẻ được khảo sát = 30/30 cháu = 100%.
 Xếp loại
 STT Nội dung khảo sát
 Đạt Chưa đạt
 1 Nhận thức của trẻ 17=57% 13=43%
 2 Kỹ năng xếp tương ứng 1-1 18=60% 12=40%
 3 Kỹ năng đếm 18=60% 12=40%
 4 Kỹ năng nhận biết về chữ số 17=57% 13=43%
 5 Kĩ năng so sánh,phân tích 12=40% 18=60%
 6 Kĩ năng thêm bớt, tạo nhóm 14=47% 16=53%
 7 Kỹ năng tách, gộp 15=50% 15=50%
 8 Xếp loại chung 16=53% 14=47%
- Bảng 2 : Đối với giáo viên: khảo sát 5 tiết nhưng kết quả chưa cao:
 Kết quả
 STT Nội dung khảo sát
 Tốt Khá TB CĐ
 1 Kỹ năng tổ chức lớp dưới dạng 
 các trò chơi nhằm ôn luyện kiến 0 1=20% 4=80% 0
 thức 
 2 Xây dựng kế hoạch theo chủ đề 2=40%
 chủ điểm 0 3=60% 0
 3 Xây dựng và tạo môi trường theo 
 0 2=40% 3=60% 0
 hướng mở 
 4 Lưu giữ sản phẩm của trẻ để cho 4=80%
 0 1=20% 0
 trẻ ôn luyện kiến thức 
 5 Kỹ năng sử dụng đồ dùng (công 
 0 3=60% 2=40% 0
 nghệ thông tin )
 4 3. Các giải pháp:
3.1: Xây dựng kế hoạch thực hiện theo chủ đề sự kiện:
 Xây dựng kế hoạch hoạt động làm quen với biểu tượng toán phải theo 
chủ đề sự kiện để việc tổ chức các hoạt động sau này có thể tích hợp được vào 
chủ đề một cách dễ dàng giúp tiết học làm quen với toán không còn khô khan 
nữa ,trẻ hứng thú hơn và hiệu quả học tập cao hơn ví dụ:đối với tiết toán tôi phải 
xem loại tiết nào sắp xếp vào chủ đề sự kiện nào thì phù hợp: Chủ đề trường 
mầm non,vừa mới đầu năm học trẻ cần được ôn lại kiến thức đã học ở lớp 4 tuổi, 
do vậy, ở chủ đề này tôi xây các tiết ôn số lượng trong phạm vi 5. Khi đến chủ 
đề bản thân, tôi không lựa chọn học tiết số 6 luôn mà tôi nhận thấy để có thể tích 
hợp chủ đề 1 các xuyên suốt, tôi đã lên kế hoạch cho trẻ xác định phải trái, trên 
dưới, trước sau của bản thân và của đối tượng khác. Đến chủ đề gia đình: số 6 
(tiết 1, 2, 3) chủ đề nghề nghiệp: số 7, tết mùa xuân học các tiết đo độ dài, thực 
vật: số 8, động vật: số 9, giao thông: số 10, nước và hiện tượng tự nhiên: Đo thể 
tích. Xây dựng kế hoạch một cách khoa học không những tiết kiệm được thời 
gian cho giáo viên trong việc làm đồ dùng mà còn giúp cho tiết dạy của giáo 
viên đạt kết quả cao, trẻ hứng thú hoạt động .
 - Mỗi một chủ đề sự kiện mới mới,tương ứng với các lĩnh vực phát triển 
đều phải đặt ra các mục tiêu và để đạt được các mục tiêu đó cần thực hiện 
những nội dung gì. Có như vậy thì công tác giáo dục trẻ mới mang lại hiệu quả 
cao.
 - Để xây dựng một kế hoạch có chủ đích của hoạt động làm quen với toán 
cho trẻ tôi phải căn cứ vào mục tiệu độ tuổi, căn cứ vào thời gian, thời điểm thực 
hiện bài học ở giai đoạn nào của chương trình năm học. Ngoài ra tôi còn căn cứ 
vào mức độ phát triển, khả năng thực tế của trẻ để xây dựng một kế hoạch nội 
dung bài học sao cho bài học có thể tích hợp được với chủ đề sự kiện mà trẻ 
đang thực hiện: ví dụ: ở chủ đề gia đình tôi xây dựng kế hoạch chủ đích cho trẻ 
làm quen với toán: số 6, tôi lấy xốp màu cắt mỗi trẻ 6 cái bát, 6 cái thìa (đồ dùng 
trong gia đình )để phục vụ cho tiết toán của trẻ và trong quá trình dạy tôi tổ chức 
cho trẻ trò chơi ôn luyện: Tìm về đúng nhà. Như vậy tiết toán tôi thực hiện để 
dạy trẻ vừa đúng phương pháp lại tích hợp được chủ đề một cách rất nhẹ nhàng.
