SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm quen với Toán về số lượng

Trẻ em cần được chăm sóc giáo dục và phát triển về thể chất, tình cảm, thẩm mỹ, tình cảm hình thành cho trẻ những yếu tố ban đầu cần thiết để trẻ chuẩn bị vào lớp 1. Mỗi chúng ta đều biết rằng mục tiêu chung của giáo dục mầm non là phát triển tất cả khả năng của trẻ phải hình thành cho trẻ cơ sở ban đầu về nhân cách con người, làm tiền đề cho sự phát triển tốt hơn trong những giai đoạn tiếp theo, vì thế giáo dục mầm non hiện nay đã và đang tiếp tục tìm ra những phương pháp mới để giảng dạy trong đó có nhu cầu thông qua giờ hoạt đông làm quen với toán về số lượng giúp trẻ rèn luyện trí nhớ, tính quan sát, kỹ năng phân biệt, so sánh, nhằm giúp trẻ khắc sâu kiến thức, trẻ hiểu thêm về nội dung bài học, phát triển trí tuệ ở trẻ một cách toàn diện.
Như chúng ta đã biết để đạt được biểu tượng toán sơ đẳng cho trẻ thì chúng ta phải biết xây dựng cho trẻ một hệ thống các khái niệm về kiến thức toán học cơ bản, ban đầu từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ trực quan đến trừu tượng… Đồng thời phải chỉ ra mối quan hệ tương ứng kiến thức nhằm giúp trẻ hiểu và có khả năng vận dụng kiến thức của trẻ phải được diễn ra thông qua các hoạt động chơi hoặc các hoạt động mang tính chất vui chơi, để góp phần toàn diện đối với trẻ thơ. Là người giáo viên mầm non, ngoài việc quan tâm và nhiệt tình chăm sóc giáo dục trẻ, tôi còn dành thời gian nghiên cứu học hỏi để có những sáng tạo riêng cho bộ môn toán. Tôi thấy việc đổi mới “giáo dục làm quen với toán” cũng đã có định hướng đổi mới hình thức thực hiện trên cơ sở khoa học, đảm bảo tính đặc thù của hoạt động toán sơ đẳng. Với yêu cầu nâng cao kỹ thuật thực hành giúp trẻ cảm nhận toán một cách thoải mái, đồng thời tạo cho trẻ có kỹ năng kiến thức phong phú về toán. Qua quá trình dạy trẻ hoạt động với toán theo hình thức cải cách, tôi nhận thấy trẻ thích được hoạt động toán chưa cao, các kỹ năng còn gò ép nên trẻ hoạt động với toán chưa hứng thú, chưa thể hiện hết khả năng về toán của mình, đặc biệt là việc hình thành biểu tượng về số lượng, con số và phép đếm. Vì vậy nên tôi đã đi sâu và tìm hiểu kĩ hơn đặc biệt là LQVT về số lượng.
docx 14 trang skmamnonhay 08/01/2025 1260
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm quen với Toán về số lượng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm quen với Toán về số lượng

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm quen với Toán về số lượng
 5
 Thông qua đề tài : “Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu 
giáo 5 – 6 tuổi làm quen với toán về số lượng” giúp trẻ giải quyết vấn đề 
trong cuộc sống diễn ra xung quanh trẻ
 Hình thành những kĩ năng cơ bản đầu tiên góp phần tạo nền tảng vững 
chắc về toán học cho trẻ bước vào lớp 1
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
 Đối tượng nghiên cứu là 37 trẻ 5-6 tuổi lớp A1 Trường mầm non Võng 
Xuyên A – huyện Phúc Thọ
IV. ĐỐI TƯỢNG ĐỂ KHẢO SÁT THỰC NGHIỆM
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Phương pháp nghiên cứu toán học
 Phương pháp quan sát
 Phương pháp điều tra khảo sát thực trạng, thu thập thông tin
 Phương pháp trực quan
 Phương pháp đàm thoại
VI. PHẠM VI VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 
* Về thời gian thực hiện đề tài: Từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 4 năm 2023
* Tại lớp 5 - 6 Tuổi A1 trường mầm non.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 
 Trẻ em cần được chăm sóc giáo dục và phát triển về thể chất, tình cảm, 
thẩm mỹ, tình cảm hình thành cho trẻ những yếu tố ban đầu cần thiết để trẻ chuẩn 
bị vào lớp 1. Mỗi chúng ta đều biết rằng mục tiêu chung của giáo dục mầm non 
là phát triển tất cả khả năng của trẻ phải hình thành cho trẻ cơ sở ban đầu về nhân 
cách con người, làm tiền đề cho sự phát triển tốt hơn trong những giai đoạn tiếp 
theo, vì thế giáo dục mầm non hiện nay đã và đang tiếp tục tìm ra những phương 
pháp mới để giảng dạy trong đó có nhu cầu thông qua giờ hoạt đông làm quen 
với toán về số lượng giúp trẻ rèn luyện trí nhớ, tính quan sát, kỹ năng phân biệt, 
so sánh, nhằm giúp trẻ khắc sâu kiến thức, trẻ hiểu thêm về nội dung bài học, 
phát triển trí tuệ ở trẻ một cách toàn diện.