3.2: Sưu tầm các bài thơ, bài hát, câu đố, trò chơi lồng ghép vào các hoạt 
động học mà chơi, chơi mà học :
 Đối với trẻ mẫu giáo, hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo, các tiết 
học được tổ chức dưới dạng các trò chơi sẽ làm cho trẻ hứng thú và tập trung 
chú ý. Tiết học làm quen với toán là một tiết học khô khan, cứng nhắc, trẻ không 
 6 điểm đang học,ủng hộ bìa cứng, hột hạt, vỏ hộp để làm đồ dùng cho các con 
học bài .
* Cụ thể: Chủ đề giao thông tôi đã tận dụng các nguyên phế liệu: xốp rải nền đã 
bị hỏng, băng dính xốp, keo nếnđể làm nên 1 số phương tiện giao thông giúp 
các con học toán tích hợp đúng chủ đề .Tôi sử dụng những đồ dùng tự tạo để 
dạy trẻ đếm đến 10, thêm bớt tạo nhóm đủ số lượng 10, chia nhóm có 10 đối 
tượng thành 2 phần theo các cách khác nhau
 Hình ảnh :Giáo viên làm đồ dùng tự tạo phục vụ cho việc dạy trẻ làm quen với 
 toán:số 10 chủ đề giao thông
3.4. Rèn kỹ năng cho trẻ ở hoạt động chính để nâng cao chất lượng hoạt động 
làm quen với toán :
 Hoạt động có chủ đích của hoạt động làm quen với toán là một hoạt động 
khô khan từ trước đến nay, trẻ ít hứng thú khi hoạt động. Làm thế nào để tạo 
được sự hứng thú cho trẻ thì điều đầu tiên tôi phải tìm ra nguyên nhân vì sao trẻ 
không hứng thú khi tham gia hoạt động. Việc đổi mới hình thức tổ chức giáo 
dục theo các chủ đề và tổ chức các hoạt động theo hướng lồng ghép tích hợp, nó 
giúp cho quá trình lĩnh hội kiến thức của trẻ diễn ra dễ dàng hơn, nhanh hơn và 
sâu sắc hơn, phát huy được ở trẻ tính tích cực, tính độc lập, sáng tạo trong hoạt 
động thực tiễn của mình.Vì vậy tôi luôn dạy trẻ làm quen với toán gắn với các 
chủ đề và lồng ghép tích hợp các nội dung để giáo dục trẻ, chọn các trò chơi phù 
hợp với nội dung của bài để hướng dẫn trẻ chơi. các trò chơi luyện tập đều có sự 
kích thích tư duy và nhằm gây hứng thú cho trẻ, giúp trẻ cảm nhận được thế giới 
xung quanh mình thật kỳ diệu, cháu thể hiện sự hiểu biết của mình dưới hình 
thức trò chơi qua đó giúp cháu củng cố kiến thức một cách nhẹ nhàng, từ đó 
cháu say mê hứng thú với hoạt động hơn.
 8 lượng cô đã ghi, còn phần ở dưới các con, dán tất số bát còn lại và đếm xem có 
bao nhiêu cái bát thì chọn thẻ số dán vào chỗ có dấu hỏi chấm . 
HĐ3: Kết thúc: Cô nhận xét và kết thúc hoạt động.
3.5:Tăng cường cho trẻ làm quen với toán ở hoạt động dạo thăm: 
 Hoạt động dạo thăm là một hoạt động không thể thiếu trong chế độ sinh 
hoạt hàng ngày của trẻ. Bởi thông qua đó, trẻ được tiếp xúc, gần gũi với thiên 
nhiên, hít thở bầu không khí trong lành, đồng thời được khám phá, thoả mãn trí 
tò mò của trẻ. Giai đoạn bé đi nhà trẻ là giai đoạn phát triển quan trọng trong 
cuộc đời của bé. Ở giai đoạn này, trẻ hình thành, phát triển giao tiếp xã hội, phát 
triển về mặt tư duy, trí tuệ, thể chất và nhiều kĩ năng khác. Nếu không được 
tham gia các hoạt động dạo thăm , sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý, tình 
cảm, kỹ năng giao tiếp của trẻ, có thể khiến trẻ mất tự tin, thiếu sự linh hoạt, khó 
hòa đồngVì vậy, trong các hoạt động dạy và học hàng ngày của trường Mầm 
non Phong Vân không thể thiếu các hoạt động dạo thăm.Thông qua hoạt động sẽ 
rèn luyện một số kiến thức, kỹ năng cho trẻ một cách khoa học, theo đúng mục 
tiêu của chương trình, các hoạt động giúp trẻ nhận biết và làm quen với môi 
trường và cuộc sống xung quanh Có thể nói,khi trẻ tham gia các hoạt động 
dạo thăm khi trẻ đùa nghịch, cười nói, chạy nhảy thực chất là trẻ khám phá, 
học hỏi và có điều kiện phát triển tốt nhất những cảm xúc tích cực của mình.
 Bên cạnh đó, các hoạt động này không những giúp trẻ phát triển về mặt 
thể chất, vận động, mà thông qua không gian mở còn giúp trẻ ôn luyện những 
kiến thức đã học: ví dụ: Trong giờ hoạt động dạo thăm cô cho trẻ vẽ các phương 
tiện giao thông sau đó đếm xem con vẽ được bao nhiêu phương tiện thì sẽ đùng 
 10 - Sau khi thực hiện các biện pháp,tôi nhận thấy trẻ lớp tôi hứng thú hoạt 
 động hơn. Do vậy mà các kỹ năng như: kỹ năng xếp tương ứng 1-1,kỹ năng đếm 
 ,kỹ năng so sánh,phân tích ,kỹ năng tách, gộp, kĩ năng thêm bớt, tạo nhóm, kỹ 
 năng nhận biết chữ số được trẻ lớp tôi thực hiện đạt hiệu quả tốt hơn.Cụ thể :
 Bảng 1: Khảo sát chất lượng trẻ:
 Đầu năm
ST Cuối năm ( 30 cháu)
 Nội dung khảo sát ( 30 cháu)
T
 Đ CĐ Đ CĐ Tăng Giảm
1 Nhận thức của trẻ 17=57 13=43 27=90 10=33 10=33
 3=10%
 % % % % %
2 Kỹ năng xếp tương ứng 18=60 12=40 28=93 10=33 10=33
 2=7%
 1-1 % % % % %
3 Kỹ năng đếm 18=60 12=40 29=97 11=37 11=37
 1=3%
 % % % % %
4 Kĩ năng nhận biết về chữ 17=57 13=43 27=90 10=33 10=33
 3=10%
 số % % % % %
5 Kĩ năng so sánh,phân tích 12=40 18=60 26=87 14=47 14=47
 4=13%
 % % % % %
6 Kĩ năng thêm, bớt tạo 14=47 16=53 26=87 14=47 14=47
 4=13%
 nhóm % % % % %
7 Kỹ năng tách ,gộp 15=50 15=50 26=87 14=47 14=47
 4=13%
 % % % % %
8 Xếp loại chung 16=53 14=47 27=90 12=40 12=40
 3=10%
 % % % % %
 Bảng 2: Về giáo viên: 
 Qua khảo sát 5 tiết:
 - Bằng việc thực hiện các biện pháp trên, tôi đã tạo được hứng thú cho trẻ 
 làm cho hoạt động làm quen với toán giờ đây không còn khô khan, cứng nhắc 
 như trước nữa.Tôi đã vận dụng được các phương pháp đổi mới linh hoạt sáng 
 tạo trong tiết dạy của mình,cung cấp kiến thức đầy đủ cho trẻ ,biết cách tổ chức 
 các hoạt động hợp lý, kỹ năng sử dụng đồ dùng khoa học và hiệu quả. Nhờ đó 
 mà các tiết dạy của tôi được ban giám hiệu đánh giá cao.
 12

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_day_tre_5_6_tuoi_l.docx