 Như chúng ta đã biết để đạt được biểu tượng toán sơ đẳng cho trẻ thì chúng 
ta phải biết xây dựng cho trẻ một hệ thống các khái niệm về kiến thức toán học 
cơ bản, ban đầu từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ trực quan đến trừu 
tượng Đồng thời phải chỉ ra mối quan hệ tương ứng kiến thức nhằm giúp trẻ 
hiểu và có khả năng vận dụng kiến thức của trẻ phải được diễn ra thông qua các 
hoạt động chơi hoặc các hoạt động mang tính chất vui chơi, để góp phần toàn 
diện đối với trẻ thơ. Là người giáo viên mầm non, ngoài việc quan tâm và nhiệt 
tình chăm sóc giáo dục trẻ, tôi còn dành thời gian nghiên cứu học hỏi để có 
những sáng tạo riêng cho bộ môn toán. Tôi thấy việc đổi mới “giáo dục làm quen 5
 - Khả năng tư duy, tập trung chú ý quan sát của trẻ chưa cao, nhận thức 
của trẻ chóng nhớ lại mau quên.
 - Đồ dùng dạy toán còn chưa phong phú chưa hấp dẫn được trẻ.
 - Hình thức cung cấp kiến thức, biểu tượng toán cho trẻ chưa linh hoạt, 
sáng tạo và phong phú nên hiệu quả chưa cao.
3. Số liệu điều tra trước khi thực hiện
 Ngay từ khi nghiên cứu đề tài tôi đã kết hợp với giáo viên ở lớp mình đ
ã khảo sát thực tế. Tổng số trẻ được khảo sát là 37 trẻ
 Tổng Kết quả 
 số trẻ 
 TT Nội dung khảo sát Đạt Chưa đạt
 khảo 
 TS Số trẻ% Tỷ lệTS Số trẻ Tỷ lệ
 sát
 % %
 Trẻ có kỹ năng đếm,
 1 37 20 54 17 46
 thêm bớt, tách gộp
 Trẻ có kỹ năng diễn đạt, 
 2 tự tin, trả lời rõ ràng 37 19 51 18 49
 mạch lạc
 Trẻ nhận biết đúng và
 3 37 17 46 20 54
 viết đúng các số đã học
 Trẻ biết vận dụng LQVT 
 về số lượng ở mọi lúc
 4 37 25 68 12 32
 mọi nơi và tự kiểm tra
 lẫn nhau
 Với kết quả khảo sát ban đầu như trên, tôi thấy kết quả của các nội dung 
khảo sát chưa cao.
 Để thực hiện tốt “Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu 
giáo 5 – 6 tuổi làm quen với toán về số lượng” tôi đã đề ra các biện pháp sau
III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CỦA ĐỀ TÀI
1. Tạo môi trường, chuẩn bị các bài tập cho trẻ làm quen với toán về số 
lượng 
 Để thực hiện tốt chương trình làm quen với toán theo hình thức đổi mới, 
giúp trẻ hứng thú và tự tin tham gia vào các hoạt động với toán, phát huy tốt khả 5
để có thời gian giúp trẻ làm quen với các hình thức hoạt động để khi vào giờ hoạt 
động thì trẻ không còn lúng túng, trẻ tự tin vào hoạt động một cách thoải mái. 
Nắm bắt nội dung của từng hoạt động để có kế hoạch chọn nội dung kết hợp cho 
phù hợp. 
 Đối với hoạt động chung cần phải có sự chuẩn bị cho trẻ làm quen trước 
ở mọi nơi về các hoạt động: Đếm, nhận biết về nhóm đối tượng, nhận biết mối 
quan hệ hơn kém, so sánh thêm bớt các nhóm đồ vật, biết cách chia nhóm đối 
tượng thành hai phần. Các hoạt động không bắt buộc nhưng phải phong phú, 
sinh động, tôi có thể cho trẻ so sánh, thêm bớt hoặc chia nhóm đồ vật thành hai 
phần khác nhau. Làm thế nào khi vào giờ hoạt động chung trẻ đã có sẵn kiến 
thức các bài để hoạt động một cách tự tin và thoải mái. Các hoạt động của trẻ 
không nhất thiết phải áp đặt gò bó để giúp trẻ hứng thú tự tin. Để nâng cao hiệu 
quả giáo dục, trong tiết dạy cần lồng ghép, tích hợp một cách lô gích một vài 
môn học khác và tích hợp cần bám vào các chủ điểm.
 Tôi luôn khuyến khích động viên trẻ mỗi khi hoạt động khả năng về toán 
của trẻ được nâng cao thì giáo viên cũng cần có khả năng kiến thức và kinh 
nghiệm để dạy trẻ các kỹ năng làm quen với toán. Trong giờ hoạt động chung 
cũng như khi dạy trẻ ở mọi lúc mọi nơi. Ngoài việc giáo dục đồng bộ cho trẻ, tôi 
luôn quan tâm đến kiến thức cá nhân để có kế hoạch bồi dưỡng. Ví dụ: Tôi phát 
hiện những trẻ có kỹ năng thêm bớt, so sánh chia nhóm tốt. Sau đó tôi sẽ có kế 
hoạch bồi dưỡng thêm, giúp trẻ phát huy khả năng, kiến thức của trẻ. Đối với 
những trẻ kỹ năng còn yếu, tôi cũng nắm bắt, gần gũi động viên trẻ theo bạn, dần 
dần giúp trẻ hoà nhập với chất lượng chung. Để đạt được hiểu quả trong giờ hoạt 
động chung, giáo viên cần phải có kế hoạch, biện pháp, kinh nghiệm tổ chức 
những hoạt động nhằm nâng cao khả năng kiến thức về toán cho trẻ như: Tổ 
chức cho trẻ đếm nhận biết các nhóm đồ vật, nhận biết mối quan hệ hơn kém, 
chia nhóm đối tượng ở mọi lúc mọi nơi
 Trước đây giờ học toán theo chương trình cũ luôn gò bó, khô khan 
không gây hứng thú cho trẻ và kết quả bài dạy chưa cao, kiến thức truyền thụ 
cho trẻ còn mang tính chất áp đặt, các hoạt động còn đơn điệu, nhàm chán
 Nắm bắt chương trình giáo dục đổi mới hình thức, khi tổ chức một giờ 
toán tôi thường xuyên lồng ghép, tích hợp các trò chơi, mô hình, các hình thức 
thi đua, lựa chọn theo chủ đề sự kiện, tổ chức các hội thi, cho phù hợp với 
nội dung, yêu cầu của bài dạy một cách linh hoạt, sáng tạo kích thích trẻ hứng 
thú tham gia hoạt động giúp trẻ phát triển tư duy, chú ý ghi nhớ có chủ định
Ví dụ: Trong tháng 10, tôi dạy trẻ bài “tách gộp trong phạm vi 7”. Tôi lựa 
chọn hình thức tổ chức chương trình “Lễ hội giáng sinh” để taọ hứng thú cho 
trẻ 5
trẻ. Khi lồng ghép tích hợp vào các môn học, kể cả trong vui chơi và lao động 
của trẻ nhưng tôi luôn chú ý lồng ghép một cách nhẹ nhàng không gây áp lực 
cho trẻ.
 Ở Hoạt động tạo hình: Phần nhận xét sản phẩm của trẻ tôi thường xuyên 
cho trẻ đếm những sản phẩm đẹp. Từ đó trẻ củng cố được phép đếm.
 Hình ảnh giờ tạo hình
 Ví dụ: Trong giờ hoạt động ngoài trời, tôi thường tổ chức cho trẻ chơi các 
trò chơi có tác dụng củng cố kiến thức trẻ đã được học: chơi trò chơi “Chuyển 
trứng cho gà”. Tôi tổ chức cho 2 đội chơi xếp thành hai hàng dọc, lần lượt từng 
trẻ cầm thìa đặt quả trứng lên trên thìa đi theo đường hẹp, khi hết thời gian cho 
trẻ đếm số lượng của hai đội. 
 Ngoài ra tôi cho quan sát cây có rất nhiều quả để dạy trẻ đếm được theo 
khả năng trẻ. Tôi cho trẻ đếm số quả trên cây mà trẻ nhìn thấy. Giúp trẻ ghi 
nhớ, chú ý, quan sát 
 Trong giờ ăn: Trước giờ ăn cơm tôi thường cho trẻ ngồi vào bàn: Cô hỏi 
bàn con có bao nhiêu cái ghế ? Vậy muốn số bạn bằng số ghế thì phải làm gì ? 
(Thêm vào 1 bạn nữa ...) Hay trước khi ăn cơm trẻ có thể kiểm tra được bàn bạn 
nào có bao nhiêu cái bát, bao nhiêu cái thìa? Số lượng bát và số lượng thìa đủ 
với số lượng bạn ngồi trong bàn mình chưa ? 
 Ngoài ra ở hoạt động chiều tôi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi liên quan 
đến chia nhóm. Ví dụ: Cho trẻ chơi những trò chơi cần phân chia theo đội, 
theo nhóm, trẻ tự chia và đếm số bạn trong từng đội hay từng nhóm (Tôi quan 
sát và giúp đỡ trẻ khi trẻ chưa biết chia). Kết quả: sau 2 – 3 lần tổ chức trò 
chơi trẻ lớp tôi đã chia nhóm rất tốt
 Hình ảnh hoạt động chiều.
H
 Với cách hình thức ôn luyện lồng ghép các hoạt động cho trẻ “LQVT”
về số lượng như trên tôi thấy trẻ rất tự tin vào các hoạt động trong ngày. Đặc
biệt trẻ khắc sâu, ghi nhớ những nội dung “LQVT” về số lượng.
4. Ứng dụng CNTT, làm dồ dùng đồ chơi cho trẻ trong các hoạt động LQVT
 Xã hội ngày càng văn minh hiện đại, trình độ khoa học phát triển cao cùng 
với sự bùng nổ thông tin việc áp dụng công nghệ thông tin là một trong những 
phương tiện, điều kiện có tính khoa học, hiện đại, đặc biệt là đổi mới phương 
pháp và hình thức dạy học. Sự phối hợp giữa những hình ảnh , âm thanh sống 
động, hiệu ứng trình chiếu gây cho trẻ sự hứng thú, và có thể coi là một phương 
pháp ưu việt vừa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ , vừa thực hiện phương 
pháp dạy học “Lấy trẻ làm trung tâm” một cách dễ dàng. Việc áp dụng CNTT 
vào giảng dạy góp phần thay đổi không khí lớp học, tạo cho trẻ tâm thế thoải 5
biểu tượng toán thêm phong phú. Phụ huynh trong lớp tôi rất nhiệt tình ủng hộ, 
sưu tầm cho lớp nhiều vỏ các loại hộp bằng cát tông, vỏ lon bia, nước ngọt, chai 
các loại, hột hạt các loại, cúc áo cũ Các quyển lịch treo tường, giấy bìa, giấy 
màu... Các loại vải vụn, bông, len màu, xốp 
 Chính việc gặp gỡ trao đổi với phụ huynh cũng như để phụ huynh biết 
được khả năng lĩnh hội về toán của con mình sẽ giúp cho việc giáo dục đạt kết 
quả cao. Sự phối hợp của phụ huynh là động lực để các bậc phụ huynh sẵn sàng 
mua sắm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho bộ môn làm quen với toán giúp trẻ được 
trải nghiệm, tư duy và phát triển
 Hình ảnh giáo viên với phụ huynh
* KẾT QUẢ THỰC HIỆN SO SÁNH ĐỐI CHỨNG
 Qua một năm thực hiện với những biện pháp nêu trên tôi thu được những 
kết quả sau. Kết quả khảo sát 37 trẻ cuối năm. 5
100% trẻ đã biết đếm số lượng và so sánh thêm bớt các nhóm đối tượng qua các 
hoạt động sinh hoạt trong ngày của trẻ. 
Đối với trẻ: 
- Trẻ hứng thú, say mê, vui vẻ khi “LQVT” về số lượng như tất cả các môn 
học khác, tôi thấy trẻ linh hoạt hơn, tự tin hơn ở mọi lúc, mọi nơi và đặc biệt 
hơn trẻ nắm được kiến thức, kỹ năng mà mục đích đưa ra cho trẻ.
- Giúp trẻ ghi nhớ được những con số, thực hiện được phép toán đơn
giản như thêm bớt trong phạm vi 10 và chia 10 đối tượng thành hai phần bằng
những cách khác nhau. 
- Hầu hết trẻ ở trong lớp hứng thú học, biết phát huy tính sáng tạo, tích cực hoạt 
động của mình, trẻ thích khám phá, tìm tòi cái mới lạ xung quanh mình. Kiến 
thức về toán ở trẻ nắm chắc hơn, sâu hơn. 
- 100% trẻ tham gia vào hoạt động, nắm vững kiến thức, trẻ có kỹ năng thành 
thạo, không có trẻ chậm chạm, hiếu động như trước. Trẻ biết và hiểu các khái 
niệm về toán, biết so sánh, biết tạo mối quan hệ hơn kém, thêm bớt trong phạm 
vi từ 6 - 10. Ngôn ngữ của trẻ phát triển một cách rõ rệt. Trẻ phát âm rõ ràng các 
khái niệm khó, trả lời mạch lạc hơn khi đàm thoại, trí tuệ của trẻ phát triển rõ 
rệt, trẻ ứng xử nhanh nhẹn hoạt bát hơn, một số trẻ yếu còn nhút nhát đến 
nay mạnh dạn hơn so với trước. 
4. Đối với phụ huynh: 
- Giúp cho phụ huynh hiểu về tầm quan trọng về môn học sẽ cùng giáo viên 
giảng dạy cho con em mình tại gia đình. Đặc biệt các phụ huynh hài lòng với 
kết quả của con em mình. Từ đó là độnglực thu hút trẻ đến trường nhiều hơn.
- Tạo được niềm tin cho phụ huynh, kết hợp chặt chẽ với phụ huynh hỗ trợ, đóng 
góp thêm đồ dùng, đồ chơi, phục vụ cho bộ môn làm quen với toán. Tầm nhận 
thức của phụ huynh cũng được nâng lên, phụ huynh đã hiểu rõ về nội dung và ý 
nghĩa của việc nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với toán nói riêng và các 
môn học khác nói chung. Đây không những hình thành các biểu tượng ban đầu 
về toán đối với trẻ 5 - 6 tuổi mà còn tạo cơ sở toán học cho trẻ bước vào lớp 1 
vững vàng hơn. Nhờ các giải pháp trên tôi đã tổ chức được những tiết học hứng 
thú, chất lượng được nâng lên rõ rệt
II. KIẾN NGHỊ
 Để “nâng cao biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 
tuổi làm quen với toán về số lượng” tôi xin khuyến nghị và đề xuất một số vấn 
đề như sau:
1. Đối với giáo viên
 Phối kết hợp cùng giáo viên của lớp, chủ động tìm hiểu, nguyên cứu các tài 
liệu để có những bài giảng sinh động, hay hấp dẫn

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_cho_tre_mau_giao_5.docx